Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Tiếp tục kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000, mở rộng đa dạnghoá thị trường vẫn là một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuấtnhập khẩu cho thời kỳ 2001-2010 Trong đó, đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mớilà quan điểm chủ đạo, xuyên xuốt Trong khi nhiều thị trường đã trở nên bão hoà thìChâu Phi lại nổi lên như một thị trường thật sự mới mẻ và tiềm năng.
Trong số 54 quốc gia tại Châu Phi, Cộng hoà Nam Phi là nước có nền kinh tếphát triển nhất, với diện tích 1.228 triệu km, dân số 43,2 mở ra nhiều tiềm năng vàcơ hội cho Việt Nam, đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mạigiữa Việt Nam và Châu Phi nói chung.
Hơn thế nữa, Nam Phi có một nền kinh tế khá mạnh, vị trí địa lý thuận lợi, cơsở hạ tầng rất phát triển, với hệ thống cảng biển hiện đại ngang tầm với các nướcphát triển khác trên thế giới Nam Phi được coi là thị trường đầu mối hết sức quantrọng ở Châu Phi Thông qua đó, chúng ta có thể nhập khẩu rồi tái xuất đi các thịtrường khác ở Châu Phi, thậm chí sang cả các thị trường phát triển như EU, Mỹ
Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi còn ởmức độ rất khiêm tốn, thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên Năm2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 50 triệu USD, kim ngạch này chỉchiếm chưa đầy 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Nhập khẩu của Việt Namtừ Nam Phi lại càng thấp, chỉ đạt 5,07 triệu USD, chiếm 0,08% kim ngạch nhậpkhẩu của Nam Phi.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa nước ta và Châu Phi trên các lĩnh vựcthương mại, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đang ở mức không đáng kể.
Chính vì thế, để tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộnghoà Nam Phi nói riêng và toàn Châu Phi nói chung, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởngbuôn bán hai chiều trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở rộng quan hệ trên cáclĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trườngNam Phi, nắm bắt thực trạng mối quan hệ thương mại hiện nay giữa Việt Nam với
Trang 2thị trường này, từ đó đề ra những giải pháp trở nên hết sức cần thiết Nhận thấy tầmquan trọng, tính mới mẻ và cũng đầy hấp dẫn này của vấn đề, tác giả xin phép được
nghiên cứu đề tài "Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế –
thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới"
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại của Cộnghoà Nam Phi với thế giới và với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Namtrong quan hệ với Cộng hoà Nam Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với NamPhi thời kỳ 1991-2001 và quan hệ hợ tác trên các lĩnh vực khác.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên 4 lĩnh vực: thương mạihàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Các kiến nghị, giải phápphát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi trong thờigian tới.
Bằng việc sử dụng các phương pháp biện chứng, phương pháp duy vật lịchsử làm nền tảng, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp, tác giả mong muốn được giới thiệu những thông tin mới mẻ,cần thiết về nước Cộng hoà Nam Phi và thị trường Nam Phi, thực trạng quan hệgiữa Việt Nam và đất nước tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này Từ đó xây dựngcơ sở khoa học để đề ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần phát triển quan hệthương mại giữa Việt Nam Cộng hoà Nam Phi nói riêng và giữa Việt Nam vớiChâu Phi nói chung trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ những phân tích trên, khoá luận bao gồm 3 chương sau:
CHƯƠNG I : Tổng quan về nước Cộng hoà Nam Phi
CHƯƠNG II: Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-CH Nam Phi
CHƯƠNG III: Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi
Trong khi làm luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phíacác Thầy, các Cô, cũng như các Cơ quan, gia đình, bạn bè Em đặc biệt cảm ơnThầy giáo Tô Trọng Nghiệp, người đã chỉ bảo rất tận tình cùng những lời động viêngiúp em hoàn thành được khoá luận này Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tớichú Nguyễn Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Châu Phi Tây Nam Á; anh Tạ Đức Minh,
Trang 3chuyên viên Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại, những người đã cung cấpcho em có được nhiều tài liệu quý giá.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ NAM PHII/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :
1/ Điều kiện địa lý-khí hậu:
1.1/ Điều kiện địa lý:
Đất nước Cộng hoà Nam Phi nằm ở phía dưới cùng của Châu Phi với1.219.912 km2, bao gồm cả hải đảo Prince Edward, thuộc vĩ độ 22-35o về phíaNam và 17-33o về phía Đông Nam Phi chiếm 4% diện tích toàn Châu Phi, lớngấp năm lần diện tích của Anh, gấp đôi Pháp và gần bằng diện tích của Đức,Pháp, Italia cộng lại.
Nam Phi có đường biên giới chung với nước Namibia, Botswana vàZimbabue, trong khi Vương quốc Lesotho nằm hoàn toàn trong Nam Phi PhíaĐông Bắc giáp ranh với Mozambique và Swaziland Phía Tây, Nam, Bắc cóbiển Đại Tây Dương và biển Ấn Độ Dương bao bọc, chính vì thế phía Tâyđược bao bọc bởi dòng nước lạnh Benguela từ biển Atlantic, phía Đông là dòngnước ấm từ Ấn Độ Dương Bờ biển của Nam Phi dài tới 2.954 km với rất nhiềuđồng cỏ, thảo nguyên và rừng
Địa hình của Nam Phi bao gồm một vùng cao nguyên đá cổ được chia cắtvới vùng đồng bằng hẹp ven biển bởi dãy núi Great Esscarpment Vùng caonguyên chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước Tuy nhiên, số đất trồng lớn, chỉchiếm 10% tổng diện tích đất đai, rừng và rừng tái sinh chiếm 7% Bên cạnh đólại không có sông hồ cho tầu bè đi lại Đa phần sông ngòi nằm ở vùng khô, chỉchảy vào mùa mưa.
Một điểm quan trọng là đất nước Nam Phi cố một trữ lượng khoáng sảnhết sức dồi dào và đa dạng Ví dụ như vàng, crôm, antimon, than, quặng thép,
Trang 4mangan, kền, phân lân, thiếc, urani, đá quý, kim cương, bạch kim, đồng, muối,khí đốt thiên nhiên
1.2 Khí hậu:
Vị thế địa lý đã tạo ra cho Nam Phi có khí hậu ôn hoà với nhiều nắng.Trung bình nắng chiếu khoảng 7,5 đến 9,5 giờ một ngày, so với 3,8 giờ tại LuânĐôn và 6,9 giờ tại Niu Óoc Tuy nhiên tại vùng núi cao cũng có tuyết rơi.
Ở đây mưa ít hơn 464 mm, bằng khoảng hơn một nửa so với lượng mưatrung bình của thế giới Trừ hai vùng Cape và Mediterranê là có mưa quanhnăm, còn lại 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè từ tháng 10 tớitháng 3 Ngoài ra Nam Phi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán nặng và kéodài, hơn 65% diện tích đất ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn.
Tuy vậy, hai dòng nước trên và dải bờ biển tại ba phía đã tạo cho Nam Phicó lượng thực vật đa dạng và phong phú.
Nhìn chung, so với các nước Châu Phi, khí hậu Nam Phi tương đối ônhoà, không quá lạnh vào mùa đông và cũng không quá nóng vào mùa hè.
2/ Dân số:
Nam Phi có một lượng dân số đông và trẻ Theo thống kê năm 2002, dânsố Nam Phi là 43, 8 triệu dân, chiếm khoảng 6% tổng dân số Châu Phi Bao gồmphần lớn là người da đen, trên 5 triệu người da trắng và có khoảng 2 triệu ngườigốc Á Tốc độ tăng dân số là 60.000 người/tháng Số người ở độ tuổi lao động(từ 15-64) là 14,4 triệu và tăng lên theo mức 2,8% hàng năm Bên cạnh đó, cũngcó tới 54% dân số ở độ tuổi dưới 24, trong đó tỷ lệ dưới 14 là 32,01% tổng dânsố
II/ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ-KINH TẾ :
Trang 51/ Điều kiện xã hội :
1.1 Lịch sử:
Từ thế kỷ 16 trở về trước, trên lãnh thổ Nam Phi chỉ có người Phi thuộccác bộ lạc Bantu, Khoi-Khoi và Hottentotes sinh sống Thế kỷ 17 và 18, ngườiHà Lan và người Anh đến đây xâm chiếm, đẩy lùi người dân bản xứ vào sâu nộiđịa Sau cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1899 đến 1902, người Hà Lan buộcphải chấp nhận sự bảo hộ của Thực dân Anh
Ngày 31/5/1910, sau khi sát nhập 4 tỉnh Cape, Orange, Transval và Natal,Vương quốc Anh thành lập Liên bang Nam Phi tự trị Năm 1948, Đảng Quốcgia của người da trắng lên nắm quyền ở Nam Phi, thi hành chính sách Apacthaivà các đạo luật phân biệt chủng tộc, đàn áp, bóc lột người bản xứ
Ngày 31/5/1961, sau khi đơn phương trưng cầu dân ý trong những ngườida trắng, chính quyền Nam Phi rút ra khỏi Khối Liên hiệp Anh và tuyên bốthành lập nước Cộng hoà Nam Phi độc lập Các tầng lớp tư sản Nam Phi khaithác tài nguyên thiên nhiên giầu có, bóc lột người Phi và cấu kết với người tưbản nước ngoài, tạo nên “thần kì kinh tế” trong những năm 20-60, xây dựng cơsở hạ tầng tương đối phát triển ở Nam Phi.
