1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp Marketing-Mix nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty máy tính Bảo An

33 957 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 số giải pháp Marketing-Mix nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty máy tính Bảo An

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương I: Những vấn đề lí luận về hoạt động Marketing - Mix 3

I Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp 3

II Nội dung của hoạt động Marketing - Mix 6

1 Chiến lược sản phẩm 7

2 Chiến lược giá cả: 7

3 Chiến lược phân phối 9

4 Chiến lược xúc tiến khuyếch trương: 9

Chương 2 : Thực trạng công ty Bảo An 13

I Khái quát về Bảo An Computer 13

II Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến Bảo An 14

1 Môi trường văn hóa-xã hội 14

2 Môi trường chính trị-luật pháp 16

3 Môi trường kinh tế 19

4 Yếu tố công nghệ 22

III Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị 23

IV Thực trạng các chính sách Marketing-mix của Bảo An 24

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 30

1 Tăng cường việc bán hàng buổi tối 30

2 Tăng cường giá trị sử dụng cho khách hàng 30

3.Tăng cường số lượng điểm bán hàng và bảo hành của Bảo An 30

4 Tăng cường thái độ phục vụ của Bảo An 31

PHẦN KẾT LUẬN 32

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạtđược những bước tiến dài, khẳng định vị thế sánh vai cùng các nước khác trênthế giới Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duykinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thựchiện mở cửa, hội nhập quốc tế Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảmnhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệphóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đốitrong xã hội Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Namcũng từng bước được hình thành nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế,tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọinguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Chính trong thời gian này nhiều doanhnghiệp đã nắm bắt thời cơ để phát triển kinh doanh trong đó có Bảo An Vớiviệc áp dụng các chương trình Marketing chuẩn xác, Bảo An đã tạo được thếđứng vững chắc cho mình và đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam.

Chính vì vậy, em xin chọn Bảo An Company làm công ty để nghiên cứu đềán môn học nhằm áp dụng những kiến thức đã học tại giảng đường và học hỏi

thêm những kinh nghiệm thực tế với đề tài: Một số giải pháp marketing-Mixnhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty máy tính Bảo An.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót emrất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô Em xin chân thành cảm ơn sự hướngdẫn tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quang đã giúp em hoàn thànhđề án môn học này!

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lí luận về hoạt động Marketing - MixI Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp.

Một thực tế tồn tại là ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọichủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu Các khách hàng lại có nhữngyêu cầu khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả Họ có những đòi hỏi caovà ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ Đứng trước sự lựa chọn vô cùngphong phú như vậy khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hoá nào đápứng nhu cầu và mong đợi cá nhân của họ Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thứcvề giá trị của mình.

Chìa khoá để đạt được những mục tiêu kinh doanh của công ty là phải xácđịnh đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêutừ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng nhữngphương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thật vậy, một công ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mìnhđể sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mỹvới chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ người tiêu dùng.Điều đó, trên thực tế, chẳng có gì là đảm bảo Bởi vì đằng sau phương châmhành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn - hai câu hỏi lớn mà nếu không giảiđáp được thì mọi cố gắng của công ty cũng chỉ là con số không.

Một là, liệu thị trường có cần hết - mua hết số sản phẩm công ty sản xuất rakhông.

Hai là, liệu cái giá mà công ty định bán, người tiêu dùng có đủ tiền muakhông? kết cục là mối liên hệ giữa công ty và thị trường chưa được giải quyếtthoả đáng.

Trang 5

Trái với các cách thức kinh doanh khác, như đã chỉ ra Marketing hướng cácnhà quản trị kinh doanh trả lời hai câu hỏi nêu trên, trước khi giúp họ lựa chọnphương châm hành động nào Nhờ vậy Marketing đã nối kết các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh của công ty theo hướng thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầuvà ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết địnhkinh doanh Vậy Marketing là gì?

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo lập thị trường là vấn đềquan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanhnghiệp Nhưng để tạo lập thị trường thì Marketing là những hoạt động có tínhchất nghiệp vụ và kỹ thuật không thể thiếu được.

Đối với đơn vị kinh tế nói chung, Marketing được hiểu là quá trình hoạtđộng nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, thông qua việc nghiên cứu và dựđoán nhu cầu thị trường, lựa chọn và tìm ra các nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp đểđiều khiển các dòng hàng hoá và dịch vụ thoả mãncác nhu cầu từ người sản xuấttới khách hàng và người tiêu thụ.

Đối với đơn vị sản xuất, Marketing được hiểu là sự thực hiện mọi hoạtđộng của xí nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, nhằm xúc tiến phân phối cácsản phẩm đó, bán ra trên thị trường sao cho đáp ứng được nhu cầu đương thờihoặc nhu cầu tiềm tàng của khách hàng và phù hợp với khả năng sản xuất củadoanh nghiệp.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thương nghiệp Marketing bao gồmhệ thống các hoạt động tiếp cận thị trường, thực hiện chức năng cầu nối giữa sảnxuất với tiêu dùng nhằm kích thích, duy trì và thỏa mãn nhất nhu cầu tiêu thụtrên thị trường đối với sản phẩm từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuấtphát triển.

Từ những đặc trưng của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại cóthể khái quát khái niệm Marketing như sau: “Marketing là chức năng quản lý

Trang 6

công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc pháthiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặthàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằmđảm bảo cho công ty thu hút được nhiều lợi nhuận dự kiến ”

Tóm lại, nội dung cơ bản của Marketing là:

+ Giúp doanh nghiệp xác đinh tư tưởng kinh doanh để có cách ứng xử phùhợp.

+ Giúp doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, Marketing phải:

• Đưa ra lý thuyết cần thiết để người ta nghiên cứu thị trường (đưa cáchtiếp cận thị trường, xử lý thông tin) để đưa ra những quyết định đúng trên cơ sởtìm rõ những bản chất của thông tin đưa ra, tìm thông tin chuẩn, tính thực chấtcủa thông tin, xác định vấn đề nào, lựa chọn thông tin nào cần nghiên cứu.

• Giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, xác định cơ hội kinh doanh và thời cơhấp dẫn trong kinh doanh, làm giảm rủi ro cho các hoạt động của doanh nghiệp.

• Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng.

• Nghiên cứu các hoạt động giúp cho doanh nghiệp vượt qua thời cơ

Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh nó hướng dẫn,chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh cócơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủhơn thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng Marketing xác định rõ phải sản xuấtcái gì, sản xuất bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào, cần sử dụng tốthoạt động Marketing thì có thể họ rất tốn tiền của vào việc sản xuất ra các sảnphẩm, dịch vụ mà trên thực tế người tiêu dùng không mong đợi Trong khi đónhiều loại sản phẩm và dịch vụ họ rất cần và muốn được thỏa mãn thì nhà sảnxuất lại không phát hiện ra Bên cạnh đó hoạt động Marketing làm cho sản phẩmthích ứng với nhu cầu thị trường, nó kích thích sự nghiên cứu và cải tiến làm cho

Trang 7

hoạt động của doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra Marketing có ảnhhưởng to lớn, ảnh hưởng quyết định đến doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đóđến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời nó là công cụ quản lý kinh tế vàcông cụ của kế hoạch hoá.

Qua đó ta thấy Marketing có một vai trò quan trọng trong việc góp phầnvào thắng lợi của nhiều doanh nghiệp cho nên Marketing được coi là “chiếc chìakhoá vàng”`, là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh.

II Nội dung của hoạt động Marketing - Mix

Thực chất công việc Marketing là biến các nhu cầu xã hội thành những cơhội sinh lời Muốn vậy các công ty phải có mục tiêu rõ ràng, có thể là mục tiêuvề thị phần, về lợi nhuận, về an toàn trong kinh doanh và tuỳ theo mục tiêu màcông ty theo đuổi, công ty đưa ra các quyết định về chiến lược, chiến thuậtMarketing phù hợp Marketing - Mix chính là một hệ thống trong Marketinghiện đại để công ty đạt được mục tiêu đề ra.

Theo Philip Kotler: “Marketing - Mix là tập hợp những yếu tố biến độngkiểm soát được của Marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây được phảnứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu”.

Các bộ phận cấu thành của Marketing hỗn hợp được biết đến như là 4P; đólà: chiến lược sản phẩm (Product); chiến lược giá cả (Price); chiến lược phânphối (Place) và chiến lược xúc tiến khuyếch trương (Promtiôn) Các bộ phận nàykhông phải thực hiện một cách rời rạc mà phải được kết hợp chặt chẽ Công tycũng không vì thế mà xây dựng các chiến lược này mang tính chất cào bằng.Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm, với mỗi loại thị trường,chiến lược của đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ chọn cho mình một chiếnluợcMaketing+? hiệu quả, là sự kết hợp của 4 yếu tố trong Marketing - Mix vớimức độ quan trọng khác nhau.

Trang 8

1 Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại vàcác đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, các đặc tính kỹ thuật, bao gói, kíchcỡ và dịch vụ sau bán hàng Như vậy, chính sách hàng hoá là một lĩnh vực hoạtđộng nhiều chiều và phức tạp đòi hỏi công ty phải thông qua những quyết định:

• Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá: Các vấn đề cơ bản doanhnghiệp phải giải quyết trong quyết định này là: có gắn nhãn hiệu cho hàng hoácủa mình hay không? Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hoá? Tương ứng với nhãnhiệu đã chọn chất lượng hàng hoá có những đặc trưng gì? Đặt tên cho nhãn hiệunhư thế nào? Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?

•Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá: Hiện tại, công ty luônphải đặt vấn đề là mở rộng của chủng loại hàng hoá bằng cách nào? Công typhải đưa ra quyết định lựa chọn một trong hai hướng, phát triển chủng loại hoặcbổ sung chủng loại hàng hoá

• Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm hàng hoá: Bao gói vàdịch vụ đối với sản phẩm hàng hoá là một trong các yếu tố cấu thành sản phẩmhàng hoá hoàn chỉnh Do vậy, đây là một công cụ đắc lực của hoạt độngMarketing đòi hỏi các nhà quản trị Marketing phải đưa ra những quyết định hiệuquẩ.

2 Chiến lược giá cả:

Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu định giá, lựa chọn các phươngpháp định giá cũng như chính sách định giá phù hợp của công ty.

Mục tiêu của chiến lược giá được xác định sau khi công ty xác định đượcmục tiêu định giá, cầu ở thị trường mục tiêu và phân tích hàng hoá và giá cả củađối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều phương pháp định giá, bao gồm việc định giá theo mô hình3C, định giá theo cách cộng l•i vào chi phí, định giá theo thoả thuận, theo giá trị

Trang 9

cảm nhận Bằng cách lựa chọn một trong các định giá, công ty đã thu hẹpkhoảng giá để từ đó chọn cho mình một mức giá cuối cùng.

Tuy nhiên, công ty không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất mà phảixây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanhchóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuấthiện trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh vềgiá cả của các đối thủ cạnh tranh.

Một chiến lược về giá mà công ty có thể áp dụng bao gồm:

• Xác định giá cho sản phẩm mới: Đây là chiến lược về giá được soạn thảogắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm.

• Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hoá: Trên thực tế một vài công tysẽ thu được lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan điểm hình thành giácả: xem sản phẩm chỉ là một bộ phận của danh mục sản phẩm.

• Định giá 2 phần: Chiến lược này thường sử dụng cho các công ty dịch vụ.• Định giá theo nguyên tắc địa lý: Công ty định giá sản phẩm của mình chokhách hàng theo các khu vực địa lý.

• Chiết giá và bớt giá: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mìnhthông qua chiết giá, bớt giá để khuyến khích khách hàng trong việc mua vàthanh toán.

• Định giá khuyến mại: Đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm mụcđích hỗ trợ các hoạt động xúc tiến bán.

• Định giá phân biệt: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợpvới những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của các yếutố khác chứ không phải vì chi phí.

• Thay đổi giá Trong nhiều trường hợp do những biến đổi của môi trườngkinh doanh, công ty buộc phải thay đổi chiến lược định giá của mình, nghĩa là

Trang 10

chủ động thay đổi mức giá cơ bản hoặc đối phó lại việc thay đổi giá của đối thủcạnh tranh.

3 Chiến lược phân phối.

Bao gồm các hoạt động giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa nhưthế nào đến người tiêu dùng Các quyết định về phân phối thường phức tạp và cóảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực khác trong Marketing.

Sau khi xác định mục tiêu phân phối, lựa chọn, thiết lập các kiểu kênh phânphối phù hợp, lựa chọn các trung gian thiết lập một liên hệ trong kênh và toànbộ mạng lưới phân phối, công ty đưa ra các quyết định phân phối vật chất baogồm các hoạt động:

• Xử lý đơn đặt hàng.

• Quyết định về kho bãi dự trữ hàng.

• Quyết định khối lượng hàng hoá dự trữ trong kho.• Quyết định về vận tải.

Phân phối hàng hoá có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đáp ứng nhu cầu thịtrường, củng cố uy tín của doanh nghiệp Đồng thời quá trình phân phối hànghoá chính xác đảm bảo sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được vận độnghợp lý, giảm chi phí lưu thông giúp doanh nghiệp bất cứ các cơ hội chiếm lĩnhvà mở rộng thị trường.

