II/ GIẢI PHÁP CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP:
3/ Có chiến lược kinh doanh phù hợp
Đối với thị trường Nam Phi, các doanh nghiệp cần phải kiên trì lựa chọn bài xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp. Cần hết sức tránh tình trạng buôn bán theo kiểu chụp giật làm mất uy tín kinh doanh cho cả giới doanh nghiệp Việt Nam. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nam Phi tập trung ở ba hình thức sau:
3.1. Xuất khẩu qua trung gian:
Đây là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường Nam Phi. Hình thức này thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta tại Nam Phi ,60% được xuất qua trung gian, chủ yếu qua các công ty Châu Âu. Những công ty này có những lợi thế như có kinh nghiệm lâu năm trong buôn bán Nam Phi, có tiềm lực tài chính mạnh , hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng Châu Âu và Mỹ . Trong khi đó, các ngân hàng này lại kiểm soát hầu như các hoạt động thanh toán và tài chính ở Nam Phi. Do đó, những vụ buôn bán lớn với các
đối tác ở đây nhất thiết phải có sự hỗ trợ và chia phần của một hoặc một số nhà tài phiệt Châu âu, nếu không thì khó mà thành công.
Theo tác giả, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục khai thác hình thức xuất khẩu qua trung gian sang Nam Phi trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Đối với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh có thể xem xét khả năng trở thành thành viên của các công ty xuyên quốc gia của EU hoạt động tại Nam Phi. Bằng cách này các công ty có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Châu Phi và Nam Phi nói riêng vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu (các công ty thương mại) thuộc các công ty xuyên quốc gia EU thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn này thì đương nhiên sản phẩm làm ra sẽ được đưa vào mạng lưới tiêu thụ.
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ta cũng có thể đưa hàng hoá sang thị trường Nam Phi dưới danh nghĩa của nhiều công ty nước ngoài có uy tín đã có mặt từ lâu trên thị trường này. Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nên liên doanh liên kết dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá... có thể sẽ là biện pháp hấp dẫn để các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập được vào thị trường này.
3.2. Xuất khẩu trực tiếp :
Đây cũng là một hình thức được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các giao dịch buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi lại tiến hành theo phương thức xuất khẩu gián tiếp, qua các công ty nước ngoài, chủ yếu là các công ty của Châu Âu, do đó giá thành bị nâng cao, kém sức cạnh tranh, hơn nữa không có mối quan hệ chặt chẽ giữa thương nhân hai nước, thậm chí tên tuổi doanh nghiệp, sản phẩm bị phai nhạt hoặc mất hoàn toàn. Chính vì thế, phương thức xuất khẩu trực tiếp này càng cần phải được nghiên cứu phát huy. Bởi vì Thị trường Nam Phi hiện nay đã có một thuận lợi là đã ký được Hiệp định thương mại giữa hai nước, đã có Thương vụ. Bên cạnh đó, Nam Phi còn có
hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính tương đối mạnh.... Để có thể xuất khẩu trực tiếp sang Nam Phi, các doanh nghiệp cần phải đầu tư ban đầu rất lớn trên cả hai phương diện vật lực và nhân lực với sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp khi đã có những giao dịch trực tiếp với một đối tác Nam Phi cũng cần có biện pháp duy trì mối quan hệ đó mang tính ổn định, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.
Tuy nhiên, một đặc điểm khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nam Phi đó là xuất khẩu không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường sở tại, mà còn để tái xuất sang các nước thuộc Châu Phi khác, với những nhu cầu nhỏ lẻ. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức này, ngoài những hỗ trợ về phía Nhà nước, các doanh nghiệp phải chủ động có những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Nam Phi, mà thực chất là các doanh nghiệp tái nhập (thực chất đây cũng là hình thức xuất khẩu gián tiếp để tranh thủ tiếp cận một thị trường lớn, tiềm năng hơn). Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tập hợp nhau lại, liên kết với nhau, xuất khẩu theo kiểu “bách hoá”, tức là cùng một chuyến hàng có nhiều loại chủng loại hàng hoá khác nhau, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của không những thị trường Nam Phi mà còn phát triển ra cả các thị trường Châu Phi khác. Thực tế, các nước như Trung Quốc, Thái Lan đã đi trước và sử dụng thành công hình thức xuất khẩu này.
Cũng như vậy, để đáp ứng được yêu cầu thanh toán chậm, các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và xây dựng được mối quan hệ tin cậy đối với đối tác ,phải biết dựa vào tư vấn của các cơ quan chức năng, đặc biệt như Sứ quán, Thương vụ.