Từ cuối những năm 80, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và sức mạnhcủa đấu tranh nhân dân, chính quyền Nam Phi đã buộc phải tiến hành cải cách,trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị, trong đó có Nelson Mandela, đối thoạivới các đảng phái đối lập, xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai Năm1994, Nam Phi tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên, đảng ANC(Đảng Dân tộc) giành thắng lợi, ông Nelson Mandela được cử làm Tổng thống.ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm các đảng đối lập Dưới thờiTổng thống N Mandela, hàng loạt các chính sách, đường lối cải cách tiến bộxuất hiện và đã thực sự những tiến bộ đáng kể ở Nam Phi Từ những việc đấutranh chống nạn phân biệt chủng tộc đến những cải cách tiến bộ về kinh tế, du
Trang 6lịch, đầu tư cho đến y tế, văn hoá, giáo dục, đã đem đến cho Nam Phi một bộmặt mới mẻ, sôi động và phát triển
Tháng 6/1999, tại cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ hai, ông Thabo Mbeki,Chủ tịch đảng ANC, nguyên Phó Tổng thống, giành được trên 66% phiếu bầu,trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.
Thabo Mbeki đã tỏ ra là một vị tổng thống có tài, tuy nhiên vị trí của ôngtrong chính sách đối nội và đối ngoại đã không đạt được sự ủng hộ vì ông từchối việc kết án các quan điểm chính trị cực đoan về Zimbabwe của RobertMugabe và những phát biểu thiếu hiểu biết của ông về bệnh AIDS Sự khủnghoảng về sức khỏe do đại dịch AIDS gây ra đang tác động đến 4,2 triệu ngườiNam Phi Chính các đe dọa nghiêm trọng này có thể làm lu mờ tất cả những vấnđề khác thuộc về Nam Phi.
1.2 Văn hoá:
Nam Phi là một nước đa chủng tộc, được coi là cái nôi văn hoá của nhiềudân tộc ở Châu Phi, với nhiều nền văn hoá truyền thống đặc sắc, đi kèm theonhững phong tục tập quán đa dạng Tuy nhiên, ở các vùng nội thành củaNam Phi cũng có sự pha trộn về văn hoá Việc nền văn hoá cổ truyền bị cấmđoán trong suốt thời kỳ Aparthai khiến cho lối sống cũ cũng dần trở nênphai nhạt dần.
Bên cạnh những người dân gốc Phi da đen, còn có một bộ phận khôngnhỏ người dân da trắng gốc Anh, Hà Lan Những người này sống tập trung ởcác khu vực thành thị, có đời sống văn hoá thoải mái và tiện nghi như ở cácnước phương Tây.
1.3 Đời sống:
Trải qua thời kỳ mông muội, nghèo đói của một Châu Phi lạc hậu và giaiđoạn hà khắc của chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai, đời sống của người dân
Trang 7Nam Phi đã thay đổi nhanh chóng Năm 2002, với mức thu nhập bình quân đầungười trên 3000 USD, Nam Phi đã được xếp vào hàng có thu nhập cao trong sốcác nước đang phát triển (theo phương pháp PPP, GDP/người năm 2002 lên đến9.400USD).
Mặc dù vậy, chính sách phân biệt chủng tộc đã được xoá bỏ cách đây gầnmột thập niên, hiện nay khoảng cách giữa mức sống của người da đen và ngườida trắng vẫn còn rất xa Thậm chí, đối với một số người, Nam Phi là hai nướcchứ không phải một: một nước là của người da trắng, với mức sống tươngđương với người dân những quốc gia phát triển nhất thế giới, và một nước củangười da đen, có thể xếp vào những quốc gia nghèo nhất thế giới
Bên cạnh đó Nam Phi còn tồn tại rất nhiều vấn đề nóng bỏng Theo sốliệu năm 2000, tỷ lệ lạm phát là 5,3%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 30%, tỷ lệ dân sốsống dưới mức nghèo khổ là 50%, chủ yếu là người da đen.
Một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất của xã hội Nam Phi hiện naylà sự bành trướng của dịch bệnh AIDS Nam Phi hiện là nước có số dân nhiễmvirus HIV nhiều nhất thế giới Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có hơn 4 triệu200 ngàn người Nam Phi là nạn nhân của căn bệnh thời đại này Riêng trong nữgiới, cứ 4 người phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 29 là có 1 người nhiễm HIV.
Thiếu hiểu biết về sự lây lan của căn bệnh, ăn ở thiếu vệ sinh và thiếuđiều kiện chăm sóc sức khoẻ là những nguyên nhân gây ra sự lây lan nhanhchóng của bệnh AIDS ở Nam Phi Căn bệnh tai ác này còn là mối đe doạ chínhcho dân số Nam Phi Bởi nếu không có bệnh AIDS, dân số Nam Phi, từ khoảnggần 44 triệu hiện nay sẽ có thể tăng lên 52 triệu vào năm 2015.
2/ Chính trị :
Nước Cộng hoà Nam Phi là một nước dân chủ, có hệ thống quản lý ba cấpđộ Trong đó, nghị viện là cơ quan pháp lý của Chính phủ, có quyền tạo luật phù
Trang 8hợp với Hiến pháp Chính quyền trung ương và 9 chính quyền địa phương:Estern Cape, Free State, Gauteng, KwaZulu-Natal, Mpumalanga, North-West,North Cape, Northe Province, Western Cape.
Nước Cộng hoà Nam Phi sử dụng Luật La Mã-Hà Lan, theo luật của Anhvà Hiến pháp năm 1996 Hiến pháp mới được tổng thống Mandela ký vào ngày10/12/1996 và có hiệu lực từ 03/2/1997 đảm bảo cho sự thống nhất của Chínhphủ và cơ cấu tại quốc gia, tỉnh lỵ và địa phương Mọi người dân đủ 18 tuổi đềuđược quyền đi bầu cử.
Cơ quan lập pháp của Nam Phi bao gồm 2 Viện, trong đó 400 ghế choQuốc hội và 90 ghế cho Hội đồng Quốc gia các tỉnh
Hiện nay Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC-African National Congress)nắm quyền giữ 266 số ghế Đảng Dân Chủ (Dp-Democratic Party) chiếm 38ghế, Đảng Tự do Inkatha chiếm 34 ghế, Đảng Quốc gia mới chiếm 28 ghế vàmột số đảng phái khác nắm giữ số ghế còn lại của Quốc Hội.
Cơ cấu Chính phủ được thể hiện như sau:
TỔNG THỐNG VÀ NỘI CÁC(tổng thống đề cử nội các)
ĐỊNH THẨM PH NÁ
HỘI ĐỒNGCÁC TỈNH
TOÀ ÁN, HIẾN PHÁP
THỐNG ĐỐCTỈNH
CÁC HỘI ĐỒNGĐỊA PHƯƠNG, THÀNH PHỐ
QUỐC HỘI
TOÀ ÁNTHƯỢNGTHẨM, TỐI CAO
Trang 93 Kinh tế :
3.1 Tăng trưởng kinh tế :
Mặc dù là một nước đang phát triển, Cộng hoà Nam Phi là nước có nềnkinh tế lớn nhất, đa dạng nhất và tiên tiến nhất ở Châu Phi GDP của Nam Phinăm 2002 đạt 148 tỷ USD, lớn gấp 3 lần Ai Cập, gấp 4 lần Nigeria, là nhữngnước có nền kinh tế mạnh nhất của Châu Phi.
Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1995-2000đạt 874 tỷ Rand (đồng tiền của Nam Phi) tức là khoảng 127 tỷ USD, đạt 2.3%,trong đó nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp tăng 37%, dịch vụ tăng 58% GDPbình quân đầu người năm 2000 lên đến 2.896 USD Động lực cho sự phát triểnchủ yếu nhờ sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ trong việc chuyển từtập trung vào thị trường nội địa sang nền kinh tế hướng ra xuất khẩu Nguyên nhânthứ hai là do việc thay đổi cơ cấu của nền kinh tế sang sản xuất và xuất khẩu hànghoá và dịch vụ thay vì chỉ dựa chủ yếu vào khai thác nguyên liệu khoáng sản.
GDP tính theo loại hình hoạt động kinh tế với giá hiện hành và giá cơ bản (tỉ rand)Giai
Xâydựng
điện,ga vànước
Thôngtin liênlạc vàv.chuyển
Thương mại
TổngGDP ở
mứcgiá cơ
bản1997 25.325 40.524 124.604 19.386 20.38657.76585.858 251.570 625.481
1998 24.453 43.445 129.057 20.682 20.96463.49989.222 229.061 670.383
1999 24.555 44.187 135.952 21.262 21.30471.34095.159 309.384 723.247
2000 25.375 51.563 148.875 22.352 22.99580.062 103.923 339.042 793.993
2001 25.689 51.756 151.169 23.389 24.26889.626 113.569 349.458 832.158
Trang 102002 25.897 52.468 159.654 25.469 28.45993.156 189.457 353.458 864.157
Nguồn Niên giám Nam Phi 2001 - 2002
3.2 Cơ cấu nền kinh tế :
Nam Phi là một nước rất giầu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp,nông nghiệp phát triểm có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến NamPhi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp, điện năng, khai khoáng, dịchvụ, thương mại.
