MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG về CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ I. Sự ra đời và phát triển của loại tác phẩm chính luận 1. Lịch sử phát triển: 1.1 Khó có thể ghi lại một thời điểm chính xác về sự xuất hiện của loại tác phẩm chính luận báo chí. Vài ba thập kỷ trước chính luận báo chí mới chính thức ra đời, nhưng phong cách chính luận đã tồn tại từ rất lâu với các chức năng là thông tin và tác động. Nó tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí, đạo đức, thói quen, niềm tin gây ra những biến đổi trong nhận thức và hành động của công chúng. Ngay từ thời cổ đại, phong cách chính luận đã được nhiều nhà hùng biện sử dụng rất có hiệu quả trong việc thuyết phục quần chúng. Tiêu biểu như Socrates (469 399 TrCN), Aristotle (384 – 322 TrCN). Đặc biệt là tên tuổi lẫy lừng của nhà hùng biện cổ đại Hy Lạp Đêmôxten. “Nghệ thuật hùng biện của Đêmôxten là đỉnh cao của loại thể văn xuôi nghị luận. Những bài diễn văn của ông là những bài học mẫu mực cho văn nghị luận”. Sau này nhân loại còn biết đến nhiều nhà chính luận khác như Đăngtông, Rôbexpie, Xanh Giyutx, Mác, Ăngghen, Lê nin…vv. 1.2 Còn ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ phong kiến đã có những tác phẩm tiêu biểu mang phong cách chính luận như: Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Sau này phong cách chính luận ngày càng phát triển với nhiều tên tuổi như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Hải Triều, Hồ Chí Minh…vv. Sau cách mạng Tháng Tám đến nay, phong cách chính luận phát triển rất mạnh mẽ làm tiền đề cho việc hình thành loại tác phẩm chính luận báo chí. Nó thực sự trở thành một loại tác phẩm quan trọng của báo chí, có khả năng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chính luận đã trở thành công cụ sắc bén giúp con người nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, diễn biến muôn hình, nghìn vẻ của đời sống xã hội hiện đại, hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người. Tuy ra đời muộn hơn so với một số loại tác phẩm báo chí khác nhưng chính luận báo chí đã nhanh chóng khẳng định được vị trí quan trọng, không thể thiếu của nó trong thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí cách mạng. Thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam đã tạo ra nhu cầu cần đến một loại tác phẩm báo chí có khả năng thông tin, phân tích, lý giải, bình luận một cách cặn kẽ những diễn biến phức tạp, sôi động của cuộc sống. Từ đó nhằm tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất của chế độ thực dân, phong kiến, đế quốc để có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dan tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Từ trong các hoạt động thực tiễn đó đã nổi lên nhiều nhà chính luận có tên tuổi như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng....Những nhà báo mang phong cách chính luận mạnh mẽ như: Hoàng Tùng, Thép Mới…vv. Đó cũng là những người đầu tiên góp phần cho loại tác phẩm chính luận báo chí cách mạng hình thành và phát triển một cách vững chắc.
Trang 1MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG về CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
I Sự ra đời và phát triển của loại tác phẩm chính luận
1 Lịch sử phát triển:
1.1 Khó có thể ghi lại một thời điểm chính xác về sự xuất hiện của loại tácphẩm chính luận báo chí Vài ba thập kỷ trước chính luận báo chí mới chính thức rađời, nhưng phong cách chính luận đã tồn tại từ rất lâu với các chức năng là thông tin
và tác động Nó tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí, đạo đức, thói quen, niềm tingây ra những biến đổi trong nhận thức và hành động của công chúng
Ngay từ thời cổ đại, phong cách chính luận đã được nhiều nhà hùng biện sửdụng rất có hiệu quả trong việc thuyết phục quần chúng Tiêu biểu như Socrates (469
- 399 TrCN), Aristotle (384 – 322 TrCN) Đặc biệt là tên tuổi lẫy lừng của nhà hùngbiện cổ đại Hy Lạp Đêmôxten “Nghệ thuật hùng biện của Đêmôxten là đỉnh cao củaloại thể văn xuôi nghị luận Những bài diễn văn của ông là những bài học mẫu mựccho văn nghị luận” Sau này nhân loại còn biết đến nhiều nhà chính luận khác nhưĐăngtông, Rôbexpie, Xanh Giyutx, Mác, Ăngghen, Lê nin…vv
1.2 Còn ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ phong kiến đã có những tác phẩmtiêu biểu mang phong cách chính luận như: Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt, HịchTướng Sỹ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi Sau này phongcách chính luận ngày càng phát triển với nhiều tên tuổi như Phan Chu Trinh, PhanBội Châu, Ngô Đức Kế, Hải Triều, Hồ Chí Minh…vv
Sau cách mạng Tháng Tám đến nay, phong cách chính luận phát triểnrất mạnh mẽ làm tiền đề cho việc hình thành loại tác phẩm chính luận báo chí Nóthực sự trở thành một loại tác phẩm quan trọng của báo chí, có khả năng thâm nhậpvào mọi lĩnh vực của đời sống Chính luận đã trở thành công cụ sắc bén giúp conngười nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, diễn biến muôn hình, nghìn vẻ của đờisống xã hội hiện đại, hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người
Trang 2Tuy ra đời muộn hơn so với một số loại tác phẩm báo chí khác nhưng chínhluận báo chí đã nhanh chóng khẳng định được vị trí quan trọng, không thể thiếu của
nó trong thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí cách mạng Thực tiễn đấu tranhcách mạng ở Việt Nam đã tạo ra nhu cầu cần đến một loại tác phẩm báo chí có khảnăng thông tin, phân tích, lý giải, bình luận một cách cặn kẽ những diễn biến phứctạp, sôi động của cuộc sống Từ đó nhằm tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dânhiểu rõ bản chất của chế độ thực dân, phong kiến, đế quốc để có nhận thức và hànhđộng đúng đắn trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dan tộc và Chủ nghĩa Xãhội Từ trong các hoạt động thực tiễn đó đã nổi lên nhiều nhà chính luận có tên tuổinhư Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng Những nhà báo mang phongcách chính luận mạnh mẽ như: Hoàng Tùng, Thép Mới…vv Đó cũng là nhữngngười đầu tiên góp phần cho loại tác phẩm chính luận báo chí cách mạng hình thành
và phát triển một cách vững chắc
2 Một số quan niệm về chính luận:
2.1 Người ta đặt ra câu hỏi, vậy chính luận báo chí là gì? Sau đây là một sốquan niệm về chính luận báo chí:
“Chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí, nó là loại văn nghị luận
về những vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự Như một nhà nghiên cứu Xô Viếttrước đây viết: văn chính luận nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, sự kiện và cá thểcon người (trong những bình diện nhất định) trên quan điểm chính trị Văn chínhluận không có mục đích tái tạo bức tranh thực tiễn qua hệ thống các hình tượng Nónghiên cứu, xem xét các quá trình vân động của cuộc sống dưới dạng khái niệm vàphán đoán Nó ghi lại lịch sử hiện đại nằm trong lĩnh vực chính trị Chính nhữngđiều này khiến cho ta không thể chấp nhận các định nghĩa về văn chính luận như làloại thể của văn học nghệ thuật” Ở đây, có một khái niệm khác cần được hiểu rõ, đó
là “Văn nghị luận” Theo sách “Làm văn 10” của nhà xuất bản Giáo Dục năm 1990thì: “Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra những lý
lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm chongười đọc (người nghe) hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo
Trang 3những điều mà mình đề xuất” Như vậy chính luận báo chí sử dụng phương phápnghị luận để đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự Cũng theoquan niệm trên thì chính luận không nằm trong các thể loại của văn học nghệ thuật.
Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1995 thì chính luận
là “Thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị xã hội đương thời”
Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 lại cho rằng: “Chính luận (báo chí) là thểvăn nghị luận để phân tích, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội - văn hóa nổibật trong từng thời gian nhất định Chính luận có ý nghĩa rất quan trọng đối với vaitrò tuyên truyền và cổ động của báo chí”
2.2 Điểm qua một vài quan niệm như trên về chính luận có thể thấy rằng: tuycòn có những sự khác biệt về chi tiết nhưng tựu chung lại các quan niệm đều thốngnhất ở một số điểm cơ bản Trước hết phải khẳng định chính luận là một loại tácphẩm cơ bản của báo chí Đặc trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh hiện thựcbằng phương thức phân tích, bình luận, lý giải nhằm giải quyết vấn đề bằng lý lẽ.Đối tượng của chính luận báo chí là những vấn đề chính trị - xã hội - văn hóa (hiệnnay còn có cả các vấn đề kinh tế) có tính thời sự Các vấn đề này luôn được trìnhbày, giải quyết trên quan điểm và nhận thức của tác giả, của cơ quan báo chí Nhưvậy có thể đi đến kết luận: chính luận là một phương thức thể hiện tác phẩm báo chíkhông thể thiếu trên báo chí và vai trò của nó ngày càng được khẳng định
II Đặc trưng của thể chính luận báo chí:
1 Phương pháp nghị luận:
Chính luận báo chí sử dụng cách thức lập luận và phương pháp tiếp cận thựctiễn của văn nghị luận Văn nghị luận là một thể loại văn trong đó người viết, ngườinói đưa ra lý lẽ, những dẫn chứng về một vấn đề nào đó thông qua cách thức bànluận mà làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, tin theo, tán đồng những ý kiến củangười viết, người nói, từ đó mà hành động theo những điều mà người viết, người nói
đề xuất Văn chính luận không loại bỏ tình cảm nhưng chủ yếu đi sâu vào trí tuệngười đọc, thuyết phục và hấp dẫn họ bằng tính logic của các lý lẽ, lập luận Chínhluận báo chí phản ánh hiện thực theo phương thức nghị luận
Trang 4Sẽ không có chính luận nếu thiếu nghị luận Bởi vì chúng ta chỉ có thể viếtchính luận khi biết cách lập luận, khi dùng lý lẽ để giải quyết vấn đề đặt ra Vănchính luận không nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực thông qua hệ thống cáchình tượng mà nó nghiên cứu xem xét các quá trình vận động của cuộc sống.
2 Tính khuynh hướng:
Chính luận báo chí thể hiện tập trung tính tư tưởng và khuynh hướng tư tưởng
là sợi chỉ xuyên suốt các sự kiện Thái độ của người viết Chính luận báo chí thể hiệntrong nội dung thông tin là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởngchính trị của người viết, người nói và của cơ quan báo chí đối với những vấn đề thời
sự thiết yếu Khác với các thể loại khác, thông tin lý lẽ là đặc trưng cơ bản bao trùmtrong các tác phẩm Nội dung của thông tin lý lẽ ở loại tác phẩm này không chỉ đơnthuần giải thích, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện, vấn đề Sự kiện, vấn đề làcái quan trọng, là cái đầu tiên nhưng nó mới chỉ là nguyên liệu để người viết chínhluận đưa ra lý lẽ, phân tích bàn sâu những đến những mối liện hệ tác động đến nhữngvấn đề, sự kiện đó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có ý nghĩa thiết thực cho mỗingười, cho toàn xã hội
3 Hình thức trình bày logic, chặt chẽ:
Hình thức trình bày, thể hiện của chính luận báo chí yêu cầu và đòi hỏi rất caohoạt động tư duy logic và lý luận chặt chẽ Bởi vì thông tin lý lẽ là đặc trưng cơ bảncủa các tác phẩm chính luận báo chí, cho nên các yếu tố tạo nên nội dung của tácphẩm chính luận báo chí phải là sản phẩm của hoạt động tư duy lý luận chặt chẽ, rõràng, rành mạch được thể hiện thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng Nếuchất liệu của sự miêu tả nói chung là những chi tiết để xây dựng lên các hình tượng,thì trong chính luận người viết phải dùng hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đểhoàn thành tác phẩm và tỏ thái độ đồng tình hay phản đối về sự kiện, hiện tượng, vấn
đề xảy ra
Một tác phẩm thuộc chính luận báo chí phải đáp ứng được những đặc trưng cơbản của thể loại này, có như vậy tác phẩm chính luận mới có khả năng định hướng
Trang 5thông tin cho công chúng Có như vậy mới là phương tiện tuyên truyền, cổ động,giác ngộ, là hình thức tổ chức đầu tranh giai cấp.
III Sự phân chia hệ thống các thể loại thuộc chính luận báo chí:
1 Báo in và cách phân chia hệ thống thể loại truyền thống:
Nằm trong thể loại chính luận báo chí nói chung, các thể loại: Xã luận, chuyênluận, đàm luận và bình luận phải có đầy đủ đặc trưng chung nhất đó Tuy nhiên domục đích, tính chất và cách thực hiện của mỗi thể loại khác nhau nên chúng còn cónhững đặc điểm riêng Trên báo in, từng xuất hiện và hiện còn tồn tại thể loại xãluận Đây là thể loại một thời luôn chiếm vị trí trang trọng và chủ chốt các trang nhấtcủa các tờ báo Xã luận thông tin, phân tích và định hướng dư luận xã hội kịp thời,sâu sắc và có tác động xã hội cao giờ đây đã nhường chỗ cho những bài bình luận.Trước đây, khi nói đến chính luận, người ta thường chỉ nói đến các vấn đề chính trị
xã hội Ngày nay, chính luận đề cập đến cả các vấn đề văn hóa, kinh tế Cách phânchia hệ thống thể loại ở báo in cũng có phần khác so với việc phân chia hệ thông thểloại báo chí ở truyền hình do đặc trưng loại hình và phương thức sáng tạo tác phẩm
Ở đây, không đi sâu vào cách thức phân chia này ở báo in
2 Sự phân chia thể loại trên truyền hình:
Trên truyền hình, việc phân chia các nhóm thể loại dựa trên phương thức sángtạo tác phẩm Người ta chia làm ba nhóm: Hội thoại, tạo hình và nhóm các chươngtrình trò chơi, khách mời Nhóm hội thoại có những đặc điểm nổi bật là đem đến chocông chúng những cuộc hội thoại nguyên chất, thông tin mà công chúng tiếp nhậnthông qua ngôn từ là chủ yếu Những hình ảnh chứa đựng nội dung thông tin đôi khilại đóng vai trò thứ yếu, minh họa cho những lời lẽ, phỏng vấn, bình luận Nhóm tạohình chú trọng đến các thông tin hành ảnh và lấy đó làm thế mạnh Nhóm các thểloại tạo hình này mang đậm đặc trưng loại hình báo chí truyền hình nhất Nhóm cácthể loại trò chơi, khách mời (TV Game, TV Show ) được thể hiện kết hợp cả hainhóm trên Nhưng các chương trình đều mang nặng yếu tố dàn dựng, trường quay,chịu áp lực chi phối về thời gian, không gian Với tính chất thông tin và cách thứcchuyển tải thông tin lý lẽ mang nặng tính đặc trưng loại hình, chính luận truyền hình
Trang 6thiên về hội thoại Nghĩa là: thông tin chuyển tải đến công chúng dù được sử dụnghình ảnh sống động minh họa nhưng cốt lõi thì sự tiếp nhận của công chúng phụthuộc vào tính lý lẽ của những lập luận mà biên tập viên mang đến cho họ.
3 Những biến dạng thể loại do đặc trưng loại hình:
Hiện nay, trong xu thế mới, yếu tố chính luận len lỏi vào tất cả các thể loạikhác Không chỉ có đề tài về chính trị xã hội, chính luận đã tập trung nhiều vào các
đề tài kinh tế, văn hóa tạo được những tác động mạnh mẽ thông qua các yếu tố phântích, thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng của sự hiểu biết và khả năng tư duy trítuệ của người viết Hơn nữa, sự phát triển phong phú về các loại hình báo chí, vớinhững đặc trưng loại hình riêng khác cũng tạo nên những sự biện dạng về thể loạitrong chính luận Người ta ít thấy các đài truyền hình sử dụng thể loại xã luận nhưngthể loại bình luận thì lại không thể thiếu được trong các chương trình Chính đặctrưng loại hình đã làm nên điều đó Ngay cả việc phân chia hệ thông thể loại cũng đã
bị chi phối bởi các đặc trưng loại hình và quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí ởnhững loại hình khác nhau
Trang 7Phần II – SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÌNH LUẬN TRUYỀN HÌNH
I Bình luận báo chí và bình luận truyền hình:
1 Sự ra đời và phát triển của thể loại bình luận:
Ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, bình luận đã xuất hiện trên báo chí, nhất là trênbáo chí Anh và Pháp Trên các tạp chí và các báo ra hàng ngày năm 1870, như trên
tờ “DieArbeit” ở Pháp và tờ “Frantfuter Zeitung” ở Đức, người ta thường đọc được
câu: “Chúng tôi muốn trình bày dưới một góc độ khác những sự kiện mà bạn đọc đã
biết” Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được công chúng đón nhận rất nồng
nhiệt Bình luận được các chủ báo khuyến khích bởi chính nó đã đem lại cho côngchúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức sự kiện và qua sự giảithích, phân tích nó góp phần giáo dục, ảnh hưởng đến cách nghĩ, hành động của côngchúng Xã hội càng hiện đại thì bình luận càng trở thành thể loại có ý nghĩa trongviệc cắt nghĩa, lý giải thông tin cho công chúng, bình luận xuất hiện thường xuyên
và trang trọng trên tất cả các loại hình báo chí
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thể loại bình luận trên báo chí, đã có nhữngcông trình khoa học của các nhà lý luận báo chí nghiên cứu về thể loại và có nhữngkết quả khái quát đặc trưng thể loại Điều này có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫnthực tiễn hoạt đông báo chí Sự khái quát đặc trưng thể loại và các đặc điểm của nó
sẽ giúp cho những ai hoạt đông báo chí và công chúng phân biệt được sự khác nhaugiữa bình luận và các thể loại báo chí khác, để có khả năng nhận biết được đâu là tácphẩm bình luận khi đọc báo, nghe đài, xem truyền hình
Thành tựu nghiên cứu loại thể báo chí đã chỉ ra rằng bình luận là một thể loạitrong nhóm loại thể Chính luận báo chí, vì vậy nó mang đầy đủ đặc trưng của loạithể này
2 Các quan niệm về bình luận và bình luận truyền hình:
2.1 Một số quan niệm về bình luận:
Khi nghiên cứu về thể loại, cùng với sự phát triển của thể loại bình luận, cácquan niệm về thể loại này cũng rất đa dạng Trong cuốn Giáo trình” Nghiệp vụ báochí” của Khoa Báo Chí, trường Đại học Các Mác – Lênin (CHDC Đức cũ) đưa ra
Trang 8một khái niệm về bình luận như sau: “Bình luận luôn nhằm trình bày với thời sự và
nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” Hội nhà báo Việt Nam
trong cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” xuất bản năm 1992 lại cho rằng:
“Bình luận là sự giải thích, cắt nghĩa một vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình
trong đời sống kinh tế, chính trị và đời sống văn hóa”.
Theo tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm báo chí tập III” thì “Bình
luận với ý nghĩa một phương pháp là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề
đó và những điều do vấn đề đó gợi ra” Cũng theo tác giả thì với tư cách là một thể
loại báo chí “bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó
bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng minh”.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm tổng quát và đầy đủ nhất về thể loại bìnhluận và cũng thật khí để đưa ra một chuẩn mực đúng, sai cho các quan điểm trên, tuynhiên có thể nhận thấy hai quan niệm đó đều đề cao sự giải thích nhằm đánh giá,phân tích sự kiện, vấn đề để đi đến thuyết phục công chúng đồn ý với hai quan điểmtác giả đưa ra của thể bình luận
2.2 Bình luận truyền hình:
Từ những cách xem xét về bình luận trên đây, dưới góc độ là một thể loại báochí, có thể đưa ra một quan niệm chung là: bình luận vừa là phương pháp thể hiệncác tác phẩm báo chí thuộc các thể loại khác vừa là một thể loại báo chí độc lập vàhoàn chỉnh Nó cung cấp cho công chúng thông tin về sự kiện, vấn đề nảy sinh trongcuộc sống kèm theo cách lý giải, phân tích, đánh giá, nhận định về sự kiện, vấn đề đótheo một quan niệm nhất định Quan niệm đó phụ thuộc vào ý thức chính trị, xã hội,trình độ nhận thức và khả năng truyền đạt của bình luận viên thông qua lý lẽ và lậpluận của bình luận viên, đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào ý thức hệ chính trị và tônchỉ mục đích của tờ báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình, của tổ chức chính trị xãhội, kinh tế mà nó phục vụ
Dù cho các tác phẩm bình luận có nằm ở dạng nào thì cũng phải đảm bảo đầy
đủ hai yếu tố là: bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của sự kiện, vấn đề, đánh
Trang 9giá nó, khai thác nó ở cả mặt nội dung và ý nghĩa Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề,đặt nó trong quá trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng của vấn
đề mà người bình luận quan tâm, nêu lên những tác dụng của nó trong thực tiễn vàtrong lý luận Tác phẩm bình luận phải luôn theo sát những vấn đề thời cuộc và luôntìm gốc rễ của mọi vấn đề Bình luận phải thể hiện tính chiến đấu trực diện, tỏ rõcông khai thái độ, quan điểm, lập trường giai cấp của bình luận viên và của cơ quanbáo chí trong thông tin và định hướng thông tin
“Cái cốt lõi của các bài luận là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác
giả đối với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập không thể mập mờ, nước đôi, luận nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều cách khác nhau…”
Đó là những nét khái quát có tính lý luận về thể loại nhìn cả từ góc độ phươngpháp sáng tạo và thể loại bình luận Khi sáng tạo tác phẩm ở các thể loại khác nhau,hay viết một tác phẩm bình luận hoàn chỉnh cho báo in, phát thanh, truyền hình,người viết bình luận phải nắm vững lý luận về thể loại này để có tác phẩm bình luậnđúng nghĩa và phát huy được thể loại này trong vai trò định hướng thông tin côngchúng
II Đặc diểm của thể loại bình luận truyền hình:
1 Bình luận theo sát những sự kiện, vấn đề thời sự và luôn tìm bản chất của mọi vấn đề
Trước mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra, bình luận luôn xuất hiện sau tin, sauphóng sự nhưng không vì thế mà nó mất đi tính thời sự Tác phẩm bình luận nhờ vậy
mà có thời gian để nhìn nhận sự việc, vấn đề một cách toàn diện hơn, đặt nó trongcác mối quan hệ phức tạp để lý giải nguyên nhân phát sinh vấn đề và phát hiện bảnchất, nhận định chiều hướng vận động của vấn đề đó
2 Bình luận truyền hình tỏ rõ lập trường, quan điểm công khai
Đây là một thể loại nhằm trong nhóm chính luận và có lẽ không có một thểloại nào có một thái độ, quan điểm, lập trường bộc lộ rõ ràng, công khai, trực diệnnhư nhóm thể loại này Bài bình luận là nơi phát ngôn cho chính kiến, thái độ của tácgiả, của cơ quan báo chí, của một giai cấp, một dân tộc Nhưng để đạt được mục đích
Trang 10là thuyết phục, định hướng cho tư tưởng và hành động đối với công chúng thì sựphát ngôn ấy dựa trên hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và cách lập luận sắcsảo, khúc triết và dễ hiểu Bình luận là phải truyền sức sống vào những điều mìnhcho là nguyên lý Bình luận truyền hình ra đời và phát triển đã làm tôn vinh thêm vaitrò to lớn của thể loại bình luận trong đời sống xã hội Người ta cho rằng loài ngườihiện nay đã bước vào xã hội “hậu công nghiệp” hay còn gọi là “xã hội thông tin”.
Khái niệm này đã “chỉ ra vai trò trung tâm của công nghệ mới, tăng trưởng kinh tế
và cơ cấu xã hội” Người ta đã tính rằng, trong một ngày trung bình một một người
có thể tiếp nhận khoảng 300 thông tin khác nhau cần phải được xử lý, phân tích.Thông tin được ví như những hàng hóa mạo hiểm, khó có thể dự kiến được và cũngrất khó kiểm soát Các sự kiện, sự việc xảy ra liên tục, nhiều khi đồng thời ở bất cứthời điểm nào, không gian nào đều có thể được thông tin đến công chúng Bản thânmỗi sự kiện, sự việc vấn đề đã chứa đựng những sự phức tạp, chứa đựng những mâuthuẫn cần được lý giải Hơn nữa, mỗi một sự kiện, hiện tượng, một tiến trình đềudiễn ra trong những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể với những hình thức, tính chất,nội dung khác nhau với một thế giới đang tồn tại và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới,cái tốt và cái xấu, cái chính nghĩa và phi nghĩa… Nhiều luồng thông tin đan chéonhau khiến cho công chúng rất khó định hình cho mình một cách tiếp cận, một cáchnhận thức đúng đắn Sự xuất hiện của bình luận truyền hình là hết sức cần thiết đểđịnh hướng công chúng trước những luồng thông tin đó Nó có nhiệm vụ giải thích,đánh giá, cắt nghĩa và định hướng thông tin cho người xem trước những vấn đề tựnhiên và xã hội có tính thời sự, tạo cho họ một chỗ dựa tin cậy Hơn nữa, bình luậntruyền hình còn bổ sung một luồng thông tin mới phong phú giúp cho người xemđịnh hình một cách sớm nhất, nhanh nhất để có thể nhìn nhận, đánh giá sự kiện hayvấn đề ngay mà không bị pha tạp do nhiều nguồn thông tin khác gây nên, giúp tránhđược những hậu quả đáng tiếc cho cuộc sống
3 Bình luận trên truyền hình có những đặc điểm riêng trong việc xử lý mối liên hệ giữa hình ảnh và lời bình Sử dụng hệ thống luận điểm logic, hợp lý
Trang 11Đó chính là cách lựa chọn, tổ chức sắp xếp hình ảnh góp phần quan trọng cho
sự thành công của tác phẩm bình luận Có những hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiềulần với những lời bình khác nhau, làm nổi bật những điều mà tác giả muốn nói Hìnhảnh đưa đến cho công chúng còn có sức mạnh xoay chuyển nhận thức, làm rungđộng trái tim và khối óc người xem Những tác phẩm bình luận thành công đều phải
sử dụng triệt để những mang tầm chiến lược, tiêu biểu và độc đáo để tự nó có khảnăng bao hàm những thông tin đầy sức thuyết phục mà thậm chí không cần phải cólời bình, chỉ cần thông qua việc bố cục, sắp xếp hình ảnh thôi công chúng đã có thểnhận thức được những điều mà người bình luận muốn chuyển tải đến họ Tuy nhiên,
đa số hình ảnh trong một bài bình luận mang ý nghĩa thông báo về sự kiện, vấn đềnhư những chứng cứ xác thật nhất Nó là nguyên vật liệu để tác giả xây dựng nênnhững lời bình với sự phân tích, đánh giá sâu hơn về sự kiện, vấn đề đó Lời bìnhluôn dựa trên cơ sở hình ảnh để tạo ra sự tác động có hiệu quả cao đối công chúng
II Vai trò định hướng thông tin của bình luận truyền hình:
1 Báo chí Truyền hình ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nó trong đời sống xã hội hiện đại
Số lượng công chúng đến với các chương trình truyền hình ngày càng nhiều
và họ ngày càng khắt khe hơn với việc lựa chọn các chương trình Ngoài chức năngthông tin về các sự kiện, vấn đề diễn ra xung quanh đời sống chính trị xã hội, chứcnăng vui chơi giải trí… thì truyền hình còn cần phải path huy, nâng cao hơn nữa hiệuquả của thông tin, vai trò định hướng thông tin và hướng dẫn dư luận xã hội Để thựchiện điều này, truyền hình cần có bước cải tiến về nhiều mặt trong đó việc cải tiếncác chương trình là vấn đề then chốt và bình luận truyền hình có thể được coi là chìakhóa của vấn đề này Chúng ta không thể phủ nhận vai trò định hướng thông tintrong các tác phẩm (cả thông tin trong nước và quốc tế) của bình luận nói chung vàbình luận truyền hình nói riêng Hãy thử nêu ra một giả thiết: Nếu như từ trước đếnnay không có tác phẩm bình luận trên truyền hình thì điều gì sẽ xảy ra? Khi đó, cácchương trình truyền hình sẽ hết sức đơn điệu bằng các thể loại phản ánh đơn thuần,
và khi đó, sức chiến đấu của loại hình báo chí mũi nhọn này sẽ có phần giảm sút, đặc