GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

34 571 0
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ - nước có một nền kinh tế, nền ngoại thương phát triển nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được đại diện chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/7/2000 và được Quốc hội hai nước phê chuẩn thông qua ngày 20/12/2001. Nhưng Hiệp định chỉ là điều kiện hỗ trợ thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém thì phải nghiên cứu kỹ thị trường này, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng trưởng mạnh nhưng những khó khăn thách thức vẫn còn rất nhiều. Do vậy để đạt và vượt được mục tiêu xuất khẩu theo qui hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/năm. Đây là mức tăng trưởng không phải quá cao, nhưng muốn đạt và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng hiện nay kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ, chỉ đạt 60 triệu USD năm 2000. Qua đó cho thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức của ngành dệt may và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất quan trọng. Trong giới hạn bài viết này em xin được trình bày một số hiểu biết của mình về vấn đề trên.

MỤC LỤC A- LỜI MỞ ĐẦU .3 B- NỘI DUNG 5 I- VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAYXUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAYVIỆT NAM 5 1- Ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân .5 2- Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 6 2.1 Thuận lợi 6 2.2 Khó khăn .6 II- ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ 7 1- Vài nét về thị trường Mỹ .7 2- Tìm hiểu chính sách ngoại thương của Mỹ .8 3- Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ .9 III- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .11 1- Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ .11 1.1 Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ .11 1.2 Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng đối với hàng dệt may 12 1 2- Những khó khăn của sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ 12 2.1 Điểm yếu của hoạt động xuất khẩu ngành may .12 2.2 Sản phẩm dệt may khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường gặp những khó khăn do những quy định ngặt nghèo của Mỹ như sau 13 3- Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 15 3.1 Cơ hội 15 3.2 Thách thức 15 4- Cơ chế- chính sách của Nhà Nước về quản lý xuất nhập khẩu .18 5- Kết luận- bài học kinh nghiệm 19 IV- GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .20 1- Giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam .20 1.1 Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm .20 1.2 Đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn, đúng thời hạn quy định 24 1.3 Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may 24 2- Các biện pháp đưa nhanh sản phẩm may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ 26 2.1 Trong thời gian đầu vẫn duy trì gia công, bán và phân phối qua trung gian để đưa hàng vào Mỹ 26 2.2 Xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ 26 2.3 Tiến tới năm 2006-2010 : thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại Mỹ . 27 3- Các giải pháp đối với doanh nghiệp .28 2 4- Giải pháp đối với Nhà nước 29 4.1 Nhà nước cần có các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài .29 4.2 Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành may 30 4.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu .30 C- KẾT LUẬN .32 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ - nước có một nền kinh tế, nền ngoại thương phát triển nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được đại diện chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/7/2000 và được Quốc hội hai nước phê chuẩn thông qua ngày 20/12/2001. Nhưng Hiệp định chỉ là điều kiện hỗ trợ thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém thì phải nghiên cứu kỹ thị trường này, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động 3 ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng trưởng mạnh nhưng những khó khăn thách thức vẫn còn rất nhiều. Do vậy để đạt và vượt được mục tiêu xuất khẩu theo qui hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/năm. Đây là mức tăng trưởng không phải quá cao, nhưng muốn đạt và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng hiện nay kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ, chỉ đạt 60 triệu USD năm 2000. Qua đó cho thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức của ngành dệt may và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất quan trọng. Trong giới hạn bài viết này em xin được trình bày một số hiểu biết của mình về vấn đề trên. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Duy Bột đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Chắc hẳn, do trình độ còn hạn chế, đề án của em không khỏi có thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý, phê bình của các thầy, các cô, các bạn và toàn thể độc giả. Em xin thành thực cảm ơn ! 4 NỘI DUNG I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAYXUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAYVIỆT NAM 1. Ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước ta. Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người rất thấp, dân cư sống ở nông thôn với nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp - một khu vực kinh tế phát triển chậm chạp, năng suất và hiệu quả đều thấp. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lợi thế lớn của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là lao động giá rẻ, nguyên liệu dồi dào. Vì vậy trong giai đoạn đầu lấy công nghiệp hoá làm trọng tâm, Việt Nam cần phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế sẵn có bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong giai đoạn vừa qua. Tăng trưởng xuất khẩu từ mức thấp đã tăng nhanh : năm 1989 chỉ đạt xấp xỉ 100 triệu USD, năm 1997 và năm 1998 đạt trên 1,4 tỷ USD mỗi năm, tới năm 1999 đã tăng lên 1,76 tỷ USD và năm 2000 đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ 90 vừa qua đạt trung bình tới 5 trên 40%/năm. Hiện nay ngành này đứng thứ hai, chỉ sau dầu lửa về mặt kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tạo ra 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, và khoảng 44% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chế tác). Ngành thu hút gần nửa triệu công nhân (trong đó 80% là lao động nữ) tức là khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt, ngành dệt may nước ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng ta phải tìm ra những giải pháp thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. 2. Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 2.1 Thuận lợi Các thuận lợi trong hoạt động của ngành dệt may Việt Nam có thể kể là : * Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ * Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiến về mẫu mã được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. * Việt Nam đi sâu trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu những kinh nghiệm của các nước đi trước. * Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ nên có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có được, như : + Linh hoạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường; + Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn; + Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; + Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường; + Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất và kinh doanh. 6 2.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, ngành dệt may Việt nam vẫn còn tồn tại những khó khăn như : * Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay đều phải chịu thuế suất ở mức cao từ 30% đến 90%, nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác được ưu đãi về thuế. * Năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhân còn thấp, chẳng hạn một công nhân Việt Nam chỉ may được 16 áo sơ mi/ngày, trong khi ở các nước khác là 27 áo/ngày . * Nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu nhập từ nước ngoài. * Do thiếu vốn kinh doanh nên các cơ sở dệt may Việt Nam thường có quy mô nhỏ, không đủ sức thực hiện các hợp đồng lớn, chỉ đủ khả năng làm nhiệm vụ gia công cho nước ngoài. * Trình độ quản lý trong ngành dệt may còn thấp. * Hoạt động tiếp thị còn yếu, chưa chủ động thu hút khách hàng và giao dịch trực tiếp. Vừa qua đa số đơn hàng các doanh nghiệp Việt Nam đạt được là do các khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc thông qua một nước thứ ba làm trung gian giao cho Việt Nam gia công để họ xuất vào thị trường thế giới. * Khâu thiết kế sản phẩm may mặc còn rất yếu, nên chưa có được các sản phẩm độc đáo và chưa tạo được nhãn hiệu uy tín đối với thị trường thế giới. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ 1. Vài nét về thị trường Mỹ Mỹthị trường lớn nhất toàn cầu, với dân số 280 triệu người thu nhập bình quân đầu người năm 2000 ước khoảng 32.000 USD (Internet), dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1, thì của các gia đình Mỹ là 1,7. Ngoài ra, nước Mỹ hàng năm xuất khẩu ra thị trường thế giới một giá trị hàng hoá khoảng gần 900 tỷ USD năm 2000, nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên liệu xuất khẩu. 7 Về chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phương châm kinh doanh thương mại của Mỹ là “tiền nào của nấy”. Dân Mỹ có mức sống rất đa loại, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ lên tới 918,8 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu về 6 mặt hàng ( mà ta có lợi thế) cũng khá lớn: hàng dệt, may 35 tỷ USD, hàng hải sản 6,5 tỷ USD, rau quả 5 tỷ USD, cao su 8 tỷ USD, đồ gỗ 14 tỷ USD, giày dép 15 tỷ USD, cộng 83,5 tỷ USD. Nếu chỉ cần chiếm 2% thị phần trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta đã vượt 1,5 tỷ USD. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng, Mỹ là một thị trường tiềm năng với những đặc điểm nổi bật sau: * Mỹthị trường có lịch sử phát triển hơn 200 năm nay: Trừ một số ngành kinh tế có liên quan đến an ninh quốc phòng của Mỹ không cho phép người nước ngoài kinh doanh như ngành sản xuất và kinh doanh vũ khí, vệ tinh, viễn thông . thì các nhà kinh doanh nước ngoài đến Mỹ làm ăn được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như các doanh nghiệp Mỹ. * Hệ thống luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp vì ngoài luật của Liên bang, còn có luật của từng bang. Cho nên muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần có sự am hiểu nhất định về hệ thống luật của Mỹ và phải có những bước đi thận trọng. * Mỹthị trường lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu hàng hoá hơn 1300 tỷ USD, hàng nhập khẩu rất đa dạng. * Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao vì đa số các nước có nền kinh tế hàng hoá phát triển như EU, Nhật , các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ . đều lấy Mỹ làm thị trường chủ lực để thâm nhập. 2. Tìm hiểu chính sách ngoại thương của Mỹ Hiện nay chính sách ngoại thương của Mỹ được thực hiện theo 3 nội dung chính như sau: 8 * Mỹ và các nước bạn hàng của Mỹ phải đối xử bình đẳng với nhau trong quan hệ buôn bán. Nếu các nước khác muốn buôn bán sản phẩm và dịch vụ của mình vào thị trường Mỹ thì họ cũng phải để cho Mỹ bán các sản phẩm của Mỹ vào các nước đó trong những điều kiện như nhau. * Nếu các nước khác muốn đầu tư vào các xí nghiệp của Mỹ thì Mỹ cũng yêu cầu họ tạo điều kiện để Mỹ đầu tư vào các nước đó. * Nếu các nước khác muốn thành lập công ty tại Mỹ thì Mỹ cũng phải được đến thành lập công ty ở các nước đó và phải được hưởng mức thuế tương tự như công ty của nước sở tại. Nguyên tắc bao trùm chính sách ngoại thương này của Mỹ là dùng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ thuế quan, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật hạn chế xuất nhập khẩu, các luật thương mại . Các nước muốn đẩy mạnh buôn bán với Mỹ thì phải mở cửa thị trường của mình theo Hiệp định song phương và đa phương. 3. Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có hàng hoá sang thị trường này là : * Tận dụng lợi thế gần Mỹ và hợp tác kinh tế với Mỹ : Đó là kinh nghiệm của Canada và Mêhicô, chẳng những các nước này tổ chức sản xuất để đưa hàng vào Mỹ, họ còn lập ra các khu kinh tế mở để thu hút vốn đầu tư từ các nước xa Mỹ như: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN ., tại đây các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng hoá để đưa trực tiếp vào Mỹ vừa giảm được chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, vừa được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan của khối NAFTA mà các nước thành viên Mỹ, Mêhicô, Canada giành cho nhau. * Tận dụng kiều dân sống ở Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines . Họ tận dụng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp gốc Hoa, gốc Hàn . để làm bàn đạp đưa mạnh hàng hoá voà thị trường Mỹ mà không cần buôn bán qua trung gian. Với những khu vực thương mại của người Hoa ở các thành phố lớn của nước Mỹ 9 mà hàng hoá Trung Quốc, Đài Loan chiếm lĩnh thị trường Mỹ mau chóng và hiệu quả. * Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Peru . Thật vậy, thị trường Mỹ rất lớn, nhưng người Mỹ khá thực dụng: giá rẻ vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường bình dân và thu nhập thấp. Chính nhờ chính sách giá rẻ nhưng không vi phạm luật chống phá giá của Mỹ mà nhiều mặt hàng như : quần áo, đồ chơi trẻ em, giày dép, hàng dệt kim . của Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ. * Đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên cũng là biện pháp quan trọng để chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Đó là kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thật vậy, nhờ có đổi mới liên tục về mẫu mã mà xe hơi của Nhật Bản thâm nhập mạnh vào thị trường, cạnh tranh được với xe hơi sản xuất tại Mỹ. Hay như kinh nghiệm của Trung Quốc: lúc đầu khi mới được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, Trung Quốc thâm nhập thị trường Mỹ chủ yếu bằng những mặt hàng tận dụng lao động nhiều như: hàng dệt may, giày dép, đồ da . Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã đưa hàng chục nhóm ngành hàng xuất khẩu vào Mỹ trong đó 10 mặt hàng sau đây chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ : máy móc thiết bị, máy móc cơ khí, giày dép, đồ chơi, đồ gỗ, may mặc, đồ nhựa, đồ da, dụng cụ quang học, hàng dệt kim. * Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm ra hàng xuất khẩu đưa vào thị trường Mỹ: Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc và Campucha: sau khi được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc của Mỹ, các nước này giành những ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhờ vậy mà Campuchia thu hút mạnh vốn đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, họ “đổ xô” đến Campuchia để tận dụng ưu đãi về hạn ngạch của Mỹ giành cho nước này. Nếu năm 1996 doanh số xuất khẩu ngành may của Campuchia chỉ đạt 72 triệu USD (đây là năm Mỹ bắt đầu cho Campuchia hưởng quy chế Tối Huệ Quốc) 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan