1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với doạnh nghiệp xuất khẩu VN.doc

49 2,1K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 723 KB

Nội dung

Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với doạnh nghiệp xuất khẩu VN

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại 4

1.1 Các loại hình rào cản thương mại 4

1.1.1 Hai loại hình chính: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan: 4

1.1.2 Các loại rào cản “cứng” và “mềm”: 4

1.1.3 Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ 5

1.1.4 Rào cản “vô hình” 5

1.2 Một số khái niệm về rào cản kỹ thuật 5

2 Phân loại rào cản kỹ thuật 6

2.1 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ) 6

2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): 7

2.3 Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): 7

2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu liên quan đến hàng công nghiệp, nguyên liệu thôvà đầu vào của ngành nông nghiệp 7

2.5 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ: 8

2.6 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường: 8

2.7 Các yêu cầu về nhãn mác: 9

2.8 Các yêu cầu về đóng gói bao bì: 9

2.9 Phí môi trường: 10

2.10 Nhãn sinh thái: 10

3 Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật trong ngoại thương 11

3.1 Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại 11

3.2 Các loại hàng hoá thường là đối tượng của các biện pháp kỹ thuật 12

3.2.1 Máy móc thiết bị 12

3.2.2 Các sản phẩm tiêu dùng 12

3.2.3 Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp 12

4 Những nguyên tắc áp dụng trong Hiệp định TBT 13

Trang 2

4.1.1 Hiện tại, các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện

pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào: 13

4.1.2 Mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định về rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá theo Hiệp định TBT 13

5 Vai trò và hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với quốc gia, doanh nghiệp 14

5.1 Vai trò 14

5.1.1 Đối với quốc gia nhập khẩu: 14

5.1.2 Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu) 15

5.2 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật 16

5.2.1 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với nước xuất khẩu nói chung, Việt Nam nói riêng 16

5.2.2 Hạn chế đối với người tiêu dùng tại các quốc gia áp đặt TBT (nước nhập khẩu) 175.2.3 Hạn chế đối với doanh nghiệp nội địa tại nước xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp 17

6 Thực trạng các rào cản kỹ thuật phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thường gặp 196.1 Nét chính trong xuất khẩu Việt Nam 19

6.2 Các rào cản thương mại tác động mạnh đến một số ngành hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam 22

6.2.1 Hàng dệt, may – da giày: đạo luật CPSIA, luật TFPIA, GMP 22

6.2.2 Hàng nông sản 27

a Hàng thuỷ sản: luật IUU, hiệp định SPS, Farm Bill 2008 27

b Gỗ và các sản phẩm gỗ: tiêu chuẩn REACH, đạo luật LACEY, đạo luật FLEGT 31

7 Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 32

7.1 Nâng cao nhận thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại 34

7.2 Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 35

7.3 Gắn nhãn sinh thái cho hàng hóa 36

7.4 Đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật để nâng cao chất lượngsản phẩm 37

8 Các kiến nghị đối với Nhà nước để giúp các doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật 398.1 Ký kết các hệp định song phương và đa phương về rào cản kỹ thuật trong thươngmại 39

Trang 3

8.2 Tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật của các quốc gia 418.3 Tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ thuật cho doanh nghiệp 438.4 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng và kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu 44LỜI KẾT 47TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập và đã đạt đượckhá nhiều thành tựu đáng kể Trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốcđộ cao Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớncho sự phát triển của đất nước Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng, đặc biệtnăm 2010 là năm có chỉ số xuất khẩu thật ấn tượng Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêuQuốc hội đề ra Đây có thể coi là 1 tiền đề mới cho sự phát triển.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàncầu hoá khu vực hoá, đã hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cáctập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới Theo xu hướng đó, ViệtNam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực Cụ thể là ViệtNam đã từng bước trở thành thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và WTO.

Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các ràocản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia thành viên củacác tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn.Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các quốc gia thay vì sử dụngthuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… để bảo vệ thị trường đã dựng nên một loạirào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều Đó là rào cản kỹ thuật Rào cảnkỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật củanước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cảnđó Do vậy, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và xuất khẩuhàng sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật Vậy rào cản kỹ thuật trong thươngmại là gì, có tác động thế nào tới thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu của Việt Namnói riêng, thực tiễn áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới như thế nào,các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản trên để thâm nhập thịtrường các nước? Nhóm sinh viên chúng em sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đặt ra.

