Tăng cường vai trò các hiệp hội ngành hàng và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 65 - 66)

II/ GIẢI PHÁP CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP:

4.Tăng cường vai trò các hiệp hội ngành hàng và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp:

doanh nghiệp:

Ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều hiệp hội ngành hàng, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, khi khó khăn nảy sinh ngày càng nhiều đối với các doanh nghiệp, cùng với tác động của các cuộc chiến thương mại quốc tế, chúng ta mới nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của hiệp hội, từ việc đứng ra giải quyết kiện cáo cho doanh nghiệp dến việc điều tiết thu hoạch sản phẩm, ấn định giá thành sản phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm để bảo vệ quyền lợi cho hội viên.

Do hiệp hội ngày càng có vai trò quan trọng, việc Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức hoạt động của hiệp hội là một chủ trương đúng đắn cần sớm được thực hiện. Trong đó cần định hình hoạt động của hiệp hội theo các nội dung chính như: xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh ngành hàng, các nội dung liên kết sản xuất, tiêu thụ trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; thay mặt hội viên trong các tranh tụng quốc tế; phổ biến tiến bộ khoa học- công nghệ, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp hội viên.

Các hiệp hội cần có những hành động cụ thể để hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường Nam Phi, đặc biệt đối với những ngành hàng chúng ta có thế mạnh xuất khẩu tại thị trường này như gạo, hạt tiêu, chè, dệt may, giày dép, xe đạp xe máy ... Chẳng hạn, các hiệp hội có thể thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu hay quỹ bảo hiểm xuất khẩu của riêng hiệp hội, trong đó có những cơ chế riêng giúp đỡ cho hội viên buôn bán với thị trường Nam Phi. Nguồn vốn cho những quỹ này, ngoài một phần kinh phí do Chính phủ hỗ trợ, chủ yếu do các hội viên đóng góp, với một định mức đóng góp hàng năm theo tỷ lệ trên danh thu.

Hiệp hội cũng cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên thị trường Nam Phi cho các doanh nghiệp. Thậm chí các Hiệp hội có thể nghiên

cứu việc lập chi nhánh đại diện tại Nam Phi, để nắm bắt và xử lý nhanh các nhu cầu nảy sinh.

Các Hiệp hội cũng phải quan tâm động viên tinh thần hợp tác giữa các hội viên. Quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không có nghĩa là chối bỏ sự hợp tác, mà các doanh nghiệp, với tư cách là những bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất, phải xem hợp tác là biện pháp quan trọng để hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế cạnh tranh. Thí dụ, sự kết hợp giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh nhằm khắc phục một thực tế hiện nay là doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực lớn, nhưng hiệu quả kinh tế nói chung kém. Doanh nghiệp dân doanh tiềm lực thấp hơn nhưng hiệu quả thường cao hơn. Ngoài ra, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng có những thế mạnh về trình độ công nghệ, năng lực quản lý ... Chủ trương hợp tác có thể mở rộng ra thị trường thế giới, trong đó có Nam Phi, để kết hợp với các doanh nghiệp Việt kiều nhằm tranh thủ được vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm thương trường.

Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh trong vấn đề thông tin về các cơ hội kinh doanh, về kinh nghiệm làm ăn ở thị trường Nam Phi. Đặc biệt, để thâm nhập được vào thị trường Nam Phi trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc góp vốn mở kho ngoại quan, mở showroom, phối hợp trong đấu thầu xây dựng hoặc trong các dự án đầu tư...

Một phần của tài liệu Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa việt nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới.doc (Trang 65 - 66)