Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Trang 1III Cơ sở về điều kiện kinh tế 101 Kinh tế Singapore 10
2 Kinh tế Việt Nam 18
Chương II: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ……25
I Lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 25
II.Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore1.Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore 31
1.1 Kim nghạch xuất nhập khẩu31
1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 36
2 Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 442.1 Thực trạng quan hệ đầu tư 44
2.2 Hình thức đầu tư 472.3 Lĩnh vực đầu tư 50
III Đánh giá quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 53Những thuận lợi của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ………53Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore……….58Chương III: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ……62
1 Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 62
Trang 22 Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và
Singapore……….66Kết luận ……75
Trên thực tế, Singapore có quan hệ rất sớm với Việt Nam Ngay từ đầu những năm 90s, mối quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đáng kể cùng với sựphát triển chung của tình hình khu vực và thế giới Từ đó tới nay Singapore luôn là một trong các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Singapore đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam Và mối quan hệ hữu nghị hợp tác về kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Singapore ngày càng lớn mạnh Việt Nam có thể tìm thấy ở Singapore
những sản phẩm của nghành công nghệ tiên tiến như máy móc, thiết bị, điện tử, linh kiện ô tô, xe máy đồng thời có thể xuất sang Singapore những mặt hàng là thế mạnh của mình như hàng nông sản, thuỷ sản, lao động… Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore đã và đang vươn lên đứng đầu danh sách các
Trang 3nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Vậy làm sao để tiếp tục thu hút vốn đầu tư ấy là điều mà Việt Nam phải quan tâm Và làm cách nào để thúc đẩy mối quan hệ ấy.
Việc lựa chọn đề tài “Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore” làm đề tài khoá luận, một mặt em muốn tìm hiểu thêm về quốc đảo láng giềng này, mặt khác đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn của mối quan hệ này để từ đó cùng độc giả bàn luận một số giải pháp khắc phục nó nhằm giúp cho mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai lĩnh vực cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa hai nước, đó là: quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư Phạm vi nghiên cứu đề cập đến hiện trạng, triển vọng và một số giải phápnâng cao mối quan hệ ấy.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Chương II: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Chương III: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chon lọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin dữ liệu, luận văn này mong muốn mang đến bạn đọc ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Do khuôn khổ hạn hẹp của đề tài cũng như hạn chế của tác giả, luận văn nàykhông thể tránh khỏi những thiếu xót Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Luận văn này hoàn thành được là nhờ có sự đóng góp của thầy cô, gia đình, bạn bè và các tổ chức có liên quan Do vậy trước hết em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ- Nguyễn Kim Thu đã rất nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, đánh giágóp ý kiến bổ ích để em có thể hoàn thành luận văn này Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Đại Sứ Quán Singapore, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê và phòng thương mại Việt Nam, Vụ Châu á Thái Bình Dương đã cung cấp những tài liệu cần thiết để luận văn mang tính xác thực và thiết thực hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại Học Ngoại Thương đã trực tiếp giảng dạy và truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích và quí báu Em xin cảm ơn những người thân, gia đình, bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ để em hoàn thiện luận văn này.
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội tháng 12/2003.
Chương I:
Cơ sở của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
I.Cơ sở về điều kiện tự nhiên
1 Vị trí địa lý- địa hình
Về vị trí địa lý-địa hình của Singapore: Singapore là một quần đảo nằm ở phía bắc đường xích đạo, ở vào khoảng 103,4- 104 độ kinh đông và 1,15- 1,30 vĩ độ bắc Singapore có diện tích 692,7 km2 với 54 đảo lớn nhỏ (trong đó 20 đảo có người ở) Phía tây và phía đông Singpore giáp Malaysia Phía nam giáp Indonesia Singapore nằm ở cực nam bán đảo Malacca là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường biển từ ấn độ dương sang thái bình dương, từ đông nam á hải đảo sang đông nam á lục địa.Lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt ở Đông Nam á, ở vào khoảng 102-109,3 độ kinh đông và 8,1-23,24 vĩ độ bắc Với diện tích 331.690 km2
Trang 5Việt Nam nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp giáp với các lục địa (Châu á và Châu Đại Dương) và đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) Về địa hình, Việt Nam hình chữ S, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông giáp với biển Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất, đồng thời án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương như ấn độ và thái bình dương, châu âu-trung cận đông với Trung Quốc… (Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam- NXB Giáo Dục 2001)
Như vậy cả Việt Nam và Singapore đều có vị trí địa lý hết sức thuận lợi đồng thời lại gần nhau (vì cùng trong khu vực Châu á) Đây là một cơ sở thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Vìdù rằng vị trí địa lý không có tính chất quyết định nhưng nó lại có khả năng tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận, giao thoa cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau Đặc biệt là trong xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay thì vị trí địa lý sẽ trở thành một nguồn lực, định ra hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xác định các mối quan hệ song phương và đa phương của một quốc gia Do vậy đây là yếu tố thuận lợi xét trong mối quanhệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Khí hậu và đất đai
Singapore nằm trong vùng khí hậu xích đạo nhiệt đới nên khí hậu thường xuyên nóng và ẩm, độ ẩm không khí cao Là quốc gia hải đảo với 150 km bờbiển bao bọc xung quanh nên khí hậu Singapore quanh năm tương đối mát mẻ và dễ chịu Nhiệt độ bình quân trong năm là 26,7oC, dao động từ 24oC đến 31oC, độ ẩm bình quân trong năm là 84,4% Lượng mưa trung bình khá lớn, khoảng 2359 mm/ năm Tuy vậy nhưng về đất đai, phần lớn diện tích đất Singpore đã bị đô thị hoá, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%, đất rừng còn khoảng 5%.
Về khí hậu và đất đai Việt Nam, nước ta hoàn toàn nằm trong vòng đai nhiệtđới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là về xích đạo cho nên Việt Namcũng có một nền nhiệt cao, thường từ 22oC đến 27oC Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1500 đến 2000 mm Độ ẩm không khí khoảng 80% Độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn là những điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc biệt là đối với các loại cây trồng như lúa nước, cây rừng, cây nhiệt
đới….Trong khi đó, khác với Singpore là ở chỗ, Việt Nam có đất đai khá nhiều Theo số liệu của tổng cục thống kê, tiềm năng đất nông nghiệp của cảnước là 10- 11,37 triệu ha, riêng đất trồng cây hàng năm lên tới 8 triệu ha (đất trồng lúa khoảng 5 triệu ha) và còn lại là 2,3 triệu ha đất trồng cây lâu
Trang 6năm Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại đất với 2 nhóm đất chính là: Feralit ở miền đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng Đất phù sa rất thích hợp với cây trồng Về chất lượng, đất ở Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng khá cao nhất là đất phù sa, đất xám Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam có thể đa dạng hoá chủng loại cây trồng Đó là chưa kể đến Việt Nam có một hệ thống rừng rậm tiêu biểu cho rừng nhiệt đới, có nguồn tài nguyên thuỷ hải sản phong phú (cá, tôm, trai, ốc, mực….) có giá trị dinh dưỡng cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn.Do vậy điều kiện khí hậu và đất đai là điều kiện thứ hai thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia Singapore có thể nhập từ Việt Nam các mặt hàng nông, thuỷ sản bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước do điều kiện tự nhiên không cho phép Thay vào đó Việt Nam có thể nhập từ Singapore sản phẩm của nghành công nghệ cao.
II Cơ sở về điều kiện chính trị- xã hội
1 Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ
Dân cư, dân tộc: Singapore là một quốc gia trẻ nhiều dân tộc và đa sắc thái văn hoá Dân số của Singapore là gần 4,46 triệu người (tính đến tháng 7 năm2002) Về thành phần dân tộc thì người Hoa là nhóm tộc người chính (chiếmtới 76,7%) Nhóm tộc người lớn thứ hai là người Mã Lai (chiếm 14% dân số Singapore) Thứ ba là cộng đồng người ấn độ, chiếm khoảng 7% Ngoài ra còn có cộng đồng người châu âu (chủ yếu là có nguồn gốc ănglê-xắc sông), cộng đồng người ả rập và nhóm tộc ít người khác.
Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) Dân tộc kinhchiếm đa số (87% dân số cả nước) sống tập chung chủ yếu ở vùng châu thổ sông hồng, các đồng bằng ven biển miền trung, đồng bằng sông cửu long ….Còn 53 dân tộc khác phân bổ chủ yếu ở các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ)trải dài từ bắc vào nam Trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ Me, Nùng… mỗi dân tộc trên dưới 1 triệu người Nhỏ nhất là dân tộc Brau, Roman, O-du chỉ vài trăm người Tổng cộng 54 dân tộc có hơn 8 triệu người Đây là một con số không nhỏ so với dân số Singapore Cũng vì thế Việt Nam được coi là nơi cung cấp lực lượng lao động dồi dào rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore.