3.2.1/ Nông nghiệp:
Vị trí địa lý thuận lợi với bờ biển dài tới 3000km, đã tạo nên một khí hậukhá ôn hoà với 2 mùa mưa nắng, nhiệt độ trung bình từ 20-250C, hình thành nênmột môi trường cho cây trái quanh năm xanh tốt Nam Phi là một trong sốkhông nhiều nước trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển đa dạng sản phẩmnhư lúa mì, ngô, mía đường, thuốc lá, hạt hướng dương, hoa quả nhiệt đới chẳng những đảm bảo được an ninh lương thực mà hàng năm còn xuất khẩu vớimột khối lượng đáng kể.
Riêng năm 2001, nông nghiệp đóng góp khoảng 3% vào GDP của NamPhi và thu hút khoảng 9% lực lượng lao động Hiện nay, Nam Phi không chỉ tựtúc được về hầu hết các nông sản chủ yếu mà còn là một nhà xuất khẩu nôngsản Mặc dù nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP, nhưng nôngsản và nông sản chế biến đóng góp khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu của NamPhi khoảng trên dưới 1 tỷ USD/năm.
3.2.2/ Lâm nghiệp :
Nam Phi có ngành lâm nghiệp phát triển, tạo ra khoảng 280.000 việclàm, sản lượng hàng năm khoảng 24 triệu m3 gỗ, mang lại doanh thu hàng
Trang 11năm khoảng 2 tỷ USD Ngành lâm nghiệp của Nam Phi sản xuất và cung cấpnhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trongnước và xuất khẩu.
3.2.3/ Ngư nghiệp:
Nam Phi có trên 1500 km bờ biển trải dài, cung cấp hàng năm với lượngcá không nhỏ Sản lượng cá đánh bắt hàng năm của Nam Phi khá cao, đạt trên600.000 tấn (gần bằng khoảng 1% sản lượng đánh bắt của thế giới) Ngành nàysử dụng tới trên 30.000 lao động với số đội tầu đánh cá lên tới 4000 chiếc.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể nền kinh tế, sản lượng của cả 3 ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trên đây mới chỉ đóng góp khoảng5% GDP.
3.2.4/Công nghiệp :
Công nghiệp khai khoáng:
Một điểm quan trong khi nói đến đất nước Nam Phi, đó là một trongnhững nước sản xuất và xuất khẩu khoáng sản lớn nhất thế giới và là nước có trữlượng lớn nhất thế giới của nhiều loại khoáng sản như vàng, crôm, platin,vanadium, mangan Ngoài ra, Nam Phi còn có trữ lượng quan trọng của nhiềuloại khoáng sản khác, chủ yếu là than đá, uranium, kim cương, sắt, titan, flourit,niken, photphát.
Sau đây là những con số thống kê thể hiện tầm quan trọng của ngành côngnghiệp khai khoáng Nam Phi đối với thế giới nói chung.
Trang 12BẢNG: QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KHAI KHOÁNG CỦANAM PHI VÀ THỨ HẠNG THẾ GIỚI
Tên khoáng sảnĐơn vị(năm 2002)Sản lượng
Tỷ lệ % trongtổng sản lượng
toàn thế giới
Thứ hạngtrên thế
Nguồn: Niên giám Nam Phi năm 2002
Công nghiệp chế tạo :
Trang 13Tuy nhiên, những nguồn thu từ khoáng sản chỉ chiếm tỷ trọng đáng kểvào những năm 70, 80, vì từ thập niên 90 thì Nam Phi đã chuyển mạnh sangngành công nghiệp chế tạo Giá trị ngành mới này hiện chiếm trên 24% GDP(khoảng 40 tỷ USD), gấp hơn hai lần giá trị ngành khai khoáng.
Các sản phẩm cơ bản gồm : - Hoá chất.- Thực phẩm
- Phương tiện giao thông vận tải- Sắt thép
3.2.5/ Đầu tư:
Cùng với sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp ở NamPhi cũng phát triển một cách nhanh chóng.Từ năm 1995-1998, riêng 5 nước đầutư lớn nhất ở Nam Phi đã chiếm tới 80% tổng lượng đầu tư (theo bảng) Trongđó, Mỹ được coi là nhà đầu tư khổng lồ Từ năm 1994-1998, khối lượng đầu tưlên tới 14,3 tỷ rand Tiếp đó, dù khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra ở Châu á,đi kèm theo những suy giảm đầu tư ở khu vực Châu Á, Malaisia vẫn giữ vị tríthứ hai Bên cạnh đó, đầu tư từ phía Anh quốc cũng gia tăng đáng kể trong thờikỳ này: từ 3,5 tỷ rand năm 1997 đến 6 tỷ rand năm 1998 Các nước Châu Âukhác trước đó chưa tiến hành đầu tư ở Nam Phi bây giờ cũng bắt đầu tiến sâuvào thị trường này với những bước đi hứa hẹn Đặc biệt như Italia, Thuỵ Điểnvà Hà Lan Chính vì vậy, Châu Âu cùng với Bắc Mỹ đã trở thành nguồn FDIchính tại đất nước Nam Phi này.
Về lĩnh vực đầu tư, công nghệ thông tin, năng lượng dầu khí, môtô, thựcphẩm và đồ uống, kinh doanh khách sạn , giải trí, du lịch là những lĩnh vựcchiếm khối lượng FDI lớn, lên tới 30 tỷ rand.
Trang 143.2.6 Dịch vụ, du lịch:
Lĩnh vực dịch vụ của Nam Phi khá phát triển, chiếm 66% GDP năm 2001.Quan trọng nhất phải kể đến du lịch, bình quân đóng góp khoảng 5% vào GDP.Năm 2000 có trên 6 triệu khách du lịch nước ngoài tới Nam Phi (đứng đầu châuPhi) Ngoài ra, các dịch vụ như tài chính ngân hàng, viễn thông, vận tải của NamPhi khá hoàn chỉnh và tiên tiến so với các nước đang phát triển khác.
Cũng như vậy, kể từ khi chế độ của đảng Dân tộc chính thức lên nắmquyền năm 1994 ở Nam Phi, ngành công nghiệp du lịch đã có một bước ngoặtquan trọng, với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch hàng năm lên tới 32% Đâyđược coi là một hiện tượng của ngành du lịch trên thế giới Phát triển du lịchtrên thế giới nói chung và cải cách chính sách ở Nam Phi nói riêng Một môitrường hoà bình ổn định đã làm nên sự đột phá chưa từng có trong lĩnh vực dulịch, đặc biệt là ở các thành phố như Johansbourg, Pretoria, Cape Town vàDurban.
3.2.7 Xuất nhập khẩu:
Tốc độ tăng trưởng:
Nam Phi là thành viên của GATT trước kia và WTO hiện nay Thị trườngNam Phi được tự do hoá ở mức độ cao Ngành ngoại thương chiếm khoảng 50%GDP Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt trên 64 tỷ USD,trong đó xuất khẩu là 31 tỷ USD, nhập khẩu là 33 tỷ USD.
Từ đầu những năm 70, 80, Nam Phi chủ yếu xuất khẩu các loạikhoáng sản và các loại sản phẩm của ngành công nghiệp khai khoáng và chủyếu nhập khẩu các loại sản phẩm tiêu dùng, thiết bị máy móc, phương tiệngiao thông vận tải.
Đầu những năm 90 đến nay, Nam Phi có sự thay đổi lớn trong cơ cấungành hàng XNK theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng nông nghiệp và công
Trang 15nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùngvà thiết bị máy móc trong cơ cấu hàng nhập khẩu.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi thời kỳ 1991-2001
Thặng dư/Thâm hụt
Nguồn Bộ Thương mại
Nền ngoại thương Nam Phi phát triển nhất Châu Phi và có sự tăngtrưởng đáng kể trong thập kỷ 90, bình quân tăng 3,9%/năm Từ năm 1991đến 1997, kim ngạch mậu dịch tăng trưởng liên tục, đạt đỉnh cao vào năm1997 là 59,9 tỷ USD Trong mấy năm gần đây, buôn bán tăng giảm thấtthường nhưng vẫn ở mức cao Đáng lưu ý là năm 1994 đến 2001, Nam Philuôn xuất siêu tương đối lớn.
Trang 16 Cơ cấu mặt hàng :
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Nam Phi là sảnphẩm chế tạo (cả thành phẩm và bán thành phẩm), chiếm 58,3% xuất khẩu vàng84% nhập khẩu năm 2001 Khoáng sản và nhiên liệu chiếm vị trí thứ hai trongxuất khẩu (chiếm 37,9%xuất khẩu năm 2001) và cả trong nhập khẩu (15%).Nhóm hàng nông sản ngày càng giảm tỷ trọng trong trao đổi thương mại củaNam Phi, năm 2001 chỉ chiếm 3,5% xuất khẩu và 1,4% nhập khẩu.
