1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu.doc

37 756 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 303 KB

Nội dung

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10……… 3

1.1 Qúa trình phát triển……… 3

1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty……….6

1.2.1 Cơ cấu bộ máy ………6

Chức năng của các phòng ban……… 8

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh………11

1.3.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu……… 11

1.3.2 Thị trường xuất khẩu chính………12

1.3.3 Tăng trưởng kinh doanh hàng năm………12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG EU………14

2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu……… 14

2.1.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá……….14

2.1.2 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải………… 15

3.2.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực……… 23

3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã……….24

3.2.3 Tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may Asean……… 25

3.2.4 Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường….263.2.5 Đẩy mạnh công tác Marketing quốc tế……… .26

3.2.6 Thiết lập và quản lý quan hệ cá nhân……….27

3.2.7 Cần tìm hiểu và nắm chắc các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế………29

Nguyễn Thị Hường – KTB052

1

Trang 2

3.2.8 Nắm chắc thông tin về những biện pháp bảo hộ mới……… 31KẾT LUẬN……… 32TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 33

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, dệt may luôn được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Nhiều năm liền, ngành dệt may đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt trên 11 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính của cả nước Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Hiện nay, thị trường Châu Âu (EU) đang được đánh giá là thị trường rất có triển vọng cho các sản phẩm dệt may của các quốc gia trên thế giới Đó là thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, là thị trường có nhiều tiềm năng cần khai thác

Tuy nhiên khi thâm nhập vào thị trường EU, chúng ta phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, có lợi thế hơn hẳn ta về thị trường, chi phí sản xuất và sự đa dạng của sản phẩm như Trung Quốc, Thái Lan… Điều này đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, kiểu cách… Có như vậy ta mới có thể đứng vững và cạnh tranh

Nguyễn Thị Hường – KTB052

3

Trang 4

được với hàng dệt may nước bạn Chính vì thế mà em chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc

thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU

Ngoài phần mở đầu và lời kết, báo cáo thu hoạch thực tập của em gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty May 10

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May

10 sang EU

Chương 3: Một số giải pháp để Tổng công ty May 10 đẩy mạnh xuất

khẩu vào EU.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu, do thời gian có hạn và sự hiểu biết đề tài chưa được sâu sắc, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy, cô chỉ bảo giúp em để đề tài hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy, cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Đại học Ngoại thương), đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Phan Thu Hiền đã dành cho em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành đề tài này!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hường

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 101.1Qúa trình phát triển của Tổng công ty

Tiền thân của Tổng công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ

Tổ quốc Sau cách mạng tháng Tám 1945, Pháp trở lại xâm lược nước ta,

việc may quân trang cho bộ đội trở thành công tác quan trọng, nhiều cơ sở may được hình thành

Sau ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số công xưởng, nhà máy của ta ở Hà Nội dời lên núi rừng Việt Bắc tổ chức thành hai hệ thống sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực và hệ bán công xưởng.

Từ năm 1947 đến 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở nhiều nơi khác như Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Đông… Để giữ bí mật, các cơ sở sản xuất này được đặt tên theo bí số của quân đội như: X1, X30, hay AM1… đây chính là những đơn vị tiền thân của xưởng

May 10 sau này

Đến năm 1952, xưởng May 1 (X1) ở Việt Bắc được đổi tên thành

xưởng May 10 với bí số là X10 và đóng ở Tây Cốc (Phú Thọ) Đến năm 1953, xưởng May 10, với quy mô lớn hơn, chuyển về Bộc Nhiêu (Định Hóa – Thái Nguyên) Tại đây, May 10 đã ngày đêm miệt mài sản xuất trên 10 triệu sản phẩm quân trang, quân dụng các loại phục vụ kháng chiến.