Về thanh toán, để đáp ứng được yêu cầu thanh toán chậm, các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và xây dựng được mối quan hệ tin cậy với đối tác Châu Phi, phải biết dựa vào sự tư vấn của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sứ quán và Thương vụ. Tất nhiên trong trường hợp L/C trả chậm, doanh nghiệp khi xuất hàng phải đề nghị đối tác Châu Phi mở L/C này tại một ngân hàng có uy tín của Mỹ hoặc Châu Âu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần biết phát huy
những cơ chế hỗ trợ tài chính có sẵn như vay vốn qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển để bán hàng trả chậm.
3.3. Đầu tư:
Kể từ khi chính phủ mới của Đảng Dân tộc lên nắm quyền ở Nam Phi, đã có rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế khối lượng FDI tại Nam Phi đã tăng lên đáng kể. Nhiều nước đã tận dụng cơ hội này để phát triển mở rộng thị trường. Malaysia là một thí dụ điển hình trong việc mạnh dạn đi sâu vào đầu tư tại Nam Phi và đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai tại Nam Phi sau Mỹ.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư có tác động trực tiếp đến trao đổi thương mại. Đầu tư vào thị trường Nam Phi không chỉ nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm là ra trong nội địa mà bên cạnh đó xuất khẩu đi các nước khác trong khu vực hoặc các nước Châu Âu và Mỹ. Bởi vì đó cũng là một cách để chúng ta tận dụng các ưu đãi mà Nam Phi được hưởng thông qua các thoả thuận song phương hoặc đa phương, một khi chúng ta vẫn chưa gia nhập được vào tổ chức WTO
Tuy nhiên, chúng ta lại chưa thấy có dự án đầu tư nào của nước ta được thực hiện tại thị trường hấp dẫn và giầu tiềm năng này. Chính vì thế, việc tìm giải pháp để các doanh nghiệp dần tiếp cận , tiến đến đầu tư vào thị trường Nam Phi là một vấn đề cần phải được quan tâm chú trọng. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải quan tâm đến các lĩnh vực mũi nhọn và có thế mạnh của nước ta.
Khi tiến hành các hoạt động đầu tư, trong trường hợp khả năng tài chính của các doanh nghiệp chưa cho phép thành lập công ty đầu tư 100% vốn của Việt Nam, doanh nghiệp có thể liên doanh với một doanh nghiệp nước thứ ba (thường là Châu Âu), hoặc một doanh nghiệp đáng tin cậy của nước sở tại, hoặc liên kết với cộng đồng người Việt ở nơi đây.
Kinh doanh ở thị trường Nam Phi đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững một số nghệ thuật kinh doanh mang tính đặc thù của thị trường này. Cụ thể là những điểm sau:
- Phải có tính kiên trì: quá trình giải quyết giấy tờ, các thủ tục hành chính quan liêu làm cho công việc kinh doanh ở Nam Phi rất mất thời gian. Các doanh nghiệp không nên nghĩ rằng có thể sang một nước, gặp gỡ đối tác giao dịch trong một tuần là có thể ký được hợp đồng. Để đi đến một giao dịch, có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn.
- Phải làm quen với đặc điểm văn hoá địa phương: Nam Phi là một đất nước đa bản sắc và có những đặc điểm văn hoá riêng. Một người kinh doanh luôn phải dành thời gian để nghiên cứu nền văn hoá bản địa. - Phải tỏ ra gần gũi đối tác: Khi gặp gỡ đối tác là một doanh nhân người
Nam Phi, sự gần gũi cởi mở là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp cần chú ý không nên đi ngay vào bàn việc kinh doanh mà trước đó có thể trò chuyện với họ về thời sự, chuyện gia đình... để tạo bầu không khí gần gũi, tin cậy lẫn nhau.
- Phải xâm nhập sâu vào thị trường: Thị trường châu Phi, như đã nói ở trên, là một thị trường phức tạp và có tính cạnh tranh cao. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thâm nhập vào đây lâu dài cần tự tìm cho mình người đại diện, doanh nghiệp có thể nhờ sự trợ giúp của cơ quan Thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Nam Phi , hoặc sự trợ giúp của một đối tác đáng tin cậy.
- Phải luôn linh hoạt, mềm dẻo: Thị trường Nam Phi có tính thay đổi cao và ít có tính nhất quán. Đây thực sự là khó khăn đặc thù mà doanh nghiệp nước ta phải luôn chú ý. Chẳng hạn khi đã ký được hợp đồng, ta không nên lúc nào cũng nghĩ rằng các điều khoản của hợp đồng đó sẽ được giữ nguyên trong thời hạn hiệu lực. Doanh nghiệp phải linh hoạt để làm cho việc kinh doanh phù hợp với thực tế trong từng thời điểm.