I/ GIẢI PHÁP CẤP NHÀ NƯỚC:
5/ Hỗ trợ về tài chính:
Hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước là biện pháp mang tính quyết định trong quá trình phát triển thương mại, hợp tác với Nam Phi. Chúng ta đều biết mọi biện pháp chủ trương, mọi hoạt động và mọi mục tiêu chién lược đẩu không thể trở thành hiện thực nếu thiếu phương tiện tài chính. Hơn nữa, trong điều kiện yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ càng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước với tư cách là "người mở đường" và người "bảo trợ".
Chính vì thế, đối với thị trường Nam Phi cần phải có những giải pháp sau: - Quỹ hỗ trợ phát triển: Thực chất, quỹ này đã phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên trong các khoản cho vay khoảng 3000 tỷ đồng phục vụ hoạt động xuất khẩu nói chung, thị trường Nam Phi mới chỉ được vay với tỷ trọng không đến 1%. Vì vậy, quỹ hỗ trợ cần có quy định riêng ưu tiên cho các hợp đồng xuất khẩu, giống như quy định đã dành cho các hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời tăng vốn lưu động cho các hình thức hỗ trợ khác mà nhiều nước vẫn làm như cung cấp tín dụng cho người mua, bảo đảm rủi ro thanh toán... Điều này đặc biệt cần thiết bởi thanh toán với Nam Phi chủ yếu sử dụng phương pháp thanh toán trả chậm.
- Đối với thưởng xuất khẩu, quy định năm 2003 là chỉ thưởng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm mới, thị trường mới và các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của mặt hàng đó. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, việc xuất khẩu hàng sang thị trường Nam Phi phát triển không đều qua các năm. Vì thế nên có quy định riêng thêm chi tiết về duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng đó.
- Bên cạnh đó, có thể thành lập Quỹ hỗ trợ đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ riêng cho các hoạt động xúc tiến, thâm nhập và phát triển quan hệ thương mại và hợp tác với Châu Phi.
Nhất là, trong thời điểm hiện tại, việc thành lập kho ngoại quan ở Nam Phi có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bán hàng không chỉ riêng trong nước Nam Phi mà còn toả sang cả các nước khác thuộc Châu Phi. Bởi vì, Nam Phi với điều kiện địa lý và cơ sở hạ tầng thuận lợi, đã và đang là trung tâm giao lưu, trao đổi thương mại quan trọng nhất của khối các nước phía Nam Châu Phi nói riêng và toàn Châu Phi nói chung.
- Đặc biệt, với thực tế hiện nay ở các nước Châu Phi, khi mà các mối quan hệ thân cận gần gũi nhiều khi mang tính quyết định cho việc đạt được các thoả thuận, các cam kết trong buôn bán, thì Nhà nước cần nghiên cứu khả năng lobby Chính phủ. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, đã đi trước ta khá xa về mặt này.