Nguyễn Thị Hường – KTB052

5

Trang 6

Năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội Cùng thời gian đó, xưởng May X40 ở Thanh Hóa cũng được chuyển về Hà Nội, sáp nhập với xưởng May 10, lấy Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội để làm địa điểm sản xuất chính

Đến tháng 10 năm 1955, Tổng cục Hậu cần tiến hành biên chế cho xưởng May 10.564 cán bộ, công nhân viên Cuối năm 1956 đầu năm 1957, xưởng May 10 đã được mở rộng thêm, máy móc cũng được trang bị thêm, và có tất cả là 253 chiếc máy may, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện Nhiệm vụ của xưởng May 10 lúc này vẫn là may quân trang cho quân đội là chủ yếu.

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên CNXH, tháng 2 năm 1961, xưởng May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp May 10, từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng Sau 4 năm, xí nghiệp May 10 từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp may quân trang phục vụ cho quân đội lâu năm chuyển sang tự hạch toán phải thích ứng với thị trường nên xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn về tổ chức và tư tưởng Tuy nhiên, bằng cách chấn chỉnh và tăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý, giáo dục tư tưởng, xí nghiệp đã dần vượt qua những khó khăn đó và luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước.

Năm 1965, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, xí nghiệp May 10 đứng trước nguy cơ bị bắn phá Trước tình hình mới, xí nghiệp đã tổ chức, đôn đốc việc sơ tán, mặt khác tiến hành giáo dục tư tưởng không ngại khó, ngại khổ, phát huy tinh thần trách nhiệm của Đảng viên và quần chúng

hoàn thành nhiệm vụ sản xuất

Trang 7

Đến cuối năm 1968, chiến tranh phá hoại lần 1 kết thúc, các phân xưởng lần lượt trở về Trong 2 năm 1968 – 1969, xí nghiệp May 10 tuyển

thêm công nhân và mở thêm phân xưởng 4 và phân xưởng 5

Đến đầu năm 1972, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần 2, xí nghiệp lại

một lần nữa phải tiến hành sơ tán Mặc dầu phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhưng xí nghiệp May 10 đã thực hiện tốt công tác phòng tránh địch tàn phá, không có người chết, người bị thương và bảo vệ được toàn bộ

máy móc thiết bị

Từ năm 1973 đến 1975, để phục vụ cho giai đoạn nước rút trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ, công nhân viên xí nghiệp May 10 đã được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất thật nhiều quân trang và đều hoàn thành xuất sắc.

Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu thường qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam ký với các nước này Trong giai đoạn này, hàng năm xí nghiệp May 10 xuất sang thị trường các quốc gia trên từ 4 đến 5 triệu áo sơ-mi.

Kể từ Đại hội VI năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nắm bắt được tinh thần của đường lối đổi mới, xí nghiệp May 10 đã từng bước có những đổi mới trong tư duy kinh tế và

đường hướng hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ 1986 đến 1990, thị trường chính của xí nghiệp May 10 vẫn là thị trường khu vực I (Liên Xô, Đông Âu), và hàng năm xuất khẩu vào các thị trường này từ 4 đến 5 triệu sản phẩm áo sơ-mi theo nội dung các Nghị định thư hàng hóa ký kết giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng tương trợ

kinh tế (SEV)

Nguyễn Thị Hường – KTB052

7

Trang 8

Đến những năm 1990 – 1991, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp bị mất thị trường Trước tình hình đó, xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn chuyển sang thị trường Khu vực II như Đức, Bỉ, Nhật… Cùng với sự nỗ lực trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, xí nghiệp đã thành công trong việc

thâm nhập những thị trường đó

Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí

nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO10” Kể từ đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư, trang bị thêm kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước …

Đến năm 2005, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, công ty May 10

được chuyển thành Tổng công ty May 10, trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng; tên giao dịch quốc tế viết tắt là GARCO 10; có trụ sở chính tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

Sau hơn 60 năm thành lập, Tổng công ty May 10 trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với tiến trình của lịch sử, đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc

Năm 1998, Tổng công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và năm 2005 được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty May 101.2.1 Cơ cấu bộ máy

