Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ bán lẻ, cụ thể là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân (KHCN) là xu hướng phổ biến của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Đây là phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng khi quy mô thị trường còn rất lớn, dân số đông nhưng tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp. Bên cạnh đó, so với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đang còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, hoạt động cho vay đối với KHCN có nhiều điều kiện để phát triển hơn do số lượng khách hàng lớn, dễ tiếp cận, công tác phân tích, thẩm định và quản lý sau cho vay cũng đơn giản hơn. Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ lâu đã đặt mục tiêu phấn đấu thành Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu. Nhờ những nỗ lực trong nghiên cứu, xây dựng và triển khai các sản phẩm cho vay mới và các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng cá nhân, BIDV đã đạt được thành quả đáng kể. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn là chi nhánh cấp một của BIDV, là chi nhánh có phạm vi hoạt động rộng trên 8 huyệntại tỉnh Nghệ An nên có thị trường rộng lớn. Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng kể nhưng hoạt động cho vay và quản lý cho vay khách hàng cá nhân vẫn chưa được triển khai một cách hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Công tác quản lý cho vay KHCN của Chi nhánh còn nhiều hạn chế như: quy mô cho vay chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, chất lượng thẩm định còn thấp, kiểm soát sau cho vay còn mang tính hình thức, nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn… Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tế hoạt động quản lý cho vay KHCN để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Diễn là hết sức cần thiết và cấp bách. Đó là lý do đề tài “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Diễn” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này với mong muốn tìm kiếm được những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐÀO DANH HẠNH
QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐÀO DANH HẠNH
QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ NGÀNH: 8340401
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS BÙI VĂN HƯNG
HÀ NỘI - 2019
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả
Đào Danh Hạnh
Trang 4Trước hết, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Bùi Văn Hưng,người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn Tiếp đến tác giả xin cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Đại Học Kinh tếQuốc dân đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên môn, chia sẻ các kinh nghiệmquý báu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị, các cô chú, đồng nghiệp ởNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn đã dành thờigian quý báu của mình để cung cấp cho tác giả tất cả các thông tin cần thiết để hoànthành luận văn
Cuối cùng, tác giả muốn cảm ơn tới gia đình vì những hỗ trợ tuyệt vời và nhữnglời động viên để tôi có đủ tinh thần, nghị lực để thực hiện luận văn
Tác giả
Đào Danh Hạnh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Cho vay Khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khách hàng cá nhân 7
1.1.2 Cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM 8
1.2 Quản lý cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh NHTM 10
1.2.1 Khái niệm về quản lý cho vay KHCN của chi nhánh NHTM 10
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM 11
1.2.3 Nội dung hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM 15
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay KHCN của chi nhánh NHTM 20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN 26
2.1 Khái quát về BIDV Phủ Diễn 26
2.1.1 Sự hình thành và phát triển BIDV Phủ Diễn 26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BIDV Phủ Diễn 27
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2018 29
2.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Phủ Diễn 30
2.2.1 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân 30
2.2.2 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân 33
Trang 62.3.1 Thực trạng lập kế hoạch cho vay KHCN 35
2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN 39
2.3.3 Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch cho vay KHCN 52
2.4 Đánh giá quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 61
2.4.1 Đánh giá theo hệ thống tiêu chí phản ánh kết quả quản lý 61
2.4.2.Điểm mạnh trong quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 68
2.4.3 Điểm yếu trong quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 69
2.4.4 Nguyên nhân của điểm yếu 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN 75
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý cho vay KHCN tại BIDV đến năm 2020 75
3.1.1 Mục tiêu quản lý cho vay khách hàng cá nhân 75
3.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng cá nhân 76
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 77
3.2.1 Hoàn thiện lập kế hoạch quản lý cho vay KHCN 77
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN 79
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát kế hoạch cho vay KHCN 88
3.2.4 Giải pháp khác 89
3.3 Một số kiến nghị 91
3.3.1 Kiến nghị với BIDV 91
3.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương 92
KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7CBCNV Cán bộ công nhân viên
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 8Bảng 2.1 Kết quả hoạt HĐKD của BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014 – 2018 29
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ KHCN của BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014 - 2018 33
Bảng 2.3: Dư nợ theo sản phẩm tại BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014 - 2018 34
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014-2018 34
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014-2018 .35
Bảng 2.6: Kế hoạch cho vay KHCN của BIDV Phủ Diễn xét theo thời hạn trong giai đoạn 2014-2018 37
Bảng 2.7: Kế hoạch cho vay KHCN của BIDV Phủ Diễn xét theo mục đích trong giai đoạn 2014-2018 38
Bảng 2.8: Kế hoạch cho vay KHCN xét theo tài sản bảo đảm 39
Bảng 2.9: Cơ cấu đội ngũ CBNV của bộ máy quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 40
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay KHCN tại các đơn vị của BIDV Phủ Diển 48
Bảng 2.11: Đánh giá CBNV về quy trình cho vay KHCN 52
Bảng 2.12: Xếp hạng khách hàng KHCN tại BIDV Phủ Diễn 54
Bảng 2.13: Chấm điểm các thông tin của KHCN 55
Bảng 2.14: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng của KHCN 56
Bảng 2.15: Xếp hạng tín dụng đối với KHCN 57
Bảng 2.16: Ra quyết định cấp tín dụng theo hạng KHCN 58
Bảng 2.17: Kết quả thực hiện kế hoạch dư nợ cho vay KHCN của BIDV Phủ Diễn xét theo thời hạn trong giai đoạn 2014-2018 59
Bảng 2.18: Kết quả thự hiện kế hoạch dư nợ cho vay KHCN của BIDV Phủ Diễn xét theo thời hạn trong giai đoạn 2014-2018 60
Bảng 2.19: Kết quả cho vay KHCN của BIDV Phủ Diễn xét theo mục đích trong giai đoạn 2014-2018 60
Bảng 2.20: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014-2018 61
Trang 9giai đoạn 2014-2018 62Bảng 2.22: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay KHCN tại BIDV Phủ
Diễn giai đoạn 2014-2018 63Bảng 2.23: Dư nợ có TSBĐ trong tổng dư nợ KHCN tại BIDV Phủ Diễn trong giai
đoạn 2014-2018 64Bảng 2.24: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay KHCN
tại BIDV Phủ Diễn 65
HÌNH
Hình 2.1 Mô hình tổ chức BIDV - Chi nhánh Phủ Diễn 32Hình 2.2: Quy trình xây dựng kế hoạch cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 42Hình 2.1: Bộ máy quản lý cho vay KHCN tại BIDV Phủ Diễn 45
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ bán lẻ, cụ thể là hoạt động cho vay đốivới khách hàng cá nhân (KHCN) là xu hướng phổ biến của các ngân hàng thươngmại Việt Nam hiện nay Đây là phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng khi quy
mô thị trường còn rất lớn, dân số đông nhưng tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụngân hàng còn thấp Bên cạnh đó, so với hoạt động cho vay khách hàng doanhnghiệp đang còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, hoạt động cho vay đối vớiKHCN có nhiều điều kiện để phát triển hơn do số lượng khách hàng lớn, dễ tiếpcận, công tác phân tích, thẩm định và quản lý sau cho vay cũng đơn giản hơn Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ lâu đã đặt mục tiêu phấn đấuthành Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Nhờ những nỗ lực trongnghiên cứu, xây dựng và triển khai các sản phẩm cho vay mới và các chương trình
ưu đãi lớn dành cho khách hàng cá nhân, BIDV đã đạt được thành quả đáng kể
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn là chinhánh cấp một của BIDV, là chi nhánh có phạm vi hoạt động rộng trên 8 huyện tại tỉnhNghệ An nên có thị trường rộng lớn Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt được một sốkết quả đáng kể nhưng hoạt động cho vay và quản lý cho vay khách hàng cá nhân vẫnchưa được triển khai một cách hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan Công tác quản lý cho vay KHCN của Chinhánh còn nhiều hạn chế như: quy mô cho vay chưa tương xứng với tiềm năng trênđịa bàn, chất lượng thẩm định còn thấp, kiểm soát sau cho vay còn mang tính hìnhthức, nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn… Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tế hoạt động quản
lý cho vay KHCN để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánhPhủ Diễn là hết sức cần thiết và cấp bách Đó là lý do đề tài “Quản lý cho vay kháchhàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh PhủDiễn” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này với mong muốn tìmkiếm được những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
Trang 112 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chovay và quản lý cho vay KHCN tại các NHTM Có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau:
- Đề tài “Quản lý cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh SơnLa”, luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế năm 2017 của tác giả Võ Khắc Giáp – Đạihọc Kinh tế quốc dân Đề tài này đã đưa ra hệ thống lý luận chung về quản lý chovay tại NHTM và các giải pháp hoàn thiện công tác này, tuy nhiên đối tượng nghiêncứu của luận văn là hoạt động cho vay nói chung, không đi sâu vào đối tượng cụ thể
là KHCN Do đó khả năng vận dụng vào thực tiễn quản lý cho vay KHCN tại BIDVChi nhánh Phủ Diễn, tỉnh Nghệ An chưa cao
- Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình”, của tác giảHoàng Thị Cẩm Vân, Đại học Tài chính Marketing, bảo vệ năm 2015 Nội dung củaluận văn đã nêu được thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của BIDVQuảng Bình (giai đoạn 2012-2014), thực hiện đánh giá hoạt động cho vay thông quaphân tích báo cáo tài chính từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm phát triển hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Quảng Bình trong thời gian tới
- Đề tài “Phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Hưng Yên”, luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2015 của tác giảĐoàn Thị Nguyệt – Đại học Kinh tế quốc dân Đề xuất một số giải pháp nhằm pháttriển cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánhHưng Yên
- Đề tài “Quản lý cho vay DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Từ Liêm - Thực trạng và Giải pháp hoàn thiện”, luận văn Thạc sĩkinh tế năm 2012 của tác giả Trần Chí Minh – Học viện Tài chính Đề tài đã nghiêncứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DN nhỏ và vừa, sự cần thiếtphải quản lý cho vay DN nhỏ và vừa đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý đối tượng này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Từ Liêm Tuy nhiên đề tài có phạm vị nghiên cứu là mảng khách hàng cá nhân
Tạp chí Đầu tư Phát triển,Trang thông tin của BIDV với các bài viết về pháttriển hoạt động cho vay KHCN, các bài viết chỉ nêu lên một vài mảng hoạt động
Trang 12chứ chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu về quản lý cho vay KHCN một cách chuyênsâu.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu liên quan chủ yếu tới năm về trước, nộidung đánh giá thực trạng không còn phù hợp với tình hình hiện nay và chưa phântích sâu cũng như chưa đưa ra được các giải pháp, đề xuất phù hợp với tình hìnhquản lý cho vay Khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại Chinhánh Phủ diễn nói riêng
Hơn nữa, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu và viết về quản lý chovay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Phủ Diễn
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, tác giả sẽ đi sâu phân tích đề tài “quản lýcho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Phủ Diễn”, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế của tổ chức trong nhữngnăm gần đây để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động này cho tổ chức
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu về quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại chinhánh ngân hàng thương mại làm cơ sở phân tích thực trạng
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Diễn; tìm ra nhữngđiểm mạnh, điểm yếu cùng các nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong côngtác quản lý này làm cơ sở đề xuất giải pháp
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản
lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Phủ Diễn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu quản lý cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn theo quy trình quản lý
Trang 13+ Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam – Chi nhánh Phủ Diễn
+ Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng trong giai đoạn từ 2014-2018, điềutra sơ cấp tháng 5/2019; đề xuất những phương hướng và giải pháp đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
cá nhân
Tổ chức thựchiện kế hoạchcho vay KHCN
Kiểm soát thựhiện kế hoạchcho vay KHCN
Mục tiên của quản lýcho vay KHCN tại chinhánh NHTM
- Đảm bảo hiệu quả
sử dụng vốn của chinhánh NHTM
- Tăng trưởng bềnvững dư nợ đối vớinhóm KHCN
- Phòng tránh rủi ro chovay KHCN; kiểm soát
tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấuđối với nhóm KHCN
- Phòng tránh rủi rocho vay KHCN; Kiểmsoát tỷ lệ nợ quá hạn,
nợ xấu đối với nhómKHCN
- Nâng cao sự hàilòng của KHCN khi
sử dụng dịch vụ vayvốn của NHTM
Trang 145.2 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Xác định hướng nghiên cứu và tên đề tài: “Quản lý cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn”
Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước 3: Xác định khung nghiên cứu về quản lý cho vay khách hàng cá nhântại ngân hàng thương mại
Bước 4: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu
Bước 5: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thức trạng quản lý cho vayKHCN tại BIDV Phủ Diễn trong giai đoạn 2014-2018
Bước 6: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng(thống kê mô tả) Ngoài ra còn sử dụng phương pháp: phân tích so sánh và tổnghợp
5.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
a) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Hệ thống thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các ngồn sau:
- Thông tin từ những văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, chính phủ vàcác bộ, ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM
- Thông tin về các chính sách tín dụng dành cho KHCN của BIDV
- Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kết quả cho vay kháchhàng cá nhân của BIDV Phủ Diễn giai đoạn 2014-2018
- Số liệu từ các bài viết, tham luận, luận văn, luận án đã công bố cũng đượcluận văn lựa chọn, đánh giá và tận dụng trong quá trình nghiên cứu
b) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu 40 cán bộ đang làm trong công tác chovay KHCN tại BIDV Phủ Diễn
Luận văn tiến hành phát phiếu khảo sát cho 200 khách hàng các nhân hiệnđang sử dụng dịch vụ vay vốn tại BIDV Phủ Diễn Số phiếu phát ra là 200, số phiếuthu về là 188, trong đó 188 phiếu đều hợp lệ
Trang 16- Số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được chọn lọc, so sánh, đối chiếu, tính tỷ
lệ phần trăm đề phục vụ cho nghiên cứu
- Số liệu sơ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel
6 Ý Nghĩa của việc nghiên cứu
Việc nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn có một ý nghĩa hết sức quantrọng như:
Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viê về nhữngvấn đề có liên quan đến đề tài luận văn
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhPhủ Diễn: Việc quản lý hoạt động cho vay KHCN có vai trò rất quan trọng đốivới mục tiêu, chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàngdiễn ra một cách tốt nhất
Đối với vấn đề quản lý: Những nghiên cứu và kết luận đề tài đưa ra góp phầntăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn trong điều kiện kinh tế hội nhậpgiai đoạn hiện nay
7 Kết cấu đề tài: gồm có 3 chương:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn baogồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý cho vay khách
hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn
Chương 3: Giải pháp quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cho vay Khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khách hàng cá nhân
1.1.1.1 Khái niệm khách hàng cá nhân
Trong Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốnđem lại thu nhập chính cho Ngân hàng Hoạt động cho vay được phân loại theo đốitượng khách hàng, bao gồm: cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay các tổ chứctín dụng, cho vay KHCN
KHCN là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vidân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Đối tượng vay vốn
đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây sửa nhà, mua
ô tô, các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, mua sắmtrang thiết bị và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác
Theo quy định của Ngân hàng thương mại thì khách hàng bao gồm: Cá nhân
và Hộ gia đình
1.1.1.2 Đặc điểm khách hàng cá nhân
KHCN thường có các đặc điểm sau:
KHCN bao gồm nhiều tầng lớp có đặc điểm khác nhau về nghề nghiệp, uy tín,thu nhập, khả năng tài chính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểu biết về các dịch vụNgân hàng Đối với KHCN có địa vị xã hội, có thu nhập cao thường không muốn côngkhai tất cả các nguồn thu nhập cá nhân, tài sản tích lũy, tình trạng vay nợ nên họ có tâm
lý ngại chuẩn bị hồ sơ vay vốn Ngược lại với các khách hàng có thu thập thấp hơn lạitìm cách bổ sung thêm các nguồn thu nhập không ổn định Do đó thời gian và cách xử
lý hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng thường phức tạp hơn so và rủi ro tín dụng đối với chovay KHCN cũng cao hơn so với các hình thức cấp tín dụng khác
Trang 18Măt khác, KHCN thường mong muốn sự công bằng và ổn định khi sử dụngdịch vụ Ngân hàng, mong muốn được bảo đảm quyền lợi, được đối xử công bằngkhi giao dịch tại các kênh phân phối khác nhau của cùng một Ngân hàng và được tưvấn, giải đáp ngay các thắc mắc một cách đầy đủ và nhiệt tình Do đó, chính sáchdành cho KHCN cần có sự thống nhất cao giữa các khách hàng khác nhau, giữa cáckênh phân phối khác nhau, điều này đòi hỏi NHTM xây dựng chính sách thống nhấtdành cho KHCN khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHTM, đồng thời có biện phápkiểm soát cạnh tranh không lành mạnh giữa các kênh phân phối Bên cạnh đó, đặcđiểm này đòi hỏi NHTM đa dạng hóa kênh giao tiếp với KHCN: nhân sự quản lýtrực tiếp, tổng đài chăm sóc khách hàng tập trung, Ngân hàng trực tuyến, phần mềmtương tác giữa khách hàng với NHTM trên điện thoại thông minh.
Bên cạnh đó, KHCN thường lựa chọn sử dụng dịch vụ cho vay căn cứ đầutiên và chủ yếu nhất là lãi suất cho vay, mức độ dễ dàng khi tiếp cận vốn vay, uy tíncủa Ngân hàng, qua giới thiệu của người thân đã sử dụng dịch vụ, thương hiệu, chấtlượng dịch vụ và khuyến mại…Do đó, đòi hỏi NHTM không ngừng cải tiến sảnphẩm dịch vụ để có mức giá tối ưu cho đối tượng KHCN, xây dựng quy trình chovay, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay rõ ràng, minh bạch Mặt khác, đặc điểm này đỏihỏi NHTM phải tăng cường chăm sóc khách hàng hiện hữu, mở rộng liên kết vớicác tổ chức thương mại, dịch vụ như: Công ty bảo hiểm, chủ thầu xây dựng, đại lý ôtô…nhằm quảng bá hình ảnh NHTM, đồng thời tăng số lượng kênh tiếp cận KHCN,khách hàng giới thiệu khách hàng
1.1.2 Cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM
1.1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này bên cho vay chuyển giaoquyền sử dụng tiền trong thời gian nhất định cho người đi vay Khi đến hạn trả nợbên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả tiền gốc và lãi vay Theo thông tư39/2017/TT-NHNN ngày 30/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hànhquy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài đối với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tíndụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
Trang 19đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi” Khái niệm trên được NHTM áp dụng làm tiền đề cơ bản cho cáchoạt động cho vay.
Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạt độngcho vay bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay kháchhàng cá nhân Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay KHCN nên
ta xem xét khái niệm hoạt động nay Cho vay KHCN là hình thức tài trợ của Ngânhàng cho các khách hàng cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó Ngân hàngchuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhấtđịnh được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng”
1.1.2.2 Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân
Thứ nhất: quy mô của các khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay lớn
Hoạt động cho vay KHCN là một dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hướng tới đốitượng sử dụng vốn vay là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từtrung bình trở lên có nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất, hoặc tiêu dùng, muasắm… được pháp luật cho phép Do đó, quy mô khoản vay nhỏ, số lượng khoản vaylớn, nhu cầu vay vốn đa dạng nhưng không thường xuyên và chịu ảnh hưởng bởiyếu tố môi trường, điều này dẫn đến chi phí thẩm định, chi phí quản lý, giám sát saukhi cho vay là tương đối cao, đổi lại Ngân hàng có thể phân tán rủi ro trong chovay Hơn nữa, đối với dịch vụ cho vay KHCN, số lượng khách hàng vay lớn vàphân tán ở nhiều nơi khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện, làm tăng chiphí thiết kế sản phẩm, chi phí tiếp cận khách hàng dẫn đến việc Ngân hàng phải
mở thêm các kênh phân phối, mở rộng đầu tư cho giao dịch điện tử
Thứ hai: rủi ro cho vay KHCN thường cao hơn so với hoạt động cho vay khác.
Cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn Xuất phát từ bản thân khách hàng vayvốn có thể biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khikhách hàng cố tình không chịu chi trả nợ, hoặc do sự biến động của tình hình sứckhỏe, công việc… Ngoài ra, để có được khoản vay nhiều khách hàng dấu các thông
Trang 20tin về tình hình sức khỏe và công việc trong tương lai của mình nên các Ngân hàng
dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Do khoản vay KHCN có tính rủi ro cao nênNgân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầungười vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho tài sản,hàng hóa…
Thứ ba: lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với hoạt động cho vay khác.
Xuất phát từ thực tế, cho vay KHCN thường chịu ảnh hưởng của nhiều rủi
ro Để bù đắp, NHTM thường áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ cho đốitượng KHCN cao hơn khách hàng là doanh nghiệp, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng từhoạt động cho vay KHCN cũng cao hơn so với các hoạt động cho vay khác
Thứ tư: Mục đích cho vay
Mục đích cho vay KHCN rất đa dạng, có thể chia làm 02 nhóm gồm: mụcđích sản xuất kinh doanh như: bổ sung vốn kinh doanh, bổ sung vốn lưu động,đầu tư nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh….Mụcđích vay tiêu dùng như: mua nhà ở, mua xe ô tô, mua sắm, tiêu dùng, du học,chữa bệnh, tổ chức đám cưới…
1.2 Quản lý cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh NHTM
1.2.1 Khái niệm về quản lý cho vay KHCN của chi nhánh NHTM
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, cácthời cơ của tổ chức để đạt được những mục tiêu dặt ra trong điều kiện biến động củamôi trường”
Từ khái niệm chung về hoạt động quản lý, ta có thể định nghĩa về quản lýcho vay KHCN của NHTM như sau:
Trong hoạt động cho vay KHCN, ban lãnh đạo với vai trò là nhà quản lý cầnthực hiện tốt các công việc: xây dựng kế hoạch cho vay KHCN, tổ chức bộ máythực hiện cho vay KHCN, và kiểm soát hoạt động cho vay nhằm mục tiêu hiệu quả,hiệu lực, an toàn hoạt động cho vay KHCN
Trang 21Xét trên quan điểm tác nghiệp có thể định nghĩa, quản lý cho vay KHCN là
sự tác động của chủ thể quản lý là NHTM vào hoạt động cho vay KHCN nhằmnâng cao hiệu quả hiệu lực cho vay và giảm thiểu rủi ro
Trang 221.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM.
1.2.2.1 Mục tiêu của quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh NHTM Ngân hàng
thương mại là một tổ chức hoạt động dịch vụ bao gồm nhiều hoạt động dịch vụ nhưhuy động vốn, cho vay, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán Trong đó hoạt động huyđộng vốn và cho vay là hoạt động cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất của Ngân hàng
Do đó, thực hiện tốt hoạt động quản lý cho vay KHCN là một yếu tố quyết định đếnhiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh NHTM
Thứ hai, tăng trưởng bền vững dư nợ cho vay KHCN Tăng trưởng dư nợ là
chỉ tiêu ngân hàng cần đạt được trong hoạt động cho vay KHCN Tuy nhiên tăngtrưởng phải nằm trong khuôn khổ nhất định Trong đó, phải đảm bảo một số tiêu chíbền vững căn bản như: cơ cấu cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động; rủi ro tíndụng trong ngưỡng an toàn; đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, v.v
Thứ ba, đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro cho vay KHCN; Hoạt động của
chi nhánh Ngân hàng thương mại trong đó cho vay KHCN luôn đi kèm với rủi ro.Rủi ro cho vay KHCN là rủi ro để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu Để phòng ngừa, hạnchế nợ quá hạn, nợ xấu thì việc quản lý cho vay KHCN cần quản lý tốt công tácthẩm định trước khi quyết định cho vay dựa trên những chỉ tiêu định tính và địnhlượng để xác định chính xác về tình trạng của khách hàng, xử lý thông tin và xácđịnh nguy cơ đối với khách hàng
Thứ tư, nâng cao sự hài lòng của KHCN khi sử dụng dịch vụ vay vốn của
Ngân hàng Thực hiện tốt công tác quản lý cho vay KHCN của chi nhánh NHTM
sẽ giúp khách hàng rút ngắn hơn thời gian vay, thủ tục đơn giản, nhanh gọn; tạođiều kiện cho khách hàng kịp thời có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.Trên cơ sở đánh giá chất lượng của từng khoản vay ở mỗi khách hàng, giúp chokhách hàng thỏa thuận với NHTM và có thể đưa ra các điều kiện vay vốn phù hợpnhư: mức lãi suất, kỳ hạn va và trả nợ, bảo đảm tiền vay
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM.
Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM, có thể
sử dụng rất nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục đích đánh giá của
Trang 23người nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, một số tiêu chí cơbản sau sẽ được sử dụng để phân tích và đánh giá:
Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN: Mục tiêu cuối cùng của
NHTM là tối đa hóa lợi nhuận đạt được Trong hoạt động cho vay KHCN thì lợinhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh củaNHTM Công tác quản lý cho vay KHCN không thể nói là tốt nếu tỷ trọng lợinhuận từ hoạt động cho vay KHCN là thấp
Thứ hai, mức độ an toàn về hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM.
- Dư nợ các nhóm: Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quyđịnh về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro vàviệc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc vàlãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng
mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theoquy định của pháp luật;
Trang 24- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công tycon của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chứctín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổphiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượtquá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấpcho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của phápluật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặcdoanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giớihạn theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phépvượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối
và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chínhsách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theokết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Trang 25(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạnhoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày
kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồitrên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công
bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phongtỏa vốn và tài sản;
Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặclãi đã quá hạn, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5
tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thê chấp nhận được Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệnày ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1-3%
- Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ: Tỷ lệ này phản ánh mức độ bù đắptổn thất cho ngân hàng khi khoản thu thứ nhất gặp rủi ro, khách hàng không trảđược gốc và lãi đúng kỳ hạn Tỷ lệ này càng cao thì mức độ RRTD càng giảm Hiệnnay theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này tối thiểu đạt trên 75% mới đảm bảo an toàn
Trang 27nhánh NHTM.
Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay KHCN của chi nhánhNHTM là một tiêu chí định tính, tiêu chí này sẽ được đánh giá thông qua một hệthống câu hỏi logic sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với những vấn đề có liên quan đến trảinghiệm khi sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng như:
1.2.3 Nội dung hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM
1.2.3.1 Lập kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM
Hoạt động cho vay KHCN cũng như mọi hoạt động khác của chi nhánhNHTM đều phải lên kế hoạch thực hiện cụ thể (thường 1 năm) Để công tác cho vayKHCN có hiệu quả cao thì các chi nhánh NHTM phải xây dựng kế hoạch cho vayKHCN của mình, kế hoạch đó phải được bảo vệ trước Tổng giám đốc Hội sở chính
và phải được Tổng giám đốc phê duyệt trước khi đưa vào triển khai thực hiện
Xây dựng kế hoạch cho vay KHCN giúp cho chi nhánh NHTM phác thảonhững ý tưởng, định hướng phát triển của ngân hàng trong đó chỉ ra những lý do màchi nhánh có thể gặp phải cũng như những cơ hội có thể đến Nó giúp chi nhánhngân hàng khắc phục những bất trắc trong việc cho vay KHCN, cũng như các hoạtđộng kinh doanh khác của chi nhánh
- Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM: + Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo sự phân chia,
phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạchcho vay KHCN tại ngân hàng
+ Nguyên tắc linh hoạt: Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch cho vay KHCN
Trang 28phải căn cứ trên các điều kiện cụ thể về nguồn lực, thị trường và các điều kiện kinhdoanh khác của chi nhánh ngân hàng thì yêu cầu đặt ra là kế hoạch cho vay KHCNphải có tính thích nghi cao, có khả năng điều chỉnh linh hoạt trước những biến độngcủa môi trường kinh doanh.
+ Nguyên tắc khả thi: Nguyên tắc này thể hiện ở tính khả thi cao ở các mục
tiêu cho vay KHCN đặt ra Các mục tiêu này phải đòi hỏi sự cố gắng của người chịutrách nhiệm thực hiện nhưng lại không được quá cao so vớ khả năng của chi nhánhngân hàng và phải sát thực cũng như trong khả năng có thể đạt được Muốn đượcnhư vậy thì hệ thống các mục tiêu kế hoạch đưa ra phải được xây dựng trên quátrình phân tích , dự báo thị trường khách quan, chính xác
- Quy trình xây dựng kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM
Cũng giống như việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệpthông thường, việc xây dựng kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM gồmnhững công việc sau:
+ Nghiên cứu – dự báo thị trường
Để xây dựng chính xác kế hoạch cho vay KHCN cho chi nhánh NHTM trongnăm kế hoạch, những người thực hiện cần có sự tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cáccăn cứ như: thực trạng kinh tế, xã hội; dự báo phát triển kinh tế của đất nước, địaphương trong năm kế hoạch; thực trạng cho vay KHCN của ngân hàng ở năm trước;yếu tố cạnh tranh của các đối thủ; v.v…
+ Thiết lập các mục tiêu
Các mục tiêu cho vay KHCN đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện,bên cạnh đó phải được lượng hóa đến mức cao nhất có thể Các mục tiêu cho vayKHCN có thể được chia thành các mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai
Những mục tiêu hàng đầu bao gồm: doanh số cho vay KHCN, cơ cấu kháchhàng, cơ cấu sản phẩm cho vay, chi phí cho vay KHCN, v.v…
Những mục tiêu hàng thứ hai liên quan đến tính hiệu quả của hoạt động chovay KHCN như: khả năng thu hút khách hàng, sự hài lòng của khách hàng, nângcao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng, v.v…
+ Xây dựng phương án
Về nguyên tắc, chi nhánh NHTM phải xác định tất cả các phương án cho vay
Trang 29KHCN Nhưng trên thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi vì những giới hạn vềnguồn lực, giới hạn về thông tin… Do đó, chi nhánh NHTM cần phân tích rõ cácnguồn lực hiện có của mình để xây dựng được các phương án cho vay KHCN cótính khả thi.
Mỗi phương án cho vay KHCN được xây dựng cần trả lời được hai câu hỏi:(i) Các giải pháp để thực thi phương án là gì?
(ii) Các nguồn lực để thực thi phương án được lấy ở đâu?
Như vậy, chỉ có những phương án cho vay KHCN có triển vọng nhất mớiđược đưa ra phân tích
+ Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi đã xây dựng được các phương án cho vay KHCN, chi nhánh NHTMcần tìm ra các phương án tối ưu nhất, phương án khả thi nhất Để làm được điều đó,chi nhánh NHTM cần phải đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp vớimục tiêu đã đề ra và phải trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định
+ Ra quyết định và thể chế hóa quyết định
Sau khi đã xác định được các phương án cho vay KHCN tối ưu nhất, chi nhánhNHTM cần ra quyết định để phân bổ nhân lực và các nguồn lực khác cho việc thựchiện kế hoạch cho vay KHCN
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM bao gồmnhiều công việc khác nhau theo quy trình sau
(i) Tổ chức bộ máy quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh NHTM
Bộ máy quản lý cho vay KHCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việchiện thực hóa kế hoạch cho vay KHCN của chi nhánh NHTM Việc tổ chức bộ máybao gồm 2 nội dung chính:
- Đầu tiên là xác định cơ cấu tổ chức của bộ máy Tùy theo quy mô của từng
chi nhánh ngân hàng mà bộ máy quản lý cho vay KHCN có thể khác nhau Nhưngnhìn chung cơ cấu bộ máy quản lý cho vay KHCN hường bao gồm: ban giám đốc,phòng quản trị tín dụng, phòng khách hàng cá nhân, các phòng giao dịch, các bộphận khác có liên quan
Trang 30- Tổ chức nguồn nhân lực của bộ máy quản lý cho vay KHCN Nguồn nhân
lực của bộ máy quản lý cho vay KHCN rất quan trọng, nó chính là nhân tố chính,quan trọng nhất của công tác quản lý Nếu một ngân hàng có cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý cho vay KHCN tốt, hoàn chỉnh mà không có đội ngũ cán bộ quản lý chovay KHCN có trình độ chuyên môn cao thì bản kế hoạch mà họ lập ra cũng không
có tính hiệu quả cao, không có tính khả thi cao
(ii) Xây dựng chính sách sản phẩm
Bản thân ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ Hoạtđộng ngân hàng không tạo ra các sản phẩm cụ thể nhưng việc đáp ứng cho kháchhàng các nhu cầu về dịch vụ tiền tệ, về thanh toán, về vốn thì ngân hàng đã gián tiếptạo ra các sản phẩm trong nền kinh tế Khách hàng gắn kết với ngân hàng thông quaviệc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng
Có thể nói trong bối cảnh hiện nay khhi giữa các ngân hàng đang có sự cạnhtranh vô cùng khốc liệt cũng như việc áp dụng mức lãi suất sàn đối với cho vay củaNHTM thì hơn bao giờ hết một NHTM cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ phongphú, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và với nhiều kỳ hạn phục vụcho nhu cầu vay vốn của khách hàng thì sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng vàgóp phần thuận lợi trong hoạt động cho vay KHCN
(iii) Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng tạo ra lợi thếcạnh tranh cho NHTM Quản lý chính sách lãi suất cho vay KHCN là một trongnhững nội dung quan trọng trong chính sách giá của NHTM Đặc biệt đối tượngKHCN đặc biệt nhậy cảm về giá Thông thường NHTM xây dựng chính sách lãisuất căn cứ vào: đối tượng khách hàng, thời gian vay vốn, sản phẩm cho vay, mức
độ rủi ro khoản vay…
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấnđịnh và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điềuchỉnh trong hợp đồng tín dụng
(iv) Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Trang 31Thực hiện chính sách này bao gồm thực hiện các hoạt đồng truyền thông,quảng cảo, hoạt động quan hệ công chúng Nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng
và các sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng trênthị trường
(v) Chính sách mạng lưới
Một hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch có độ bao phủ trên phạm vi lớn với cơ
sở vật chất hiện đại, thuận tiện trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng sẽ
là một lợi thế không nhỏ trong bối cảnh sự cạnh tranh phát triển khách hàng mới giữacác Ngân hàng đang ngày một gay gắt Nếu cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới giaodịch phong phú thì sẽ to ra sự thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn, giảm thiểu thờigian chờ đợi xét duyệt…tạo lòng tin của khách hàng vào Ngân hàng Hệ thống phầnmềm lõi tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân vừa phù hợpvới nhu cầu của khách hàng vừa đa dạng và có nhiều tiện ích gia tăng… Trên thực tế,tại Việt Nam hiện nay, các NHTM chú trọng bán lẻ đều đang không ngừng xây dựngmột cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị chất lượng cao và những điểm giao dịchnằm tại những vị trí thuận tiện, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể
(vi) Thực hiện quy trình cho vay KHCN
Quy trình cho vay KHCN bao gồm những quy định phải thực hiện trong quátrình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay Quy trình cho vay đượcbắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay đến khi thu được nợ Chất lượng cho vay tùy thuộcvào việc thực hiện các quy định ở từng bước với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhànggiữa các bước trong quy trình cho vay Thực hiện tốt quy trình cho vay sẽ tạo điềukiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định,nhờ đó đảm bảo chất lượng cho vay
1.2.3.3 Kiểm soát thực hiện kế hoạch cho vay KHCN
Kiểm soát thực hiện cho vay KHCN là quá trình thu thập thông tin về thựctrạng thực hiện kế hoạch cho vay KHCN của chi nhánh ngân hàng trong quá trìnhcho vay KHCN, xác định độ lệch giữa thực trạng và yêu cầu cho vay KHCN để cónhững biện pháp để can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra Hệthống kiểm soát trong ngân hàng cần hoàn thiện và vận hành tốt nhất
Trang 32Một kế hoạch dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu, trong quá trình thực hiệnvẫn có thể nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, vì thế các bộ phận có liên quanphải thường xuyên theo dõi và kiểm tra các việc thực hiện kế hoạch cho vay KHCN.Các hệ thống kiểm tra nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động như đã lên kếhoạch cho vay KHCN Các hệ thống kiểm tra nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo chohoạt động như đã lê kế hoạch nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngânhàng nói chung đạt được mục tiêu với hiệu quả cao.
Trong công tác kiểm soát cho vay KHCN cần làm rõ:
- Bộ phận, các nhân nào có nhiệm vụ kiểm soát;
- Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận thực hiện kiểm soát;
- Đối tượng bị kiểm soát;
- Phương pháp và chuẩn mực của kiểm soát, kiểm tra khả năng sinh lợi nhuậnbao gồm những nỗ lực xác định khả năng sinh lợi đích thức của các sản phẩm, các khuvực, các thị trường, và các kênh phân phối khác nhau Kiểm tra hiệu suất nhằm đánhgiá và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu suất của chi phí cho vay KHCN;
- Trách nhiệm và quyền hạn về điều chỉnh trong kiểm soát;
- Điều chỉnh các hoạt động thực hiện kế hoạch cho vay KHCN, để hoạt độngcho vay KHCN có chất lượng, các chi nhánh ngân hàng cần điều chỉnh hoạt độngcho kịp thời, có hiệu quả, phù hợp với thức tế
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay KHCN của chi nhánh NHTM
1.2.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về chi nhánh Ngân hàng thương mại
Thứ nhất,Chính sách tín dụng của Ngân hàng đối với việc quản lý khách hàng
cá nhân
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố liên quan đến việc quản lý cáckhách hàng KHCN: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoảnvay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phầnkhách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề tất cả các yếu tố đó
có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc quản lý hoạt động cho vay KHCN củaNgân hàng Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp
lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngânhàng đó sẽ thành công trong việc quản lý hoạt động cho vay, đảm bảo được chất
Trang 33lượng tín dụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sáttình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý hoạt động cho vay
Thứ hai, Năng lực quản trị, năng lực điều hành của các cấp có thẩm quyền
Năng lực quản trị điều hành, trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứngphó tốt trước những diễn biến của thị trường Một Ngân hàng có Ban điều hànhgồm những lãnh đạo có năng lực sẽ tạo thành một tổ chức có sự phân công nhiệm
vụ giữa các Khối, Phòng ban để hoạt động sao cho có hiệu quả nhất, vận hành linhhoạt, phù hợp, đáp ứng những nhu cầu phát sinh đa dạng của khách hàng, đồng thờicông tác quản lý cũng trở nên chặt chẽ hơn Thêm vào đó, năng lực quản trị tốt sẽgiúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro phát sinh, giảm thiểu các chi phí khácbằng việc xây dựng hệ thống chính kiểm soát, phòng ngừa rủi ro Có thể nói, đây lànhân tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến tính hiệu quả của hoạt động chovay KHCN
Thứ ba, Cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch
Một hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch có độ bao phủ trên phạm vi lớn với cơ
sở vật chất hiện đại, thuận tiện trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng sẽ
là một lợi thế không nhỏ trong bối cảnh sự cạnh tranh phát triển khách hàng mới giữacác Ngân hàng đang ngày một gay gắt Nếu cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới giaodịch phong phú thì sẽ to ra sự thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn, giảm thiểu thờigian chờ đợi xét duyệt…tạo lòng tin của khách hàng vào Ngân hàng Hệ thống phầnmềm lõi tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân vừa phù hợpvới nhu cầu của khách hàng vừa đa dạng và có nhiều tiện ích gia tăng… Trên thực tế,tại Việt Nam hiện nay, các NHTM chú trọng bán lẻ đều đang không ngừng xây dựngmột cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị chất lượng cao và những điểm giao dịchnằm tại những vị trí thuận tiện, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể
Thứ tư, Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một Ngân hàng Trước
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào
Trang 34cuộc sống như ngày nay, thì ngành Ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnhtranh của mình, nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống Năng lực công nghệcủa Ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới, gồm thiết bị và conngười, tính liên kết công nghệ giữa các Ngân hàng và tính độc đáo về công nghệcủa mỗi Ngân hàng Với một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng tính bảo mậtthông tin, công tác quản lý tín dụng cũng như việc tính toán lợi nhuận, dự báonhững rủi ro có thể xảy ra sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn.
Thứ năm, Sự đồng bộ về trình độ, chuyên môn của người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất
kỳ hoạt động nào của các NHTM Phân khúc KHCN cạnh tranh ngày càng gay gắtthì càng đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao, để đápứng kịp thời đối với những nhu cầu ngày càng đa dạng của KHCN Việc đào tạo và
sử dụng nhân lực có sự đồng bộ về trình độ, chuyên môn, đặc biệt là nhân sự tạiKPP, kênh tương tác trực tiếp với khách hàng cá nhân – nhóm khách hàng vốn đặcbiệt nhậy cảm về dịch vụ Ngân hàng như đã đề cập ở trên, có tác động tích cực đếntính hiệu quả quản lý cho vay KHCN
1.2.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về Hội sở chính
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ,tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng và điều kiện môi trườngkinh doanh Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay KHCN phù hợp vớichính sách tín dụng của ngân hàng thời kỳ đó Các chính sách cho vay hiệu quả vàhợp lý thì công tác quản lý cho vay KHCN ở mỗi chi nhánh mới phát huy hiệu quả
Thứ hai, chính sách tín dụng của ngân hàng
Là một hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụngnhằm sử dụng hiệu quả tiền vay Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, cácloại hình cho vay, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản cấp tín dụng,hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức phê duyệt, cách thức thanh toánnợ… Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra hướng phát triển và khung tham
Trang 35chiếu để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn Mặt khác khi một ngân hàng đã cócác hình thức cấp tín dụng cá nhân đa dạng có chất lượng, hiệu quả tốt thì việc pháttriển cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm truyềnthống đơn giản.
Trang 36Thứ ba, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Hội sở
Việc Hội sở quan tâm, tích cực triển khai các chương trình đào tạo, bồidưỡng cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng chính nói chung, cán bộ quan hệkhách hàng nói riêng là một yếu tố thúc đẩy năng lực làm việc, tính chuyên nghiệpcủa đội ngũ nhân viên của mỗi chi nhánh, mỗi phòng giao dịch Đây là một trongnhững điều kiện quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại cácchi nhánh
Thứ tư, kỹ năng quản lý và trình độ khoa học công nghệ tại mỗi ngân
hàng
Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay KHCNcủa ngân hàng Một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sựquản lý hoạt động chặt chẽ thì có thể phát triển hết các tiện ích cho khách hàng nhờbán chéo sản phẩm dịch vụ Ví dụ, ngân hàng phát triển mạnh dịch vụ thanh toán,
hệ thống máy ATM, internet banking, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản… thì kếthợp tiếp thị cho vay các sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng bằng phương thức cho vaytrực tuyến sẽ rất tốt Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng
có thể quản lý danh mục khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàngđược cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tín dụnggiúp ngân hàng tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp phần giảmgiá thành dịch vụ và thuận lợi hơn trong việc ra quyết định cho vay
1.2.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng cá nhân
Thứ nhất, quy mô thu nhập thường xuyên của KHCN
Trong cho vay KHCN, nguồn trả nợ chủ yếu lag thu nhập thường xuyên củaKHCN, sau khi trừ đi một phần để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng Thu nhập có thểdưới dạng tiền lương, thưởng và phụ cấp đối với những người đang ở độ tuổi laođộng hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội đố với những người đã về hưu Nhìn chung,thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt, trên cơ
sở đó cho vay KHCN của NHTM càng có khả năng mở rộng
Thứ hai, đạo đức của KHCN
Là nhân tố quan trọng tác động rất lớn đến việc mở rộng cho vay KHCN củaNHTM Đạo đức của KHCN thể hiện trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm
Trang 37Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ và chấp hành theo các quy định củapháp luật tốt hay không Mức độ tín nhiệm là sự sẵn lòng và lịch sử trả nợ của kháchhàng.
Thứ ba, TSBĐ của KHCN
TSBĐ ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của NHTM Nếu kháchhàng ngoài đảm bảo bằng chính tài sản đó, có thêm những tài sản đảm bảo có giá trịkhác thì độ tín nhiệm càng tốt, khả năng quyết định cho vay cũng cao hơn
1.2.4.4 Nhóm nhân tố khác
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường ngành
Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủcạnh tranh Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì
để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu sovới đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động quản lý của mìnhvượt đối thủ cạnh tranh KHCN là đích ngắm của rất nhiều Ngân hàng hàng do lợinhuận của bộ phận khách hàng này mang lại cao do vậy các KHCN sẽ có lựa chọnkhi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ Nếu nhưđối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiềukhách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sangđối thủ cạnh tranh Do đó việc quản lý cho vay KHCN cần phải tìm hiểu đối thủcạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là điều vô cùng quan trọng
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Thứ nhất, ảnh hưởng của pháp luật đến hoạt động cho vay KHCN Môi
trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước chính là nhân tố
có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay KHCN của NHTM Nếu những văn bảnpháp luật không rõ ràng, đầy đủ và thiếu minh bạch sẽ tạo những khe hở pháp luậtgây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ cho vay Ngược lại,
sự chặt chẽ và đồng bộ của pháp luật sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường giúp cho hoạt động cho vay KHCNđược diễn ra thông suốt và hiệu quả
Trang 38Thứ hai, ảnh hưởng của thực trạng phát triển kinh tế đến hoạt động cho vay KHCN Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan chặt
chẽ và ràng buộc lẫn nhau Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũnggây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động ngânhàng đặc biệt mảng cho vay KHCN của NHTM
Thứ ba, ảnh hưởng của các chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước đến hoạt động cho vay KHCN Khi Nhà nước có chủ trương phát triển kinh
tế thông qua kích cầu, bằng các biện pháp khuyến khích đầu tư trong nước, thu hútđầu tư nước ngoài, mở rộng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các doanhnghiệp mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúcđẩy nền kinh tế phát triển, kích thích người tiêu dùng chi tiêu và làm cho hoạtđộng cho vay KHCN của các NHTM phát triển Bên cạnh đó, các chính sách nhưgiảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân, hộnghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo
sự phát triển hài hòa giữa khu vực thành thị và nông thôn… cũng sẽ có ảnh hưởngđến cầu tiêu dùng của dân cư và tác động trực tiếp đến định hướng phát triển chovay KHCN của các NHTM
Thứ tư, ảnh hưởng của các môi trường văn hóa, xã hội đến hoạt động cho vay KHCN Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình
trật tự xã hội , thói quen, tâm lý, tình độ học vấn, thói quen sinh hoạt, bản sắc dântộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tínhcần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa hưởng thụ…) hoặc các yếu
tố về nơi ở, nơi làm việc… cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dung của ngườidân
Trang 39CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN
2.1 Khái quát về BIDV Phủ Diễn
2.1.1 Sự hình thành và phát triển BIDV Phủ Diễn
Tên gọi, địa chỉ
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Phủ Diễn
- Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development
of Vietnam, Phu Dien Branch Tên gọi tắt: BIDV Phủ Diễn
- Địa chỉ: Khối 4, Thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Diễn làchi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV được thành lập ngày 01/10/2012 trên cơ sở sápnhập Chi nhánh Bắc Nghệ An, PGD Diễn Châu thuộc Chi nhánh Nghệ An vào Chinhánh Tây Nghệ An và đổi tên thành Chi nhánh Phủ Diễn, là đơn vị trực thuộcNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động theo uỷ quyền củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và theo Luật các tổ chức Tíndụng, Điều lệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2012, Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Diễn có tổng số lao động
136 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học có 125 người, chiếm 92%, trình
độ cao đẳng, trung cấp có 11 người, chiếm 8% Trụ sở chính đặt tại Khối 4 - TTDiễn Châu - Huyện Diễn Châu - Nghệ An Kể từ đó đến nay, tập thể Ban lãnh đạo
và cán bộ của Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách
Trang 40Bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu, ápdụng lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường, áp dụng chính sách khuyến mại hấpdẫn Chi nhánh đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tích trong hoạtđộng kinh doanh, nhất là trong công tác huy động vốn Từ khi nhận bàn giao tại thờiđiểm ngày 15 tháng 10 năm 2012 với số vốn huy động là 1.652 tỷ đồng, đến ngày
31 tháng 12 năm 2018 dư nợ Tín dụng là 5.296 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy độngcủa Chi nhánh đạt mức 3.147 tỷ đồng, từ đó khẳng định vị thế và vai trò của Chinhánh trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ngày càng được nâng cao
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BIDV Phủ Diễn
Chức năng: BIDV Phủ Diễn có chức năng như một ngân hàng thương mại Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều
kinhdoanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đanăngtổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầyđủnghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV
Quyền hạn
- BIDV Phủ Diễn được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biệnpháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinhdoanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định củaBIDV
- Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợpvới quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV
- Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàngNhà nước và BIDV
- Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạtđộng kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV
- Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính,tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV
- Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyềnkhởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chinhánh theo quy định của BIDV