1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS và THPT nghi sơn

22 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Hóa học là một môn khoa học thú vị nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao.Trong quá trình giảng dạy, người GV luôn phảiđặt ra mục tiêu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN - THỊ XÃ NGHI SƠN - TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Nhung Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

1.MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Những điểm mới của SKKN 4

1.6 Kế hoạch và phạm vi nghiên cứu 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

2.3 Nội dung 5

2.3.1 Hướng dẫn thực hiện SĐTD 5

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc chuẩn bị bài của học sinh và dạy bài mới của giáo viên 7

2.3.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài luyện tập 10

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 12

2.4.1 Quá trình thực hiện 12

2.4.2 Hiệu quả của đề tài 18

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

3.1 Kết luận 18

3.2 Ý kiến đề xuất 19

Trang 3

1.MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Hóa học là một môn khoa học thú vị nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng

có tính ứng dụng thực tiễn cao.Trong quá trình giảng dạy, người GV luôn phảiđặt ra mục tiêu, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phươngpháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để HS có khảnăng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thờiđại và ứng dụng kiến thức vào đời sống thực tế

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS vàTHPT Nghi Sơn, tôi nhận thấy rằng HS gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các kháiniệm, định nghĩa, tính chất của các chất…việc ghi nhớ của các em gần như táihiện lại nguyên văn trong SGK làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máymóc, thụ động, không sáng tạo kiến thức không được khắc sâu, học trước quênsau Nhất là đối với những học sinh không học ban chuyên tự nhiên, việc học lạicàng trở nên khó khăn hơn với các em

Hiện nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng nhiều hơn vào các môn họcnói chung và môn hóa học nói riêng Song điều kiện cơ sở vật chất của hầu hếtcác nhà trường chưa đủ đáp ứng được yêu cầu (thiếu phòng bộ môn, thiếu máychiếu, dụng cụ - hoá chất ) Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắcphục sự thiếu thốn của cơ sở vật chất, nhưng vẫn giúp HS khắc sâu kiến thứcmột cách lôgic, rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệthống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em thìsau thời gian tham gia giảng dạy tại trường THCS và THPT Nghi Sơn tôi đã đưa

sơ đồ tư duy vào áp dụng cho một số tiết học lí thuyết, các bài luyện tập và ôntập chương trong chương trình Hoá học lớp 10 tôi nhận thấy phương pháp sửdụng “sơ đồ tư duy” là một phương pháp rất hữu ích Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề

tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS

và THPT Nghi Sơn thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài SKKN của

mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, tôi muốn đưa “ Sơ đồ tư duy” vào giảng dạygiúp HS khái quát hóa kiến thức, phục vụ cho quá trình ghi nhớ kiến thức của HS

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp Sơ đồ tư duy

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp khái quát hóa, phân tích và tổng hợp

1.4.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

 Phương pháp điều tra;

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

 Phương pháp nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có sẵn

Trang 4

1.4.3 Phương pháp thống kê toán học

1.5 Những điểm mới của SKKN

Phương pháp sơ đồ tư duy là phương pháp có tính khái quát cao giúp giáo viên

hệ thống kiến thức, tìm ra các mối liên hệ kiến thức một cách trực quan Sửdụng sơ đồ tư duy rất hiệu quả trong giờ học bởi các tính năng như:

thuận lợi trong việc liên kết với những ý phân cấp khác giúp dễ dàng triển khaimột hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụhiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ chế tự nhiên,những nhánh rẽ xung quanh, lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiệnchủ đề được nghiên cứu sâu hơn

- Giải quyết tốt các vấn đề Việc tạo lập sơ đồ tư duy trong học tập giúp học

sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh trithức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ

đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh

- Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả Sơ đồ tư duy có thể chuyển tải một

lượng thông tin lớn của bài học thành một sơ đồ đơn giản nhưng có ý nghĩa quantrọng

- Kích hoạt trí sáng tạo Khi lập sơ đồ tư duy tận dụng tất cả những kỹ năng của

bộ não liên quan đến hoạt động sáng tạo, sự liên hội ý tưởng, tính linh hoạt Nếugiáo viên có óc tổ chức, biết cách gợi mở thì sẽ đem lại cho học sinh những ýtưởng vô cùng độc đáo