Trang 9

* Tổng công ty May 10 có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương, và 2 công ty liên doanh, cùng 3 phân xưởng phụ trợ.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty May 10:

Nguyễn Thị Hường – KTB052

9ĐDLĐ VỀ MT

GĐ ĐIỀU

HÀNH VỀ ATĐDLĐ

PHÓ TỔNG GĐ

ĐDLĐ VỀ CL

GĐ ĐIỀU HÀNH

Tổ cắt A

Tổ là A

Các tổ may

Tổ cắt B

Tổ là B

GĐ ĐIỀU HÀNHTỔNG GIÁM

Trang 10

(Nguồn: Văn phòng Tổng công ty May 10)

Bảng 1.1: Các đơn vị sản xuất chính của Tổng công ty May 10.

Đơn vị

Diện tích (m2)

Địa điểmđộng Lao Năng lực sản xuấtSản phẩm chínhtrườngThị

May 1 2.000 Hà Nội 750 2.200.000 Sơmi các loại Nhật, Mỹ, EUMay 2 2.000 Hà Nội 750 2.300.000 Sơmi các loại Hung, Mỹ, EUMay 5 2.000 Hà Nội 750 2.000.000 Sơmi các loại Mỹ, EUVeston 1 2.000 Hà Nội 600 500.000 Veston Mỹ, EUVeston 2 2.000 Hà Nội 500 200.000 Veston Nhật Bản.Vị Hoàng 1.560 Nam Định 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, EUĐông Hưng 800 Thái Bình 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, EUHưng Hà 9.500 Thái Bình 1.200 2.000.000 Quần, Jacket Mỹ, EUThái Hà 1.800 Thái Bình 800 2.000.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EUBỉm Sơm 2.300 Thanh Hóa 800 1.000.000 Quần, Jacket Mỹ, EUHà Quảng 4.500Quảng Bình 600 1.600.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EULiên doanh

Phù Đổng 850 Hà Nội 300 1.000.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EULiên doanh 6.50 Hải Phòng 600 500.000 Veston Mỹ, EU,

Trang 11

Thiên Nam 0 Hàn Quốc, Nhật

(Nguồn: Văn phòng Tổng công ty May 10)

1.2.2 Chức năng của các phòng ban

* Qua “sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty May 10” ở trên, ta thấy, bộ máy quản trị của Tổng công ty là mô hình theo kiểu trực tuyến – chức năng Các phòng ban trong công ty không trực tiếp ra các quyết định quản lý, mà chỉ thực hiện các công việc chuyên môn của mình, tiến hành nghiên cứu, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị, xí nghiệp sản xuất, nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và các giám đốc điều hành Đồng thời các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc.

* Tồng giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất trong Tổng công ty, có

nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề của công ty Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư và hợp tác của công ty Tổ chức bộ máy quản lý để điều hành công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, khen thưởng, kỷ luật tùy theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng kỷ luật công ty xem xét thông qua.

* Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong

việc quản lý Tổng công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình Được ủy quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước Trực tiếp phụ trách 3 xí nghiệp may 1, 2, 5, và các phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng QA (phòng chất lượng).

* Các giám đốc điều hành: Là người giúp việc Tổng giám đốc trong

việc quản lý Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình Trực tiếp phụ trách 2 xí nghiệp veston 1, 2,

Nguyễn Thị Hường – KTB052

11

Trang 12

các xí nghiệp may thành viên địa phương, các phân xưởng phụ trợ, các phòng Kỹ thuật, phòng Kho vận và Văn phòng.

* Các phòng, ban chức năng:

- Phòng kế hoạch: Quản lý công tác kế hoạch và hoạt động xuất nhập

khẩu, công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty Tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.

- Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh sản phẩm may mặc phục vụ

thị trường trong nước, đồng thời thực hiện công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ sản xuất kịp thời Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Phòng kinh doanh còn làm nhiệm vụ đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hóa khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ

chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất Nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Phòng tài chính – kế toán: Quản lý công tác kế toán tài chính của

Tổng công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Trang 13

- Phòng QA (phòng chất lượng): Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản

phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định

Ngoài ra, phòng QA cũng quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả

- Văn phòng Tổng công ty: Đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng

giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội Quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và luật pháp hiện hành.

- Ban đầu tư phát triển: Quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển

công ty: lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của Tổng công ty.

- Trường công nhân kỹ thuật may và thời trang: Đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.

* Ngoài ra, Tổng công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm 3 phân xưởng:

- Phân xưởng thêu in giặt: Có trách nhiệm thêu in các họa tiết vào các

chi tiết sản phẩm theo đúng hình dáng, vị trí, nội dung quy định Đồng thời tiến hành giặt sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói nếu được quy định trong hợp đồng.

Nguyễn Thị Hường – KTB052

13

Trang 14

- Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm phụ trợ, duy trì nguồn điện cho

sản xuất, đồng thời bảo dướng và sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra.

- Phân xưởng bao bì: Có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton

và một phần phụ liệu (bìa lưng, khoang cổ giấy) phục vụ cho đóng gói sản phẩm.

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty1.3.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu

Với 8000 lao động, mỗi năm Tổng công ty May 10 sản xuất trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại Hàng năm, bình quân lượng sản phẩm may mặc tiêu thụ của Tổng công ty ở thị trường nước ngoài là rất lớn, khoảng trên 10 triệu chiếc Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo sơ-mi, quần, áo Jacket, comple, veston, và váy Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ-mi, luôn chiếm trên 70% và hiện có xu hướng giảm nhẹ Thay vào đó là sự tăng lên của những mặt hàng khác như quần và áo Jacket

Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao, mà không có sự xuất hiện của những sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, tất hay caravat… vốn không phải là thế mạnh của Tổng công ty trên thị trường quốc tế.

1.3.2 Thị trường xuất khẩu chính

* Với sự nỗ lực không ngừng trong những năm qua, Tổng công ty May 10 đã khẳng định được sự vượt trội của mình và hiện nay đang là đối tác chiến lược của các đối tác có tên tuổi trên thế giới như:

- Ở Thị trường EU: Miles; Handelsgesellschaft; International MHB;

New M; Seidensticker; Target; K - Mart Supreme

Trang 15

- Ở Thị trường Mỹ: Prominent Apparent Ltd; Seidensticker; Supreme;

Target; Li & Fung; May Dept; Fishman and Tobin; JC Penney; New M; Mart; Mast; Mangharam; Resourses Vietnam

- Ở Thị trường Nhật Bản: Itochu Corp

1.3.3 Tăng trưởng kinh doanh hàng năm

Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của cả tập thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty May 10 đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng phát triển Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty May 10 năm 2008 là 228 tỷ 591 triệu đồng, tăng 19,62% so với năm 2007; Tổng doanh thu đạt 619 tỷ 575 triệu đồng, tăng 25,64% so với năm trước; Lợi nhuận 16 tỷ 679 triệu đồng, tăng 0,33% so với cùng kỳ; Trong năm 2008, thu nhập bình quân người lao động đạt 2,16 triệu đồng/người/tháng; Chia cổ tức 12%/năm.

Năm 2009 tình kinh tế thế giới còn bị ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng, sức mua giảm mạnh, nhiều ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bị phá sản ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp Tuy nhiên, với sự đồng thuận và nỗ lực không ngừng, May 10 đã hoàn thành các chỉ tiêu chính và đều tăng so với thực hiện của năm 2009, như: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 251 tỷ 896 triệu đồng, tăng 10,19%; Tổng doanh thu đạt 650 tỷ đồng, tăng 4,91%; Lợi nhuận khoảng 17 tỷ đồng, tăng gần 2% và Thu nhập bình quân người lao động 2,214 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,5 %; Chia cổ tức trên 12%/năm.