Xét về mặt hàng, kim loại quý (đặc biệt là vàng), sắt thép, các sản phẩmmáy móc thiết bị luôn là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi Xuấtkhẩu vàng và các kim loại quý khác năm 2002 đạt 11,6 tỷ USD, chiếm trên 30%tổng kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu sát thép cũng liên tục tăng và năm 2002đạt trên 2,7 tỷ USD Trong những năm gần đây, máy móc thiết bị và phươngtiện vận tải được tập trung vốn đầu tư và kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn.Tổng giá trị xuất khẩu năm 2002 lên đến trên 3,4 tỷ USD Mặt hàng nông sản(đường, các loại hoa quả) cũng là một thế mạnh xuất khẩu của Nam Phi Ngoàira phải kể đến đồ uống có cồn, hoá chất, than và uranium.
Các sản phẩm nhập khẩu chính của Nam Phi gồm máy móc thiết bị cácloại (năm 2000 đạt 8,2 tỷ USD), dầu mỏ và các sản phẩm hoá dầu (3,9 tỷ USD),phương tiện vận tải và phụ tùng (1,6 tỷ USD) và các sản phẩm hoá chất, nhựa,hàng dệt may, cao su tự nhiên, hàng tiêu dùng, hàng nông sản (gạo, chè, cà phê).
Cơ cấu bạn hàng :
Châu Âu là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi, thường xuyên chiếm khoảng45 đến 50% kim ngạch buôn bán hàng năm của nước này Riêng Anh, Đức, mỗinước chiếm trên 10% Hiện nay, Châu Á là bạn hàng lớn thứ hai, năm 2000chiếm trên 17% xuất khẩu và 24% nhập khẩu của Nam Phi Các bạn hàng ChâuÁ là bạn hàng lớn thứ hai, năm 2000 chiếm trên 17% xuất khẩu và 24% nhậpkhẩu của Nam Phi Các bạn hàng châu Á quan trọng nhất là Nhật Bản, Trung
Trang 17Quốc, Hàn Quốc Châu Mỹ chủ yếu tập trung vào Mỹ, chiếm khoảng 12% nhậpkhẩu của Nam Phi (nếu xét về quốc gia thì Mỹ là bạn hàng lớn nhất của NamPhi) Buôn bán với Châu Phi, Trung Đông và châu Đại dương ở mức thấp.Zimbabue là bạn hàng lớn nhất ở Châu Phi.
Đáng lưu ý là quan hệ thương mại giữa Nam Phi và các nước Đông NamÁ tăng mạnh từ năm 1990 Các bạn hàng chính gồm Singapore, Malaysia,Indonesia và Thái Lan Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi với4 nước này đạt khoảng 1,7 tỷ USD.
Nam Phi có các hoạt động thương mại dịch vụ khá phát triển Xuất khẩudịch vụ tăng từ 3,3tỷ USD năm 1990 lên 4,7 tỷ USD năm 2000 Tương tự nhậpkhẩu cũng tăng từ 3,6 tỷ USD lên 5,5 tỷ USD Du lịch đóng góp khá lớn vàonguồn thu ngoại tệ của Nam Phi, mỗi năm tăng khoảng 3 tỷ USD.
Mười nước bạn hàng lớn nhất của Nam Phi năm 1998:
Bảng 10 nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Nam Phi
Kim ngạchXNK (tỷ
Nguồn : Niên giám Nam Phi 2002
Sau đây là 3 nước tiêu biểu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào NamPhi, đó là Đức, Mỹ, Anh Đấy là 3 trong những nước phát triển có mối quan hệbuôn bán với Nam Phi từ nhiều năm nay:
Đức:
Trang 18Nam Phi nhập khẩu từ Đức 10 loại mặt hàng chính Trong đó chủ yếu là
máy móc các loại chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm tới 40%) Tuy nhiên tỷ lệ tăngtrưởng của mặt hàng này lại ở mức độ thấp (4,7%) từ năm 1996-2000 Bên cạnhđó các thiết bị đặc biệt của ôtô cũng chiếm bị trí thứ hai trong kim ngạch nhậpkhẩu từ Đức (39,72%) Tỷ lệ tăng hằng năm của mặt hàng này là 12,68% Hoáchất là mặt hàng đứng thứ ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức vào NamPhi Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9,24% Da thuộc chất lượng cao tuy chỉchiếm 0,2% kim ngạch nhập khẩu từ Đức nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất(33,38%) Chỉ có các mặt hàng từ sắt và các chất không hợp kim giảm 12,1%.
Hiện nay Nam Phi có các nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện ôtô cho 3hãng xe ôtô của Đức là BMW, Mercedez Ben, VW Nhu cầu nhập khẩu hàng đểlắp ráp và thay thế của các nhà máy đó ngày càng tăng chúng minh cho lsuthành công của các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô khi thâm nhập thị trường Namphi Đặc biệt là các loại xe chở hàng hoá có tốc độ tăng cao nhất trong tất cả cácloại hàng nhập khẩu từ Đức vào Nam Phi (118%)
Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ của Nam Phi có tốc độ tăng trung bình là3,46% Mặt hàng tăng mạnh nhất là sợi phíp y học (350%) Mặt hàng có độgiảm lớn nhất là đậu xanh (9-54%) tính trong giai đoạn năm 1996-2000.
Nhóm hàng chiếm nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vàoNam Phi là mặt hàng máy móc, xe cộ, trang thiết bị đo lường, thiết bị điện, (57,35) Mặt hàng đạt trị giá lớn nhất là máy bay chiếm 2,74 tỷ rand, tăng22,96% kể từ năm 1996
Hoá chất chiếm 12,82% kim ngạch đạt 2,65 tỷ rand Kế đến là các thiết bịđo lường, thiết bị y tế, đạt 2,4 tỷ rank đứng thứ 3 trong bảng đánh giá Nhậpkhẩu cả 2 nhóm hàng trên đều thấy có tăng tính từ năm 1996 đến nay Nhóm thứnhất tăng 11.\,2% còn nhóm mặt hàng thứ hai thì tăng 24%
Trang 19Các mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi từ Anh có tốc độ tăng trungbình là 3,34% Mặt hàng tăng mạnh nhất là lúa mạch (2572,9%) Mặt hàngcó tốc độ giảm lớn nhất là phụ tùng máy cày (-33,52%) tính trong giai đoạnnăm 1996-2000.
Nhóm hàng chiếm nhiều nhát trong kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vàoNam Phi cũng là mặt hàng máy móc, xe cộ, trang thiết bị điện, (40,65%) Mặthàng đạt giá trị lớn nhất là máy tính hơn 1 tỷ ransd, tăng 3,72% kể từ năm 1996.Hàng kim cương, vàng, bạc, thép nhập khẩu chiếm 18,13% kim ngạch đạt2,5 tỷ rand Kế đến là hoá chất đạt 2,02 tỷ rand, đứng thứ3 trong bảng đánh gía.
Nhập khẩu cả hai nhóm hàng trên đều thấy có tăng tính từ năm 1996 tớinay Nhóm thứ nhất tăng 15,8% còn nhóm mặt hàng thứ hai thì tăng 13,24%.
II/CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHI:
1 Tình hình hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường của Cộng hoà Nam Phi:
Nhận thức sự hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực có một vai trò quantrong trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, từ đầu những năm 1990,Nam Phi đã tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới Nam Phi là thànhviên chủ chốt của SACU(*) (Liên minh quan thuế miền Nam Châu Phi) và làthành viên tích cực của SADC (**)(Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi).
(*)Liên minh quan thuế miền Nam Châu Phi(SACU): Bao gồm các nước Đông NamPhi là Nam Phi, Botxoana, Lesotho, Namibia, Xoadilen.Hoạt động thương mại giữa các nước
SACU là hoàn toàn tự do, và hầu như không có rào cản để nhằm mục đích đẩy mạnh buôn
bán trong nội bộ khối Ngoài ra, tổ chức này còn quy định một biểu thuế quan chung giữa cácnước thành viên.
(**)Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC): Bao gồm 14 nước ở miền Trung v Nam Châu Phi, bao gà Nam Châu Phi, bao gồm Angola, Botxoana, CHDC Côngô, Lesotho, Malaisia, Mauritius, Mozambic, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Swaziland, Tazania, Zambia v à Nam Châu Phi, bao gZimbabue Tổ chức n y khà Nam Châu Phi, bao gởi xướng hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội Về thương
Trang 20Năm 2000, Hiệp định Nam Phi - EU về thương mại, phát triển và hợp tácđã có hiệu lực, theo đó 95% hàng xuất khẩu của Nam Phi và 85% hàng xuấtkhẩu của EU được tự do thâm nhập vào thị trường của nhau mà không chịu hạnngạch và thuế.
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Nam Phi về thương mại cũng rất gắn bó,nhất là từ khi chiến tranh lạnh kết thúc Trong buôn bán song phương, Mỹ choNam Phi hưởng GSP, theo đó gần 5000 sản phẩm của Nam Phi được xuất khẩuvào Mỹ miễn thuế đến ngày 30/9/2008 Từ năm 1998, đạo luật “Tăng trưởngkinh tế và cơ hội cho Châu Phi” của Mỹ dành nhiều ưu đãi cho Châu Phi, trongđó có Nam Phi Theo đạo luật này, số mặt hàng mà Nam Phi được xuất khẩumiễn thuế vào Mỹ được bổ sung thêm gần 1900 mặt hàng Đặc biệt, toàn bộ sảnphẩm dệt may và một số mặt hàng đệt được miễn thuế hoàn toàn.