Trang 5

Tuy nhiên, không thể tránh được những sai sót trong quá trình tự tìm hiều và thảoluận, nhóm sinh viên mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý thêm từ Giảng viên hướngdẫn

Trang 6

1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại

Trước hết chúng ta có thể hiểu rào cản thương mại chính là biện pháp bảo hộ mậudịch của 1 quốc gia trong kinh doanh quốc tế bằng các biện pháp như: Biện pháp hànhchính, biện pháp kỹ thuật, thuế… để kiểm soát, điều tiết sản phẩm xuất nhập khẩu Tùytheo các góc độ phân tích kinh tế khác nhau, và người ta đã phân ra thành các loại rào cảnnhư sau:

1.1 Các loại hình rào cản thương mại

1.1.1 Hai loại hình chính: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan:

- Rào cản thuế quan (Tariff Barriers): thuế GSP (mức thuế suất và tiêu chí loại trừ),

thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, thuế VAT, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợcấp, thuế môi trường,

- Rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers): SPS, TBT, hạn ngạch thuế quan, quy

định về xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, quy định về bao bìđóng gói, tiêu chuẩn tiếp thị và hệ thống phân phối hàng hóa, tiêu chuẩn môitrường, biến đổi khí hậu, điều kiện về lao động, trách nhiệm xã hội, bảo hộ sở hữutrí tuệ, quy định bảo vệ người tiêu dùng, thủ tục hải quan, các tiêu chí về biến đổikhí hậu, các quy định riêng của các tập đoàn, hệ thống bán lẻ, các chương trình hỗtrợ xuất khẩu, trợ giá, xúc tiến quảng cáo

Rào cản kỹ thuật nằm trong nhóm rào cản phi thuế quan.

Ngoài ra còn có các loại rào cản kỹ thuật cụ thể sau đây:

1.1.2 Các loại rào cản “cứng” và “mềm”:

- Các loại rào cản “cứng” là rào cản đã được quy định tại các văn bản pháp quy củaEU và phù hợp với các định chế của WTO (luật hóa) – có lúc còn được gọi là ràocản theo chiều ngang;

Trang 7

- Các loại rào cản “mềm” là các loại rào cản được thể hiện tại các văn bản dướiLuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, tiêu chuẩn của mỗi quốc gia thành viên EU,tiêu chuẩn riêng của các hệ thống phân phối, siêu thị còn được gọi là rào cản theochiều dọc.

1.1.3 Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ

- Tại biên giới: thủ tục hải quan, các hệ thống kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinhan toàn thực phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu, cấp phép, quy định đối với hàng tạmnhập, tái xuất, tiêu chuẩn kho ngoại quan, hệ thống cảnh báo ;

- Bên trong lãnh thổ: các quy định về bảo hộ người tiêu dùng, về vệ sinh an toànthực phẩm, về tiếp thị và hệ thống bán lẻ, về tiêu chí về phòng thí nghiệm, cácnghiên cứu đánh giá rủi ro, nghiên cứu khoa học

1.1.4 Rào cản “vô hình”

Là những rào cản nhằm làm tăng sức cạnh tranh hàng nội địa thông qua các gói trợcấp, điển hình là các chương trình quảng bá chất lượng sản phẩm EU có gắn với thânthiện môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nhất là hệ thống văn bản pháp quy củaEU quy định hạn chế nhập khẩu vô cùng phức tạp và quá nhiều văn bản khác nhau

1.2 Một số khái niệm về rào cản kỹ thuật

Có thể hiểu Rào cản kỹ thuật trong thương mại thông qua một số khái niệm như sau:

Trong thương mại quốc tế: các “Rào cản kỹ thuật đối với thương mại”

(Technical Barriers to Trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà mộtnước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp

của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn được

gọi chung là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).

 Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ nhữnglợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước

Trang 8

thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đốivới hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.

Trên thực tế: các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với

thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ chosản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoàivào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “Rào cản kỹ thuậtđối với thương mại”

 Nhìn chung, đây là hình thức bảo hộ mậu dịch của 1 quốc gia trong kinh doanh quốctế thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoánhập khẩu để được thông quan vào thị trường nội địa Các chỉ tiêu có thể là nhữngthông số vận hành của máy móc, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trườngsinh thái, điều kiện lao động Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩntrên đều không được nhập khẩu vào nội địa.

2 Phân loại rào cản kỹ thuật

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 3 loại biệnpháp kỹ thuật sau đây:

2.1 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Là những yêu cầu kỹ thuật có giátrị áp dụng bắt buộc (nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

Bao gồm những quy định về đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phươngpháp sản xuất chế biến sản phẩm có ảnh hưởng tới đặc tính của sản phẩm, bao gồm tất cảhoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì,mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sảnxuất Các quy định kỹ thuật mang tính pháp lý và việc tuân thủ là bắt buộc.

Điển hình:

+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với

Trang 9

+ Chủng loại sản phẩm chịu sự chi phối của các chỉ thị có liên quan đến“cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật” phải có nhãn CE mớiđược phép bán trên thị trường EU.

2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards):

Là tài liệu, các yêu cầu kỹ thuật do các tổ chức được công nhận có thẩm quyềnban hành Đó là các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm; các quy trình vàphương pháp sản xuất sản phẩm đó, tuy nhiên việc thực thi là không bắt buộc Nó cũngcó thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyênmôn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sảnphẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.

2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu liên quan đến hàng công nghiệp, nguyên liệuthô và đầu vào của ngành nông nghiệp.

Các nhóm nội dung phổ biến, thường được nêu trong các quy chuẩn- tiêu chuẩn kỹ thuật:

Trang 10

- Các đặc tính của sản phẩm;

- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) tác động đến đặc tính của sảnphẩm;

- Các thuật ngữ, ký hiệu riêng biệt;

- Các yêu cầu về đóng gói, nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khácnhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước Các rào cản này có thểđược chia làm các loại hình sau:

2.5 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:

Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng,thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩmcuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định,chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọnmẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, …được áp dụng Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệsinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,…

Điển hình:

Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản vàthịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học,…

2.6 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, đượcsử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đếnmôi trường hay không Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mụcđích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo

Trang 11

Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giáthành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

Điển hình:

+ Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật trách nhiệm sản phẩm hay các luật và các quyđịnh tương tự để bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dung được áp dụng tại EU, Mỹ,Canada.

+ Giấy chứng nhận ISO 14000 là 1 yêu cầu bắt buộc khi xuất hàng sang nước khác,đặc biệt là khi xuất hàng sang các nước phát triển.

+ Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theoqui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận.Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice - Sản xuất nông nghiệp tốt))và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏcác cấp độ khác nhau về môi trường tốt Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệthống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xãhội về đạo đức Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8000 - the SocialAccountability 8000) sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.

2.7 Các yêu cầu về nhãn mác:

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó cácsản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sảnxuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mãvạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng nhưđăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ Đây là một rào cảnthương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

2.8 Các yêu cầu về đóng gói bao bì:

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy

Trang 12

tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyênvật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sửdụng

Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnhtranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng nhưchi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗinước là khác nhau

2.9 Phí môi trường:

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phảisử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạtđộng có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:

Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc

hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thảiloại sau sử dụng.

Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và

đất, hoặc gây tiếng ồn.

Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch

vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sảnxuất và người tiêu dùng.

2.10 Nhãn sinh thái:

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùngbiết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường Các tiêu chuẩn về dán nhãnsinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền

Trang 13

sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnhhưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳsống của nó

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có khảnăng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhãn sinhthái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn Vídụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn,ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thường cùng loại.

3 Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật trong ngoại thương

3.1 Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại

- Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT –Agreement on echnical Barriers to Trade) là một trong các hiệp định phụ trợ choHiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, thuộc hệ thống văn kiệnpháp lý của WTO.

- Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại trong

khuôn khổ WTO nhằm mục đích khẳng định các quốc gia thành viên thừa nhận sựcần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằmđảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụbảo hộ.

- Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phảituân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quytrình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.

- Hiệp định này mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào Kĩ thuật trong Thươngmại được kí kết tại vòng đàm phán Tokyo Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằngcác kết quả đàm phàn và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng như là qui trình kiểm tra và cấpgiấy phép không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại

Trang 14

- Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý chocuộc sống, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường, và không bịngăn cản đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó.Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phùhợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước thay đổi mức độbảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.

3.2 Các loại hàng hoá thường là đối tượng của các biện pháp kỹ thuật

+ Bột giặt tổng hợp+ Đồ điện gia dụng+ Đầu máy video và tivi+ Thiết bị điện ảnh và ảnh+ Ôtô

+ Đồ chơi

+ Một số sản phẩm thực phẩm

3.2.3 Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp

+ Phân bón+ Thuốc trừ sâu

+ Các hoá chất độc hại

Trang 15

4Những nguyên tắc áp dụng trong Hiệp định TBT

4.1.1 Hiện tại, các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biệnpháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào:

 TBT thể hiện những mục tiêu khác nhau của mỗi nước (bảo vệ lợi ích công cộng,cam kết xã hội, thúc đẩy thương mại…)

 TBT phản ánh những đặc trưng khác nhau của mỗi nước (đặc biệt về điều kiện địalý, trình độ phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính…)

Tuy nhiên, Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh yêu cầu “hài hòa hoá” các biện pháp kỹ thuậtgiữa các nước theo hướng:

 Khuyến khích các nước thành viên tham gia vào quá trình hài hoà hoá các tiêuchuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biệnpháp kỹ thuật nội địa của mình;

 Khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp vớitiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu.

Việc hài hoà hoá các biện pháp kỹ thuật này được WTO khuyến khích bởi nó sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp và người sản xuất; ngườitiêu dùng cũng được lợi từ sự thống nhất này.

4.1.2 Mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy địnhvề rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá theo Hiệp định TBT

 Không phân biệt đối xử;

 Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu có thể dùngcác biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn);

 Hài hoà hoá;

Trang 16

 Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung;

 Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau (với các nước khác); Minh bạch;

Đây là những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bước đầu nhận biếtmột biện pháp kỹ thuật có tuân thủ WTO hay không để từ đó có biện pháp khiếu nại,khiếu kiện hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Điển hình:

Trong các quy định về vệ sinh và an toàn cho người tiêu dung thì giấy chứng nhậntiêu chuẩn xác định tình trạnh nguy hiểm HACCP là một quy định bắt buộc đối vớicác doanh nghiệp xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn thực hành sản xuấttốt GMP – Good Manufacturing Practice – đòi hỏi người công nhân, nhà máy, cácphương tiện chế biến, đồ chứa, nguồn nước phải đảm bào an toàn vệ sinh.

5 Vai trò và hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với quốc gia, doanh nghiệp

5.1 Vai trò

5.1.1 Đối với quốc gia nhập khẩu:

Với việc đưa ra các rào cản kỹ thuật, quốc gia nhập khẩu sẽ đạt được một số lợi ích sauđây:

 Đưa ra rào cản kỹ thuật với các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe con người  Những tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cá nhân như các

tiêu chuẩn về thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháytrong sản xuất đồ gỗ gia dụng (như ghế sô pha hoặc ghế tựa); Các quy định vềchất lượng sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (ví dụ các yêu cầu không sử

Trang 17

dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, ghi nhãn chính xác vềhàm lượng, trọng lượng và con số đo lường chính xác v.v ) Trong trường hợpsản phẩm thuốc lá, còn phải in bên cạnh bao “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”

 Các biện pháp bảo vệ sự sống sức khỏe của động vật và thực vật giúp bảo vệ các loàiđộng thực vật quý hiếm Mỗi quốc gia có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng ngay cácbiện pháp để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quýhiếm

Do đó, ở một số nước, các sản phẩm từ một số loài thủy sản nhất định được bảovệ (ví dụ cá voi, một số loài cá) Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việc buôn báncác sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy định cụ thể, như ngà voihoặc dược phẩm lấy từ động vật cũng bị cấm.

