trình hội nhập kinh tế quốc tế
Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường trong
nước cho hàng hóa nước ngoài, chủ yếu thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cầm phải nắm vững những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để vượt qua các thách thức, tận dụng các cơ hội do việc gia nhập WTO và các cam kết tự do hóa thương mại đem lại, biến những tiềm năng đó thành lợi ích kinh tế.
Cụ thể, Việt Nam cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may (từng nhóm sản phẩm và trong so sánh với cam kết cắt giảm thuế quan đối với tất cả các mặt hàng) được tóm tắt trong Bảng sau đây:
Bảng 3.1: Cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế
nhập khẩu đối với hàng dệt may nhập khẩu
Stt Chỉ tiêu Thuế suất MFN trước gia nhập (%)
Thuế suất cam kết trong WTO Khi gia
nhập
Cuối cùng Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập) 1 Thuế suất bình quân
cả Biểu thuế
17,4% 17,2% 13,4% Cơ bản sau 3-5 năm
2 Thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp
16,7% 16,2% 12,4% Cơ bản sau 3-5 năm
2 Thuế suất bình quân ngành dệt may
37,3% 13,7% 13,7% Ngay khi gia nhập WTO
3 Vải 40% 12% 12% Ngay khi gia
nhập WTO
4 Quần áo 50% 20% 20% Ngay khi gia
nhập WTO
5 Sợi 20% 5% 5% Ngay khi gia
nhập WTO
(Nguồn: Văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam)
Nhìn vào Biểu cam kết thuế quan đối với sản phẩm dệt may, chúng ta có thể thấy một số điểm quan trọng sau đây:
- Không có lộ trình cho việc cắt giảm: Việt Nam phải cắt giảm thuế đối với hàng dệt may xuống mức cuối cùng ngay khi Việt Nam gia nhập WTO (ngày 11/1/2007) trong khi lộ trình cắt giảm thuế đối với các hàng hóa khác thường là từ 5-7 năm. Do đó ngành dệt may sẽ không có thời gian chuẩn bị mà phải lập tức cạnh tranh ngay với hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế quan kể từ 11/1/2007.
- Mức cắt giảm thuế cao: Hàng dệt may có mức cắt giảm thuế nhập khẩu cao nhất trong toàn bộ Biểu cam kết cắt giảm về thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa, trong đó nhóm hàng giảm thuế nhiều nhất là xơ, sợi, vải, quần áo, đồ may sẵn.
Mặc dù vậy, mức cam kết này vẫn là thấp so với các cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may trong các cam kết tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết và đã thực hiện theo lộ trình (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc ACFTA; và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc AKFTA). Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đàm phán các hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và New Zealand. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với hàng dệt may từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc hay các nước có cam kết tự do hóa thương mại với Việt Nam so với hàng dệt may đến từ các nước thành viên WTO khác.
3.2.8 Nắm chắc thông tin về những biện pháp bảo hộ mới
Các biện pháp bảo hộ mới của EU thực chất là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà các nước này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang được dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc.
Theo Báo cáo của WTO công bố mới đây, các quốc gia trên thế giới đang liên tục áp đặt các rào cản thương mại, bất chấp những cam kết tại Hội nghị G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại. WTO tổng kết trong những tháng giữa năm 2009 đã có 83 biện pháp thắt chặt thương mại được áp dụng tại 24 quốc gia và con số này gấp hơn hai lần số lượng các biện pháp tự do hóa thương mại mà EU áp dụng trong cùng kỳ năm 2008. Từ thực tế này, WTO đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng các cuộc điều tra chống bán phá giá mới. Trong số những mặt hàng được bảo hộ bằng rào cản
Thực tế các rào cản thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt nghèo với mục đích hạn chế nhập khẩu và áp dụng cho các nước xuất khẩu. Chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước nhập khẩu tại EU. Để chủ động, điều đầu tiên là Tổng công ty May 10 cần phải nắm thật chắc các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại thị trường nhập khẩu. Vẫn biết để thực hiện được những quy định mới này từ các nước nhập khẩu, ban đầu chúng ta phải tăng thêm chi phí và về lâu dài phải tốn thêm tiền đầu tư vào hạ tầng nhà xưởng… Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng xuất sang có thể bị trả về hoặc bị phạt rất nặng. Như vậy, nguy cơ bị mất đơn hàng, hoặc có thêm những vụ kiện mới là rất lớn, khi đó thiệt hại sẽ là không nhỏ!
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải cạnh tranh, đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Tổng công ty May 10 một cách toàn diện về các mặt, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, cũng như điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, em đã hoàn thành bản thu hoạch thực tập tốt nghiệp này. Do còn yếu về kinh nghiệm thực tế, cũng như kiến thức còn hạn chế, nên sự nghiên cứu, tìm hiểu, đáng giá của em về Tổng công ty May 10 không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Song với sự nỗ lực của bản thân, em đã trình bày những suy nghĩ và quan điểm của mình với mong muốn học hỏi nhiều hơn nữa nhằm nâng cao kiến thức.
Hy vọng rằng Tổng công ty may 10 với bề dày hơn 60 năm hình thành và phát triển, trải qua biết bao giai đoạn thăng trầm cùng với tiến trình của lịch sử nước nhà, sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển và luôn là một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam.
1. “Lao động và phát triển nguồn nhân lực”, của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam 2007
2. “Doanh nghiệp Việt Nam 2008”, của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
3. “Tổng công ty May 10 – 60 năm hình thành và phát triển”, của văn phòng Tổng công ty May 10
4. “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, của NXB Lao động - Xã hội, XB 2002
5. “Những điều nên biết khi xuất khẩu vào Châu Âu”, của Viện nghiên cứu Thuơng mại (Bộ Công Thương)
6. “Những rào cản kỹ thuật mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu vào EU”, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương
7. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam”, tài liệu của Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công Thuơng
8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 của Tổng công ty May 10
9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
10. Các trang web: - www.vietnameconomy.net - www.vneconomy.vn - www.hatrade.com …. 37