Quan hệ thương mại giữa Nam Phi và các nước Châu Á ngày càng đượcđẩy mạnh Hiện nay Nam Phi đang xúc tiến thành lạp khu thương mại tự do vớimột số nước như Ấn Độ, Australia, Singapore Năm 2001, Nam Phi cũng đã đềxuất dự định này với cả khối ASEAN Giữa Nam Phi và Nhật Bản đã thành lậpDiễn đàn đối tác vào năm 1999 để thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước.Hiên nay Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất ở Châu Á của Nam Phi và đứng thứ tưtrong cơ cấu bạn hàng của nước này Quan hệ giữa Nam Phi và Trung Quốccũng có bước phát triển mới, đặc biệt từ hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ChâuPhi lần thứ nhất tại Bắc Kinh.
Là thành viên của WTO, Nam Phi đã có những cố gắng lớn trong việcthực hiện các cam kết trong WTO Trong những năm qua, Chính phủ đã thànhcông trong việc đơn giản hoá và giảm thuế Mức thế quan trung bình giảm từ29% năm 1984 xuống còn 8,5% năm 1999 Tuy vậy, Nam Phi vẫn duy trì thuếnhập khẩu khá cao đối với một số mặt hàng như ô tô, hàng dệt may NamPhi ápdụng mức thuế VAT là 14%, các loại phụ phí nhập khẩu đã được bãi bỏ.
mại, mục tiêu của SADC l hà Nam Châu Phi, bao g ướng tới th nh là Nam Châu Phi, bao gập một khu thương mại tự do giữa các nước th nh viên v o nà Nam Châu Phi, bao gà Nam Châu Phi, bao găm 2008
Trang 21Nam Phi đã nỗ lực thay thế các hàng rào phi quan thuế bằng thuế quan.Hiện nay, chỉ còn một số ít các mặt hàng phải chịu kiểm soát nhập khẩu Cácmặt hàng hiện nay vẫn cần giấy phép nhập khẩu là các sản phẩm sữa (vì lý dosức khoẻ), xăng dầu (mặt hàng chiến lược), hoá chất độc hại, vũ khí.
2/ Các chính sách xuất nhập khẩu của Cộng hoà Nam Phi:
2.1 Hệ thống các biện pháp mới về mở cửa thị trường.
2.1.1 Thực hiện loại bỏ và cắt giảm thuế quan:
Trước kia Nam Phi tính phí phụ thu nhập khẩu (import surcharge) từ 5%đến 40% trị giá nhập khẩu cho một số mặt hàng như : nông sản, hàng côngnghiệp sau 01/10/1995 tất cả các phí phụ thu đó bị loại bỏ.
Theo thoả thuận cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay về GATT thì NamPhi đã cam kết giảm thuế từ mức trung bình 21% xuống còn 14% vào năm 1999.Giai đoạn giảm thuế đầu tiên bắt đầu từ 27/01/1995 và gia đoạn cuối cùng vàonăm 1999 Tuy nhiên Nam Phi đã tiến nhanh hơn trong quá trình này Ví dụ nhưmặt hàng thuế cam kết đáng lẽ phải ở mức 16% thì nay Nam Phi áp dụng là 8%.Một số mặt hàng nằm trong danh sách mặt hàng nhạy cảm như ô tô, dệt may đòihỏi phải có khoảng thời gian lớn hơn là thời gian thông thường 5 năm Hàng dệtmay là một ví dụ Nam Phi cam kết sẽ giảm thuế quần áo từ 100% xuống còn45%, vải từ 50% xuống 25%, sợi chỉ (yam) từ 35% xuống còn 17,5% và sợi thô(fibre) từ 15% xuống còn 10%.
Riêng đối với khối SADC thì Nam Phi đã cam kết lịch trình lại bỏ thuếquan trong vòng 12 năm bắt đầu từ tháng 12/2000.
Bên cạnh đó, Nam Phi miễn và giảm thuế cho khoảng 86% hàng nhậpkhẩu từ EU trong vòng 12 năm (81% hàng nông sản và 86% hàng công nghiệp.EU cũng cam kết tương tự với khoảng 95% hàng nhập khẩu từ Nam Phi (61,4%hàng nông sản và 99,98% hàng công nghiệp) trong vòng 10 năm Hiệp định tựdo thương mại EU/Nam Phi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 Dựa trên cơ
Trang 22sở đó Nam Phi cũng cam kết thành lập khu vực thương mại tự do với 15 nướcEU vào năm 2012, chiếm 90% tổng thương mại hiện nay giữa hai bên Tuynhiên cả hai bên đều chọn cho mình danh sách các mặt hàng nhạy cảm Phía EUnông nghiệp là thịt bò, đường, một số sản phẩm bơ sữa, ngô hạt ngọt, ngô bắp vàcác sản phẩm của ngô , gạo và các sản phảm của gạo, tinh bột, một số hoa tươi,một số quả tươi, các sản phẩm đa chế biến từ cà chua, từ một số loại quả vànước quả, rượu vecmut, cồn êtylic và một vài loại cá và công nghiệp là nhômthô Nam Phi chọn thịt bò, một vài sản phẩm bơ sữa, ngô hạt ngọt, ngô bắp vàcác ản phẩm của ngô, lúa mchj và các sản phản từ lúa mạch, lúa mì và các sảnphẩm của lúa m, tinh bột, sôcôla, kem và công nghiệp là dầu và các sản phẩmdầu, một vài sản phẩm dệt, hoá chất và ô tô.
Mỹ là một trong các bạn hàng chủ lực và tiềm năng lớn nhất của Nam Phisau EU Với Đạo luật về Cơ hội và Phát triển Châu Phi (AGOA) cho phép NamPhi xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường Mỹ được miễn giảm thuế Đặc biệtlà các mặt hàng may mặc.
Ngoài ra hệ thống quan thuế của Nam Phi cũng bị chi phối bởi các Hiệpđịnh song phương và đối với các thành viên thuộc tổ chức thương mại quốc tế(WTO)
2.1.2/ Nới lỏng các hạn chế về nhập khẩu
Trong những năm 1980, trên ba phần tư hàng nhập khẩu vào Nam Phichịu sự quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép Sau đó Nam Phi đã tiến hành xoábỏ các sự kiểm soát trên và thay bằng hệ thống thuế quan Hiện nay Nam Phi chỉcòn một số rất ít mặt hàng chịu sự kiểm soát về giấy phép và quota nhưng nằmtrong sự điều chỉnh Điều khoản XIX của GATT và Hiệp định tự vệ (theSafeguards Agreement) mà Nam Phi đã ký trong vòng đàm phán Uruguay.
Bên cạnh đó, Nam Phi đã xoá bỏ kiểm soát bằng hạn ngạch và cam kếtgiảm 36% thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản.
Trang 23Từ năm 1994, Chính phủ có chính sách nới lỏng trong sự quản lý về ngoạitệ nhằm tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu và lưu chuyển đồng vốn Cácquy định về chuyển đổi ngoại tệ đều do EXCON (Vụ quản lý ngoại tệ của Ngânhàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi) điều chỉnh Các Ngân hàng được quyền muabán ngoại tệ theo quy định của EXCON.
Việc thanh toán hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ được thực hiện dựa trênviệc trình các chứng từ hợp lệ đối với Ngân hàng Thông thường các Doanhnghiệp Nam Phi phải trình Hợp đồng mua bán hoặc Profoma Invoice cho Ngânhàng.
2.1.3 Các cải tiến về hệ thống tiêu chuẩn và xác nhận.
Nam Phi đã tiến hành cải tiến hệ thống tiêu chuẩn đo lường và xác nhận phùhợp với các quy định của Quốc tế trong quá trình hội nhập, Cục đo lường và tiêuchuẩn của Nam Phi (SABS) chịu trách nhiệm đề ra những tiêu chuẩn đối vớiviệc quản lý chất lượng và kiểu mã sản phẩm cho hàng nhập khẩu và sản xuấttrong nước Cung cấp thông tin về tiêu chuẩn, giấy chứng nhận và kiểm tra Cụcnày là thành viên đầy đủ của ISO.
Ngoài ra, Trung tâm thông tin của Nam Phi về tiêu chuẩn tại SABS cóthể cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu về hơn 500.000 tiêu chuẩn ,mã của các biện pháp thực hiện và kiểm tra Các tiêu chuẩn của Quốc tế nhưISO, IEC, CISPR Các tiêu chuẩn của Châu Âu như CEN, CENELEC và cáctiêu chuẩn quốc gia như BSI, DIN, AFNOR, ANSI và cả các tiêu chuẩn củanước nhập khẩu.
Hơn nữa, SABS còn có một bộ phận cấp phép cho các hoạt động kinh doanhsản xuất và người tiêu dùng Có ba hệ thống chứng nhận chính: chứng nhận vềhệ thông, chứng nhận về sản phẩm, chứng nhận về từng lô hàng cụ thể.
