TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 31 - 36)

NAM VÀ CỘNG HOÀ NAM PHI:

1. Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi: Cộng hoà Nam Phi:

Trước hết, việc mở rộng quan hệ thương mại với Cộng hoà Nam Phi góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, với nhiệm vụ được xác định từ Đại hội Đảng VIII là “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế” cũng như chủ trương được khẳng định tại Đại hội Đảng IX là: “...tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.

Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi đóng góp tích cực việc củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với nước Cộng hoà Nam Phi. Không những thế, dựa trên cơ sở này, chúng ta còn có thể mở rộng quan hệ sang các nước khác thuộc Châu Phi, một châu lục khá mới mẻ và thậm chí còn khá lạ lẫm . Tất cả góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong lòng Chính phủ và nhân dân Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung.

Phát triển quan hệ thương mại với Nam Phi còn góp phần vào việc đa dạng hoá hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh những thị trường bạn bè truyền thống là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan ra vào đầu thập kỷ 90. Ngoài nỗ lực phát triển quan hệ buôn bán với một số thị trường trọng điểm như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN, Liên minh Châu Âu thì phát triển quan hệ thương mại với những thị trường tiềm năng như Cộng hoà Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào về nguyên, nhiên vật liệu

phục vụ sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước.

Xét trên diện tổng thể, đây là thị trường này có nhiều cơ hội trong khi các thị trường khác của thế giới đã gần như bão hoà. Nó sẽ trở thành địa bàn cạnh tranh về lợi ích kinh tế, chính trị của các nước lớn trên thế giới cũng như của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia... Phát triển quan hệ thương mại với Cộng hoà Nam Phi là một việc làm không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế nước ta cũng như vị thế của Việt Nam tại đất nước này.

2. Thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong những năm gần đây: Phi trong những năm gần đây:

2.1. Tốc độ tăng trưởng:

Kể từ sau khi thị trường Đông Âu sụp đổ, Việt Nam phát triển chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Năm 1992, Việt Nam đã tiếp cận và bước đầu xuất khẩu sang thị trường Nam Phi, với kim ngạch là 1.215.000 USD. Tuy nhiên, những năm sau đó xuất khẩu lại chững lại, thậm chí hầu như không có kim ngạch. Bởi nền chính trị của Nam Phi lúc này có nhiều biến động với nhiều cuộc bạo động, đảo chính đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. Bên cạnh đó, phía Việt Nam chưa thực sự làm quen được với thị trường xa xôi và khá mới mẻ này.

Chính vì thế nên ngay sau khi Đảng Dân tộc tiến bộ (ANC) của ông Nelson Mandela lên nắm chính quyền, một loạt các chính sách cải cách tiến bộ được thực hiện, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và CH Nam Phi nhanh chóng từ chỉ khoảng 50 nghìn USD năm 1996 lên tới hơn 21.5 triệu USD và tiếp tục tăng trưởng. Riêng năm 1998, xuất nhập khẩu bị chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tuy

nhiên, những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt những bước tiến đáng kể. Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2002 tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước lên tới 50 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2003, tổng kim ngạch đã đạt mức gần 40 triệu USD. Đó là do nhận thức được một thị trường Nam Phi hấp dẫn của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, trong khi các thị trường khác đã trở nên bão hoà. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến thực trạng sau chiến tranh ở Irắc, hàng loạt các công ty của Mỹ chiếm lĩnh các thị trường này, vốn là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tự vận động và tìm đến thị trường Nam Phi, với nhu cầu và điều kiện tương đương. Cộng hoà Nam Phi luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trên thị trường Châu Phi.

Tuy vậy, nhìn về tổng quan, kim ngạch này chỉ chiếm chưa đầy 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu từ Nam Phi của Việt Nam lại càng thấp, chỉ đạt 8.991.000 USD trong năm 2002, chiếm 0,08% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi.

Bảng : Kinh ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nam Phi thời kỳ 1991-2002

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu

1991 0 0 0 1992 1.215 1.215 0 1993 35 35 0 1994 46 46 0 1995 4.311 1.676 2.635 1996 4.840 2.368 2.472 1997 21.533 8.493 13.040 1998 18.824 16.130 2.694 1999 35.288 31.000 4.288 2000 30.033 25.740 4.293 2001 35.493 30.420 5.073 2002 49.357 39.366 8.991

Nguồn: Bộ Thương mại

2.2. Cơ cấu mặt hàng:

Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi tương đối phong phú về chủng loại.

Về xuất khẩu, các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may... Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là gạo xuất vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi. Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...

Về nhập khẩu, nước ta nhập từ Nam Phi các loại hoá chất, sắt thép, máy móc thiết bị, bông sợi xơ nhân tạo, hạt nhựa..., trong đó quan trọng nhất là hoá chất và sắt thép. Riêng năm 1997, nước ta nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuất đường trị giá gần 9,5 triệu USD làm kim ngạch nhập khẩu trong năm tăng đột biến.

Bảng: Kim ngạch buôn bán các mặt hàng chính giữa Việt Nam và Nam Phi:

STT Xuất khẩu Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 1 Gạo 18.165 21.358 11.469 15.093 30.606 2 Giầy dép 3.597 3.073 6.260 6.293 9.459 3 Than 2.248 2.146 1.122 2.266 2.156 4 SP Nhựa 168 1.750 1.133 3.598 5 Hàng dệt may 157 362 1.025 603 2.056 6 Đồ dùng nhà bếp inox 319 473 684 7 Hàng điên-điện tử và máy tính 313 328 453 686 8 Cà phê 396 416 617 442 356 9 Hàng thủ công mỹ nghệ 173 182 235 362 569 10 Sản phẩm gỗ 243 165 224 308 482

Nguồn: Bộ Thương mại Đơn vị: Nghìn USD

Hiện nay trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực dịch vụ giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi chưa phát triển

3.1. Dịch vụ ngân hàng:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 03 ngân hàng ở Nam Phi. Các ngân hàng này đã có các quan hệ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu , tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch còn hạn chế.

3.2. Dịch vụ du lịch:

Mặc dù Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có tiềm năng và thế mạnh riêng, nhưng mức độ giao dịch giữa hai bên còn rất thấp. Con số người Việt Nam đi du lịch Nam Phi có thể nói là không đáng kể, ngược lại tỷ số du khách Nam Phi đến Việt Nam cũng rất thấp, chỉ khoảng vài nghìn người một năm. Cụ thể là năm 2002, theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong số 2,6 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 1.405 người đến từ Nam Phi chiếm tỷ lệ chưa đến 1%.

Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong những năm qua chưa có một dự án nào đáng kể, trong khi tiềm năng của hai nước khá dồi dào. Cả Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều có những chính sách thu hút FDI hết sức cởi mở và hấp dẫn. Trong khi đó đã có rất nhiều nước Châu Á và các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã thực hiện được rất nhiều dự án đầu tư tại Nam Phi. Việt Nam cần có những chính sách thoả đáng để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này.

3.3. Về sở hữu trí tuệ:

Hiện nay, có thể nói nước ta chưa có hợp tác cụ thể về lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Cộng hoà Nam Phi bằng những Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ. Quan hệ về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi được điều chỉnh

thông qua một số hiệp định đa phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và Nam Phi ký kết, đó là:

- Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Thoả ước Madrid liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế; - Thoả ước hợp tác sáng chế (PCT)

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 31 - 36)