II/ GIẢI PHÁP CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP:
1. Phát triển ngành hàng xuất nhập khẩu:
Như đã nêu ở chương 2, từ nay đến năm 2010, triển vọng xuất khẩu của nước ta sang Nam Phi tập trung vào hai mặt hàng khác nhau rất có tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế buôn bán với Cộng hoà Nam Phi trong thập kỷ qua (90) cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của ta chưa phong phú, tập trung quá nhiều vào một số nông sản và hàng công nghiệp nhẹ. Riêng gạo đã chiếm một tỷ trọng rất lớn (khoảng 60-70%). Tuy vậy ngay với mặt hàng gạo chúng ta cũng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này. Chẳng hạn khi Nam Phi nhập khẩu chủ yếu mặt hàng gạo đồ, gạo lứt thì nước ta lại chưa thể đáp ứng. Ngoài ra , con một số mặt hàng khác thì chúng ta vốn đã tạo được chỗ đứng do không thể cạnh tranh về giá cả với hàng của các nước khác, chẳng hạn hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ.
Vì vậy, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang Nam Phi, doanh nghiệp nước ta phải chủ động phát triển ngành hàng xuất khẩu theo hai hướng: - Thứ nhất là phải đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, không nên có định kiến
nước ở Châu Phi là một nơi đói nghèo và chỉ quan tâm đến xuất khẩu lương thực nông sản, mà cần nhận thức rõ đây là thị trường tiềm năng cho mọi loại hàng hoá, như dệt may, giày dép, sản phẩm có khí, đồ điện, điện tử, đồ gỗ, đồ nhựa, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ...
- Thứ hai là phải nâng cao tính cạnh tranh của từng sản phẩm về giá cả, mẫu mã chất lượng.
Đương nhiên để làm được điều đó, doanh nghiệp nhất thiết phải quan tâm nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới trang thiết bị sản xuất của doanh nghiêp. Nhìn chung Nam Phi không đòi hỏi sản phẩm chất lượng quá cao nhưng phải có độ ổn định và đặc biệt là giá rẻ. Cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm
yếu của các doanh nghiệp nước ta trước các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, trên thị trường này. Để làm được điều này, nhất thiết các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ sản xuất. Theo điều tra mới đây, 76% trang thiết bị sản xuất ở các doanh nghiệp nước ta thuộc thế hệ những năm 60, trong đó hơn 70% đã hết khấu hao. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Thời gian tới, với điều kiện tài chính còn hạn hẹp, từng doanh nghiệp phải quan tâm đến những điểm sau trong quá trình đổi mới công nghệ:
- Xác định các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm để hiện đại hoá
- Nhập các thiết bị nước ngoài nhưng phải học tập thiết kế để tự thiết kế lại và cải tiến cho phù hợp. Những chi tiết trong nước chưa đủ khả năng chế tạo thì nhập khẩu, nhưng phải nâng cao dần tỷ lệ nội địa hoá - Đối với các công nghệ thiết bị có giá thành nhập khẩu quá cao, các
doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cùng đầu tư thiết kế và chế tạo.
Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng không phải cứ công nghệ cao, hiện đại mới là tốt. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động nhằm tối ưu hoá việc kết hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao, từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp nước ta cần chú trọng khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ sản xuất, đặc biệt đối với các ngành hàng chúng ta đang có thế mạnh xuất khẩu sang Nam Phi như nông sản, hàng dệt may, máy móc thiết bị điện, cơ khí, giày dép, sản phẩm nhựa... Đặc biệt trong việc thiết kế mẫu mã và nâng cao giá trị sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu sang Châu Phi, nhất thiết các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, nắm bắt được những yếu tố tôn giáo, văn hoá của thị trường mà mình đang hướng tới để tạo
cho sản phẩm độ hấp dẫn khác biệt so với hàng hoá của thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm độ hấp dẫn khác biệt so với những sản phẩm cạnh tranh. Đây đang là điểm yếu của doanh nghiệp nước ta nếu so với một số đối thủ trong khu vực như Trung Quốc hay Thái Lan.
Còn rất nhiều mặt hàng khác mà thị trường Nam Phi có thể cung cấp có tính cạnh tranh, chẳng hạn bông xơ, gỗ, khoáng sản, và thậm chí một số sản phẩm công nghiệp như hạt nhựa, sắt thép... Được biết một số nước Châu Âu thường nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nam Phi, chế biến thành các sản phẩm đồ gỗ nội thất, sau đó lại xuất ngược trở lại Nam Phi, thu lợi nhuận lớn. Chính vì vậy, đối với doanh nghiệp nước ta, việc quan tâm phát triển ngành hàng nhập khẩu từ thị trường Nam Phi cũng là điều hết sức cần thiết.
Song song với việc đưa vào thị trường châu Phi những sản phẩm có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là một giá trị đặc biệt tạo nên chỗ đứng lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, người dân Nam Phi biết còn rất ít về Việt Nam và hàng hoá Việt Nam. Trong khi đó Thương hiệu khi được người tiêu dùng tín nhiệm sẽ làm cho họ yên tâm khi sử dụng, tạo thuận lợi cho việc phân phối, xâm nhập những mảng thị trường mới, thu hút đầu tư.
Cần phải nói thêm là đối với doanh nghiệp, thương hiệu có thể đem đến thành công, nhưng cũng có thể thất bại. Vì vậy đầu tư cho thương hiệu có thể đem đến thành công, nhưng cũng có thể thất bại. Vì vậy, đầu tư cho thương hiệu đòi hỏi cả về tài chính lẫn trí tuệ, phải tính toán chuẩn bị kỹ lưỡng cả trong xây dựng phát triển kinh doanh bền vững, đặc biệt là ở những thị trường còn mới mẻ như thị trường Nam Phi.
Đối với nhập khẩu, doanh nghiệp nước ta có thể mua về từ Nam Phi những nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng cao như quặng sắt, kim loại màu (cobalt, mangan, đồng, kẽm,..), các loại nguyên liệu làng nghề truyền thống (thủ công,mỹ nghệ), các loại đá quý và
vàng bạc cho công nghiệp chế tác vàng bạc, đá quý... Thực tế của ngành đều cho thấy khi lâm vào tình trạng “đói” nguyên liệu từ những năm 1998-1999, thị trường Nam Phi đã tạo ra một nguồn cung nguyên liệu rất kịp thời và hiệu quả, với mặt hàng điều thô có chất lượng tốt và giá cả hợp lý.