Hệ thống chứng nhận được nhiều người biết đến nhất là ISO 9001/9002 cho quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường SABS
Trang 2414000 Chúng bao gồm những đánh giá hoặc kiểm tra chất lượng củaCông ty hoặc hệ thống quản lý môi trường tổng thể phù hợp với cácyêu cầu của ISO.
Hệ thống chứng nhận cho phép ta kiểm tra định kỳ hoặc bất kỳ về quycách, chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Chứng nhận theo từng lô hàng cụ thẻ bao gồm kiểm tra các chuyến hàngcó phù hợp với các yêu cầu của người mua hay không.
Nam Phi có các sản phẩm phù hợp với các chứng nhận trên mới đượcdán mác SABS, được coi là tem của chất lượng sản phẩm Điều này đồng nghĩavới việc sản phẩm phải nằm trong khuôn khổ quy cách phẩm chất quốc gia , chấtlượng phải được kiểm tra định kỳ nửa năm một lần cho phù hợp với ISO 9000hoặc các điều kiện cho phép cụ thể còn quy cách phẩm chất được kiểm tra hàngnăm Trong đấu thầu cho Chính phủ những đơn vị có được nhãn mác SABS sẽđược giảm 2,5% và các ưu đãi khác.
Đồng thời, SABS là cơ sở để tạo ra thể chế về chất lượng độc lập củaNam Phi (SAQI) nhằm tạo ra một hệ thống chất lượng quốc gia SAQI cải tiếnchất lượng của cả Doanh nghiệp và sản phẩm, sử dụng Hệ thống quản lý chấtlượng tổng thể, mô hình thưởng chất lượng quốc gia của Malcolm Baldridge,Quỹ Châu Âu cho quản lý chất lượng và mô hình xuất sắc của Nam Phi chodoanh nghiệp.
3.2 Đơn giản hoá các thủ thục nhập khẩu.
Nhằm đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu nam Phi đã thiết lập hệ thốngđăng ký hải quan qua mạng và hệ thống hoá thủ tục hải quan cũng như là cáckhâu liên quan tới thuế.
Nam Phi cũng tập trung việc đăng ký làm thủ tục hải quan vào một mối.Chỉ những Công ty vận tải có mã hải quan mới được đăng ký thủ tục hải quan vàhọ phải tuân thủ theo những qu định và tiêu chuẩn của Hiệp hội Giao nhận NamPhi - SAAFF ( là thành viên của FIATA).
Trang 25Để việc quản lý hải quan và thu thuế tốt hơn Chính phủ đã giảm số cảngxuất nhập hàng hoá xuống còn 19 cảng cạn, 10 cửa khẩu hàng không, 7 cảngbiển và các địa điểm thông quan đường sắt được đăng ký.
Nói chung chứng từ hải quan cho xuất nhập khẩu ở Nam Phi không khácso với các nước Một số hàng hoá nh là thực phẩm và dược phẩm cần phải cócác giấy chứng nhận bổ xung để có thể vào bán tại Nam Phi.
Để thanh toán, các nhà nhập khẩu phải trình diện bộ chứng từ vận tải và hoáđơn thương mnại cho Ngân hàng như là bằng chứng của lô hàng đã được thôngquan.
3.2.1 Cải cách trong hệ thống thuế quan nhập khẩu
Vì Nam Phi là thành viên của WTO nên Nam Phi cho tất cả các nước thứba được hưởng thuế MFN.
Nam Phi cũng đã ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Quốc tế về hàihoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan (Hiệp định Kyoto) với mục đích là loại bỏsự khác biệt về thông lệ và thủ tục hải quan mà có thể là sẽ gây ảnh hưởng xấutới thương mại Quốc tế và các trao đổi quốc tế khác đảm bảo một hệ thốngthích hợp cho việc quản lý hải quan , đáp ứng nhu cầu của hải quan và thươngmại quốc tế, cho phép hải quan có thể phản hồi lại đối với những thay đổi cơbản trong phương pháp và kỹ thuật quản lý kinh doanh.
Hàng năm một danh sách các mặt hàng cần có giấy phép nhập khẩu đượcnêu trong chương trình quản lý nhập khẩu hàng năm và có hiệu lực đối với tất cảcác nước Giấy phép cho hàng hoá chịu sự quản lý do Vụ trưởng của Ban quảnlý xuất nhập khẩu Bộ Công thương cấp.
Tất cả các Công ty xuất nhập khẩu đều phải đăng ký mã thuế hải quan củamình tại SARS.
Nam Phi là thành viên của tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (IPR) trong đócó quy ước Paris, Quy ước Beme, Hiệp ước Budapest, Hiệp định Hague và Hiệpước về hợp tác sáng chế, Hiệp định TRIPS cảu WTO Ngoài ra Nam Phi còn có
Trang 26hệ thống Pháp lý riêng để bảo vệ IPR như đạo luật về sáng chế; Đạo luật vềnhãn hiệu; Đạo luật về kiểu dáng, mẫu mã, Đạo luật về bản quyền; Đạo luật vềhàng giả và Đạo luật về người trồng cây Do đó Nam Phi tuân thủ rất chặt chẽcác quy định về hàng nhập khẩu như: quần áo, giầy dép, đồ chơi Một số nhãnmác thương mại bị cấm làm nhái và bị tịch thu khi bị phát hiện.
Tất cả các hàng đã qua sử dụng, các vật liệu phế thải từ bất kỳ nguyên liệunào khi nhập khẩu vào Nam Phi đều bị kiểm soát và phải xin giấy phép nhậpkhẩu của Phòng quản lý Xuất nhập khẩu (Deapartment of Export and Importcontrol).
Việc thu thuế tiến hành trên tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào nam Phivới mục đích bán hàng, cho, biếu, hoặc để lại Nam Phi Đối với hàng triển lãm,quá cảnh, chuyển tiếp Nam Phi thu một mức nhất định dựa vào trị giá CIF cảngđến.
Thuế VAT ở Nam Phi là 14% trrị giá khai báo trên hoá đơn Thương mạihoặc nếu thấy có nghi vấn về giá trị hàng thì hải quan Nam Phi sẽ tiến hànhkiểm hoá và định giá Trong một số trường hợp đặc biệt thuế VAT được giảmhoặc miễn trừ Cục hải quan của SARS đánh thuế khác nhau đối với từng loạimặt hàng nhập khẩu Đối với những người đi sang du lịch tại Nam Phi đã trảthuế VAT thì trước khi về nước có thể lấy lại tại cơ quan hoàn thuế VAT và phảitrả một khoản lệ phí nhỏ cho dịch vụ đó.
3.2.2 Căn bản đánh giá thuế nhập khẩu.
Thể theo các quy định của vòng đàm phán Uruguay Nam Phi cam kết vềthuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng công nghiệp bao gồm cả các loại thuếthay thế chi thuế hạn ngạch và thuế công thức (formula duties) Các cam kết cụthể về mức thuếcác mặt hàng công nghiệp như sau: 0 -10% cho hàng cơ bản(primary) và bán cơ bản (semi - primary) và hàng tư liệu sản xuất, 10 -15% cholinh phụ kiện và 15 – 30% cho hàng tiêudùng.
Trang 27Nam Phi áp dụng mức thuế MFN cho tất cả các nước có quan hệ thương mại.Ngoài ra dựa vào cá hiệp định thương mại song phương hai khu vực mà NamPhi cho các nước hưởng mức thuế ưu đãi.
3.3 Hệ thống ưu đãi thuế quan tổng quát:
Nam Phi là thành viên của WTO và của một số khối liên minh Châu Phi.Dựa trên cơ sở một số Hiệp định ký kết mà Nam Phi cho các nước liên quanhưởng những ưu đãi nói chung và những ưu đãi thuế quan nói riêng Đó làKhu vực tiền tệ chung (CMA ) Các nước chung quan thuế Miền nam ChâuPhi (SACU) và Cộng đồng phát triển các quốc gia miền Nam Châu Phi(SADC) Ben cạnh đó Nam Phi ký Hiệp định tự do Thương mại với EU, Đạoluật về Cơ hội và Phát triển Châu Phi (AGOA) với Hoa Kỳ và các Hiệp địnhsong phương với các nước khác.
Trang 28CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠIGIỮA VIỆT NAM-CỘNG HOÀ NAM PHI
Hơn nữa, công cuộc Đổi Mới của Việt Nam ta từ năm 1986 với nhiềuthành tựu phát triển rõ rệt cũng được Nam Phi công nhận và đánh giá cao, tạođiều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta và nướcCộng Hoà Nam Phi.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi(ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi Việt Nam luôn ủng hộ cuộc đấu tranh củanhân dân Nam Phi chống chế độ Aparthai, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ CốChủ tịch ANC Olivier Tambo đã thăm Việt Nam năm 1978 Từ Đại hội IV(1976) đến nay Việt Nam đều mời ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi dự Đại hộiĐảng ta Phát biểu trong buổi tiếp, Đại sứ ta trình bầy thư uỷ nhiệm ngày22/7/1997, Tổng thống Mandela nói: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi HồChí Minh và Đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước ViệtNam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi”.
Sau đây là tóm tắt những bước tiến trong quan hệ ngoại giao giữa ViệtNam và Cộng hoà Nam Phi:
Trang 29Tháng 10/1993, Ban đối ngoại TW Đảng kiến nghị và được trên chấpnhận Chủ tịch nước ta mời ông Nelson Mandela Chủ tịch ANC thăm Việt Nam.
Ngày 22/12/1993 Việt Nam và Nam Phi bước đầu lập quan hệ ngoại giaocấp đại sứ, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Kể từ ngày này quan hệngoại giao hai nước phát triển tố đẹp, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạonhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Tháng 5/1994, Phó Chủ tịch nước nguyễn Thị Bình dự lễ nhậm chức củathủ tướng Nelson Mandela.
Tháng 3/1995, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chínhthức Nam Phi, hội đàm với Phó tổng thống De Klerk và ngoại trưởng Nam Phi.
Tháng 3/1996, ta cử 2 đoàn cấp thứ trưởng tham dự Hội nghị về xã hộithông tin, phát triển và Hội thảo ASEAN- Nam Phi được tổ chức tại Pretoria.
Ngày 14/2/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương có thư chính thức mờiTổng thống Nelson Mandela thăm Việt Nam.
Từ 14-16/7/1998, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Alfred Nizo thămViệt Nam.
Ngày 01/9/1998, nhân dịp dự hội chợ cao cấp KLK tại Durban, Chủ tịchTrần Đức Lương đã có cuộc trao đổi ý kiến với tổng thống Nelson Madela.
Tổng thống Nelson Madela dự kiến thăm Việt Nam kết hợp dự Hội nghịcấp cao ASEAN-6 vào giữa tháng 12/1998 Tuy nhiên ông đã không thể thựchiện được chuyến đi này do không tham dự tại Hội nghị cấp cao ASEAN nữa.
Ngày 16/6/1999, Đại sứ ta tại Angola kiêm nghiệm Nam Phi được cửlàm Phái viên đặc biệt của Chủ tịch nước đi nhậm chức của Tổng thốngThabo Mbeki.
Tháng 10/1999, ta cử Đại diện Thương mại tại Pretoria.
Tháng 4/2000, Hại nước đã ký Hiệp định thương mại, thoả thuận dànhcho nhâu quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều Hiệp định đãđược phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2001 (bổ sung phần Hiệpđịnh thương mại)
Trang 30Tháng 6/2000, Việt Nam mở Đại sứ quán thường trú tại Pretoria.
Tháng 12/11/2001, Thị trưởng Thành phố Pretoria và Chủ tịch Uỷ banNhân dân thành phố Hà Nội trao đổi thư để ký kết Bản thoả thuận về quanhệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Pretoria vàotháng 9/2002
Tháng 9/2001, Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoạigiao Nguyễn Phú Bình sang thăm Nam Phi Tháng 3/2002, Đoàn Kinh tế-thương mại của Chính Phủ Việt Nam do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh dẫn đầu đãthăm Nam Phi Trong chuyến thăm đó, Nam Phi đã bầy tỏ nguyện vọng được cửchuyên gia kinh tế, nông nghiệp sang tỉnh Mpumalamga của Nam Phi và kếtnghĩa giữa tỉnh này với một tỉnh của Việt Nam Nhân dịp này, hai bên đã chuẩnbị các thủ tục để tiến tới kết nghĩa giữa thủ đô Hà Nội và Pretoria.
Tháng 6/2002, Đoàn Ban đối ngoại TW Đảng Việt Nam đã sang thămNam Phi Tháng7/2002, Uỷ viên TW Đảng , Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái, ôngVũ Tiến Chiến là trưởng đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội XI Đảng Cộng sảnNam Phi.
Từ ngày 26/8 đến 4/9/2002, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sang dự Hộinghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Johansbourg.
Năm 2002, Nam Phi đã chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội Tuy nhiên,hiện nay mới chỉ có Đại biện lâm thời Nam Phi đang `hoạt động tại Việt Nam.
Từ ngày 28 đến 30 tháng 5 năm 2003 vừa qua, đã diễn ra cuộc Hội nghị“Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 20 giữa Việt Nam và ChâuPhi”, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Namvà Cộng hoà Nam Phi Cũng từ hội nghị đó nhiều cuộc khảo sát của các đoàndoanh nghiệp tìm kiếm thị trường cũng ngày được tăng cường mở rộng Cácdoanh nghiệp cũng dần dần thay đổi quan niệm và tìm hiểu thị trường mới mẻvà đầy tiềm năng này.
Trang 31II/ TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆTNAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:
1 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam vàCộng hoà Nam Phi:
Trước hết, việc mở rộng quan hệ thương mại với Cộng hoà Nam Phi gópphần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhànước ta, với nhiệm vụ được xác định từ Đại hội Đảng VIII là “Mở rộng quan hệđối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế khu vực, củng cố và nâng caovị thế nước ta trên trường quốc tế” cũng như chủ trương được khẳng định tại Đạihội Đảng IX là: “ tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi đóng góp tích cựcviệc củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Namvới nước Cộng hoà Nam Phi Không những thế, dựa trên cơ sở này, chúng tacòn có thể mở rộng quan hệ sang các nước khác thuộc Châu Phi, một châulục khá mới mẻ và thậm chí còn khá lạ lẫm Tất cả góp phần nâng cao hìnhảnh và vị thế của Việt Nam trong lòng Chính phủ và nhân dân Nam Phi nóiriêng và Châu Phi nói chung.
Phát triển quan hệ thương mại với Nam Phi còn góp phần vào việc đadạng hoá hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh những thịtrường bạn bè truyền thống là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan ra vàođầu thập kỷ 90 Ngoài nỗ lực phát triển quan hệ buôn bán với một số thị trườngtrọng điểm như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN, Liên minh ChâuÂu thì phát triển quan hệ thương mại với những thị trường tiềm năng như Cộnghoà Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung là điều đặc biệt quan trọng đểđảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào về nguyên, nhiên vật liệu
Trang 32phục vụ sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũngnhư nền kinh tế đất nước.
Xét trên diện tổng thể, đây là thị trường này có nhiều cơ hội trong khi cácthị trường khác của thế giới đã gần như bão hoà Nó sẽ trở thành địa bàn cạnhtranh về lợi ích kinh tế, chính trị của các nước lớn trên thế giới cũng như củacác nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia Pháttriển quan hệ thương mại với Cộng hoà Nam Phi là một việc làm không thểthiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tếnước ta cũng như vị thế của Việt Nam tại đất nước này.
2 Thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà NamPhi trong những năm gần đây:
2.1 Tốc độ tăng trưởng:
Kể từ sau khi thị trường Đông Âu sụp đổ, Việt Nam phát triển chính sáchđa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại Năm 1992, ViệtNam đã tiếp cận và bước đầu xuất khẩu sang thị trường Nam Phi, với kim ngạchlà 1.215.000 USD Tuy nhiên, những năm sau đó xuất khẩu lại chững lại, thậmchí hầu như không có kim ngạch Bởi nền chính trị của Nam Phi lúc này cónhiều biến động với nhiều cuộc bạo động, đảo chính đấu tranh chống phân biệtchủng tộc Bên cạnh đó, phía Việt Nam chưa thực sự làm quen được với thịtrường xa xôi và khá mới mẻ này.
Chính vì thế nên ngay sau khi Đảng Dân tộc tiến bộ (ANC) của ôngNelson Mandela lên nắm chính quyền, một loạt các chính sách cải cách tiến bộđược thực hiện, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, xuất nhập khẩu giữaViệt Nam và CH Nam Phi nhanh chóng từ chỉ khoảng 50 nghìn USD năm 1996lên tới hơn 21.5 triệu USD và tiếp tục tăng trưởng Riêng năm 1998, xuất nhậpkhẩu bị chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Tuy
Trang 33nhiên, những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt nhữngbước tiến đáng kể Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2002 tổng kimngạch buôn bán giữa hai nước lên tới 50 triệu USD Riêng 6 tháng đầu năm2003, tổng kim ngạch đã đạt mức gần 40 triệu USD Đó là do nhận thức đượcmột thị trường Nam Phi hấp dẫn của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp,trong khi các thị trường khác đã trở nên bão hoà Bên cạnh đó, cũng phải kể đếnthực trạng sau chiến tranh ở Irắc, hàng loạt các công ty của Mỹ chiếm lĩnh cácthị trường này, vốn là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam.Điều này buộc các doanh nghiệp phải tự vận động và tìm đến thị trường NamPhi, với nhu cầu và điều kiện tương đương Cộng hoà Nam Phi luôn là bạn hànglớn nhất của Việt Nam trên thị trường Châu Phi.
Tuy vậy, nhìn về tổng quan, kim ngạch này chỉ chiếm chưa đầy 0,2% kimngạch xuất khẩu của cả nước Nhập khẩu từ Nam Phi của Việt Nam lại càngthấp, chỉ đạt 8.991.000 USD trong năm 2002, chiếm 0,08% kim ngạch nhậpkhẩu của Nam Phi.