 Các biện pháp bảo vệ môi trường: Hiện nay vấn đề về môi trường đang được cácnước công nghiệp ngày một quan tâm hơn liên quan đến phế thải và yêu cầu cần táichế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất

Việc đưa ra rào cản kỹ thuật quy định về khí thải từ xe ôtô, các biện pháp an toànvề vận chuyển các nguyên liệu gây nguy hiểm và việc tạo ra các nguyên liệu gâyhại cho môi trường như chlorofluorocarbon (CFC’s)

 Các biện pháp khác:

Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ liệuphục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãn mác sảnphẩm, các quy định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường sẽ giúp cáccơ quan kiểm soát được rõ rang hơn khi hàng hóa nhập khẩu thông quan.

5.1.2 Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu)

 Với việc quốc gia đưa ra những rào cản kỹ thuật, doanh nghiệp trong nước đượchưởng lợi từ việc bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ hàng hóa của chính quốc

Trang 18

gia đó sản xuất ra trước sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hàng ngoại nhập vớiđa dạng mẫu mã, chủng loại và giá cả,…

 Việc từng bước tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng tạo cho các doanhnghiệp nội địa sức ép phải cải tiến, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, tăngcường khả năng tiếp cận thị trường mới cho sản phẩm công nghiệp…

5.2 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật

5.2.1 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với nước xuất khẩu nói chung, ViệtNam nói riêng

Hiện nay, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanhnghiệp công nghiệp nói riêng khi tham gia vào các thị trường quốc tế là các nước ngàycàng có xu hướng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnhcấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao

Thay vào đó, các biện pháp bảo hộ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các vấn đề về môi trườngđược lồng vào với những lý do chính đáng Nhiều quốc gia coi tiêu chuẩn quốc gia là tiêuchuẩn bắt buộc, phải tuân thủ đối với hàng hóa nhập khẩu Các nước có trình độ côngnghệ cao thường có xu hướng đưa các yêu cầu kỹ thuật cao vào tiêu chuẩn quốc gia.

 Các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ công nghệ thấp sẽ phải chịu áp lực cạnhtranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nướcASEAN, là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với hàngcông nghiệp Việt Nam và có trình độ phát triển khoa học, công nghệ cao hơn sovới chúng ta.

 Như vậy, nếu một nước áp đặt một quy định hoặc một tiêu chuẩn lên một sảnphẩm cá biệt, thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể ở vào thế bất lợi, do phải cảitiến sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn này Do vậy, doanh nghiệp phải mất thêmnhiều chi phí cho nghiên cứu và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất

Trang 19

Ví dụ, đối với doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện, đây là một mặt hàng không khósản xuất Tuy nhiên, nếu muốn xuất khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu các thịtrường xuất khẩu khác nhau, vì mỗi nước đều có các tiêu chuẩn và quy định khác nhauvề: vật liệu cách điện có thể dùng được, tính chất cháy của vật liệu cách điện, độ dày củalớp cách điện, khả năng thấm nước, độ mềm dẻo

Đối với các nước đang phát triển nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp ViệtNam nói riêng, việc tìm ra các yêu cầu về quy định kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu,nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất phù hợp với các quy định này và cung cấp sảnphẩm thực sự đáp ứng được các quy định của thị trường toàn cầu là rất mất thời gian vàtốn thêm nhiều chi phí.

 Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ có thể chọn một hoặc hai thị trường chính và sảnxuất các sản phẩm của mình phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật củanhững thị trường đã chọn lựa đó

Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên các rào cản đối với các sản phẩm côngnghiệp, đó là sự hạn chế trong việc cập nhật các quy định về tiêu chuẩn mới được thayđổi ở những nước mà doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu.

5.2.2 Hạn chế đối với người tiêu dùng tại các quốc gia áp đặt TBT (nước nhậpkhẩu)

 Người tiêu dùng nội địa ít có cơ hội lựa chọn sản phẩm từ các quốc gia khác nhaudo chính sách ưu tiên dùng hàng trong nước;

 Hàng hoá sẽ kém đa dạng từ chủng loại, xuất xứ, đặc tính… vì các yêu cầu, tiêuchuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt bởi các rào cản thương mại từ nước nhập khẩu.

5.2.3 Hạn chế đối với doanh nghiệp nội địa tại nước xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnhvực nông-lâm-ngư nghiệp

 Môi trường sống không ngừng thay đổi theo chiều hướng xấu như bệnh tật, hoá

Trang 20

tiêu chuẩn về sản phẩm, đặc biệt là nhóm nguyên liệu và sản phẩm phục vụ chonông nghiệp luôn có những đòi hỏi ngày càng khắt khe, việc cập nhật các thay đổimới nhất từ các rào cản thương mại đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên, liêntục và chính xác.

 Quy trình tiếp cận các thông tin mới nhất về biện pháp kỹ thuật của các nước tốnnhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong việc theo dõi, tìm hiểu, tiến hànhthực hiện… đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước nông nghiệpchậm phát triển.

 Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn định,thường xuyên và liên tục (không phải biện pháp bất thường và không mang tínhtrừng phạt) Hàng hoá từ tất cả các nguồn đều phải đáp ứng các điều kiện này Vìvậy, về nguyên tắc, không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biệnpháp duy nhất là tuân thủ.

 Việc răm rắp tuân thủ các biện pháp này đôi khi đòi hỏi những thay đổi quan trọngkhông chỉ đối với hàng hoá thành phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khaithác nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm.

 Đây là việc khó nhưng phải làm bởi nếu không đáp ứng các điều kiện kỹ thuật,hàng hoá “lỗi” có thể bị từ chối nhập khẩu Nghiêm trọng hơn, trong một sốtrường hợp, nếu việc vi phạm xuất hiện quá nhiều và khó kiểm soát, nước nhậpkhẩu có thể tăng cường các biện pháp kiểm soát hoặc thậm chí cấm nhập khẩuhàng hoá tương tự từ tất cả các doanh nghiệp của nước xuất khẩu liên quan (dùmột số doanh nghiệp không vi phạm) do ảnh hưởng dây chuyền.

 Các doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ trong tình trạng bị động, lúng túng

Trang 21

6 Thực trạng các rào cản kỹ thuật phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thườnggặp

6.1 Nét chính trong xuất khẩu Việt Nam

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI – số liệu năm 2010)

 Mặt hàng xuất khẩu chính: dầu thô, hải sản, gạo, cà phê, cao su, trà, may mặc, giàydép.

 Bạn hàng xuất khẩu chính:

Đối tác xuấtkhẩu

Hoa Kỳ và EU là thị trường áp dụng các rào cản kỹ thuật nhiều nhất so với cácnước khác trên thế giới, đồng thời cũng là 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam; đặc

Trang 22

biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2007, cácnước đang phát triển trong đó EU là điển hình có xu hướng tăng cường áp dụng các ràocản thương mại nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong nước dưới nhiều hình thứckhác nhau.

Bảng số liệu các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2010

Ngành hàng xuất khẩuNghìn tấnTriệu USD

Trang 23

6.2 Các rào cản thương mại tác động mạnh đến một số ngành hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam

6.2.1 Hàng dệt, may – da giày: đạo luật CPSIA, luật TFPIA, GMP

Trang 24

- EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, với mục đích là bảo vệ tốtnhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

- Nhật Bản đưa ra rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉsạch và thân thiện môi trường

- Điều kiện để xuất hàng dệt may, da giày sang các thị trường này tối thiểu phài đạt

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn xác định tình trạnh nguy hiểm HACCP, chứng nhậnHệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, Giấy chứng nhận ISO 14000, tiêu chuẩnthực hành sản xuất tốt GMP – Good Manufacturing Practice…

- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biếtcác loại sợi cấu thành nên loại vải hay luạ được bán ra trên thị trường EU Bất cứloại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà mộttrong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đềtên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệtối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm Nếu sản phẩm gồm hai

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ áp dụng Rào cản kỹ thuật TBT - Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với doạnh nghiệp xuất khẩu VN.doc
p dụng Rào cản kỹ thuật TBT (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w