Về tôn giáo: ở Singapore, đại đa số người Hoa theo Phật giáo Còn hầu hết người Mã Lai theo hồi giáo, nói tiếng mẹ đẻ Người ấn độ theo đạo hinđu và nói tiếng Tamin Người châu âu theo đạo thiên chúa và nói tiếng anh Từ trước tới nay không một tôn giáo nào ở Singapore được nhà nước công nhận là quốc giáo.
Trang 7ở Việt Nam, trong các tôn giáo chủ yếu có nguồn gốc á đông như: Phật giáo,nho giáo, đạo giáo…,Phật giáo đã được phổ biến rộng khắp ngay từ thời Bắcthuộc và phát triển cực thịnh thời Lý- Trần Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Phật giáo được duy trì cho tới ngày nay Nho giáo chính thức được tiếp nhậnvào Việt Nam từ năm 1070 (khi Lí Thánh Tông cho lập văn miếu thờ Chu Công, Khổng Tử Nhiều công trình biểu trưng của nho giáo còn tồn tại đến ngày nay như: Văn Miếu Hà Nội, Văn Miếu ở Huế Đạo giáo vào Việt Nam từ cuối thế kỷ II và có chỗ đứng ngay vì tìm thấy những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu như sùng bái ma thuật, phù phép…Còn tôn giáo có nguồngốc từ phương tây như thiên chúa giáo không phổ biến ở Việt Nam (hiện nay chỉ có khoảng 5 triệu tín đồ).
Như vậy về tôn giáo Việt Nam và Singapore tìm thấy điểm chung ở văn hoá phật giáo, thờ cúng tổ tiên nên sinh hoạt và ứng xử trong gia đình cũng có nhiều nét tương đồng Từ đó dẫn đến một nền văn hoá khá giống nhau nên thiết lập quan hệ tương đối dễ dàng.
Về ngôn ngữ: ở Singapore nhà nước công nhận cả 4 thứ tiếng gồm tiếng Mã Lai, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Tamin và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính, trong đó tiếng anh là ngôn ngữ chính trong thương mại, hành chính vàgiáo dục.
Còn ở Việt Nam : Dân tộc Kinh chiếm đa số dân số của cả nước nói tiếng kinh 53 dân tộc khác mỗi dân tộc có ngôn ngữ của mình Tiếng kinh là tiếngphổ thông Và trong những năm qua do xu thế mở cửa hội nhập thế giới nên mặc dù tiếng anh là tiếng ngoại ngữ song cũng rất phổ biến ở Việt Nam
Do vậy xét riêng trong quan hệ buôn bán thì đây cũng là một thuận lợi cho 2 phía bởi vì cả Việt Nam và Singapore đều có thể sử dụng tiếng Anh làm công cụ trong trao đổi buôn bán.
2.Nhà nước và chính trị
ở Singapore có 22 đảng phái chính trị khác nhau trong đó Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) cầm quyền từ hơn 30 năm nay và vẫn tiếp tục giữ vị trí thống trị Lãnh tụ của đảng này trước đây là ông Lý Quang Diệu và hiện naylà ông Goh Chok Tong Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, Đảng PAP chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường có điều tiết (cũng giống như Việt Nam sau này) Theo hiến pháp, Singapore là một nước cộng hoà, đứng đầu nhà nước là Tổng thống do toàn dân lựa chọn theo phổ thông đầu phiếu Tổng thống có nhiệm kỳ 6 năm, hiện nay là ông Stellapan nhậm chức từ 01/9/1999 Đứng đầu chính phủ là thủ tướng Thủ tướng hiện nay của Singapore là ông Goh Chok Tong nhậm chức ngày 28/11/1990 và được bổ
Trang 8nhiệm lại 2 lần năm 1997 và 2001 Thủ tướng và các thành viên nội các do tổng thống bổ nhiệm từ các đại biểu của nghị viện Tổ chức nhà nước gồm 3 cơ quan chính: cơ quan lập pháp (gồm nghị viện và hội đồng tổng thống), cơquan hành pháp (bao gồm các bộ, ban nghành chức năng của chính phủ, đứng đầu nội các là chính phủ và tổng thống), cơ quan xét xử (gồm toà án tối cao và toà án địa phương).
Khác với Singapore có 22 đảng phái chính trị khác nhau thì Việt Nam chỉ cómột đảng duy nhất: đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời sớm hơn Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) rất nhiều
(3/2/1930) Điều 4 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi “Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân….là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” Thực tế Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam: đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (năm 1945) và đánh đổ đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (năm 1975) Năm 1986 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ: có ban chấp hành trung ương (BCH TW) ban chấp hành trung ương bầu ra bộ chính trị và tổng bí thư Tổng bí thư đầu tiêncủa Đảng Cộng Sản Việt Nam là ông Trần Phú, hiện nay là ông Nông Đức Mạnh Tổ chức bộ máy nhà nước gồm: quốc hội (là cơ quan lập hiến, lập pháp, bầu ra chủ tịch từ các đại biểu quốc hội), toà án nhân dân tối cao (là cơquan xét xử), viện kiểm sát nhân dân tối cao (kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác… đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Ngoài ra ở Việt Nam còn có Mặt trận tổ quốc Việt Nam (là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân), tổ chức công đoàn (chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác), hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…
Như vậy mặc dù Việt Nam và Singapore có chế độ chính trị khác nhau song trong xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xã hội được đưa lên hàng đầu, nên sự khác biệt này sẽ không phải là rào cản Ngược lại đây là cơ hội để Việt Nam có thể trao đổi với một quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam á đồng thời học tập Singapore về cách quản lý về mọi mặt.
Trang 9III Cơ sở kinh tế
Nói đến cơ sở kinh tế tức là chúng ta sẽ đề cập đến chiến lược phát triển kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế của hai quốc gia: Việt Nam và Singpore
1.Kinh tế Singapore
Chiến lược phát triển kinh tế của Singapore là việc chuyển đổi từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá hướngvề xuất khẩu (hay nói cách khác là chuyển từ chiến lược đóng cửa nền kinh tế sang chiến lược mở cửa nền kinh tế).
Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được hầu hết các nước công nghiệp phát triển tiến hành trong thế kỷ 19 Một số nước châu á bắt đầu thực hiện chiến lược này từ trước chiến tranh thế giới thứ II Bản chất của chiến lược này là nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước để xây dựng một nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc bên ngoài Do vậy mà ngoại thương không được chú trọng mà chỉchú trọng đến khả năng tự cung tự cấp của thị trường nội địa.
Singapore áp dụng chiến lược này từ những năm 1960-1965 Sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, quốc gia Singapore gặp nhiều khókhăn trở ngại: nguồn cung cấp nguyên liệu giảm, thất nghiệp tăng nhanh… buộc Singpore phải tiến hành công nghiệp hoá trên cơ sở xây dựng và phát triển nghành công nghiệp hướng nội Để kích thích các nhà tư bản trong và ngoài nước mở rộng kinh doanh trong các nghành công nghiệp non trẻ nhằmtạo thêm công ăn việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước, chính phủ Singapore đã thi hành chính sách bảo hộ hàng nội địa bằng hàng rào thuế quan, hạn chế hàng ngoại nhập cả về số lượng và chủng loại đồng thời áp dụng những ưu đãi về tài chính cho các hoạt động kinh doanh trong nước:
Ví dụ: miễn thuế cho các xí nghiệp tiên phong mới thành lập trong năm nămđầu, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc từ bên ngoài, cho các xí nghiệp lớn vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường…Điều này đã mang lại cho Singpore một số kết quả khả quan: tạo thêm công ăn việc làm, nâng giá trị nghành công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm quốc
Trang 10dân(GDP) từ 13,2% (năm 1960) lên 15,6% (năm 1965) Tuy vậy do hạn chế của chính sách bảo hộ mậu dịch, mất ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện nên số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Singapore từ năm 1959-1965 chỉ khoảng 40 triệu USD Nền kinh tế
Singapore vẫn nằm trong tình trạng là một nền sản xuất nhỏ, tỉ lệ thất nghiệpcao (chiếm 10% lực lượng lao động), đời sống nhân dân chưa được cải thiệnvới mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp (500 USD/người) Điều nàyđòi hỏi Singpore phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (từ năm 1965 đến nay).
Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu: là chiến lược mở cửa nền kinh tế, hướng ra thị trường bên ngoài, do vậy mà ngoại thương được chú trọng áp dụng chiến lược này, mỗi quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình trong trao đổi buôn bán nhằm tối đa hoá lợi ích cho mình Đây là chiến lược mà hầu hết các quốc gia trong nền kinh tế hiện đại đều theo đuổi.Với Singapore cũng vậy, sau khi tách khỏi liên bang Malaysia, chính phủ Singapore bắt tay ngay vào thựcàšiện chiến lược n•y ĐiểU đầu tiên trong èhiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Singapore là lựa chọn vkhuyến khích những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp cácưthiết bị điện dân dụng, các phương tiện giao thông vận tải, ngành kéo sợ_, ngành may mặc,xây dựng các cơ sở lọc dầu và đóng tàu biển Việc thu hởt đầu tư vào những ngành này giúp SFngapore giải quyết tình trạng thất Å_hiệp, nhanh chóng tạo ra sản phẩm đ# xuất khẩu và tăng nhanh nguồn vốn tích luỹ ban đầu cho đầu tư Trong khi ẻó nhu cầd của các nước tư bản như: Mỹ, Nhật bản… ngay từ Thững năm 1960s đã có nhu cầu thay đổi nhanh các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để nâng cấp, hˆện đại hGá các xí nghiệp mới, sử dụng nhiều vốn và có trì–h độ công ngh cao Singapore đã đón nhận luồng di dời của các xí nghiệp—này một cách kịp thời để phát triển nghành công nghiệp trong ầước.
Đến giữ` những năm 1970s, chiến lược công nấhiệp hoá hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động đã mang lại cho Singapore những thành quả tốt đẹp: ngành công nghiệp chế biến đã tạo ra được gần 150000 việc làm mới, giá trị xuất khẩu của ngành này đã tăng từ 43% lêá#55%, nạn thất nghiệp hầu như được thanh toán Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại mặt hạn chế của nó, đó là: việc ưu tiên những nghành sử dụng nhiều lao động dẫn đến việc cải tiến công ng
ử, nâng cao tay nghề ít được chú trọng, do vậy năng suất lao động thấp, hạn chế khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao Mặt khác nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế tăng lên từ giữa những năm 1970s đẩy Singapore vào tình trạng thiếu lao động Sự gia tăng các hàng rào thuế quan bảo hộ
Trang 11mậu dịch ở các nước phương tây từ cuối những năm 1970s cùng sự cạnh tranh của những hàng xuất khẩu từ các nước có mức lương thấp trong khu vực gây ra trở ngại đối với xuất khẩu hàng của Singapore Do vậy từ cuối những năm 1970s, chính phủ Singapore bắt đầu từng bước thay thế các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động, điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá
công nghệ và sử dụng nhiều chất xám.
Để tạo điều kiện cho chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu phát huy hiệu lực, chính phủ Singpore đã tiến hành nhiều biện pháp hành chính quan trọng mà chúng ta phải kể đến đó là:
-Thứ nhất là thực hiện chính sách mậu dịch tự do: chính sách mậu dịch tự dođược Singapore áp dụng nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan Chính phủ Singapore đặc biệt khuyến khích nền kinh tế tự do bằng cách đề ra những ưu đãi về thuế và tài chính, khuyến khích mở cửa các ngành công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia lập trụ sở của mình tại Singapore Mỗi thành viên có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh Chính phủ không can thiệp vào công việc kinh doanh của mỗi cá nhân, không thu thuế xuất nhập khẩu mà chỉ thiết lập một môi trường kinh doanh thích hợp thông qua hệ thống pháp lý toàn diện:
( Đối với hàng xuẩt khẩu: nhìn chung Singapore không đánh thuế hàng xuất khẩu nhưng cũng áp dụng hạn nghạch hoặc giấy phép để quản lý một số mặthàng cần thiết.
( Đối với hàng nhập khẩu: Bộ tài chính Singapore quy định chỉ đánh thuế đối với một số ít mặt hàng tuỳ theo các thời điểm khác nhau Các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu thường là: rượu, bia, đồ gỗ, xăng dầu và một số ít mặt hàng tiêu dùng khác nhằm bảo vệ các mặt hàng sản xuất trong nước Việc nhập khẩu các mặt hàng như máy móc, trang thiết bị nguyên liệu thô được miễn thuế nhập khẩu Hàng nhập khẩu từ asean được hưởng thuế suất ưu đãi.
Chính sách thương mại tự do không chỉ là tự do trong buôn bán mà còn mở rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội Để thực hiện thành công chính sách này Singapore áp dụng rất nhiều đạo luật khác nhau, ví dụ:
( Luật kinh tế: chỉ đạo và điều tiết các hoạt động kinh tế, đây là cơ sở cho việc thành lập hội các nhà kinh tế.
( Luật về hệ thống khuyến khích và phát triển kinh tế: tạo cơ sở pháp lý cho việc miễn thuế đối với các nghành công nghiệp mũi nhọn, khuyến khích hiện đại hoá và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trang 12( Luật về thuế thu nhập: quy định các khoản thu nhập của cá nhân hay tập thể xí nghiệp phải nộp.
( Luật công ty: quy định về các thủ tục đăng ký thành lập và hoạt động của các công ty ở Singapore.
( Luật ngân hàng: quy định về các thủ tục cấp giấy phép cho hoạt động tín dụng.
( Luật chứng khoán: quy định về thành lập và hoạt động của các thị trường chứng khoán.
( Luật quy định về quỹ dự phòng TW: làm cơ sở cho việc thành lập và hoạt động của hình thức bảo hiểm xã hội và an ninh quốc gia.
( Luật về văn tự và đất đai: những quy định về quyền sở hữu và cho thuê đất.( Luật về cơ quan tiền tệ: xác định những chức năng của cơ quan này với tư cách là cơ quan tài chính ngân hàng và hoạt động ngân hàng.
-Thứ hai phải kể đến là chính sách khuyến khích đầu tư của Singpore: Chínhphủ đã đưa ra hàng loạt chính sách đổi mới công nghệ để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào các nghành công nghiệp non trẻ
Singapore tiếp tục đưa ra hàng loạt luật quy định: luật mở rộng kinh tế năm 1967 và được bổ sung vào năm 1970, luật khuyến khích mở rộng kinh tế banhành năm 1971 Các luật trên tiếp tục được điều chỉnh bổ sung với những điều kiện ngày càng thuận lợi hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Cụ thể các nhà đầu tư nước ngoài ở Singapore được hưởng rất nhiều ưu đãi: ( Không quốc hữu hoá các xí nghiệp nước ngoài, miễn thuế 5 năm cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, miễn thuế lãi suất tín dụng, thuế quảng cáo Trong quá trình kinh doanh nếu bị thua lỗ thì không phải nộp thuế trong 3 năm và có thể kéo dài thời hạn miễn thuế nếu tiếp tục bị lỗ.
( Đối với các cá nhân nước ngoài: không phân biệt quyền sở hữu kinh doanhgiữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư bản xứ, các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển đổi tiền tệ và chuyển vốn lợi nhuận về nước, được thuê mướn người nước ngoài vào Singapore để vận hành máy móc thiết bị của mình, được miễn thuế khi vay vốn nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu bảnquyền và bằng phát minh sáng chế, miễn thuế đầu tư vào nghiên cứu khoa học và đào tạo tay nghề và nâng cấp công nghệ, có thể không bị đánh thuế với những nguyên liệu, thiết bị không có sẵn ở Singapore.
( Đồng thời chính phủ cũng có chính sách khuyến khích đối với các nhà tư bản công nghiệp và chuyên gia kỹ thuật nước ngoài, đó là nếu họ có vốn đầutư đạt 125.000 $ thì sẽ được hưởng chế độ nhập cảnh, cư trú dễ dàng và nếu sau 5 năm tiếp tục đầu tư sẽ có quyền cư trú vĩnh viễn cùng cả gia đình Nếusố vốn đã đầu tư vào công nghệ chế biến, chế tạo thì sẽ được hưởng ngay
Trang 13quyền cư trú vĩnh viễn Các kỹ sư, chuyên gia, công nhân có tay nghề cao được phép tự do nhập cư và làm việc lâu dài tại Singapore.
( Ngoài ra nhà nước còn có chính sách miễn thuế : đối với những dự án có sốvốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên miễn thuế từ 5 đến 10 năm, với những dự án có số vốn đầu tư dưới 1 triệu USD nhưng sản phẩm làm ra có chất lượng cao cũng được miễn thuế Những xí nghiệp như thế này có thể được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc nhà nước sẽ mua cổ phần và bảo hiểm đầu tư Những xí nghiệp có sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu sẽ được giảm thuế lợi tức, thuế xuất khẩu và hưởng ưu đãi nhiều hơn những xí nghiệp có sản phẩm phục vụ thị trường nội địa.
