I/ GIẢI PHÁP CẤP NHÀ NƯỚC:
7/ Nâng cao nguồn nhân lực:
Nâng cao nguồn nhân lực là một công việc thường xuyên, liên tục suốt quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào nhưng ở đây, tác gỉa muốn nhấn mạnh về công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác với Cộng hoà Nam Phi. Đương nhiên, về phía doanh nghiệp vẫn phải chủ động đào tạo nhân lực cho mình song không thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động này. Có nghĩa là trên cơ sở những kiến thức cơ bản về kinh doanh, thương mại quốc tế, ngoại ngữ, cán bộ phục vụ chiến lược xúc tiến thương mại với thị trường Nam Phi phải được trang bị thêm những kiến thức cơ bản tối thiểu về từng thị trường. Theo kinh nghiệm rút ra từ thành công trong xúc tiến thương mại của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,...), để tìm hiểu bất cứ một thị trường nào được coi là mới và là mục tiêu thâm nhập, mở rộng, phát triển quan hệ, không có cách nào tốt hơn là cử “cán bộ nằm vùng” và hình thức hay áp dụng là thông qua các chuyên gia thuộc các chương trình hỗ trợ nào đó (trong khuôn khổ các chương trình, dự án viện trợ phát triển ), đội ngũ lao động hay đội ngũ kiều dân. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hình thức này, tuy nhiên để làm được thị Chính phủ cần tính toán và chấp nhận “đầu tư” cho tương lai, tức là phải đầu tư, hỗ trợ các hoạt động đào tạo nhân lực. Ngoài việc phát triển một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu về thị trường sở tại, vấn đề ngoại ngữ là rất quan trọng, cụ thể là tiếng Anh, thứ ngôn ngữ được sử dụng tại Nam Phi.
Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Cộng hoà Nam Phi cần phải được thực hiện một cách có hệ thống, mang tính ổn định. Hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ thông qua các khoá huấn luyện, gửi lưu học sinh đi đào tạo tại Nam Phi, nơi được coi là nước có nền giáo dục tương đối phát triển