tiểu luận cao học môn chính luận báo chí

10 291 0
tiểu luận cao học môn chính luận báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Chương I Bản chất, vai trò, đặc điểm của chính luận báo chí I. Bản chất, vai trò, đặc điểm của chính luận báo chí Chính luận là một loại thể tác phẩm cơ bản của loại hình báo chí đã được hình thành và phát triển khá lâu trên thế giới cũng như ở nước ta. Chính luận báo chí lấy những sự kiện, hiện tượng, vấn đề chính yếu mà xã hội quan tâm để phân tích, lý giải, luận bàn. Trên cơ sở phân tích, lý giải, luận bàn đó, loại thể tác phẩm báo chí này có thể làm thay đổi tư tưởng, tình cảm của con người để giúp họ có những phương pháp, cách thức trong hoạt động ứng xử của mình một cách phù hợp. 1 Định nghĩa chính luận báo chí Có nhiều cách định nghĩa chính luận báo chí. Trong các tên gọi của quá khứ, một nét chung mà các tác giả đề cập. Đó là yếu tố “luận”, tính chất luận bàn, tranh luận, trao đổi… đặc trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết những vấn đề bằng lý lẽ,… phương thức phản ánh này được các nhà ngôn ngữ học gọi là phong cách chính luận, các nhà nghiên cứu lý luận văn học gọi là những “Tác phẩm chính luận”. Theo cuốn sách “Tác phẩm chính luận báo chí” của PGS.TS Trần Thế Phiệt: Chính luận là “thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời”. Song để khu biệt với các loại tác phẩm khác và cũng xuất phát từ tính chất báo chí của nó, tên tác phẩm báo chí này là “Chính luận báo chí”. Chính luận báo chí: Là cách thức mà tác giả thể hiện chính kiến, quan điểm của mình trước những vấn đề dư luận quan tâm. Người viết có thể là nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa nhưng vấn đề đó liên quan đến thời cuộc, cộng đồng, đất nước. 2 Đặc điểm của chính luận báo chí Tác phẩm chính luận báo chí không dừng lại ở thông tin sự kiện, thông tin về sự vật, hiện tượng, thông tin về sự xuất hiện hay bề mặt của sự phát triển… Bằng sự bình giá, phân tích, lý giải, nó đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống. Vì thế, tác phẩm chính luận báo chí có khả năng tác động đến bạn đọc ở chiều sâu nhận thức. Đối tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà xã hội quan tâm muốn nhận thức về mối quan hệ phức tạp, tính chất, quy luật, nguyên nhân cũng như xu hướng vận động của chúng. Chất lượng thông tin ở loại thể này chủ yếu là những phán đoán khái quát dựa trên cơ sở phân tích, lý giải toàn diện các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà bài viết đề cập. Ngôn ngữ ở loại tác phẩm chính luận mang đậm tính loogic. Kết cấu tác phẩm thường được hình thành theo các quy luật của tư duy, liên kết chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Đặc điểm của nhóm chính luận là trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện tượng, quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bình luận một vấn đề nào đó theo ý đồ và mục đích nhất định. Người viết thể loại trong nhóm này phải huy động trí tuệ, kinh nghiệm và kiến thức xã hội, kết hợp tư duy khoa học và tư duy logic, các luận cứ, luận chứng kết hợp chặt chẽ với nhau trong mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề. Khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề đòi hỏi người viết không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn đề đó. Thái độ, quan điểm, chính kiến của người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề mà mình đề cập. Đặc biệt với những vấn đề xã hội phức tạp người viết phải có những đề đạt, gợi mở, hướng dẫn tháo gỡ vấn đề. Điều này thể hiện tính xây dựng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. Mục đích của các thể loại trong nhóm chính luận báo chí là thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ. Mục đích thông tin là giúp cho công chúng nhận thức một cách hợp lý về tính chất, bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành trong công chúng một phương pháp ứng xử đúng đắn, chỉ đạo cho những hành động thực tiễn phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội. Ngôn ngữ ở loại tác phẩm chính luận mang đậm tính logic. Kết cấu tác phẩm thường được hình thành theo các quy luật của tư duy, liên kết chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Ngày đăng: 12/07/2018, 11:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan