I/ GIẢI PHÁP CẤP NHÀ NƯỚC:
6/ Thành lập trung tâm thương mạ
Với ý nghĩa là một cơ cấu thương mại hiện đại, các Trung tâm thương mại (TTTM) Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Thông qua Trung tâm thương mại, chúng ta có thể :
- Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài;
- Cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu;
- Đại diện cho Cục Xúc tiến thương mại tại Nam Phi để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ với các cơ quan xúc tiến thương mại và các tổ chức hữu quan của nước sở tại.
Tuy nhiên, khi thành lập Trung tâm thương mại tại Nam Phi chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Do việc thành lập TTTM ở Nam Phi sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt động lớn, sự hỗ trợ ban đầu về tài chính của Nhà nước là hết sức cần thiết. Về lâu dài, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc tự mình thành lập TTTM.
- Định hướng phát triển TTTM ở Nam Phi phủ hợp với chiến lược xuất nhập khẩu của VIệt Nam nói chung và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với Nam Phi nói riêng.
- Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hoá phong phú và ổn định cho các TTTM.
- Quan tâm đầu tư thoả đáng khâu nhân sự cho TTTM. Do đặc thù của Nam Phi là một địa bàn mới, có nhiều khó khăn, ngay từ đầu phải đảm bảo tình hình chuyên nghiệp của nhân sự được cử đi quản lý TTTM và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Về khía cạnh này, cũng cần có biện pháp khai thác tiềm năng của cộng đồng người Việt tại Nam Phi.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong việc thành lập TTTM ở Châu Phi theo các hình thức thích hợp.