- Hỗ trợ trí nhớ Với sơ đồ tư duy, những phương pháp ghi nhớ được phát huy

hết tác dụng, cụ thể hơn sơ đồ tư duy có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại vớinhau, các hình ảnh, kí hiệu trên đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinhđộng và đẹp mắt nhưng cũng mô tả được mục đích đề ra Do đó, việc ghi nhớkiến thức trở nên dễ dàng hơn

- Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập Việc tạo lập sơ đồ tư duy với cách sử

dụng các hình ảnh tượng trưng và những từ khóa thể hiện trọng tâm của vấn đềrồi liên kết chúng lại với nhau một cách hợp lý, giáo viên có thể gúp cho họcsinh gần như thuộc bài tại lớp

1.6 Kế hoạch và phạm vi nghiên cứu

1.6.1 Kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2019- 2020

1.6.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh lớp 10A3 và 10A5 trường THCS và THPT Nghi Sơn.

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận

Bản đồ tư duy do Tony buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt độngcủa não bộ và ứng dụng vào cuộc sống Bản đồ tư duy ( còn gọi là sơ đồ tư duyhay lược đồ tư duy ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ýtưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợpviệc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tíchcực [7]1

Theo các nhà nghiên cứu, thông thường đa số con người mới chỉ sử dụng báncầu não trái ( thông qua chữ viết, kí tự, chữ số, ) để tiếp thu và ghi nhớ kiếnthức mà chưa sử dụng bán cầu não phải ( nơi ghi nhớ thông tin kiến thức thôngqua hình ảnh, màu sắc )[1] 2tức là mới chỉ sử dụng 50% khả năng của não bộ.Kiểu ghi chép của SĐTD thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được trảitheo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng nên dễ bổ sung và pháttriển ý tưởng Điểm mạnh nhất của SĐTD là giúp phát triển ý tưởng và không

bỏ sót ý tưởng, từ đó phát triển óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Vì vậy,việc sử dụng SĐTD là một công cụ hữu ích cả trong giảng dạy của giáo viên vàtrong học tập của HS

Với những ưu điểm trên, có thể vận dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thứcmới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗichương, mỗi học kì, cũng như giúp lập kế hoạch học tập, công tác sao cho hiệuquả nhất mà lại mất ít thời gian

Từ cơ sở thực tiễn và khoa học nêu trên, tôi chọn tên cho giải pháp khoa họcgiáo dục của mình là “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Hoá học lớp 10 cơbản’’

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Kiến thức cấp 3 tương đối nhiều về mặt lý thuyết cũng như các dạng bài tậpphục vụ cho việc thi tốt nghiệp và thi THPT quốc gia Với lượng kiến thức nhưvậy, việc tiếp thu kiến thức của HS là tương đối khó khăn Việc học thuộc mộtcách máy móc không thể khắc sâu vào tâm trí của học sinh Khi GV giảng dạy

HS khó tiếp nhận dẫn đến các biểu hiện như chán nản, tinh thần không cao tronghọc tập; lười học trên lớp, học ở nhà; không tập trung trong giờ học, nói chuyệnriêng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập GV đôi khi phải đau đầu vớiviệc nhắc nhở thúc giục việc học của HS Có một số phương pháp đã được sửdụng trước đó như: Ứng dụng CNTT vào giờ học, sử dụng phiếu học tập, đàmthoại gợi mở HS sẽ ghi nhớ kiến thức ngay lúc đó, nhưng hôm sau khi hỏi lạithì không còn nhớ được nhiều Tức là các phương pháp đã thực hiện hiệu quảchưa cao

1 Tham khảo từ các tài liệu

[7] Trang web https//vi.m.wikipedia.org – nguồn gốc bản đồ tư duy

2 [1] Bí ẩn của não phải Mỗi đứa trẻ là một thiên tài – GS Makoto Shichida – NXB Thế giới phiên dịch

Trang 6

2.3 Nội dung

2.3.1 Hướng dẫn thực hiện SĐTD

a Các bước thực hiện một sơ đồ tư duy [2]3

- Bước 1: Xác định từ khóa ( key word )

- Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm

Quy tắc vẽ chủ đề :

+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác

+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc tùy thuộc vào sở thích mỗi người.+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cầnđược làm nổi bật dễ nhớ

+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

- Bước 3 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ :

+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày đểlàm nổi bật

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác

Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trênnhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa Việc này giúp cho nhiều từkhóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễdàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc) Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từmột điểm Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùngmột màu Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụthể hơn

Ví dụ :

- Bước 5: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của HS bay bổng

HS có thể tự do sáng tạo thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọngthêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn

b.Quá trình hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ tư duy.

