Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp: 1Kết luận mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 78)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI GIÁ

5.1Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp: 1Kết luận mô hình nghiên cứu:

Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm năm nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý: Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế với 25 biến quan sát.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy thành bảy nhóm nhân tố. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định giá trị hợp lý chịu ảnh hưởng bởi bảy nhóm nhân tố với các nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến: F2: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng giá trị hợp lý; Chuẩn mực kế toán để thuyết minh và sử dụng giá trị hợp lý chưa ban hành; Sử dụng năm kỷ thuật định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá; Sử dụng phương pháp khác, F4: Không có sự đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng hóa chưa phát triển; Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động, F5: Mục đích sử dụng của các đối tượng kế toán; Mức độ thận trọng và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng thông tin kế toán.

Thông qua các kiểm định, thảo luận kết quả hồi quy có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng: F3: Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò, F1: Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ

người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng, F6: Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí, F7: Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.

Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định: Giá trị hợp lý chịu sự tác động của năm nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý được ghi nhận sử dụng trong các doanh nghiệp để ghi nhận các giá trị ban đầu, chưa sử dụng khi trình bày các khoản mục sau khi ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản và nợ phải trả, chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý trình bày theo sự thay đổi của thị trường. Giá trị hợp lý được sử dụng như giá gốc và dùng thay thế giá gốc trong một số trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 78)