VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 28 - 31)

NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng Hoà Nam Phi có truyền thống tốt đẹp. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử hai bên có những điểm tương đồng. Việt Nam và Nam Phi trước đây đều bị đế quốc, thực dân thống trị, phải đấu tranh gian khổ để giành độc lập. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta đã tác động tích cực đến Nam Phi trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Hơn nữa, công cuộc Đổi Mới của Việt Nam ta từ năm 1986 với nhiều thành tựu phát triển rõ rệt cũng được Nam Phi công nhận và đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta và nước Cộng Hoà Nam Phi.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi. Việt Nam luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ Aparthai, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ. Cố Chủ tịch ANC Olivier Tambo đã thăm Việt Nam năm 1978. Từ Đại hội IV (1976) đến nay Việt Nam đều mời ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi dự Đại hội Đảng ta. Phát biểu trong buổi tiếp, Đại sứ ta trình bầy thư uỷ nhiệm ngày 22/7/1997, Tổng thống Mandela nói: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh và Đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi”.

Sau đây là tóm tắt những bước tiến trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi:

Tháng 10/1993, Ban đối ngoại TW Đảng kiến nghị và được trên chấp nhận Chủ tịch nước ta mời ông Nelson Mandela Chủ tịch ANC thăm Việt Nam.

Ngày 22/12/1993 Việt Nam và Nam Phi bước đầu lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ ngày này quan hệ ngoại giao hai nước phát triển tố đẹp, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tháng 5/1994, Phó Chủ tịch nước nguyễn Thị Bình dự lễ nhậm chức của thủ tướng Nelson Mandela.

Tháng 3/1995, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Nam Phi, hội đàm với Phó tổng thống De Klerk và ngoại trưởng Nam Phi.

Tháng 3/1996, ta cử 2 đoàn cấp thứ trưởng tham dự Hội nghị về xã hội thông tin, phát triển và Hội thảo ASEAN- Nam Phi được tổ chức tại Pretoria.

Ngày 14/2/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương có thư chính thức mời Tổng thống Nelson Mandela thăm Việt Nam.

Từ 14-16/7/1998, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Alfred Nizo thăm Việt Nam.

Ngày 01/9/1998, nhân dịp dự hội chợ cao cấp KLK tại Durban, Chủ tịch Trần Đức Lương đã có cuộc trao đổi ý kiến với tổng thống Nelson Madela.

Tổng thống Nelson Madela dự kiến thăm Việt Nam kết hợp dự Hội nghị cấp cao ASEAN-6 vào giữa tháng 12/1998. Tuy nhiên ông đã không thể thực hiện được chuyến đi này do không tham dự tại Hội nghị cấp cao ASEAN nữa.

Ngày 16/6/1999, Đại sứ ta tại Angola kiêm nghiệm Nam Phi được cử làm Phái viên đặc biệt của Chủ tịch nước đi nhậm chức của Tổng thống Thabo Mbeki.

Tháng 10/1999, ta cử Đại diện Thương mại tại Pretoria.

Tháng 4/2000, Hại nước đã ký Hiệp định thương mại, thoả thuận dành cho nhâu quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Hiệp định đã được phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2001 (bổ sung phần Hiệp định thương mại)

Tháng 6/2000, Việt Nam mở Đại sứ quán thường trú tại Pretoria.

Tháng 12/11/2001, Thị trưởng Thành phố Pretoria và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội trao đổi thư để ký kết Bản thoả thuận về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Pretoria vào tháng 9/2002.

Tháng 9/2001, Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình sang thăm Nam Phi. Tháng 3/2002, Đoàn Kinh tế- thương mại của Chính Phủ Việt Nam do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh dẫn đầu đã thăm Nam Phi. Trong chuyến thăm đó, Nam Phi đã bầy tỏ nguyện vọng được cử chuyên gia kinh tế, nông nghiệp sang tỉnh Mpumalamga của Nam Phi và kết nghĩa giữa tỉnh này với một tỉnh của Việt Nam. Nhân dịp này, hai bên đã chuẩn bị các thủ tục để tiến tới kết nghĩa giữa thủ đô Hà Nội và Pretoria.

Tháng 6/2002, Đoàn Ban đối ngoại TW Đảng Việt Nam đã sang thăm Nam Phi. Tháng7/2002, Uỷ viên TW Đảng , Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái, ông Vũ Tiến Chiến là trưởng đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội XI Đảng Cộng sản Nam Phi.

Từ ngày 26/8 đến 4/9/2002, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sang dự Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Johansbourg.

Năm 2002, Nam Phi đã chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Đại biện lâm thời Nam Phi đang `hoạt động tại Việt Nam.

Từ ngày 28 đến 30 tháng 5 năm 2003 vừa qua, đã diễn ra cuộc Hội nghị “Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 20 giữa Việt Nam và Châu Phi”, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi. Cũng từ hội nghị đó nhiều cuộc khảo sát của các đoàn doanh nghiệp tìm kiếm thị trường cũng ngày được tăng cường mở rộng. Các doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi quan niệm và tìm hiểu thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w