3 [2] Hướng dẫn cách lập Sơ đồ tư duy – Báo Giáo dục và thời đại Ngày 12/12/2017

Trang 7

- Bước 1: Trước hết GV phải cho HS làm quen với SĐTD Bởi vì thực tếcho thấy rằng rất nhiều HS cũng chưa biết SĐTD là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽnhư thế nào, vì thế GV trước hết cần phải cho HS làm quen và giới thiệu vềSĐTD cho HS Giáo viên nên giới thiệu cho HS về nguồn gốc, ý nghĩa hay tácdụng của việc sử dụng SĐTD trong học tập môn Hoá học

Giáo viên có thể đưa ra một số SĐTD mẫu sau đó yêu cầu HS diễn giải,thuyết trình về nội dung của SĐTD theo cách hiểu riêng của mình Với việc thựchiện bước này sẽ giúp HS bước đầu làm quen và hiểu về SĐTD

Ví dụ : Trong bài ôn tập đầu năm GV sẽ đưa ra hệ thống hoá các khái niệm vềchất yêu cầu HS diễn giải sơ đồ

- Bước 2: Sau khi đã làm quen với SĐTD giáo viên có thể giao cho HS hoặccùng HS xây dựng lên một SĐTD ngay tại lớp với các bài ôn tập, hệ thống hóakiến thức

Ví dụ : Trong bài ôn tập đầu năm GV cùng HS phân loại các hợp chất vô cơ đãhọc trong chương trình lớp 9 [5]4

- Bước 3 : Sau khi HS vẽ xong bản đồ tư duy, giáo viên có thể để HS tựtrình bày ý tưởng về bản đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được

c Những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng

4 Tham khảo từ tài liệu [5] Sách giáo khoa hóa học lớp 9 – NXB Giáo dục VN – Bộ GD & ĐT

Trang 8

- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.

- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc chuẩn bị bài của học sinh và dạy bài

mới của giáo viên.

a.Nhiệm vụ của học sinh chuẩn bị bài ở nhà.

Giáo viên định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà bằng cách lập một SĐTD

về bài học, những đề mục sẽ có trong bài học mới Điều này sẽ bắt buộc HS phảiđọc bài và nghiên cứu bài trước, giúp HS nắm được một cách khái quát nhữngđiều sẽ có trong bài học mới

Ví dụ : Trước khi học bài “ Cấu tạo vỏ nguyên tử” GV yêu cầu HS về vẽmột SĐTD về các đề mục có trong bài

b.Sử dụng bản đồ tư duy khi vào tiết học mới.

Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằngmột hình vẽ bất kì trên bảng của lớp, cho HS ngồi theo nhóm thảo luận SĐTDcủa mỗi HS đã chuẩn bị trước ở nhà đối với SĐTD của các bạn trong nhóm

Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay là gì có mấy nhánhlớn cấp số 1 (các đề mục có trong bài) và gọi HS lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề,chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn

Sau khi HS vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, GV đặt câu hỏi tiếp ở nhánhthứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2 HS sẽ hoàn thành nội dung SĐTD của bàihọc mới ngay tại lớp Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần cònthiếu vào SĐTD của từng cá nhân

Ví dụ 1 : Khi học bài “ Cấu tạo vỏ nguyên tử “ ( tiết 7 theo phân phốichương trình ), sau khi HS vẽ xong nhánh cấp 1, GV sẽ sử dụng hệ thống câuhỏi để triển khai kiến thức và hoàn thiện SĐTD của bài học :

+ Với mẫu hành tinh nguyên tử, các nhà khoa học Rơ-dơ-pho, Bo, phen đã xác định các electron chuyển động quanh hạt nhân như thế nào?

Zom-mơ-+ Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại sự chuyển động của cácelectron quanh hạt nhân đã được nhìn nhận như thế nào?