Các biện pháp này giúp Singapore có một nguồn vốn đầu tư trực tiếp tăng nhanh từ 157 triệu đô la Singpore (S$) năm 1960-1965 lên 6,35 tỷ S$ (năm 1979) và đạt tới 19 tỉ S$ (năm 1989) Trong những năm gần đây, chính phủ Singapore tiếp tục duy trì đa dạng hoá đầu tư trong đó chú trọng tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực châu á- thái bình dương trong đó có Việt Nam vì các nước trong khu vực này là thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năngphát triển kinh tế cao, tài nguyên phong phú, lao động rẻ…
-Thứ 3:Phát triển kết cấu hạ tầng toàn diện:
Trước hết, chính phủ Singapore quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại như: xây dựng các khu công nghiệp, kho bãi nhà xưởng, đường sá, bến bãi… để thu hút đầu tư Xuất phát từ lí do quỹ đất có hạn nên buộc chính phủ Singapore phải tiến hành quy hoạch đô thị và quản lý đất đai Ngay từ thập kỷ 60-70 chính phủ Singapore đã thực hiện chính sách trưng thu đất trong diện quy hoạch và bồi thường chủ đất bằng tiền hoặc bằng đất ở giai đoạn sau chính phủ mua lại đất với giá thị trường.
Đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trong đó đặt giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng kỹ thuật lên hàng đầu Bởi vì nhân lực là nguồn có sẵn duy nhất ở Singapore Do vậy chính phủ đã chủ trương giáo dục hướng nghiệp ngay từ đầu bên cạnh việc giáo dục kiến thức phổ thông Ngoài ra chính phủ thường xuyên cải cách bộ máy hành chính, thiết lập hệ thống pháp luật toàn diện, lấy pháp luật làm nền tảng cho mọi hoạt động, thành lập uỷ ban điều tra các hành vi tham nhũng… để dần dần nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.
Các chính sách này nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường tự do Để hỗ trợ cho việc theo đuổi nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ Singapore đã thành lập hai cơ quan: Hội đồng phát triển thương mại Singapore (STDB) cóchức năng khuyến khích xuất khẩu ra nước ngoài và Hội đồng phát triển kinh tế Singapore (SEDB) có chức năng thu hút nhiều đầu tư vào
Singapore
Trang 14Kết quả: Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, Singapore đãđạt được những thành tựu kỳ diệu về phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao liên tục, thể hiện ở bảng sau:
Bảng1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của SingaporeNăm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)8,9
Nguồn: Vụ Châu á II- Bộ Ngoại Giao
Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore chỉ còn 1,3% song các năm sau lại có dấu hiệu phục hồi lại Năm 2000, tốc độ tăng trưởng của Singapore cao nhất (9,0%) tuy vậy năm 1996 đánh dấu mốc quan trọng đối với Singapore, Singapore là quốc gia đầu tiên ở khu vực đông nam á được OECD xếp vào hàng ngũ các nước phát triển.
Singapore cũng đã giải quyết được nạn thất nghiệp giảm từ 3,9%(năm 1987)xuống còn 1,9%(năm 1993), đây có thể được coi là một cố gắng lớn của Singapore Đồng thời Singapore nhanh chóng biến từ một nền kinh tế thu nhập chủ yếu dựa vào buôn bán chuyển khẩu sang nền kinh tế có nền công nghiệp chế biến chế tạo phát triển cao, tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, từ đó tăng nhanh nguồn vốn tích luỹ cho đầu tư và cùng với một hệ thống dịch vụ thương mại tài chính và du lịch hấp dẫn, mở đường cho Singpore trở thành thành viên của NIES châu á vào đầu những năm 80s và là một trong bốn conrồng của khu vực.
Trang 152 Kinh tế của Việt Nam
Việt Nam cũng là một nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Tuy giànhlại được độc lập từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng phải trải qua 30 năm kháng chiến đến năm 1975 mới được giải phóng hoàn toàn Sau khi đất nướchoàn toàn độc lập, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại không chỉ với các nước xã hội chủ nghĩa mà còn với các nước tư bản chủ nghĩa và các nước trong khu vực Song do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, chiến tranh tàn phá cộng với việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cùng với các chính sách phát triển kinh tế sai lầm, nóng vội làm sản xuất trong nước tăng chậm Kế hoạch 5 năm (1976-1980) phần lớn các chỉ tiêu đều không đạt Tăng trưởng chỉ đạt 0,4% trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3% Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực Lưu thông hàng hoá bị đình đốn dẫn đến giá cả tăng nhanh lạm phát có nguy cơ ngày càng trầm trọng: đầu năm 1980 tăng khoảng 30-50% hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2% và siêulạm phát lên đến đỉnh điểm vào năm 1986 với 774,7%,, đời sống nhân dân hết sức khó khăn Thêm vào đó là chính sách cấm vận của Mỹ duy trì trong thời gian này đã hạn chế quan hệ kinh tế của Việt Nam.Từ năm 1976 kim nghạch xuất nhập khẩu có tăng nhưng không đáng kể so với thời gian trước, luôn trong tình trạng nhập siêu Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ này rất hạn chế, chủ yếu là các khoản vay không lãi suất hoặc các khoản viện trợ không hoàn lại của các cơ quan liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ…và kết quả của chính sách đóng cửa nền kinh tế là đến năm 1985kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986 đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm.Nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và nhà nước ta là:
- Mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở bình đẳng hai bên cùngcó lợi để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh đồng thời giữ vững nguyêntắc: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới Để thực hiện được điều này, chúng ta phải thực hiện thông qua nhiều kênh, kênh quan trọng nhất là ngoạithương Đồng thời phải có chính sách thu hút mạnh mẽ đầu tư của các công
Trang 16ty nước ngoài, áp dụng chính sách thị trường tự do, từng bước đưa giá cả trong nước gắn với giá cả của thị trường thế giới.
- Mở rộng sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hoạt động dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước Nhà nước chỉ quản lý để tránh các hành động tiêu cực: buôn bán trái phép, trốn lậu thuế… còn tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do tham gia kinh doanh Điều này giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, không còn độc quyền ngoại thương và buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn, nhạy bén hơn và tất yếu điều này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Coi trọng hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương: hiệu quả ngoại thương được hiểu không chỉ là mức lợi nhuận mà còn được hiểu ở mức đónggóp cho xã hội Tức là doanh nghiệp phải tìm kiếm lợi nhuận tối ưu chứ không phải là lợi nhuận tối đa.
- Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ thương mại:
Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác song phương và đa phương với các nước trên thế giới đặc biệt là tăng cường hợp tác với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức asean trên tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.
Các quan điểm chỉ đạo trên là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lý trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế thương mại, cụ thể các chính sách đó là:
( Chính sách bảo hộ thương mại: chính phủ thông qua biện pháp thuế quan hoặc phi thuế quan như: hạn nghạch, quy định về mẫu mã, chất lượng, chế độ quản lý ngoại tệ để hạn chế hàng nước ngoài xâm nhập, bảo vệ sản xuất trong nước cũng như thị trường trong nước.
Mặc dù thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, song chính phủ Việt Nam còn thực hiện chính sách thương mại tự do: tức là chính phủ không can thiệpbằng biên pháp kinh tế hoặc phi kinh tế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cho phép hàng hoá cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, không thực hiện đặc quyền ưu đãi đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nước mình, không có sự kỳ thị phân biệt với hàng hoá xuất nhập khẩu nước ngoài.Cơ sở cho chính sách thương mại thời kỳ này là nghị định 64/HĐBT ngày 16/6/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng về chế độ tổ chức, quản lý kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu Nghị định đã thể hiện những nới lỏng bước đầu trong cơ chế quản lý ngoại thương, dần dần thực hiện tự do hoá ngoại thương của chính phủ ta
Tự do hoá ngoại thương thể hiện:
( Nhà nước cho phép các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất khẩu trực tiếp Việc cho phép mọi thành phần kinh tế được phép xuất khẩu trực tiếp là một điều mới mẻ vì trước đây mọi hoạt động
Trang 17xuất nhập khẩu đều được thực hiện dưới sự quản lý độc quyền của bộ thương mại.Việc xuất khẩu trực tiếp phải tuân thủ các quy định pháp lý đã ban hành của nhà nước.
( Tự do hoá một phần nhập khẩu, nhất là nhập khẩu phi mậu dịch đối với những hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu trong nước mà sản xuất nội địa khôngđáp ứng kịp.
( Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu như cấp giấy phép, quota, kiểm tra hải quan…, thường xuyên có các kế hoạch điều chỉnh hợp lý biểu thuế xuất nhập khẩu Thực hiện các chính sách khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Đồng thời chủ yếu nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên vật liệu (chiếm 91%) và hàng năm tăng bình quân 25%, hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 9%.( Tự do hoá tỷ giá hối đoái: thay thế việc nhà nước ấn định cứng nhắc nhiều tỷ giá hối đoái bằng việc thực hiện tỷ giá thả nổi (được chính thức thực hiện vào tháng 3/ 1989) đồng thời với việc mở hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở hà nội và thành phố hồ chí minh tạo điều kiện cho tự do hoá tỷ giá hối đoái, cho phép tất cả các lực lượng thị trường tham gia xác định tỷ giá Lãi suất ngân hàng cũng được đẩy lên cao nhằm chống lạm phát Nhờ đó tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 400% thời kỳ 1986-1988 xuống còn 5,2% năm 1993(thấp nhất).
Định hướng trong chiến lược ngoại thương của Việt Nam là:
Thứ nhất:chúng ta xác định phát triển nền kinh tế hàng hoá khắc phục tính chất tự cung tự cấp, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu những mặthàng đã được sản xuất có hiệu quả ở Việt Nam , hướng mạnh về xuất khẩu Thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu có chọn lọc Đây là giải pháp mở cửa nền kinh tế, thu hút các nguồn lực bên ngoài vào để khai thác tài nguyên và tiềm năng đất nước một cách có hiệu quả.
Thứ hai: coi ngoại thương cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ ba: Mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Để đổi mới thành công, ngoài chính sách thương mại tự do còn phải kể đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Để hấp dẫn được nhiều chủ đầu tư ở các nước trên thế giới đến đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, nhà nước ta đã áp dụng nhiều chính sách biện pháp khác nhau nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách
Trang 18thủ tục hành chính như: đa dạng hoá các hình thức đầu tư, đơn giản hoá thủ tục giấy tờ… Điều này nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút đầu tư vào trong nước Việc thu hút vốn đầu tư được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế và trả được nợ Trong việc thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư nước ngoài nói riêng, Đảng và nhà nước ta xác định rõ vốn trong nước có ý nghĩa quyết định còn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư một cách đồng bộ cả về khung pháp lý và việc thi hành luật pháp Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987, có hiệu lực từ 1/1998 qua các lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000 đã chứng minh điều này Đây được coi là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng thực sự sang chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Luật đầu tư nước ngoài cũng chính là tiền đề cho các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thể hiện:
( Các doanh nghiệp có vốn đâù tư nước ngoài không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu như: thiết bị máy móc, linh kiện đi kèm, nguyên liệu vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT…
( Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận, thu nhập của mình ra nước ngoài sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế…
Với các chính sách này giúp cho vốn đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp FDI ngày một tăng Tính tới ngày 31/8/2001, chỉ tính các dự án có hiệu lực thì đã có 2914 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 37.269,789 triệu USD Đây là một nguồn vốn không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tếViệt Nam.
Kết quả: Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của mình, Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau:
Thứ nhất: Cơ chế quản lý đã thay đổi căn bản: từ nền kinh tế bao cấp khép kín đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư doanh… trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước, tuy vậy kinh tế quốc doanh vẫn được chú trọng để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Thứ hai: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao:Bảng2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Năm
19961997
Trang 19Tốc độ tăng trưởng GDP(%)9,34
Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF,ADB
Nhờ vào các chính sách đổi mới đúng đắn, trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,2% Năm 1996 tổng sản phẩm quốc dân tăng 9,34% Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển liên tục và vững chắc, mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực Sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm là 13,5% Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi Sản xuất trong nước đã bắt đầu có tích luỹ Trong 5 năm 1996-2000 chúng ta đã thu hút và sử dụng có hiệu quả khoảng 7 tỉ USD từ nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) và 13 đến 15 tỉ USD từ nguồn đầutư trực tiếp nước ngoài(FDI).
Thứ ba: Đổi mới cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăngdần tỉ trọng khu vực công nghiệp (chiếm trên 40% trong giai đoạn 1995-1999) và dịch vụ (khoảng 30%), giảm dần khu vực nông-lâm-ngư nghiệp (chỉ còn 20%)
Thứ tư: Đẩy nhanh quá trình mở cửa hội nhập Việt Nam chính thức trở thành thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á (asean) vào 28/7/1995 Cũng trong năm này, chúng ta thực hiện bình thường hoá quan hệ ngoại giaovới Mỹ Bên cạnh đó, chúng ta còn nộp đơn gia nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO và diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương.
Tóm lại: Chính sách phát triển kinh tế thương mại của Singapore là “tự do hoá thương mại với hệ thống pháp luật hoàn thiện cùng hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế và tài chính” còn chính sách phát triển kinh tế thương mại củaViệt Nam là “ tự do trong khuôn khổ pháp luật, tự do có điều tiết của nhà nước” Như vậy chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam và Singpore là tương đối đồng nhất, đều hướng tới thị trường tự do thông qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế đóng cửa sang nền kinh tế mở cửa và thu được những thành tựu khả quan Đây là một cơ sở giúp cho việc bắt tay giữa 2
Trang 20nước được thuận lợi và không gặp trở ngại Đồng thời Singpore là quốc gia đi trước Việt Nam do vậy Việt Nam có thể học hỏi từ Singpore rất nhiều trong quá trình hợp tác cùng phát triển.
Chương II:
Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
I Lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Do một số nguyên nhân khách quan nên trước kia quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore hầu như chưa phát triển Việt Nam và Singapore bắt đầu xây dựng mối quan hệ ngoại giao năm 1973 Sự kiện này đã cải thiện mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore.
Bắt đầu từ những năm 1970s, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài Với một quốc giahầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước sạch và ít đất đaimàu mỡ thì đây là một chiến lược đúng đắn giúp Singapore mở rộng quan hệkinh tế thương mại với các nước khác để khắc phục những nhược điểm trên Mặt khác Singapore có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý của mình (một vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm vận chuyển hàng hoá đi nơi khác) để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ Hiện nay, Singapore là một trong năm nước sáng lập asean và đã xây dựng hiệp hội thành một tập thể vững chắc cùng hợp tác phát triển Singapore cũng tích cực nâng cao vai trò của nước sáng lập á- âu (ASEM) và diễn đàn Đông á- châu mỹ latinh (EALAF) Singapore ngày một nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế.
ở Việt Nam từ sau khi tiến hành công cuộc cải tổ đổi mới năm 1986, Đảng và nhà nước ta cũng dần dần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bắt tay với các nước trong khu vực và toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Như vậy có thể nói Singapore và Việt Nam đã gặp nhau tại cùng một điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình và nó là một xu thế tất yếu của thời đại nền kinh tế hướng ngoại.
Chúng ta sẽ điểm qua một số sự kiện nổi bật trong lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore:
Như trên đã nói, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore được thiết lập từ năm 1973, song do có sự đối đầu giữa hai nhóm nước asean và đông dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên mối quan hệ này tiến triển chậm
Trang 21chạp Hai nhóm nước asean và đông dương tìm được tiếng nói chung sau sự kiện lập lại hoà bình ở Campuchia trong thập kỷ 80 và khi tình hình thế giới đã thay đổi Chiến tranh lạnh kết thúc tạo cơ hội cho sự trao đổi buôn bán giữa hai nhóm nước nói chung và giữa Việt Nam –Singapore nói riêng được thuận lợi hơn.
Sự kiện thứ hai là từ tháng 1 năm 1989 Mỹ đã gạt Singapore ra khỏi danh sách các nước được hưởng hệ thống ưu đãi chung vì hàng hoá Singapore thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ làm cho cán cân thương mại Mỹ với Singapore luôn ở tình trạng nhập siêu Điều này buộc Singapore phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, mở rộng với các nước châu á- Thái bình dương trong đó có Việt Nam
Như trên đã nói Singapore là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, diện tích hẹp, dân số ít nên thị trường tiêu thụ nhỏ bé, thiếu lao động Do vậy đặt quan hệ với Việt Nam , Singapore tìm kiếm cho mình không chỉ có nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn cả một thị trường lớn (số dân trên 80 triệu người) Điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore Do vậy Singapore đãcó một chiến lược cụ thể để thâm nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời từng bước cởi bỏ các trở ngại trong quan hệ đầu tư và và thương mại giữa hai nước Bên Việt Nam cũng có những ưu đãi đối với thương nhân
Singapore Điều này thể hiện qua chính sách của hai nước đối với nhau.Chính sách thương mại đầu tư của Singapore đối với Việt Nam:
- Thương nhân Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam không phải nộp thuế 0,5% giá trị hàng nhập khẩu nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Singapore Điều này chính thức được bãi bỏ sau khi hai nước ký hiệp định thương mại.
- Tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thành lập văn phòng đại diện tại Singapore và trong 6 tháng năm 1998 công ty xăng dầu Việt Nam Air Petrol Company thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam thành lập đại diện tại Singapore.
- Đối với hàng nhập từ Việt Nam vào Singapore, Singapore cho các thương nhân Việt Nam hưởng ưu đãi về điều kiện thanh toán, ra vào cảng thuận tiện(vì cảng Singapore là cảng tự do) Hơn nữa hệ thống thuế nhập khẩu của Singapore rất thấp Hầu hết các mặt hàng (98%) được miễn thuế hoàn toàn Chính sách ưu đãi này đã góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
- Thủ tục visa vào Singapore dễ dàng, thời gian làm thủ tục giảm từ 3 tuần xuống còn 1 tuần, trong đó quy định quá cảnh 36h không cần xin visa Vì vậy hàng hoá Việt Nam vào Singapore không gặp trở ngại vì phải chờ đợi lâu.
Trang 22- Để hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam, tháng 12/1991 cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố bãi bỏ cấm vận đầu tư đối với Việt Nam Công ty Việt Nam hoặc công ty Singapore tại Việt Nam được vayvốn để kinh doanh Đồng thời các nhà đầu tư được quyền tự do đầu tư vốn của mình vào tất cả các hình thức cũng như lĩnh vực kinh doanh Mục tiêu làđể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực rẻ.
Chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam đối với Singapore:
- Dần dần cắt giảm thuế còn 0-5% đối với các hàng hoá buôn bán thuộc nghành chế tạo, tư liệu sản xuất, chế biến nông sản
- Để khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam cho phép nhà đầu tư Singapore có thể đầu tư dưới mọi hình thức: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100%vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinhdoanh…đối xử công bằng đối với doanh nghiệp Singapore cũng như doanh nghiệp trong nước Trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản của họ sẽ không bịtrưng thu, tịch thu Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị quốc hữu hoá Họ được chuyển lợi nhuận về nước, khi chuyển chỉ phải nộp một khoản thuế từ 5-10% số tiền chuyển về nước đó Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm mức thuế này cho những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
- Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định Các nhà đầu tư nước ngoài Singapore chỉ phải nộp thuế lợi tức từ 15-25% số lợi nhuận thu được Đây là con số nhỏ hơn nhiều so với các nướckhác, ví dụ: trung quốc là 31%.
Trong trường hợp tổ chức cá nhân Singapore dùng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận táiđầu tư với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư Mức hoàn thuế có thể là 50%, 70%, 100%.
Đặc biệt nhà nước Việt Nam cho phép mọi thành phần kinh tế: bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu… hợp tác đầu tư với Singapore.
Để tiến hành các hoạt động thương mại đầu tư được dễ dàng, hai nước đã kýkết với nhau các hiệp định Đây cũng chính là cơ sỏ pháp lý cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa 2 nước trong đó tiêu biểu là 7 hiệp định sau:- Hiệp định hàng hải thương mại (16/4/1992): 2 nước giành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong quan hệ hàng hải.
- Hiệp định về vận chuyển hàng không (20/4/1992): nhằm thúc đẩy buôn bán, du lịch và đầu tư giữa hai nước Trước đó ngày 18/2/1992 hãng hàng không Việt Nam mở đường bay đi Singapore.Tiếp đó 28/2/1992 và 6/5/1992
Trang 23hãng hàng không Singapore mở đường bay đi thành phố hồ chí minh và hà nội
- hiệp định thương mại 24/9/1992: ký kết trong chuyến thăm Singapore của bộ trưởng thương mại và du lịch Việt Nam Lê Văn Triết theo lời mời của bộ trưởng bộ công nghiệp và thương mại Singapore.
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký ngày 29/10/1992 sau khi Singapore mở sứ quán tại Việt Nam ngày 1/10/1992.
- Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994)
- Hiệp định hợp tác về du lịch (23/8-27/8/1994) ký kết nhân chuyến thăm của Đoàn đại biểu tổng cục du lịch Việt Nam do tổng cục trưởng Đỗ Quang Trung dẫn đầu thăm Singapore theo lời mời của Cục xúc tiến du lịch
Singapore (STPB).
Để thể hiện thiện chí của chính phủ và nhân dân hai nước, đã có hàng loạt chuyến thăm hữu nghị của các quan chức lãnh đạo hai nước:
Trong chuyến thăm chính thức của thủ tướng Phạm Văn Đồng đến
Singapore năm 1978, hai bên đã nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo trong mối quan hệ hai nước Tháng 11 năm 1991, thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức cộng hoà Singapore Sau chuyến thăm này, bộ trưởng ngoại giao Singapore tuyên bố “ Singapore mong muốn Việt Nam phát triển và thịnh vượng Quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước là rộng lớn Singapore bằng mọi cách sẽ hợp tác giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam Singapore ủng hộ Việt Nam tham gia hiệp ước Bali.”
Cộng hoà Singapore cũng có hàng loạt chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 4 năm 1992, tháng 11/1993, tháng 3/1994 Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong phát biểu tại Hà Nội sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam tháng 3 năm 1994 “ Thông qua asean và arf, mối quan hệ giữa hai nướckhông chỉ được mở rộng mà còn trở nên sâu sắc hơn Hai nước có thể cùng nhau hợp tác để bảo vệ nền an ninh ở Đông Nam á”.
Ngoài ra Việt Nam và Singapore đã tham gia các hội nghị cấp cao chính thức và không chính thức của hiệp hội các nước đông nam á tổ chức hàng năm Tại đây hai quốc gia cùng gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước thêm bền chặt.
Sự kiện Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam đầu năm 1994 và sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập hiệp hội các nước đông nam á cũng có tác dụng kích thích phát triển quan hệ hai nước Đầu tư của Singapore vào Việt Nam
Trang 24tăng nhanh đặc biệt Singapore dẫn đầu danh sách đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam năm 1996.
Trong cuộc gặp gần đây nhất (3/3/2003), thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Goh Chok Tong đã thảo thuận các biện pháp nâng cao hợp tác và hữu nghị giữa hai quốc gia trong những năm tới, hợp tác phát triển hơn nữa tronglĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực … Singapore hứa tiếp tục giúp Việt Nam trong các lĩnh vực này đặc biệt là công nghệ thông tin Do vậy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét thực trạng mối quan hệ ấy để minh chứng cho nỗ lực của hai chính phủ trong những năm qua.
II Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và SingaporeQuan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam– Singapore hình thành chưa lâu song quan hệ ấy phát triển mạnh cả về kim nghạch xuất nhập khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
1.1Kim nghạch xuất nhập khẩuChúng ta sẽ tham khảo bảng 3
Bảng 3: Kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với SingaporeĐơn vị: triệu USD
NămXuất khẩuNhập khẩu
Tổng kim nghạchNhập siêu
1991428,0722,21150,2294,21992
Trang 25510,3867,81378,1357,51993380,31058,31438,6678,01994592,81170,71763,5577,91995678,81425,22104,0746,41996881,61916,82798,41035,219971130,02090,03220,0960,019981080,02290,03310,01210,0
Trang 26Nguồn: Vụ kế hoạch và thống kê Bộ Thương Mại
Dựa vào bảng 1 chúng ta thấy kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore trong những năm gần đây (từ năm 1996 đến nay) khá cao: kim nghạch xuất khẩu đều trên dưới 1 tỷ đô la Mỹ và kim nghạch nhập khẩutrên dưới 2 tỷ đô la Mỹ và hầu hết tăng đều qua các năm.
Thực trạng xuất khẩu: Năm 1992 là năm hai nước bắt đầu ký hiệp định thương mại Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng 19,2% so với năm 1991, đạt 510,3 triệu USD Năm 1993 kim nghạch sụt giảm song sang năm 1994 lại phục hồi cao hơn 3 năm trước (đạt 592,8 triệu USD) Năm 1995 đã tăng 14,5% đạt 678,8 triệu USD Sang cuối năm 1996 kim nghạch xuất khẩu tăng mạnh (29,9%) đạt 881,6 triệu USD Kim nghạch xuất khẩu năm 1997 tăng vọt (1130 triệu USD) do 1996 kim nghạch xuất
Trang 27khẩu của một số hàng xuất khẩu chủ lực tăng như: gạo, thuỷ sản, dầu thô…Trong năm 1998 tuy Singapore gặp nhiều khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng kim nghạch xuất khẩu vẫn đạt trên 1 tỷ USD Và năm 2002 kim nghạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức gần 1 tỷ (961 triệu USD) dù có hơi giảm so với năm trước đó.
