NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 36 - 40)

KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

1. Thuận lợi:

Cộng hoà Nam Phi có nền kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thương mại rõ ràng, thông thoáng với quy mô thị trường khá rộng lớn. Nam Phi cũng đang đẩy mạnh mở cửa thị trường, tích cực tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Như đã phân tích thuế nhập khẩu của Nam Phi đang trong lộ trình cắt giảm theo đúng quy định của WTO. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này. Hơn nữa, do có vị trí quan trọng tại Châu Phi, Nam Phi có thể được coi là cầu nối đưa hàng Việt Nam thâm nhập các nước Châu Phi khác, góp phần mở rộng thị trường, đa dạng hoá quan hệ theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi đã có bước phát triển mới, đặc biệt sau khi Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được mở. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cao cấp và nhiều đoàn doanh nghiệp, đồng thời bước đầu tham gia các hội thảo, hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở mỗi nước. Việc hợp tác kết nghĩa giữa thủ đô Hà Nội và Pretoria cũng đang được xúc tiến. Những hoạt động trên đã góp phần tạo tiền đề cho hoạt động thương mại. Hiệp địn thương mại Việt Nam - Nam Phi đã được ký bào năm 2000, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN). Hiệp định này đã tạo cho một nền tảng pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau.

Về mặt khách quan, Nam Phi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, trong đó có nhiều mặt hàn là thế mạnh xuất khẩu của nước ta, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, giầy dép, hàng điện tử tiêu dùng... Đồng thời Nam Phi là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang tính chiến lược mà nước ta có thể khai thác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sắt thép, hoá chất, phân bón...

Bên cạnh đó, Nam Phi còn đựơc hưởng nhiều ưu đãi trong buôn bán với EU và Mỹ (về thuế, về hạn ngạch...), là thành viên của WTO. Vì vậy nếu hàng hoá nước ta thâm nhập được vào thị trường này thì sẽ có thể có điều kiện đi vào thị trường EU, Mỹ và toả sang các nước lân cận một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, buôn bán với Nam Phi còn có một số đặc điểm thuận lợi sau:

- Do đời sống người dân Nam Phi phân hoá cách biệt, có đến hơn 80% dân số có mức sống trung bình và nghèo khổ. Chính vì vậy, Nam Phi có nhu cầu lớn về mặt hàng bình dân, chất lượng vừa phải, giá rẻ phù hợp với sức mua của người dân, nên các loại hàng rào kỹ thuật cũng chưa nhiều.

- Nằm ở đầu Cực Nam Châu Phi, hai nước có thể khai thác rất thuận tiện hệ thống vận tải cảng biển. Hơn thế nữa, Nam Phi còn có một hệ thống cảng biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, hệ thống kho ngoại quan phát triển, là một điều kiện quan trọng thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá.

2. Khó khăn:

Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết quá ít về Việt Nam và hàng Việt Nam. Thậm chí, trong chiến lược phát triển thương mại Nam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cả

những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có được chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chương trình hành động lâu dài và bền bỉ.

Khó khăn thứ hai là Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn trên thị trường hấp dẫn này. Cụ thể các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam rất tương đồng với cơ cấu xuất khẩu của các nước này, thiên về hàng nguyên liệu thô và hàng sơ chế (gạo, thủy sản, than đá...) và hàng tiêu dùng. Việt Nam bị cạnh tranh chủ yếu về giá. Với cùng chủng loại mặt hàng, giá của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn giá của Trung Quốc, Thái Lan...

Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi còn rất ít. Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn và tốn kém.

Xét về phía Việt Nam cũng vậy, hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây. Đặc biệt, chưa có một chiến lược của Chính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với Cộng hoà Nam Phi, bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phí thuê đặt kho ngoại quan...)

Xét ở góc độ doanh nghiệp, trên thực tế, hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi nói chung còn rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ dựa trên những thông tin chung của một số tổ chức quốc tế, của cơ quan đối ngoại và

quản lý trong nước (Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam), hoặc qua một vài lần khảo sát thực tế. Có thể nói các thông tin đều chưa thực sự chi tiết và cụ thể (đặc biệt là những thông tin về hàng hoá như giá cả, mẫu mã, chủng loại; thông tin thị trường như thị hiếu, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, cách thức thanh toán...)

Năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp nước ta tại thị trường Nam Phi còn yếu, bao gồm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực quản lý. Khả năng cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá Việt Nam (mặc dù ta có một số lợi thế nhất định, chẳng hạn về lao động) được thể hiện ở ba mặt: mẫu mã, chất lượng và giá cả. Về mẫu mã, các doanh nghiệp nước ta mới bắt đầu quan tâm thay đổi mẫu mã từ một vài năm nay song do hạn chế về tài chính, công nghệ nên khó có thể so sánh với doanh nghiệp của các nước khác trong cùng ngành và lĩnh vực, vừa đi trước, vừa mạnh hơn hẳn về khả năng tài chính. Về giá cả và chất lượng cũng vậy, không thể sản xuất được những mặt hàng chất lượng tốt bằng những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Hơn nữa, công nghệ thấp tất yếu sẽ tiêu hao nhiều lao động và nguyên liệu dẫn đến chi phí cao, tạo ra giá thành cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam một thời gian dài hoạt động trong môi trường bảo hộ cao của Chính phủ nên ít nhiều đã quen với chế độ bảo hộ, dẫn đến ỷ lại, ít chịu va chạm với bên ngoài. Đây cũng là một bất cập lớn đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng quan hệ làm ăn ra thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường còn tương đối mới và xa lạ như thị trường Nam Phi, trong đó việc thâm nhập và mở rộng quan hệ buôn bán đòi hỏi phải mất nhiều công sức và tiền của, thậm chí phải kiên trì đi theo một chiến lược lâu dài và ổn định. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn xuất khẩu vào Nam Phi thông qua trung gian một công ty thứ ba của nước ngoài (chủ yếu là thương nhân của một nước Châu Âu), dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng

Việt Nam ở Nam Phi, hơn nữa lại không cho phép thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với các đối tác ở đất nước này.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng Nam Phi cần nhập chính là những mặt hàng mà ta có thế mạnh, như gạo, cà phê, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử... và Việt Nam cũng có thể nhập một số sản phẩm từ Nam Phi như máy móc, nguyên vật liệu sắt thép, hoá chất, phân bón...

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI TRONG THỜI KỲ TỚI VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI TRONG THỜI KỲ TỚI

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w