Bước sang năm 2010, Tổng công ty tiếp tục đạt doanh thu cao với 810 tỷ đồng, lợi nhuận 18 tỷ đồng; Lao động bình quân khoảng 7.300 người với thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng; Chia cổ tức 13%/năm.

Nguyễn Thị Hường – KTB052

15

Trang 16

Ngoài những sản phẩm xuất khẩu thì Tổng Công ty May 10 cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam quan tâm phát triển thương hiệu tại thị trường trong nước, thông qua việc mở rộng kênh phân phối, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm Các sản phẩm mang thương hiệu May 10 hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện Hiện nay, ngoài 150 cửa hàng, đại lý bán, giới thiệu sản phẩm trong cả nước, May 10 đang tiếp tục phát triển hệ thống phân phối và thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn Để tiếp tục mở rộng thị trường, doanh nghiệp đã thành lập trung tâm kinh doanh thương mại, phát triển mô hình chuỗi siêu thị bán lẻ, nhằm chủ động đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng cả nước, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và đạt doanh thu nội địa 150 tỷ đồng trong năm 2010

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG EU

2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 2.1.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, Tổng công ty phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho, thông qua các bước sau:

- Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế

hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong.

- Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiến hành chế thử sản

phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật Chuẩn bị máy móc thiết bị mẫu dưỡng, các tài liệu liên quan, và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.

Trang 17

- Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu

của bộ phận chuẩn bị sản xuất Ép mếc vào các chi tiết theo quy định.

- Công đoạn thêu, in: Chịu trách nhiệm thêu, in các họa tiết vào chi

tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các họa tiết theo quy định.

- Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành

sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng.

- Công đoạn giặt (chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt): Chịu

trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng.

- Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, ép và gấp các loại sản

phẩm cùng với các loại phụ liệu là gấp theo quy định.

- Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói và đóng gói sản

phẩm vào thùng carton theo tỷ lệ và số lượng quy định cụ thể của từng đơn hàng.

Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, loại bỏ những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau.

Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển vào kho và sắp xếp theo từng khách hàng, địa chỉ giao, có phân biệt màu sắc, cỡ vóc theo từng lô hàng Gần đến ngày giao hàng thì sẽ đóng hàng vào container.

2.1.2 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải

* Sau khi hàng hoá xuất khẩu đã được chuẩn bị, đảm bảo yêu cầu chất lượng và được chuyển vào kho thì Phòng Kế hoạch sẽ làm tiếp nhiệm vụ làm thủ tục thông quan theo các bước:

Nguyễn Thị Hường – KTB052

17

Trang 18

- Khai báo hải quan: Nhân viên Phòng Kế hoạch sẽ làm thủ tục mở tờ

khai hải quan Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax Ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp xuất khẩu (Tổng công ty May 10) do Cục hải quan TP.Hà Nội cấp

Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan Khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra:

+ Trường hợp thứ nhất: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá Sau đó, chi cục hải quan sẽ xác nhận công ty đã làm thủ tục hải quan và thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan"; trả tờ khai cho người khai hải quan đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

+ Trường hợp thứ 2: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế, theo các bước sau: Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá; Kiểm tra thực tế hàng hóa; Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra; Xử lý kết quả kiểm tra; Xác nhận đã làm thủ tục hải quan Sau khi đã thực hiện xong các bước theo quy trình trên thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan"; trả tờ khai cho người khai hải quan Tuy nhiên, trên thực tế của công ty thì trường hợp thứ 2 này không thường xuyên xảy ra.

* Hiện nay, Tổng công ty May 10 đang thực hiện theo quy định mới của Tổng cục Hải quan là áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử Nghĩa là nhân viên của Phòng Kế hoạch chỉ cần nhập và gửi số liệu vào hệ thống phần mềm điện tử của hải quan được cài đặt sẵn trong máy tính tại Tổng công ty và chờ cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin và xác nhận thông quan của hải quan Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại và thời gian cho doanh nghiệp.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w