Thực trạng nhập khẩu: Năm 1992 kim nghạch nhập khẩu mới đạt 867,8 triệuUSD thì đến năm 1996 đã tăng gấp đôi (1916,8 triệu USD) Nhu cầu nhập máy móc thiết bị của Việt Nam từ Singapore từ năm 1996 đến nay đều đạt trên 2 tỷ đô la Mỹ trừ năm 1999, tuy vậy con số này cũng không nhỏ (1183 triệu USD) Phải thấy rằng nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước Trong những năm qua Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy+móc, th_)t bị từ Singapore để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiš> đại hoY của mình Trong khi đó chúng ta xuất sang Singapore chủ yếu là hàng nông sản, hải sản Điều này lý giFi tại sễg Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu trong những năm qua.ảRì vậy mƒt vấn đề đặt ra là làm cách nào để cải thiện cán cân thương mại, rút ngắn khoảng cách này.
Đó là kim nghạch xuất nhập khẩu trong khuôn khổ hai nước, còn so với các nước khác trong khối asean ta có bảng bên:
Dựa vào nguồn số liệu bảng 4 cho thấy Singapore luôn đứng đầu kim
nghạch các nước ASEAN trong quan hệ buôn bán với Việt Nam Năm 1991 kim nghạch buôn bán của Việt Nam với Singapore chiếm 85,4% tổng kim nghạch buôn bán với ASEAN Trong những năm qua, mặc dù tăng về con sốtuyệt đối song tỉ trọng buôn bán giữa Việt Nam với Singapore so với
ASEAN giảm mạnh Điều này là kết quả của việc mở rộng quan hệ buôn báncủa Việt Nam với các nước trên thế giới Tuy vậy Singapore vẫn là bạn hànglớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN.
Bảng 4: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước aseanĐơn vị: triệu USD
SingaporeXK
Trang 28Singapore428,0722,2510,3867,8380,31058,3Thai Lan78,1
Trang 29Tỉ trọng (%)85,4
XKNKXK
Trang 30NKXKNK44,4102,755,8190,045,7154,367,564,5104,5190,577,7372,34,021,242,524,6132,0173,0592,81170,7678,81425,8881,61916,8116,6236,0100,8440,0107,4532,6825,3
Trang 31Xét toàn thể quan hệ buôn bán của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, chúng ta có bảng sau:
Trang 32Bảng5: So sánh tỉ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu của ta với Singapore và với thế giới
Đơn vị: triệu USD Năm
Kim nghạch nhập khẩu ta với thế giớiTỉ trọng trong KNNK với thế giới(%)Kim nghạch xuất khẩu ta với thế giớiTỉ trọng trong KNXK với thế giới1991
2338,130,92087,120,519922540,734,22580,719,819933924,027,02985,212,719945825,820,14054,014,619958155,417,55448,912,51996
Trang 3311143,017,27255,912,2199711592,318,09185,012,3199811499,619,99360,311,5199911742,016,011541,47,1200015636,017,614482,06,1200116162,015,415027,06,9200219300,013,116530,05,8
Trang 34Nguồn: Vụ Châu á-Thái Bình Dương
Tỉ trọng kim nghạch Việt Nam với Singapore so với kim nghạch Việt Nam với thế giới ngày một giảm dần Điều này phản ánh xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới Cơ cấu đầu tư theo đối tác trong năm 2002 cho thấy điều này: đầu tư khu vực Đông Bắc á (Đài Loan, Hàn Quốc,Hồng Kông, Nhật Bản) chiếm 60,6% tổng số dự án vàtrên 55% tổng vốn đăng ký cấp phép trong năm Đầu tư của Châu Âu chiếm 8% Đầu tư của mỹ chiếm 4,56% và asean với 199 dự án chiếm 26,7% tổng số dự án.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore : Xétvề tỉ trọng, trước kia cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore gồm: 25% cà phê, 20,5% thiếc, 20% cao su, 15% gạo, 10,3% thuỷ sản đông lạnh, 9,2% dầu thô Đến nay cơ cấu đã có sự thay đổi: cao su 25%, dầu thô 23,2%, cà phê 20,73%, gạo 20,3%, còn lại 10,57% là các mặt hàng khác.
Nhìn vào cơ cấu này cho thấy Việt Nam là nơi cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của nghành công nghiệp Singapore Đồng thời “Singapore luôn là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là gạo, ngoài ra là hàng nông sản đã qua sơ chế Nông sản thực phẩm cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore bởi vì Singapore là nước hầu như nông nghiệp không phát triển Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ta từ Singapore vẫn là máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy, phân bón…
Sau đây chúng ta điểm qua một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam và kim nghạch của nó xuất sang thị trường Singapore:
1) Gạo
Do Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, là quốc gia có nền nông nghiệp sản xuất lúa nước nên sản phẩm gạo là thế mạnh của ta Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nướcxuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Chúng ta không chỉ chú trọng đến số lượng mà còn chú trọng cả về mặt chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượngsản phẩm của mình ở thị trường Singapore kim nghạch xuất khẩu gạo của ta
Trang 35chiếm 18% tổng kim nghạch xuất khẩu Năm 1996 Singapore là nước nhập khẩu gạo lớn nhất (469000) tấn Năm 1997 kim nghạch xuất khẩu đạt 6,45 triệu USD Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 97363 tấn mang lại 17,9 triệu USD
Thuỷ sản
Nước ta có nguồn thuỷ sản phong phú và đa dạng Diện tích mặt nước gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn tạo ra nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá… trong đó có nhiều loài quý hiếm Chỉ tính riêng ở biển đã có 6845 loài động vật trong đó có 2038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75loài tôm, 7 loài mực…(Nguồn: Tổng cục du lịch 2002) Ngoài ra còn có nhiều đặc sản quý: mực nang, mực ống, trai ngọc, san hô đỏ, bào ngư, hải sâm, sò huyết… Mục tiêu đến năm 2000 của nghành thuỷ sản là đạt được 1 tỷ USD về kim nghạch xuất khẩu trong đó cũng xúc tiến xuất khẩu sang Singapore bởi vì Singapore là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam Hàng năm chúng ta xuất sang thị trường này một lượng khá lớn: năm 1995 kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản mới là 26,9 triệu S$ thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp đôi 35,6 triệu S$ Năm 2003 Singapore nhập khẩucủa ta một lượng trị giá 35,5 triệu USD Trong tương lai thị trường này còn nhập của ta nhiều hơn nữa.
3) Cà phê
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được đưa vào chương trình phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi nước ta và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta Nó được trồng chủ yếu ở Đông nam bộ và tây nguyên, một số tỉnh miền trung và đang phát triển ở các tỉnh miền núi phía bắc và đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê trên thế giới sau brazil Cà phê ở Việt Nam hiệnlà một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn chỉ đứng sau mặt hàng nông sản xuất khẩu lúa gạo Với năng suất trung bình 800 kg/ha mặt hàng này mang về cho chúng ta từ 380 đến 560 triệu đô la Mỹ/một năm Kim nghạch xuất khẩu cà phê của ta sang thị trường Singapore năm 1995 là 117,3 S$ chiếm 20,9% kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này Năm 1996 giảm mạnh còn 25,7 triệu S$ nhưng năm 1997 lại có dấu hiệu phục hồi đạt 89 triệu USD(tương đương với khối lượng 0,072 triệu tấn).
cao su
Cao su là sản phẩm quan trọng của nghành công nghiệp vận tải Nó là cây trồng quan trọng vì thu hút hàng vạn lao động nên có ý nghĩa xã hội rất lớn.Hiện nay chúng ta có 230.000 ha cao su trong đó 98.000 ha đang khai thác Cây cao su mang lại cho chúng ta 22 triệu S$ năm 1995 từ thị trường
Singapore, năm 1996 giảm mạnh còn 8 triệu thì năm 1997 lại tăng vọt đạt 31,5 triệu S$ chiếm 16,5% tổng kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này Trong
Trang 364 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu được 124.364 tấn cao su trị giá 97,05 triệu USD trong đó Singapore đứng vị trí thứ hai về nhập khẩu mặthàng này (chỉ sau Trung Quốc) với 10367 tấn, trị giá 8,091 triệu USD Song con số này giảm đi so với năm ngoái (25631 tấn) Việt Nam cần tiếp tục có biện pháp thúc đẩy mặt hàng này hơn nữa.