Bảng : Kinh ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nam Phi thời kỳ 1991-2002
NămTổng kim ngạchXuất khẩuNhập khẩu
Trang 34Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi tương đối phong phú vềchủng loại
Về xuất khẩu, các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sảnphẩm nhựa, hàng dệt may Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷtrọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu Cần lưu ý là gạo xuất vào NamPhi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và mộtsố nước ở Tây Phi Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phicác sản phẩm điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
Về nhập khẩu, nước ta nhập từ Nam Phi các loại hoá chất, sắt thép, máymóc thiết bị, bông sợi xơ nhân tạo, hạt nhựa , trong đó quan trọng nhất là hoáchất và sắt thép Riêng năm 1997, nước ta nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuấtđường trị giá gần 9,5 triệu USD làm kim ngạch nhập khẩu trong năm tăng đột biến.
Bảng: Kim ngạch buôn bán các mặt hàng chính giữa Việt Nam và Nam Phi:
3 Quan hệ dịch vụ-đầu tư-sở hữu trí tuệ:
Hiện nay trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực dịch vụ giữa Việt Nam vàCộng hoà Nam Phi chưa phát triển
Trang 353.1 Dịch vụ ngân hàng:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 03 ngân
hàng ở Nam Phi Các ngân hàng này đã có các quan hệ giao dịch thanh toán xuấtnhập khẩu , tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch còn hạn chế.
3.2 Dịch vụ du lịch:
Mặc dù Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có tiềm năng và thế mạnh
riêng, nhưng mức độ giao dịch giữa hai bên còn rất thấp Con số người ViệtNam đi du lịch Nam Phi có thể nói là không đáng kể, ngược lại tỷ số du kháchNam Phi đến Việt Nam cũng rất thấp, chỉ khoảng vài nghìn người một năm Cụthể là năm 2002, theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong số 2,6triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 1.405 người đến từ Nam Phi chiếm tỷ lệchưa đến 1%.
Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong những nămqua chưa có một dự án nào đáng kể, trong khi tiềm năng của hai nước khá dồidào Cả Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có những chính sách thu hút FDIhết sức cởi mở và hấp dẫn Trong khi đó đã có rất nhiều nước Châu Á và cácnước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã thựchiện được rất nhiều dự án đầu tư tại Nam Phi Việt Nam cần có những chínhsách thoả đáng để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này.
3.3 Về sở hữu trí tuệ:
Hiện nay, có thể nói nước ta chưa có hợp tác cụ thể về lĩnh vực sở hữu trítuệ với Cộng hoà Nam Phi bằng những Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ.Quan hệ về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi được điều chỉnhthông qua một số hiệp định đa phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và NamPhi ký kết, đó là:
- Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Thoả ước Madrid liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế;
Trang 36Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi đã có bướcphát triển mới, đặc biệt sau khi Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phiđược mở Hai bên đã trao đổi một số đoàn cao cấp và nhiều đoàn doanh nghiệp,đồng thời bước đầu tham gia các hội thảo, hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩmở mỗi nước Việc hợp tác kết nghĩa giữa thủ đô Hà Nội và Pretoria cũng đangđược xúc tiến Những hoạt động trên đã góp phần tạo tiền đề cho hoạt độngthương mại Hiệp địn thương mại Việt Nam - Nam Phi đã được ký bào năm2000, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) Hiệp địnhnày đã tạo cho một nền tảng pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thâmnhập thị trường của nhau.
Về mặt khách quan, Nam Phi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loạihàng hoá đa dạng, trong đó có nhiều mặt hàn là thế mạnh xuất khẩu củanước ta, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may,giầy dép, hàng điện tử tiêu dùng Đồng thời Nam Phi là nơi cung cấp
Trang 37nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang tính chiến lượcmà nước ta có thể khai thác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá như sắt thép, hoá chất, phân bón
Bên cạnh đó, Nam Phi còn đựơc hưởng nhiều ưu đãi trong buôn bán vớiEU và Mỹ (về thuế, về hạn ngạch ), là thành viên của WTO Vì vậy nếu hànghoá nước ta thâm nhập được vào thị trường này thì sẽ có thể có điều kiện đi vàothị trường EU, Mỹ và toả sang các nước lân cận một cách dễ dàng hơn
Ngoài ra, buôn bán với Nam Phi còn có một số đặc điểm thuận lợi sau:- Do đời sống người dân Nam Phi phân hoá cách biệt, có đến hơn 80%dân số có mức sống trung bình và nghèo khổ Chính vì vậy, Nam Phi có nhu cầulớn về mặt hàng bình dân, chất lượng vừa phải, giá rẻ phù hợp với sức mua củangười dân, nên các loại hàng rào kỹ thuật cũng chưa nhiều.
- Nằm ở đầu Cực Nam Châu Phi, hai nước có thể khai thác rất thuận tiệnhệ thống vận tải cảng biển Hơn thế nữa, Nam Phi còn có một hệ thống cảngbiển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, hệ thống kho ngoại quan phát triển, là mộtđiều kiện quan trọng thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá.
2 Khó khăn:
Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết quá ít vềViệt Nam và hàng Việt Nam Thậm chí, trong chiến lược phát triển thương mạiNam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai.Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cảnhững nhà làm chính sách của Nam Phi Như vậy, để có được chỗ đứng ở thịtrường này, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có mộtchương trình hành động lâu dài và bền bỉ.
Khó khăn thứ hai là Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn trên thị trườnghấp dẫn này Cụ thể các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan,Indonesia Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam rất tương đồng với cơ cấu
Trang 38xuất khẩu của các nước này, thiên về hàng nguyên liệu thô và hàng sơ chế (gạo,thủy sản, than đá ) và hàng tiêu dùng Việt Nam bị cạnh tranh chủ yếu về giá.Với cùng chủng loại mặt hàng, giá của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn giá củaTrung Quốc, Thái Lan
Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thịtrường Nam Phi còn rất ít Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thịtrường tốn kém và mất thời gian Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủyếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dàivà các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết Tuy nhiên, việc xây dựng đượcmột mạng lưới như vậy đối với doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn vàtốn kém.
Xét về phía Việt Nam cũng vậy, hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợphát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mớichỉ hình thành trong thời gian gần đây Đặc biệt, chưa có một chiến lược củaChính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với Cộng hoà Nam Phi, bao hàmđầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặthàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu,thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phíthuê đặt kho ngoại quan )
Xét ở góc độ doanh nghiệp, trên thực tế, hiểu biết của các doanh nghiệpViệt Nam về thị trường Nam Phi nói chung còn rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ dựatrên những thông tin chung của một số tổ chức quốc tế, của cơ quan đối ngoại vàquản lý trong nước (Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Phòng thương mại và Côngnghiệp Việt Nam), hoặc qua một vài lần khảo sát thực tế Có thể nói các thôngtin đều chưa thực sự chi tiết và cụ thể (đặc biệt là những thông tin về hàng hoánhư giá cả, mẫu mã, chủng loại; thông tin thị trường như thị hiếu, sức mua, thóiquen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, cách thức thanh toán )
Trang 39Năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp nước ta tại thị trườngNam Phi còn yếu, bao gồm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực tàichính, năng lực quản lý Khả năng cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá ViệtNam (mặc dù ta có một số lợi thế nhất định, chẳng hạn về lao động) được thểhiện ở ba mặt: mẫu mã, chất lượng và giá cả Về mẫu mã, các doanh nghiệpnước ta mới bắt đầu quan tâm thay đổi mẫu mã từ một vài năm nay song do hạnchế về tài chính, công nghệ nên khó có thể so sánh với doanh nghiệp của cácnước khác trong cùng ngành và lĩnh vực, vừa đi trước, vừa mạnh hơn hẳn về khảnăng tài chính Về giá cả và chất lượng cũng vậy, không thể sản xuất đượcnhững mặt hàng chất lượng tốt bằng những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu Hơn nữa,công nghệ thấp tất yếu sẽ tiêu hao nhiều lao động và nguyên liệu dẫn đến chi phícao, tạo ra giá thành cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam một thời gian dài hoạt động trong môi trườngbảo hộ cao của Chính phủ nên ít nhiều đã quen với chế độ bảo hộ, dẫn đến ỷ lại,ít chịu va chạm với bên ngoài Đây cũng là một bất cập lớn đối với doanhnghiệp khi muốn mở rộng quan hệ làm ăn ra thị trường nước ngoài, nhất là cácthị trường còn tương đối mới và xa lạ như thị trường Nam Phi, trong đó việcthâm nhập và mở rộng quan hệ buôn bán đòi hỏi phải mất nhiều công sức và tiềncủa, thậm chí phải kiên trì đi theo một chiến lược lâu dài và ổn định Vì vậy,nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn xuất khẩu vào Nam Phi thông qua trunggian một công ty thứ ba của nước ngoài (chủ yếu là thương nhân của một nướcChâu Âu), dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàngViệt Nam ở Nam Phi, hơn nữa lại không cho phép thiết lập được quan hệ bạnhàng trực tiếp với các đối tác ở đất nước này.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi rất thuận lợi cho xuất khẩu củaViệt Nam Những mặt hàng Nam Phi cần nhập chính là những mặt hàng mà tacó thế mạnh, như gạo, cà phê, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng