1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc

90 1,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 516,5 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Trang 1

Lời mở đầu1 Tính cấp thiết của đề tài

Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam trong những năm gần đây Những sản phẩm của ngành mangđậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam Những sản phẩmnày không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sốnghàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đápứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc Quan tâm pháttriển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triểnmột trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.

Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớntrong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; gópphần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầnglớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội gópphần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thấtnghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn Bên cạnhđó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụngvà đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống gópphần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp nàycủa dân tộc Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phầnthúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoạicủa nước ta.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU,Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng.Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EUhàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngànhvà nhu cầu của thị trường này Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng này của

1

Trang 2

Việt Nam sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ của cáccấp, các nghành chưa đem lại hiệu quả thiết thực Vì vậy, việc xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ sang thị trường này đòi hỏi có những giải pháp thực tiễn hơn đểgóp phần duy trì và phát triển làng nghề, tăng khả năng xuất khẩu.

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải phápnhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trườngEU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuấtkhẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này Trên cơ sở đó đưara các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấumặt hàng, cơ cấu thị trường của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩuthị trường EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EUtrong thời gian tới.

Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EUtừ năm 2001 đến 10 tháng đầu năm 2007 với các mặt hàng chính có kim ngạchxuất khẩu cao trong mấy năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm,sơn mài mỹ nghệ.

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phântích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa Đồng thời thamkhảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiêncứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết Khóaluận còn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcũng như đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản ViệtNam.

2

Trang 3

4 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp baogồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và nhữngnét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Namsang thị trường EU.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.

Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được làm chủ yếu bằng tay từ nhữngnguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: mây, tre, cói, guột, gỗ, dây rừng, bèo, bẹchuối…có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, được bán ra thị trường trong nướcvà nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trang trí của con người [2].Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu như: đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ, hàngmây, tre, đan, hàng thảm, hàng thêu ren, vàng bạc mỹ nghệ

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế

3

Trang 4

Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương quan trọng trong nền kinh tếmỗi quốc gia Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò to lớntrong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng Thông qua xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, tăng thu cho ngânsách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấukinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Đối với nhữngnước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tàinguyên thiên nhiên và lao động, còn những nhân tố thiếu hụt như vốn, thị trườngvà khả năng quản lý…Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mởcửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật và học tập kinh nghiệm quản lý củanước ngoài, kết hợp với tiềm năng trong nước về tài nguyên thiên nhiên và laođộng để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần xoá đói giảmnghèo

Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở các khíacạnh sau:

2.1 Phát triển làng nghề truyền thống

Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng lênnhững nét văn hóa đặc trưng của làng, đình làng, những ngày giỗ tổ những lễ hộitruyền thống đã tạo nên niềm tự hào cho mỗi người làng nghề để đi bất kỳ nơi đâuhọ vẫn luôn nhớ về quê hương, làng xóm.

Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thật sự chỉ tồn tại, phát huy tiềm năngvốn có của nó ở các làng nghề Mà nông thôn nước ta là khu vực sinh sống củaphần lớn dân số cả nước (khoảng 75%) Tốc độ phát triển kinh tế nông thôn chậmhơn các thành phố, thị xã Mức sống của dân cư ở đó cũng thấp Nhưng bù lại, cácsinh hoạt văn hóa được bảo lưu bền vững hơn ở đô thị Và cả những tiêu cực, cổhủ từng nảy sinh trong lịch sử dân tộc cũng nặng nề hơn ở nông thôn do đặc điểmbảo lưu dai dẳng và sự chậm biến đổi nói trên.

4

Trang 5

Phát triển phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyếtđược vấn đề nan giải hiện nay là thất nghiệp Ngoài đồng ruộng, người dân cónghề làm thêm nên tăng thêm thu nhập, người dân cũng bớt khoảng thời giannhàn rỗi sẽ hạn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội góp phần lành mạnh hóacuộc sống nông thôn Hơn nữa, có việc làm với thu nhập ổn định còn hướng họvào sự nghiệp chung, cùng nhau chung sức chung lòng giữ gìn xây dựng và pháttriển làng nghề Làng nghề tồn tại và phát triển khiến cho cái nhìn của người nôngthôn xa hơn, tinh tế hơn Để có thể duy trì cho làng nghề của mình tồn tại và pháttriển, người làm nghề thủ công mỹ nghệ phải bươn chải ra bên ngoài tìm kiếmnguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ Đồng thời khách hàng bên ngoàitìm đến làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm Quá trình này càng pháttriển đòi hỏi trình độ người làm nghề hàng thủ công mỹ nghệ phải được nâng lên,cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước, nhà xưởng cũng cần được nâng cao hơnnữa

Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vàolòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí, trân trọng giữ gìn bảnsắc văn hóa Việt Nam Phát triển làng nghề còn là một giải pháp quan trọng đểgóp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao mứcsống vật chất, tinh thần cho người dân [10].

2.2 Tăng thu ngoại tệ

Một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế cần tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Quá trình này đòi hỏi phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, vậttư và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp thiếtyếu Chính vì vậy mà việc tích lũy nguồn ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu đóng vaitrò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Thông thườngnguồn ngoại tệ tích lũy được của mỗi nước dựa vào các nguồn vốn chủ yếu là: đivay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả,

5

Trang 6

còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bịphụ thuộc vào nước ngoài Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chínhlà ngoại tệ thu từ xuất khẩu Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhậpkhẩu cũng tăng theo, ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho cán cânngoại thương thâm hụt quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.

Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì đờisống tinh thần ngày càng được chú trọng Con người ngày càng có xu hướng sốnggần gũi với thiên nhiên hơn Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với tốcđộ phát triển đô thị hóa một cách chóng mặt, dân cư tăng nhanh thì diện tích sốngngày càng bị thu hẹp Do đó, để tạo cho không gian sống gần gũi với thiên nhiênthì lựa chọn tối ưu là sử dụng các vật dụng gia đình có nguồn gốc từ tự nhiên nhưmây, tre, cói, lứa, gỗ nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng Vìthế, các quốc gia có thế mạnh về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đẩy mạnhxuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường thế giới đặc biệt là tập trung vào một sốthị trường có cầu rất lớn như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu Hàng năm, giá trị xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăngthu ngoại tệ cho các nước xuất khẩu.

2.3 Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân

Khác với các ngành kinh tế khác, thủ công mỹ nghệ là một ngành lao độngthủ công nên cần rất nhiều lao động Đặc biệt, đối với những đơn đặt hàng lớn thìcần lượng lớn nhân lực để hoàn thành hợp đồng đúng hạn Bên cạnh đó, khi xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc phát triển cácngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ - cung cấp nguyênliệu chính cho sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ; ngành dệt - cung cấp nguyênliệu cho sản xuất các sản phẩm thảm, thêu ren; ngành giao thông vận tải - vậnchuyển hàng từ nơi sản xuất để đưa đi xuất khẩu, chuyển tới tay người tiêu dùngnước ngoài; ngành thông tin liên lạc - cung cấp thông tin về thị trường cho các

6

Trang 7

doanh nghiệp xuất khẩu, tạo đường dây liên lạc giữa các đối tác trong và ngoàinước Số lượng nhân lực cần cho các ngành công nghiệp này là không nhỏ Nhưvậy, việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo thêm nhiềucông ăn, việc làm cho người dân, phần nào giải quyết vấn đề lao động cho quốc gia

Khi người dân có công việc ổn định với mức thu nhập thích hợp thì kéotheo việc tiêu dùng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Việctiêu dùng cho các vật phẩm thiết yếu và các sản phẩm cao cấp sẽ ngày một tănglên thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa người dân Khi các ngành sản xuất phát triển lại tạo thêm nhiều công ăn việclàm mới cho người lao động và đời sống của họ sẽ càng được nâng cao.

2.4 Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng giống như xuất khẩu bất kỳ loạihàng hóa nào cần xuất phát từ nhu cầu thị trường nước nhập khẩu để tổ chức sảnxuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường đó.Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển Hơn nữa, xuất khẩu mặt hàng này tạo điều kiện cho các ngành liênquan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vàocho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước Xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ cũng tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên nănglực sản xuất trong nước, hay nói theo cách khác là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật,công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ chứclại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới

Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển sẽ kéo theo việc phát triểncác ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành giaothông vận tải, ngành dệt, ngành công nghệ thông tin Đối với mỗi thị trường khácnhau thì có những yêu cầu sản phẩm cũng khác nhau nên ngành thủ công mỹ nghệ

7

Trang 8

cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải phát triển theo hướng đáp ứngnhững yêu cầu đó

2.5 Góp phần phát triển du lịch địa phương

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường gắn với các làng nghề truyềnthống Mỗi làng nghề lại có điều kiện tự nhiên, nét văn hóa, phong tục tập quán, bíquyết làng nghề khác nhau Chính điều này hấp dẫn du khách đến thăm quan, tìmhiểu Từ nhu cầu thăm quan, du lịch như vậy mà đã xuất hiện và phát triển mạnhloại hình du lịch làng nghề Có rất nhiều tuor du lịch khác nhau đón khách quốc tếđến thăm quan và xem những người thợ tài hoa thao tác, trình diễn các công đoạnhoàn thiện sản phẩm rồi mua hàng lưu niệm Đến tận nơi sản xuất, du khách sẽthỏa mãn tính hiếu kỳ của mình về cách thức tạo ra những mặt hàng thủ công mỹnghệ mang đậm nét văn hóa nghệ thuật Đến thăm các làng nghề sản xuất gốm sứ,du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân sản xuất ra một vật dụngbằng gốm như thế nào từ khâu chọn đất, nhào đất, nặn, nung, tráng men, hoàn thiệnsản phẩm Đến thăm các làng nghề sản xuất hàng thêu ren, du khách sẽ đượchướng dẫn cách chọn chỉ thêu, cách kết hợp màu sắc chỉ như thế nào, cách thêutừng loại sản phẩm ra sao Bên cạnh đó, du khách còn được cung cấp nhữngthông tin về lịch sử phát triển của từng làng nghề, những nét văn hóa đặc trưngcủa mỗi làng nghề Du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiênhữu tình, mang đậm nét văn hóa của làng quê Tuy nhiên, hiện nay phần lớn cáclàng nghề chưa thu hút được nhiều du khách do chưa có đầu tư về giao thông vàchưa có kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch làng nghề Chỉ có một số làng nghềnổi tiếng như Bát Tràng, Bình Dương đang dần phát triển theo hướng thu hútkhách du lịch Tính riêng ở Bát Tràng hàng năm có trên 6.000 lượt khách quốc tếđến thăm quan Như vậy, tiềm năng mà du lịch làng nghề mang lại là rất lớn nếuđược chú trọng đầu tư hơn nữa[5], [14].

8

Trang 9

2.6 Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh sẽ là động lực tăngcường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của một quốcgia trên trường quốc tế…Vì thế, khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triểntất thì các quốc gia sẽ tăng cường hợp tác kinh tế thông qua các hiệp định thươngmại tạo điều kiện cho đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này giữa các nước Khi xuấtkhẩu gia tăng tất yếu kéo theo sự phát triển về tài chính quốc tế, vận tải quốc tế,bảo hiểm quốc tế…giữa quốc gia xuất và nhập Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quan hệkinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới.

3 Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Sự ổn định kinh tế - chính trị trong nước tạo tiền đề cho một quốc gia tiếnhành công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cảithiện cơ cấu xuất - nhập khẩu Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm,sản xuất gắn liền với lưu thông, xuất khẩu Trong quá trình phát triển nền kinh tế,xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung chịutác động bởi các nhóm nhân tố cơ bản sau:

3.1 Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý

Cơ chế và chính sách tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất hànghoá nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng Khi môi trường luật pháp từng bướcđược cải thiện, rõ ràng, minh bạch thì chính cơ chế và chính sách đã giúp cho cácdoanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn Với một khối lượng quá lớn văn bản đủ loạitừ luật đến pháp luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư của các cấp khihoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả đã tạo ra những thay đổi lớn trongsự tăng trưởng của từng ngành cũng như từng doanh nghiệp Các cơ chế chínhsách phù hợp, thông thoáng sẽ tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa

9

Trang 10

phương và các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu Ngược lại, nếu cơ chếchính sách không thông thoáng sẽ tạo nên rào cản cho việc xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của các doanh nghiệp.

Mỗi một quốc gia đều có cơ chế chính sách thể hiện qua luật pháp Chínhvì vậy mà nó chi phối tới hoạt động kinh doanh trong nước cũng như tới hoạtđộng kinh doanh quốc tế Tuy nhiên, dù luật pháp các nước có khác nhau thì nócũng ảnh hưởng tới các hoạt động xuất khẩu trên các mặt như: quy định về giaodịch, hợp đồng; về cạnh tranh, độc quyền; về giá cả, các loại thuế; về vấn đề bảovệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, về thương hiệu, quảng cáo; về vấnđề tự do thương mại hay bảo hộ mậu dịch

Như vậy, cơ chế chính sách và môi trường pháp lý vừa tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tạo ranhững hàng rào ngăn cản và hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khaithác các cơ hội kinh doanh của mình trên trường quốc tế

3.2 Các nhân tố về kinh tế - văn hóa - xã hội

Các quốc gia với các chính sách kinh tế khác nhau sẽ tạo cơ hội kinh doanhkhác nhau Trong đó các yếu tố về kinh tế như chính sách tài chính tiền tệ qui địnhthuế xuất khẩu, các ưu đãi về thuế xuất khẩu, về vốn rồi các công cụ thuế quan,phi thuế quan có ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp bởi các qui định do Nhànước đề ra nhằm quản lý hoạt động kinh doanh cũng như điều tiết lượng cung cầuhàng hoá tiêu dùng ở mỗi quốc gia Bên cạnh đó thì các chính sách về lãi suất, dựtrữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệpkhi tham gia vào thị trường quốc tế Vì khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá,giá cả trong nước tăng lên, khả năng cạnh tranh của nước đó giảm đi dẫn đến sựgiảm sút hiệu quả xã hội Do vậy, sự biến động của tỷ giá giữa đồng nội tệ vàngoại tệ ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá cũngnhư đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

10

Trang 11

Về các nhân tố văn hoá xã hội bao gồm cả phong tục tập quán, thị hiếu tiêudùng, tôn giáo, ngôn ngữ đều được coi là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất có tácđộng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Mỗi một quốcgia có một nét văn hóa riêng biệt, con người của nước đó mang theo đặc thù vănhóa, thói quen riêng mà khó có thể thay đổi Chính điều này sẽ tạo cho mỗi nướccó thị hiếu và xu hướng tiêu dùng riêng Do đó, việc nghiên cứu kỹ thị trường vàxây dựng được một chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp là nhiệm vụ tiênquyết đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

3.3 Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ

Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cũng là những yếu tố gópphần không nhỏ tới sự thành công của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường giao thông, công trình điệnnước, cơ sở vật chất nơi sản xuất Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới tìnhhình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Nếu cơ sở hạ tầng thường xuyên được củngcố và nâng cấp sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho việcvận chuyển, lưu thông hàng hóa được nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển, giảmthiểu các chi phí hao mòn vô ích Những yếu tố này giúp cho việc giảm giá thànhsản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiềucông nghệ tiến bộ mới ra đời thay thế các công nghệ cũ đã tạo ra những cơ hộimới đối với tất cả các ngành nghề Các doanh nghiệp có thể giao dịch với kháchhàng thông qua các phương tiện truyền thông đặc biệt như điện thoại, thư điện tử,fax sẽ làm giảm được phần nào các chi phí giao dịch trực tiếp, nhất là đối với cácdoanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá khi mà khoảng cách địa lý là rất lớn Thông quamạng Internet, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể tiếp cận với nhaudễ dàng và thuận tiện hơn, mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Ngoàira, khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, giao

11

Trang 12

thông, ngân hàng, tài chính, hải quan làm cho các khâu trong quá trình giao nhậnhàng hoá được thuận tiện và tăng độ an toàn.

3.4 Các nhân tố thị trường

Thị trường - một nhân tố không thể không có trong hoạt động kinh doanh.Việc nắm bắt được thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ là mộtviệc hết sức khó khăn đối với xuất khẩu Thị trường, nơi quan hệ cung cầu đượcthực hiện thông qua giá cả, tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất, phân phối và sửdụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp Hơn nữa khi nắm bắt được cácđiều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoàiđó như: dung lượng thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ vàsự biến động giá cả sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩucó được những phương án kinh doanh kịp thời đáp ứng với xu thế phát triển củanền kinh tế quốc tế Thị trường cũng là nơi có sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp Yếu tố cạnh tranh này có tác động mạnh mẽ đến phương hướng, chiếnlược sản xuất của mỗi doanh nghiệp Dựa trên vị thế tương quan giữa mình và đốithủ cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việcđiều chỉnh, phát triển sản phẩm Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu sức ép từ phíangười tiêu dùng và từ phía các nhà cung cấp.

Việc xác định cung - cầu trên thị trường nước nhập khẩu là yếu tố rất quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Các doanhnghiệp cần nắm được mức cầu trên thị trường nước nhập khẩu ra sao và tình hìnhcung như thế nào để có thể đưa ra chiến lược xuất khẩu hiệu quả nhất cho doanhnghiệp mình Khi mức cầu tăng lên dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, qui mô thịtrường cũng được mở rộng hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuấtkhẩu mặt hàng đó đồng thời tăng doanh thu bán hàng trên thị trường nhập khẩu.Ngược lại, khi mức cầu giảm dẫn đến giá thành sản phẩm có xu hướng hạ xuốngvà yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm sẽ tăng lên Khi đó, doanh nghiệp

12

Trang 13

xuất khẩu cần có chiến lược cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, giatăng các tiện ích của sản phẩm, tăng các dịch vụ khuyến mãi đi kèm để kích thíchnhu cầu mua của người tiêu dùng Bên cạnh lượng cầu thì lượng cung của thịtrường cũng tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nếulượng cung quá lớn thì cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, việc tiêuthụ sản phẩm trên thị trường này sẽ giảm xuống làm ảnh hưởng đến doanh thu vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu Ngược lại, nếu lượng cung giảmthì sự cạnh tranh trên thị trường cũng giảm xuống, doanh nghiệp dễ chiếm đượcthị phần trên thị trường [13]

Như vậy việc xác định cung - cầu của thị trường nhập khẩu là rất quantrọng Các doanh nghiệp cần xác định được qui mô và tiềm năng đích thực của thịtrường và cần phải biết số lượng sản phẩm mà thị trường tiêu thụ thực sự và sốlượng mà thị trường có thể tiêu thụ trong tương lai Muốn vậy, các doanh nghiệpcần nghiên cứu các vấn đề như: việc nhập cảng (khối lượng nhập cảng hiện nay,sản phẩm nhập đến từ đâu, thị phần của các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi vàphát triển như thế nào, giá cả hàng xuất khẩu thuộc các nguồn cung cấp khác nhau);qui mô và khuynh hướng sản xuất bên trong thị trường nhập khẩu; lượng hàng xuấtkhẩu từ thị trường đó; các yếu tố sẽ làm thay đổi tỷ lệ nhập cảng trong tiêu thụ vàđặc biệt tỷ lệ mà sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được; số lượng tiêu thụ sảnphẩm mỗi năm [4].

3.5 Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp

Thâm nhập vào thị trường nước ngoài là một thử thách lớn đối với mỗidoanh nghiệp xuất khẩu Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mỗi doanh nghiệpcần chủ động xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu cho riêng mình.Muốn thành công trên thị trường quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải sử dụng mộtcách hài hòa và sáng tạo các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiếnthương mại

13

Trang 14

Chiến lược về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm

với chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Dựa trên kết quảviệc phân tích thị trường nhập khẩu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống, các doanhnghiệp sẽ nắm được thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm và sẽphát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng tối đa những nhu cầu này Mỗi doanhnghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp liên quan đến sản phẩm như: thích nghi sảnphẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, phát huy và cải tiến sảnphẩm truyền thống, chuyên môn hóa sản phẩm, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu [6] Tùy từng thị trường nhập khẩu khác nhau mà doanh nghiệp nên chọnnhững giải pháp phù hợp cho sản phẩm của mình Tuy nhiên, khi áp dụng bất kỳgiải pháp nào doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng nên nghiên cứukỹ các vấn đề như màu sắc, kích cỡ, chất liệu, thiết kế và mẫu mã của từng loại sảnphẩm, đặc biệt là yếu tố chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu Một sảnphẩm tốt sẽ là công cụ hữu hiệu tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thịtrường.

Chiến lược về giá cả sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức giá cả

phù hợp, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trênthế giới Thông thường các doanh nghiệp có thể định giá bán của các sản phẩmxuất khẩu thông qua 3 cách định giá sau: định giá trung lập, định giá thâm nhập vàđịnh giá hớt váng nhưng cách định giá trung lập là phổ biến hơn cả Định giátrung lập là phương pháp xác định giá dựa vào chi phí sản xuất hoặc theo giá thịtrường Dựa vào chi phí sản xuất để định giá còn được gọi là định giá căn cứ vàochi phí sản xuất, nghĩa là định giá sản phẩm dựa vào các chi phí và mức doanh lợicó liên quan như chi phí công nghiệp (nguyên vật liệu, nhân công ), chi phí quảnlý phân xưởng, chi phí cung ứng vật tư, chi phí hành chính, chi phí vận tải nộiđịa Dựa vào thị trường để định giá là xem xét mặt hàng có liên quan được muabán với giá bao nhiêu trên thị trường thì ta đặt giá như thế ấy Muốn vậy ta phải

14

Trang 15

tham khảo giá thế giới như giá đấu giá quốc tế, giá mua bán tại sở giao dịch hànghóa quốc tế, giá chào hàng của một hãng lớn, giá ở hợp đồng trước [21] Tùytừng thị trường và từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng các cách địnhmức giá phù hợp Mức giá này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm.Ngoài ra, khi yếu tố chất lượng là ngang nhau thì yếu tố giá cả đóng vai trò lớntrong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Người tiêu dùng sẽ có xu hướnglựa chọn loại sản phẩm có giá thành thấp hơn Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệpcần xây dựng cho mình một chiến lược giá cả hiệu quả để nâng cao năng lực cạnhtranh của mình so với đối thủ.

Chiến lược phân phối xác lập được hệ thống phân phối gián tiếp hay trực

tiếp Đây cũng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếpcận được với sản phẩm nhập khẩu Thông thường, trên một thị trường có thể chonhiều mạng lưới phân phối đối với mỗi sản phẩm nhất định Đối với hàng thủcông mỹ nghệ, nhà xuất khẩu có thể bán trực tiếp cho người sử dụng nhưng theothói quen, các hàng hóa phải qua một hay nhiều trung gian, như thông qua các nhànhập khẩu, các nhà bán buôn và những người bán lẻ Thông thường, một sảnphẩm được bán cho một mạng lưới phân phối do đại lý đại diện cho nhà xuấtkhẩu Việc lựa chọn người đại lý này đều dựa vào các yếu tố căn bản giống nhưlựa chọn các nhà phân phối Để tìm ra người đại lý tốt nhất, các doanh nghiệp xuấtkhẩu cần giải đáp được một số vấn đề sau: (1) Đã xác định được có hay khôngmột kênh phân phối bình thường, qua đó phần lớn các sản phẩm mẫu được nghiêncứu phải đi qua; (2) Có phải kênh đó đã được bão hòa bởi các sản phẩm tương tựnhư các sản phẩm mà doanh nghiệp mình đã làm ra hoặc bị phong tỏa bởi cáchiệp ước độc quyền với các nhà cung cấp hiện tại Nếu xảy ra trường hợp như thế,doanh nghiệp sẽ không cần phân phối sản phẩm thông qua các nhà buôn mà bántrực tiếp cho những nhà bán lẻ; (3) Có phải một số yếu tố của mạng lưới phân phốiđã chiếm được hay mất chỗ đứng? Các nhà bán buôn, chẳng hạn, có phải đang bị

15

Trang 16

loại bởi các nhà bán lẻ lớn đã mua hàng trực tiếp; (4) Có hay không những cơ quanmua những số lượng đặc biệt cao đối với thị trường?; (5) Đâu là diện tích địa lýtrong đó phân phối của mỗi một nhà bán buôn chiếm lĩnh được? Họ có đảm bảoviệc phân phối sản phẩm trong cả nước hay đơn giản hơn trong một vùng? [21].

Chiến lược xúc tiến thương mại là một nhân tố không thể thiếu trong chiến

lược marketing xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất hiện trên thị trường nhưng không hềcó tên tuổi, không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,không được hỗ trợ bởi các hình thức xúc tiến sẽ có nguy cơ không thể tiêu thụđược trên thị trường đó, hay chỉ có thể thực hiện được điều này bằng cách hạ giáhàng của mình và do đó sẽ làm giảm mức sinh lời của doanh nghiệp Vì vậy, cácdoanh nghiệp cần đề ra các biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả như quảng báthương hiệu sản phẩm thông qua website, các phương tiện thông tin đại chúng,hội trợ triển lãm, trưng bày sản phẩm

ii Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam1 Hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức xuất khẩu đơn giản và có hiệu quả cao

đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Sản phẩm thủ công mỹ nghệ theonhư đặc điểm vốn có của nó thì nó là sản phẩm truyền thống, mang tính dân tộc vàđặc trưng cho dân tộc Việt Nam Hình thức xuất khẩu tại chỗ hay nói cách khác làkhách du lịch mua những vật phẩm lưu niệm của nước ta ngày càng được pháttriển Hình thức này được thực hiện thông qua mạng lưới phân phối khắp đấtnước Hiện nay, các cửa hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống được mở rarất nhiều nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và mua những sản phẩm đó.Xuất khẩu tại chỗ đang là thế mạnh của Việt Nam do nước ta có lợi thế về điềukiện tự nhiên với nhiều khu du lịch nổi tiếng nên người nước ngoài đến thămquan, làm việc và sinh sống rất nhiều, từ đó chúng ta sẽ xuất khẩu được nhiều

16

Trang 17

hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng Hơn nữa, hình thức xuất khẩu tại chỗ khôngmất nhiều thời gian và chi phí trong việc giao dịch, đàm phán và cũng không cầnphải vận chuyển ra khỏi quốc gia, đặc biệt sẽ không gặp nhiều rủi ro trong kinhdoanh, từ đó giá thành sản phẩm giảm đáng kể do chi phí cho các khâu đó khôngtốn kém nhiều

Xuất khẩu trực tiếp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ lớn, đã có uy tín trên trường quốc tế thì hầu như họ xuất khẩutheo hình thức trực tiếp Hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thực hiện đượctheo hình thức này là những doanh nghiệp Nhà nước, một số là doanh nghiệp tưnhân như: Công ty xuất khẩu mây tre (Barotex), Công ty xuất khẩu Ninh Bình,Công ty xuất khẩu thương mại và dịch vụ Haprosimex…Các công ty này đã tự mìnhnghiên cứu thị trường, tiếp cận thông tin, tìm đối tác và giao dịch trực tiếp với kháchhàng

Xuất khẩu gián tiếp: Hình thức xuất khẩu gián tiếp được các cơ sở sản xuất

vừa và nhỏ, mới tiếp cận với thị trường quốc tế, tiềm lực không lớn áp dụng vì họkhông đủ khả năng và chi phí để tìm khách hàng Thường thì qua các trung gianthương mại là các đại lý hay môi giới, qua trung gian họ sẽ không phải triển khaimột lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như là các hoạt động giao tiếp vàkhuyếch trương sản phẩm Ngoài các công ty vừa và nhỏ thì ngay tại các làngnghề truyền thống có các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã thực hiệntheo hình thức này, họ bán cho các doanh nghiệp lớn ở trong nước hay nói khác đilà các doanh nghiệp lớn đi thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ để xuấtkhẩu sang các nước khác chẳng hạn như công ty xuất khẩu tạp phẩm Hà nội -Tocontap Các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức xuất khẩu gián tiếp thì chịuít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm do chi phí nhiều cho các khâu trung gian.

2 Kim ngạch xuất khẩu

17

Trang 18

Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979).

Giai đoạn trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, LiênXô theo những thỏa thuận song phương Sau 1990, thị trường này suy giảm bởinhững biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD) Từ sau năm 2000,tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có những thay đổitích cực, kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu là235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD ( xem biểu đồ 1.1).Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56%.

Biểu đồ 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn 2001-2006

Nguồn: Bộ Công Thương

Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua Cóđược kết quả này là do trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công

18

Trang 19

mỹ nghệ trên thế giới ngày một gia tăng; hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Namngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới; chính phủ và các doanh nghiệpnỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường và phát triển sản xuất.

3 Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồmhàng gốm sứ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài mỹ nghệ, hàng thêu renvà hàng thảm Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như đồđồng, trang sức nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể

Xét đến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2006 thì gốm sứ chiếm tỷ trọng cao nhất38,34%, tiếp đến là hàng mây tre đan 30,44%, hàng thêu 14,48%, hàng sơn màimỹ nghệ 14,13% và hàng thảm 2,60% Như vậy, gốm sứ và hàng mây tre đan vẫnlà những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng trưởng

khá nhanh trong những năm gần đây Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 95.1triệu USD, năm 2002 đạt 136,9 triệu USD, năm 2003 đạt 146 triệu USD, năm2004 đạt 171,3 triệu USD, năm 2005 đạt 214,2 triệu USD, năm 2006 đạt 241,7triệu USD Giai đoạn 2000 - 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệtăng trưởng với tốc độ bình quân 17,63% Đặc biệt tăng trưởng rất mạnh trongnăm 2002, kim ngạch tăng 44% so với năm 2001 Có được kết quả này là do cácdoanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt bước đột phá trong khâucải tiến mẫu mã sản phẩm cho nên lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh Trong5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗm sứ mỹ nghệ và giadụng của Việt Nam đạt 125,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2006

Nhóm hàng mây, tre đan: Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng

thứ 2 trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Những năm đầu củathập kỷ 90, do thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu bị thu hẹp đối với xuất khẩu của

19

Trang 20

ta nên sản xuất và xuất khẩu các loại hàng này bị đình trệ, giảm sút đáng kể.Trong vài năm gần đây có khôi phục lại một phần Kim ngạch xuất khẩu năm2001 đạt 68,5 triệu USD, năm 2002 đạt 85,3 triệu USD, năm 2003 đạt 108 triệuUSD, năm 2004 đạt 134,9 triệu USD, năm 2005 đạt 169,4 triệu USD, năm 2006đạt 191,5 triệu USD Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng vớitốc độ bình quân là 19,11% Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩumặt hàng này chỉ đạt 13%, thấp hơn so với các năm trước Nguyên nhân là dohàng mây tre, đan phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các đối thủcạnh tranh Riêng đối với mặt hàng tre đan, trong 7 tháng đầu năm 2007, kimngạch xuất khẩu đạt 120,7 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2006 Cácmặt hàng xuất khẩu truyền thống bằng tre đan của Việt Nam là khay, bàn ghế,bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá, sọt

Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm: Các mặt hàng thêu ren như khăn thêu trải

bàn, ga trải giường, áo gối thêu, áo thêu trước đây Việt Nam cũng xuất khẩu vớikhối lượng lớn vào thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu Sau năm 1990, xuấtkhẩu các mặt hàng này giảm nhiều Trong những năm gần đây, kim ngạch xuấtkhẩu mặt hàng này đã có gia tăng tuy nhiên không ổn định, tăng giảm thất thường.Kim ngạch xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD/năm vào giai đoạn 2001 - 2005, đạt 15,7năm 2006, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài Nhiều tỉnh, thành cònduy trì được ngành nghề xuất khẩu này: Thái bình, Nam Định, Hà Nội, Thành phốHồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Bắc Ninh đều có xuất khẩutrong những năm gần đây Còn đối với hàng thổ cẩm, đây là sản phẩm truyềnthống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tại Lào Cai được tổ chức phi chính phủPháp - Mỹ giúp đỡ đã lập “Tổ sản xuất hàng thổ cẩm” ở Sa Pa; trong thời gianngắn đã thu hút trên 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ trên 30.000 sản phẩm, chủyếu là bán cho khách du lịch (xuất khẩu tại chỗ) Tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh

20

Trang 21

Thuận) có hàng trăm người chuyên dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm rất nổi tiếng,khách hàng Nhật đã đến tận nơi đặt mua từng lô hàng nhỏ; sản phẩm của làngnghề này còn được đưa vào thành phố Hồ Chí Minh bán cho khách du lịch ở cáctỉnh phía Bắc, dân tộc Thái, Mường đều có truyền thống dệt thổ cẩm cũng rất pháttriển.

Sơn mài mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng đều

trong thời gian qua Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của mặt hàng này25,18% trong giai đoạn 2001 - 2006 Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệnăm 2006 đạt 89,1 triệu USD gấp 3,56 lần so với năm 2001 (đạt 25 triệu USD).Đạt được kết quả này là do hàng sơn mài mỹ nghệ được ưu chuộng trên thị trườngthế giới Bên cạnh đó, hàng sơn mài Việt Nam nổi tiếng là đẹp với màu sắc đẹp vàđộc đáo Trước kia, hàng sơn mài chỉ có 4 màu chủ đạo là đen, vàng, đỏ và nâunhưng đến nay do khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự khéo léo sáng tạo củacác nghệ nhân Việt Nam, bảng màu của hàng sơn mài ngày càng phong phú tạocho sản phẩm sơn mài vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và có chiều sâu Những mặthàng sơn mài Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tranh treo tường, hộp đựng đồ nữtrang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn thờ, bình phong

Nhóm hàng thảm các loại: Mặt hàng thảm trước đây (trước năm 1990) Việt

Nam xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn (mỗi năm sản xuất và xuất khẩukhoảng 3 triệu m2 thảm đay, gần 2,5 triệu m2 thảm cói, gần nửa triệu m2 thảmlen ), sau năm 1990 ta gần như mất hẳn thị trường xuất khẩu mặt hàng này, sốlượng hàng năm giảm mạnh gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và lao động Vàinăm gần đây tình hình có thay đổi: Thái Bình đã có thị trường xuất khẩu mặt hàngđệm ghế cói (gần 500 ngàn chiếc với giá 0,7 USD/ chiếc), dự kiến sẽ tăng lên 1triệu chiếc, ngoài ra còn xuất được loại thảm cói đay (1,5 USD/m2 ); Nam Địnhcũng xuất khẩu mỗi năm khoảng 1 triệu sản phẩm đay, 300 ngàn sản phẩm cói;Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây vẫn xuất khẩu thảm len: mỗi nơi khoảng 15-

21

Trang 22

25.000 m2/năm Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thảm tăng không ổn địnhtrong những năm gần đây Cụ thể là năm 2001 đạt 6,4 USD, năm 2002 tăng lên10,1 triệu USD, năm 2003 giảm xuống chỉ còn 7,4 triệu USD Sự không ổn địnhnày là do các doanh nghiệp Việt Nam không đảm bảo được nguồn cung hàng ổnđịnh Tuy nhiên từ năm 2004, do được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nướcđồng thời các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất đồng thời tăng cường liên kếtvới các doanh nghiệp trong ngành nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăngtrưởng đều Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 11,7 triệu USD, năm 2005 đạt15,1 triệu và năm 2006 đạt 16,4 triệu USD Trong tương lai, Việt Nam cần đẩymạnh xuất khẩu hơn nữa để khai thác mọi lợi thế và tiềm năng thị trường.

4 Thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong mấy chục năm qua cónhững giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chungđến những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loạihàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đadạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

Hàng thủ công mỹ nghệ của ta hiện nay đã có mặt ở hơn 133 nước và lãnhthổ, chủ yếu là thị trường các nước Âu-Mỹ và một số thị trường Châu á như NhậtBản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Trung Đông nhưng Việt Nam chưaxuất được nhiều vào thị trường có nhu cầu có dung lượng lớn Theo số liệu của BộCông Thương năm 2006, xét về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ của Việt Nam sang các thị trường, thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU40,2%, tiếp đến là Mỹ (12,1%), Nhật Bản (11,1%) Đây là những thị trường và khuvực mà ta đã và đang tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ sao cho đạt được hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội.

Thị trường EU: Đây là khu vực thị trường rộng lớn Kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần22

Trang 23

đây tăng khá nhanh Từ năm 2001 kim ngạch mới đạt có 120 triệu USD nhưng đếnnăm 2006 thì kim ngạch đã đạt là 254 triệu USD, có nghĩa là tăng gấp 2,1 lầntrong vòng có 5 năm trở lại đây Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớnnhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (24,57%) tiếp đến là Pháp (14,71%), HàLan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ (10,43%) EU là khu vực thị trường mà ViệtNam xuất khẩu được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mởrộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số mặt hàng như sơn mài, gốm sứ, mây tre đan,thảm, hàng thêu ren.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công

mỹ nghệ (khoảng 2,9 tỷ USD/năm) Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này.Năm 2005 hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhậpkhẩu của nước này Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Việt Namxuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 70,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ,chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong đó 30,8triệu USD hàng gốm sứ Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương với kim ngạch khoảng 150 triệu USD)tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này

Thị trường Bắc Mỹ: Thị trường này gồm có hai nước là Mỹ và Canada

nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 nướcnày lại có sự chênh lệch khá rõ rệt Mỹ nhập khẩu với khối lượng tương đối nhiềunhưng Canada thì kim ngạch nhập khẩu vẫn còn nhỏ bé Kim ngạch xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh, từ năm 2001đến năm 2005 đã đạt được 43,609 triệu USD, trong khi đó kim ngạch xuất khẩumặt hàng này vào thị trường Canada chỉ đạt được có 6,415 triệu USD Trung bình,thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều hơn gấp 6 lần thị trường Canada Năm 2006, kimngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ đạt 76,4 triệu

23

Trang 24

USD tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2002 (Theo thốngkê của Tổng cục Hải quan Việt Nam) Tuy trước mắt hàng thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam xuất khẩu vào thị trường này chưa lớn, mới đạt khoảng 50,024 triệuUSD vào năm 2005 nhưng triển vọng trong tương lai sẽ rất tốt vì nhu cầu hàngthủ công mỹ nghệ là rất lớn và ngày càng gia tăng, bên cạnh đó chính sách, môitrường luật pháp thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Ngoài các thị trường chính trên, Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu các mặthàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc,Trung Đông và các một só thị trường khác Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàngViệt Nam trên những thị trường này chưa cao, do vậy ta chưa xuất khẩu được vàocác thị trường này với dung lượng lớn.

iii Những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ EU1 Là thị trường chung

Vào năm 1957, sáu quốc gia Tây Âu là Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lanvà Luxambua đã cùng nhau ký vào hiệp ước Roma đánh dấu sự ra đời của Cộngđồng kinh tế Châu Âu (EEC) hay còn gọi là Cộng đồng chung Châu Âu (EC) Sau

đó EC kết nạp thêm Anh, Ailen, Đan Mạch (1973), Hy Lạp (1981), áo, Thụy

Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986) Vào năm 1993, trên cơ sởcác thỏa thuận đạt được tại hội nghị Masstricht nhóm họp tại Hà Lan năm 1991,các quốc gia thành viên EC đã nhất trí thông qua một hiệp ước mới về việc thiếtlập một liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu với tên gọi mới là Liên minh Châu Âu(EU) Vào 1/5/2004, EU chính thức kết nạp thêm 10 thành viên bao gồm Síp, Séc,Hungary, Ba Lan, Látvia, Litvia, Malta, Estonia, Slovenia và Slovakia [7] Hiệnnay, EU là thị trường chung của 27 quốc gia thành viên, thống nhất về thể chế,thuế quan, sử dụng chung đồng tiền EURO với diện tích gần 4 triệu km2 và 456triệu dân, GDP gần 11.000 tỷ USD, chiếm 27% GDP thế giới [15].

24

Trang 25

EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong 3 trung tâmkinh tế lớn trên thế giới (Mỹ, EU, Nhật) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD toàncầu, năm 2000 đạt trên 9.050 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu), năm 2001 đạt9.135 tỷ USD, năm 2006 đạt gần 11.000 tỷ USD EU chiếm tỷ trọng khá lớn trongkim ngạch thương mại của cả thế giới Tổng kim ngạch ngoại thương của thịtrường này đạt gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu Nếu tínhcả giao dịch nội khối thì tổng mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm 41,4% thị phần thế giới.Xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần) và còn nhập khẩudịch vụ Đầu tư ra nước ngoài của EU chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầutư từ bên ngoài.

Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do lưu chuyển 4yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn.

- Lưu thông tự do hàng hoá: Để hàng hoá được tự do lưu thông trong thịtrường chung, các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sauđây: (1) Xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩugiữa các nước thành viên; (2) Xoá bỏ hạn ngạch (quota) áp dụng trong thương mạinội khối; (3) Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng (các biệnpháp hạn chế dưới hình thức là các qui chế và qui định về cấu thành sản phẩm,đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật); (4) Xoá bỏ tất cả các ràocản về thuế giữa các nước thành viên.

- Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh: Để đảm bảo việc tựdo đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhấttrí đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ: (1) Tự do đi lại về mặt địa lý; (2)Tự do di chuyển vì nghề nghiệp; (3) Nhất thể hoá về xã hội; và (4) Tự do cư trú.

- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Việc lưu chuyển tự do của dịch vụ có thể đượcthực hiện theo những cách sau: (1) Tự do cung cấp dịch vụ; (2) Tự do hưởng cácdịch vụ; (3) Tự do chuyển tiền bằng điện tín; và (4) Công nhận lẫn nhau các văn bằng.

25

Trang 26

- Lưu chuyển tự do vốn: Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hànghoá và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do vàđược chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất

Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung Châu Âu đã đượctrình bày ở trên cũng bảo đảm tạo ra các cơ hội tương tự cho mọi người trong thịtrường chung và ngăn ngừa cạnh tranh được tạo ra do sự méo mó về thương mại.Một thị trường đơn lẻ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu như không thốngnhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trítạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh tự do trên thị trường [7].

Như vậy, EU là một thị trường chung thống nhất Hàng hóa có thể tự do dichuyển trong các nước của EU Hàng hàng thủ công mỹ nghệ mỹ nghệ chỉ cầnvượt qua được qui định chung về nhập khẩu của EU là có thể tự do lưu thôngtrong các thị trường nước thành viên của EU.

2 Đặc điểm khách hàng

EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùngriêng Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phongphú về hàng hóa Có những loại hàng hoá được ưa chuộng ở thị trường Pháp,Italia, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đứcđón chào Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữacác quốc gia trong khối EU, nhưng 27 thành viên đều là những quốc gia nằmtrong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và vănhoá Trình độ phát triển kinh tế khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EUcó những đăc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.

* Là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe

Người tiêu dùng EU đặt ra những tiêu chuẩn cao về chất lượng, độ bền, độtin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm Những lỗi mà người tiêu dùng ở các nước

26

Trang 27

khác có thể chấp nhận được như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trênmặt sản phẩm, bao bì bị méo, xô lệch hay những lỗi sơ ý do vận chuyển hoặckhâu hoàn thiện sản phẩm cũng khó được chấp nhận Người tiêu dùng EU còn rấtquan tâm đến dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi mộtsản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó

* Thích sử dụng hàng có thương hiệu

Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng sản phẩm có nhãnhiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn với chất lượngsản phẩm và uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm này sẽ an tâm về chấtlượng và an toàn cho người sử dụng Nhiều trường hợp, những sản phẩm này cógiá rất đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích thay đổi sang các sản phẩm khôngnổi tiếng khác dù giá rẻ hơn nhiều Đặc biệt đối với những sản phẩm của các nhàsản xuất không có danh tiếng hay nói các khác những sản phẩm của các nhãn hiệuít người biết đến thì rất khó tiêu thụ trên thị trường này Người tiêu dùng EU rất sợmua những sản phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuấtkhông có danh tiếng sẽ không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và antoàn cho người sử dụng, do đó không an toàn đối với sức khoẻ và cuộc sống củahọ.

27

Trang 28

- Nhóm 2: có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sửdụng chủng loại hàng hoá có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cảcũng rẻ hơn.

- Nhóm 3: có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm khoảng gần 12% dânsố, tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng củanhóm 2.

Hàng hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nàygồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng Đối tượng tiêudùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3 Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng ViệtNam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác (Thái Lan,Indonesia, Malaysia,v.v )

3 Xu hướng tiêu dùng

Sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân EU đang có sự thay đổi rõrệt Trước kia họ chỉ thích sử dụng những hàng hoá có chất lượng cao, giá đắt,vòng đời sản phẩm dài Hiện nay, do mức sống cao nên người tiêu dùng khôngđòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm Sản phẩm có vòngđời ngắn nhưng chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng đẹp, tiện dụng làphù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU Tuy có sự thay đổi về sở thíchvà thói quen tiêu dùng như vậy, nhưng chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyếtđịnh đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này Bên cạnhđó, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường đã nâng cao ý thức tráchnhiệm bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Chính vì vậy, người dân EU ngàycàng có xu hướng sử dụng sản phẩm từ chất liệu tự nhiên, không chứa các hóachất gây ô nhiễm môi trường

Trước kia, người dân EU quen dùng những sản phẩm có giá trị cao từ NhậtBản, và các nước Châu Âu Tuy nhiên, gần đây họ đã bắt đầu tiêu dùng các hàng

28

Trang 29

hóa giá thấp được nhập từ các nước Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.Rất nhiều các sản phẩm như hàng gốm sứ của Việt Nam, Trung Quốc, nội thấtIndonesia, hàng phủ men Thái Lan được nhập khẩu vào EU.

4 Kênh phân phối

Hệ thống phân phối trên thị trường EU về cơ bản giống như hệ thống phânphối của một quốc gia Hệ thống này cũng bao gồm mạng lưới bán buôn và mạnglưới bán lẻ Tuy nhiên, đây là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạpnhất hiện nay trên thế giới với sự tham gia của nhiều thành phần: Công ty xuyênquốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập trong đó nổibật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

Các Công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình chiềungang gồm: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêuthị, của hàng Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng củamình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất hoặc mua hàngđến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ Do vậy, họ có quan hệ rất chặtchẽ với các nhà thầu nước ngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảonguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EUlà theo tập đoàn và không theo tập đoàn:

- Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhậpkhẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng siêu thịcủa tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.

- Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất vànhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ củatập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác vàcác công ty bán lẻ độc lập.

29

Trang 30

Ngoài 2 hình thức phân phối trên các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phânphối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối của nhànhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất kháccủa nước nhập khẩu Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ởmỗi nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh phân phối thíchhợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềmnăng Ví dụ, để xuất khẩu sang Đức, doanh nghiệp có thể sử dụng kênh phân phối:đại lý của nhà xuất khẩu, trung tâm thu mua, nhà bán lẻ độc lập Khi xuất khẩusang Bỉ hay Hà Lan, kênh phân phối nên sử dụng là nhà nhập khẩu, nhà bán buôn,cửa hàng bán lẻ độc lập Khi xuất khẩu sang EU các doanh nghiệp cần tiếp cậnnhững trung tâm thu mua lớn như các trung tâm Bigr, Eurogroup, Mero, Tengelman, Rewe, Aldi, Edeka của Đức; trung tâm Carrefour, Intermarcher, Promodexcủa Pháp; trung tâm Saibury của Anh; Deurobuying của Thụy Sỹ; Cem của Bỉ;Naf của Đan Mạch và Era của Lucxamburg Những trung tâm này thường tậptrung từ 50 nhà phân phối trở lên, hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làmtrung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm, kiểm soát 2/3 lượng thựcphẩm Châu Âu [20].

Tóm lại, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong nền

kinh tế Đây là một hoạt động tăng thu ngoại tệ; phát triển làng nghề truyền thống;tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân; góp phầnchuyển dịch cơ cấu nên kinh tế; góp phần phát triển du lịch địa phương; là cơ sởmở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Hoạt động này chịu tác độngbởi các nhóm nhân tố về kinh tê - văn hóa - xã hội; về cơ chế chính sách và môitrường pháp lý; về thị trường và các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu củadoanh nghiệp

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian qua đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

30

Trang 31

mới chỉ đạt 235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD Tốc độtăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56% Các mặt hàng xuất khẩuchính là gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ, thảm, thêu ren Các thị trườngxuất khẩu chính hiện nay là EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.

31

Trang 32

1 Kim ngạch xuất khẩu chung

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 1995 gặp rất nhiều khó khăn do mất các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đông Âuvà Liên Xô cũ Song, với sự cố gắng lớn của Chính phủ và các doanh nghiệptrong việc tìm kiếm thị trường mới nên từ năm 1996 đến nay việc xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ đã được khôi phục và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Hiệnnay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được xuất khẩu trên 133 quốc gia.Trong các thị trường đó, EU được coi là thị trường tiềm năng với nhu cầu lớn vàdung lượng thị trường lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ nước ta Trong nhữngnăm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thịtrường này liên tục tăng.

Kim ngạch(Triệu USD)

Trang 33

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam vào thị trường EU tăng liên tục từ mức 111 triệu USD năm 2001lên tới mức 254 triệu USD năm 2006 với tốc độ tăng bình quân là 18,36% Đặcbiệt kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng 35% so với năm 2003 là do EU kết nạpthêm 10 thành viên mới vào tháng 5/2004 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam sang EU đạt được sự tăng trưởng như vậy là do có nhữngđiều kiện thuận lợi Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm đẩymạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU EU là thị trườngchung thống nhất dựa trên sự tự do lưu chuyển hàng hóa nên hàng thủ công mỹnghệ của Việt Nam chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn chung của EU thì có thể đượclưu thông tự do trong các nước thành viên Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữaViệt Nam - EU ngày càng phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm2007 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trườngEU đạt 162,56 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006 Đây là tín hiệuđáng mừng cho ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải cạnh tranh khá gay gắt với cácsản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan Điều nàychứng tỏ EU vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam

Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU trongcác năm vừa qua và hiện nay của Việt Nam còn gặp không ít khó khăn Nhậpkhẩu vào EU bị chi phối bởi nhiều qui định và luật lệ rất chặt chẽ Nguồn nguyênliệu đầu vào chưa ổn định ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư Qui mô sản xuất

33

Trang 34

nhỏ, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn Nguồn nhân lực trình độ còn thấp.Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế

2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang EU các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan,sơn mài mỹ nghệ và thảm Bên cạnh những mặt hàng này, Việt Nam cũng xuấtkhẩu sang thị trường này các sản phẩm thêu ren, đồ trang sức vàng- bạc, đồđồng

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuấtkhẩu sang EU năm 2006

Gèm sø M©y tre ®an S¬n mµi mü nghÖ Thªu

Kh¸c

Nguồn: Bộ Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩusang EU thì gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,8%), tiếp đến là mây tre đan(28,4%), sơn mài mỹ nghệ (13,8%), thảm (4,6%) Gốm sứ là mặt hàng xuất khẩutruyền thống của nước ta sang thị trường này Tuy nhiên gần đây các mặt hàng

34

Trang 35

mây tre đan đang ngày càng được người dân EU ưu chuộng do sự đa dạng vềchủng loại với kiểu dáng độc đáo.

35

Trang 36

Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài củaViệt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 7 tháng 2007

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng mây tre lá,thảm, sơn mài của Việt Nam xuấtkhẩu sang EU thì hàng mây đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%) Kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng này cũng đạt những kết quả đáng kể Ước tính trong tháng 7 -2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây đan của Việt Nam vào thị trườngEU đạt 2,8 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 6 Tính chung, trong 7 tháng đầu năm2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường EU đạt 13,2 triệuUSD, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2006 Đáng chú ý là từ đầu năm 2007 đếnnay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế mây của Việt Nam vào thị trường EU liêntục tăng mạnh Trong 20 ngày đầu tháng 7, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghếmây vào thị trường EU đạt 1,8 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 6 Đặc biệt,hiện nay vẫn còn rất nhiều đơn đặt hàng đang thực hiện, do đó dự báo trong

36

Trang 37

những tháng tới, kim ngạch xuất khẩu ghế mây vào thị trường EU sẽ tiếp tục tăngmạnh Như vậy, hiện nay nhu cầu về mặt hàng ghế mây tại thị trường EU đang rấtcao, các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời giantới

Kế sau mặt hàng ghế mây là mặt hàng lục bình, lá buông với kim ngạchxuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 10,3 triệu USD, tăng 58,5% so với cùng kỳnăm 2006 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chậu đan bằng lục bình đạt2,4 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2006 Đây là mặt hàng rất đượcưa chuộng tại thị trường Đức Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàngnày vào thị trường Đức đạt 2,5 triệu USD, tăng 54,71% so với cùng kỳ năm ngoái.Đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam do có nguồn nguyên liệu trong nước kháphong phú và có nguồn nhân lực có tay nghề cao

Trong các sản phẩm mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩusang EU thì hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%), tiếp đến là hànglục bình lá buông, hàng tre đan (18,6%), hàng mây tre lá kết hợp (10,8%) Có thểthấy các sản phẩm làm từ chất liệu mây rất được ưu chuộng tại thị trường này.Tuy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh trong thời gian quanhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.Nguyên nhân là do các sản phẩm này chất lượng kém và không đồng đều, vẫnchưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã của ngườitiêu dùng EU Ngoài ra, nguyên liệu thực vật do chưa được xử lý tốt, thường biếndạng khi có sự thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chíphát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển Sản xuất phân tán cũng đã gópphần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt, lô xấu lẫn lộn.Hơn nữa, thuế doanh thu với đặc điểm thuế chồng lên thuế, phí vận tải với cáchtính cước theo khối đối với hàng cồng kềnh cũng là những nguyên nhân làm giảmsức cạnh tranh qua giá của các mặt hàng này trên thị trường EU Nếu có những

37

Trang 38

giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chấtlượng và cải thiện mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại hàngxuất khẩu này.

38

Trang 39

3 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Thị trường EU là một thị trường chung của 27 quốc gia Các quốc gia nàycó đặc điểm chung về chính sách nội khối và chính sách đối ngoại tuy nhiên mỗinước có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, dân số, thị hiếu tiêu dùng, xu hướngtiêu dùng Chính vì vậy mà tình hình xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ nói riêng sang các quốc gia thành viên này cũng có sựkhác biệt

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang EU năm 2006

STT Thị Trường (Triệu USD) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 Pháp 62,41 24,57 2 Đức 37,36 14,71 3 Hà lan 29,51 11,62 4 Anh 27,99 11,02 5 Bỉ 26,49 10,43 6 Italia 18,90 7,44 7 Tây Ban Nha 15,93 6,27 8 Thụy Điển 12,88 5,07 9 Đan Mạch 10,44 4,11 10 Hi Lạp 2,39 0,94 11 Phần Lan 2,11 0,83 12 Bồ Đào Nha 1,04 0,41 13 Ailen 0,97 0,38 15 áo 0,85 0,33 14 Lucxambua 0,23 0,09 16 Các nước còn lại của EU 4,52 1,78 Tổng 254 100,00

Nguồn: Bộ Công Thương

39

Trang 40

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làPháp (24,57%), tiếp đến là Đức (14,71%), Hà Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ(10,43%), Italia (7,44%), Tây Ban Nha (6,72%) Đây là những thị trường truyềnthống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàngthủ công mỹ nghệ của nước ta sang những thị trường này luôn tăng trưởng đều.Các nước còn lại của EU trong bảng 2.2 trên bao gồm 10 quốc gia là Síp, Séc,Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia Kim ngạchxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường này chiếm tỷtrọng còn khiêm tốn (1,78%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sangEU Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường không lớn và hàng thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam mới đang dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị trường cácnước này Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình tại các thịtrường nhập khẩu truyền thống Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Bỉ và cần xây dựng cácchiến lược thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước thành viên mới của EUđặc biệt là 2 thành viên mới kết nạp của EU là Bungari và Rumani.

ii Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sangthị trường EU

1 Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sangthị trường EU

1.1 Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ

Tiềm năng của ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam là rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội và cần được phát triển hơn nữa Dovậy, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành cũng đã có nhiều chính sách cụ thể đểkhuyến khích ngành nghề này phát triển.

40

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng mây tre lá,thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 7 tháng 2007 - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc
Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng mây tre lá,thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 7 tháng 2007 (Trang 36)
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU năm 2006 - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU năm 2006 (Trang 39)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -EU - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -EU (Trang 46)
Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU Đơn vị tính: Triệu USD - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc
Bảng 2.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU Đơn vị tính: Triệu USD (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w