+ Vỏ nguyên tử được chia thành các đơn vị tổ chức nào ? …

Sơ đồ minh hoạ

Trang 9

Ví dụ 2 : Khi học bài “ Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoáhọc Định luật tuần hoàn”sau khi GV làm rõ một số khái niệm về tính kim loại -tính phi kim sẽ yêu cầu HS chia nhóm vẽ SĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý chocác em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ ( nhánhcon cấp 2, cấp 3…), sau đó cho các nhóm lên trình bày trước lớp để các HS khác

bổ sung Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức mộtcách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú họctập của HS

Sơ đồ minh hoạ

Ví dụ 3 : Khi học bài “ Clo” GV có thể kết hợp với SĐTD đã vẽ trong bài

“Khái quát nhóm halogen” và thông qua hệ thống câu hỏi để xây dựng SĐTDcho bài học mới, khi đó việc tiếp thu kiến thức mới của HS trở nên logic và kháiquát hơn

Trang 10

Sơ đồ minh hoạ bài “ Khái quát nhóm halogen ”

Sơ đồ minh hoạ bài “ Clo ”

Sau mỗi bài học, GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự hệ thống kiến thức trọngtâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ SĐTD Mỗi bài học có thểđược vẽ trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập Việc làm này sẽ giúp các

em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng

Chú ý: Đối với những lớp HS lười, không chịu đọc và làm bài ở nhà Chúng ta

có thể yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư duy của mình ra giấy kiểm tra, cuối giờ

Trang 11

nộp lại cho GV Tổng hợp các SĐTD trong các tiết của HS lại lấy bình quân một con điểm 15 phút hoặc 1 tiết coi như là đánh giá ý thức học tập của HS.

2.3.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài luyện tập.

Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi thấy rằng loại bài luyện tập là rất quantrọng nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹnăng vận dụng giải bài tập hóa học Cấu trúc bài luyện tập ở SGK có 2 phần :

- Phần 1 : Kiến thức cần nhớ

- Phần 2 : Bài tập

Cách viết của SGK ở phần 1 thường là hệ thống lại các kiến thức theo kiểuhàng ngang nếu GV không biết vận dụng phương pháp tích cực thì dạy phần nàytương đối tẻ nhạt, đơn thuần GV ra câu hỏi HS trả lời, hiệu quả cách dạy nàykhông cao

Khi sử dụng SĐTD để hệ thống hóa các kiến thức của một chương lên trênmột tờ giấy trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trongmối liên hệ của chúng nên HS dễ nhớ và có điều kiện nhớ lâu

Để dạy phần 1 GV có hai phương pháp để triển khai :

+ Cho HS lập một SĐTD ở nhà về nội dung kiến thức cần nhớ, khi dạy phầnnày GV tổ chức cho HS nhận xét một vài bản đồ để chọn ra bản đồ hoàn chỉnhnhất sau đó GV có thể bổ sung ý kiến của mình vào để có một bản đồ chuẩndùng cho HS nắm các kiến thức của bài học

+ Giáo viên đưa ra các từ khoá kiến thức để HS triển khai nội dung

Sau đây là một số bản đồ tư duy tôi đã cho học sinh xây dựng trong tiết luyệntập :

Bài 6 : Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử

Ngày đăng: 12/07/2020, 05:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bí ẩn của não phải. Mỗi đứa trẻ là một thiên tài – GS. Makoto Shichida – NXB Thế giới phiên dịch Khác
[2] Hướng dẫn cách lập Sơ đồ tư duy – Báo Giáo dục và thời đại. Ngày 12/12/2017 Khác
[3] Rèn tư duy giải bài tập hóa học 10 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – Chủ biên Hồ Sĩ Thạnh Khác
[4] Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 – NXB Giáo dục VN – Bộ GD&ĐT – Chủ biên Nguyễn Xuân Trường Khác
[5] Sách giáo khoa hóa học lớp 9 – NXB Giáo dục VN – Bộ GD & ĐT Khác
[6] Sách giáo viên Hóa 10 – NXB Giáo dục VN – Bộ GD & ĐT – Tác giả Nguyễn Xuân Trường , Lê Trọng Tín, Lê xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn [7] Trang web https//vi.m.wikipedia.org – nguồn gốc bản đồ tư duy Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bài 1 1: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hìn he nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS và THPT nghi sơn
i 1 1: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hìn he nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học (Trang 12)
a)Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về lớp vỏ nguyên tử và cấu hình electron, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bài tập - Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS và THPT nghi sơn
a Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về lớp vỏ nguyên tử và cấu hình electron, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bài tập (Trang 16)
Cấu hình e: 12 23 34 ss 22 ps ps 6 26 2 - Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS và THPT nghi sơn
u hình e: 12 23 34 ss 22 ps ps 6 26 2 (Trang 17)
4. Củng cố: Cấu hình electron của nguyên tử M sau khi đi 1e là - Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học 10 cơ bản ở trường THCS và THPT nghi sơn
4. Củng cố: Cấu hình electron của nguyên tử M sau khi đi 1e là (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w