4 Chiến lược xúc tiến khuyếch trương:

Chiến lược xúc tiến, khuyếch trương bao gồm mọi hoạt động của công tynhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty với đốitượng là toàn bộ công chúng nói chung và người tiêu dùng - khách hàng mụctiêu nói riêng, nhằm mục đích giới thiệu, kích thích, thuyết phục khách hànghiểu biết, chấp nhận, ưa thích, tin tưởng cuối cùng là mua hàng.

Trang 11

Thông tin Marketing sẽ trao quyền, đưa đến, chuyển giao những thông điệpcần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, về phương thức phụcvụ, về những lợi ích mà khách hàng nhận khi mua sản phẩm của doanh nghiệpcũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng Thông qua đó doanhnghiệm tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng Một số công cụ chủ yếuthường được các công ty sử dụng trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là:

• Quảng cáo: Được coi là một trong những công cụ quan trọng hàng đầucủa hoạt động xúc tiến thương mại qua việc doanh nghiệp sử dụng các phươngtiện không gian và thời gian để chuyển đến khách hàng tiềm năng những thôngtin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp Quảng cáo bao gồmmọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoáhoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phảithanh toán các chi phí, quảng cao là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp,là biện pháp truyền thông tin, nhắc nhở thuyết phục khách hàng nhằm mục đíchtiêu thụ hàng hoá dịch vụ Với đối tượng khách hàng khác nhau thì doanhnghiệp lựa chọn các loại quảng cáo phù hợp (như quảng cáo gây tiếng vang hayquảng cáo sản phẩm; Quảng cáo lôi kéo hay quảng cáo thúc đẩy) và tuỳ từngloại quảng cáo khác nhau người ta sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau(như qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, tạp chí,quảng cáo ngoài trời, trên cacd' phương tiện giao thông, quảng cáo trực tiếp tạinơi bán ).

• Xúc tiến bán: Là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyếnkhích việc mua sản phẩm hay dịch vụ Nói cách khác xúc tiến bán hàng đượchiểu là tất cả các hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm tác động vào tâmlý khách hàng, tiếp cận họ để nắm bắt nhu cầu của họ từ đó đưa ra các biện phápđể lôi kéo - kích thích họ mua hàng.

Hoạt động xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mốiquan hệ với bạn hàng đồng thời giúp doanh nghiệp những thông tin về thị

Trang 12

trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giúp doanhnghiệp có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh để có hướngđổi mới kinh doanh, đầu tư phù hợp Mặt khác, xúc tiến cũng là công cụ hữuhiệu để chiếm lĩnh thị trường, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thịtrường chính về xúc tiến tạo điều kiện làm cho bán hàng được thuận lợi, kênhphân phối được bố trí hợp lý, tăng hiệu quả, hơn nữa xúc tiến bán là công cụ đặcbiệt kích thích người tiêu dùng tìm hiểu - mua và sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp Tóm lại, hoạt động xúc tiến là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.• Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu vềhàng hoá - dịch vụ hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tintức có ý nghĩa thương mại về doanh nghiệp trên các ấn phẩm, các phương tiệnthông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.

• Bán hàng cá nhân: Là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán với kháchhàng tiềm năng, trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyềnsở hữu cho người mua và nhận tiền Bán hàng là khâu trung gian liên lạc thôgntin giữa doanh nghiệp và khách hàng, thông qua hoạt động mua bán, nhà kinhdoanh nắm bắt tốt hơn nhu cầu và người tiêu dùng cũng hiểu hơn về nhà snảxuất kinh doanh, đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp qua đó lựa chọnchính xác nhà cung cấp cho mình Điều kiện để hoạt động bán hàng cá nhânhiệu quả là xây dựng đội ngũ đại diện sử dụng bán hàng có năng lực tinh thôngnghiệp vụ, được đào tạo kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật chào hàng, trung thực,năng động Mặt khác, việc tổ chức phân tích kết quả bán hàng nhằm tìm ranhững hạn chế và thuận lợi của phương án kinh doanh cũng rất quan trọng.

• Khuyến mại: Là một trong những công cụ khá quan trọng của xúc tiếnkhuyến mại được coi như hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo Phần lớncác doanh nghiệp sử dụng khuyến mại nhằm kích thích khách hàng tới hành vimua sắm Hoạt động này có thể áp dụng cho cả khách hàng là người tiêu dùng,trung gian phân phối cũng như khách hàng công nghiệp, thường được sử dụng

Trang 13

cho các hàng hoá mới tung ra thị trường, áp lực cạnh tranh cao, hoặc những sảnphẩm có đơn giá thấp mà doanh thu cao Người làm Marketing sẽ đạt mục đíchkích thích tiêu thụ trong thời gian ngắn khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thôngqua đó doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới, kích thích khách hàngtruyền thống, trên cơ sở đó giữ vững bảo vệ cũng như phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm nhanh chỉ đạt tạm thời Những hình thức khuyến mại chủ yếu là:giảm giá, phát hành miễn phí cho người tiêu dùng, phiếu mua hàng, trả lại mộtphần tiền, thi cá cược, trò chơi, thưởng tiền đồ vật, quà tặng Ngân sách chokhuyến mại nhỏ hơn nhiều so với quảng cao về mức tiêu thụ.

Trang 14

Chương 2 : Thực trạng công ty Bảo An I Khái quát về Bảo An Computer

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI BẢO AN

Office Tel/Fax Ngày thành lập ĐKKD số MST Tài khoản Giám đốc Vốn điều lệ

: 48 Thái Hà - Đống Đa – Hà Nội: 04.5376104 – 04.5376751: 25 tháng 4 năm 2005: 0102020113

Sản xuất và kinh doanh thiết bị CNTT.

Sản xuất và kinh doanh thiết bị Điện, Điện tử.

Sản xuất và kinh doanh thiết bị VPP, thiết bị trường học.Định hướng phát triển

Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ cao, trải qua nhiều kinh nghiệm,

tâm huyết trong lĩnh vực hoạt động.

Đầu tư tốt về cơ sở vật chất, hạ tầng đảm bảo độ an toàn cao nhất cho

khách hàng.

Trang 15

Trở thành Công ty bán lẻ có doanh thu và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Phát triển bền vững Công ty.

Cơ cấu tổ chức

Công ty Bảo An được xây dựng bởi đội ngũ cán bộ có trình độ cao đượcđào tạo bài bản tại các trường Đại học và các tổ chức Tất cả đã trải qua ít nhấtlà 5 năm kinh nghiệm thực tế, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Cụ thể tổ chức như sau:- Ban Lãnh đạo: 2 người - Phòng kinh doanh: 5 người - Phòng kỹ thuật: 25 người - Phòng bảo hành: 8 người

- Phòng kế toán và hành chính: 3 người

II Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến Bảo An

Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị, pháp luật,nhà nước, văn hoá xã hội, dân số, tự nhiên, thế giới có ảnh hưởng đến nghànhdoanh nghiệp

1 Môi trường văn hóa-xã hội.

Lực lượng đầu tiển của môi trường vĩ mô cần quan tâm đó là sự phát triểncủa dân số VN , chính con người tạo nên môi trường cho Bảo An đặc biệt làngười dân ở thành phố Hà Nội – môi trường kinh doanh chủ yếu của Bảo An.Với hơn 83 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, trongđó 25% sinh sống tại thành thị và 75% sinh sống ở nông thôn; tỷ lệ tăng dân sốhàng năm là 1,18% Các thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố HồChí Minh (5 triệu dân), thủ đô Hà Nội (3,5 triệu dân) Hầu hết các thành phốtrên cả nước đang trong xu hướng đô thị hóa cao, do đó, dân số tại khu vực này

Trang 16

sẽ ngày một tăng nhanh do người dân tại thành phố phát sinh và cả từ các tỉnhkhác gia nhập làm tăng lượng cầu trên thị trường

Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mởrộng nên sự tư duy của người Việt Nam dần trở nên thoáng hơn nhiều so vớinhững năm trước của thập kỉ 80, 90 Nó ngày càng phong phú, mang tính hòanhập và thời trang hơn, nhất là trong trong giới trẻ ở thành phố.

Việt Nam đề ra chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúpnhau cùng phát triển Đó là sự bình đẳng về mọi mặt trong việc thực hiện quyềnphát triển của mỗi dân tộc như xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, pháttriển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói nghèo,mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thốngtốt đẹp của các dân tộc.

Việc phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốcphòng tại vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết cácvấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bổi dưỡngnguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tương quan chung thốngnhất.

Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển hệ thốnggiao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói nghèo, khai thác hiệu quả tiềm năng, thếmạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huytinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường sự giúp đỡ củatrung ương và các địa phương khác trong cả nước.

-Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ 0,583, xếp thứ 120/174nước năm 1994, lên xếp thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọtrung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 71 tuổi hiện nay,

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w