Hàng dệt may
Ngành dệt may ở nước ta đã có truyền thống từ lâu và đã tự khẳng định mình trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Nghành dệt may thực sự khởi sắc từ khi nước ta thực hiên chính sách mở cửa chuyển đổisang nền kinh tế thị trường, nhất là những năm của thập kỷ 90s: năm 1992 cả nước có khoảng 100 cơ sở với tổng số vốn 47000 đơn vị thiết bị, năm 1993 có khoảng 300 cơ sở với 70000 đơn vị thiết bị thì đến năm 1995 con sốđã là 450 cơ sở cùng 100000 đơn vị thiết bị Kim nghạch xuất khẩu đứng thứhai sau xuất khẩu dầu thô Đến tháng 8/1997 cả nước đã có trên 600 công ty xí nghiệp công nghiệp may bao gồm nhiều thành phần kinh tế, kể cả nước ngoài tham gia liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn Năm 1997, theo thống kê của tổng cục hải quan, kim nghạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 55,7 triệu USD, tăng 310% so với năm 1996 Tính đến tháng 9/1998 kim nghạch xuất khẩu đạt 20,9 triệu USD Chúng ta có bảng số liệu kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Singapore mặt hàng này như sau:
Bảng6: Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may sang SingaporeĐơn vị: 1000USD
Năm1992199319941995Trị giá19919196288,35749
Nguồn: Bộ Thương mại và đầu tư
Nhìn vào bảng trên cho thấy mức tăng mặt hàng năm ở thị trường Singapore là khá vững Và trong năm 2002 kim nghạch của mặt hàng này là 18,1 triệu USD.
Trang 376) Dầu thô
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu mới nhưng lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta Dầu thô đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất thường chiếm từ 30%đến 40% kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Singapore Phải kể đến là năm 1997 khi kim nghạch xuất khẩu dầu thô tăng vọt đạt 703,3 triệu đô la Mỹ tăng 270% so với năm 1996 (đạt 260,9 triệu S$) Tính đến tháng 8/1998,mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song kim
nghạch xuất khẩu của mặt hàng này vẫn cao, đạt 3644924 tấn với kim
nghạch 373,75 triệu S$ chiếm 54,57% kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam Năm 2002 chúng ta xuất sang Singapore 3450859 tấn dầu thô trị giá 649,48 triệu USD (chiếm 67,6% tổng kim nghạch nhập khẩu của Singapore)
7) Hạt điều
Hạt điều đã và đang trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của cả nước Năm 2000 từ vị trí thứ 3 thì đến năm 2002 vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau ấn độ xét cả về diện tích lẫn sản lượng công nghệ chế biến và kim nghạch xuất khẩu Trước năm 1997 phần lớn ta xuất khẩu hạt điều thô nên hiệu quả mang lại rất thấp Song dần dần chúng ta đã nâng cấp chất lượng sản phẩm này qua chế biến Hiện nay có 72 nhà máy chế biến hạt điềuvới tổng số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, công suất chế biến 300.000 tấn một năm Diện tích trồng điều toàn quốc tăng lên 350.000 ha Trong năm 2002 Singapore nhập khẩu của ta 281 tấn hạt điều tương đương 116,4 triệu USD Trong 4 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất được 19.724 tấn hạt điều trị giá 64,95 triệu USD trong đó 413 tấn xuất vào thị trường Singapore trị giá 1391,73 triệu USD (tăng mạnh so với năm 2002 đạt 33 tấn)- Báo ngoại thương số 18 (30/6/2003) Mặt hàng này đang ngày một khẳng định vị trí của mình trên thị trường Singapore.
Các mặt hàng khác xuất khẩu sang thị trường Singapore:lạc nhân
Cà phêDầu ăn
Hàng thủ công mỹ nghệThan đá
hạt tiêurau quảđồ gốm
đồ gỗ và các sản phẩm gỗđậu các loại
chèthiếc…
Trang 38Nói chung kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng này nhỏ không đáng kể trongtổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore (xem phụ lục).
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore:Máy móc, thiết bị:
Để tiến tới một nước công nghiệp hiện đại chúng ta cần có máy móc hiện đại Máy móc hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm năng suất cao, chất lượng cao mà giá thành lại hạ Điều này có ý nghĩa thiết thực lớn mang lại tính cạnh tranh cho sản phẩm- một yếu tố sống còn trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Nhận thấy được vai trò quan trọng của máy móc thiết bị đồng thời cũng do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước,trong những năm qua Việt Nam đã nhập khẩu một lượng máy móc thiết bị khá lớn và Singapore là một trong những thị trường cung cấp chính cho ViệtNam.
Năm 1997 chúng ta nhập khẩu một lượng trị giá 119,9 triệu S$ Năm 1996 giảm xuống còn 70,7 triệu S$ Trong năm 2002 chúng ta nhập 394,345 triệu USD máy móc thiết bị phụ tùng, chiếm 15,5% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này.
Xăng dầu tinh lọc
Đây là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam và thường là rất cao Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu là 854,4 triệu S$, năm 1996 giảm còn 632,6 triệu S$, thì đến năm 1997 tăng lên là 790,2 triệu S$ Năm 2002 kim nghạch nhập khẩu xăng dầu các loại lên tới 1002,261 triệu USD Nhu cầu về xăng dầu ở Việt Nam ngày càng tăng.
3) Hàng điện tử:
Hàng điện tử từ Singapore vào Việt Nam ngày càng nhiều Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu đạt 62,3 triệu S$, đến năm 1996 đã tăng lên là 87,8 triệu S$ chiếm 40,9% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam Năm 1997 tiếp tục tăng lên tới 93,1 triệu S$ Năm 2002 con số này là 146,532 triệu USD.4) linh kiện ô tô xe máy
Đây là những mặt hàng phục vụ cho nghành công nghiệp lắp ráp Nghành này rất được khuyến khích ở Việt Nam vì tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động Theo thống kê của tổng cục hải quan, năm 1997 Việt Nam nhập 126 linh kiện ô tô trị giá 2,049 triệu USD và 796 bộ linh kiện xe máy loại CKD trị giá 0,981 triệu USD.
Dự đoán trong những năm tới mặt hàng này sẽ tăng mạnh do chính sách ưu đãi thuế quan nhập khẩu của nhà nước.
5) ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc
Trang 39Năm 1997 Việt Nam nhập từ Singapore 747 bộ ô tô nguyên chiếc với tổng trị giá 7,483 triệu USD Kim nghạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cùng năm là 993 bộ trị giá 8,883 triệu USD- thống kê của tổng cục hải quan Tuy nhiên kim nghạch các mặt hàng này giảm mạnh do nhà nước có chính sách hạn chế nhập khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ hàng lắp ráp trong nước Năm 2002chúng ta nhập khẩu 108 ô tô nguyên chiếc các loại trị giá 4,429997USD trong đó không có ô tô dạng CKD, SKD Xe máy dạng CKD, SKD là 100 bộtrị giá 52,586USD.( Theo thống kê của Vụ Châu á- Thái Bình Dương)
6) Phân bón
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp là khá lớn để góp phần tăng năng suất Trước đâyLiên Xô là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của ta Khi Liên Xô tan rã, Singapore đã thay vị trí của Liên Xô trong việc cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam Theo thống kê của tổng cục hải quan, năm 1997 ta đã nhập 334.879 tấn phân bón, trị giá 55 triệu đô la Mỹ (chiếm 2,63% tổng kim nghạch nhập khẩu) Đến năm 2002 chúng ta nhập khẩu 361,105 tấn phân bón trị giá 48,406 triệu USD.
7) Sắt thép
Sắt thép là nguyên vật liệu xây dựng quan trọng Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng Vì vậy nhu cầu nhập khẩu sắt thép ngày càng tăng để phục vụ cho các công trình xây dựng Năm 1996 ta nhập từ thị trường Singapore 19,8 triệu USD , năm 1997 tăng lên là 24,9 triệu USD và năm 2000 lên tới 33,9 triệu USD Năm 2002 Singapore xuất sang chúng ta 85 tấn sắt thép các loại tổng trị giá là 41,404 triệu USD.
8) Xi măng
Xi măng cũng là mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng các công trình, do vậynhu cầu xi măng ở Việt Nam cũng rất lớn và ngày càng tăng Năm 1997 ta nhập khẩu từ Singapore 222.963 tấn trị giá 12,2 triệu USD Năm 1998 tăng lên 19,3 triệu USD.
9) Nguyên phụ liệu thuốc lá
Là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore nhưng hiện đang nằm trong danh mục cần giảm dần Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu đạt 297,9 triệu S$ Năm 1996 giảm còn 234,9 triệu S$ và năm 1997 giảm còn 150,6 triệu S$.
Ngoài các mặt hàng kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng:
Tân dược
Nguyên phụ liệu dệt may daSăm lốp
Trang 40Đồ uốngNhômHạt nhựaNhựa đường
Các hoá chất co bảnBột mỳ….
Tuy nhiên kim nghạch nhập khẩu những mặt hàng này không đáng kể trong tổng kim nghạch nhập khẩu từ Singapore (xem phụ lục).
2 Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam2.1 Thực trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam
Singapore là nhà đầu tư hàng đầu trong 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam Đầu tư của Singapore vào Việt Nam tăng một cách ổn định Chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng7: Đầu tư của Singapore vào Việt NamĐơn vị: tỷ USD
NămSố dự ánSố vốn1993540,431994741,2419951161,5019961555,0719971725,29