Các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn xã liên hiệp, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

III I VV VI VII V IX X XI XII X Tổng

3.3.6.Các giải pháp quản lý

5 Sách, thùng nhựa, tôn (tái sử dụng) Kg/tháng 1.408 993 1

3.3.6.Các giải pháp quản lý

3.3.6.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề a. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề

Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề: phát triển sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và BVMT, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; lợi ích kinh doanh của làng nghề cần được chia sẻ cho hoạt động BVMT.

Trên cơ sở hoàn thiện thể chế và hệ thống các văn bản về BVMT làng nghề, cần chủ động giám sát môi trường chặt chẽ, thực hiện kiểm kê nguồn thải để đề xuất các kế hoạch xử lý ô nhiễm và BVMT. Các quy định về đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT làng nghề; thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải và xử lý chất thải cho phù hợp; lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương; có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT làng nghề.

Cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phương, tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết BVMT của chính địa phương.

b. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã

Chính quyền xã đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề. Tại xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý. Việc chăm lo cho đời sống cán bộ, công nhân môi trường cũng hết sức quan trọng. Thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải là một trong những nghề mang lại nhiều rủi ro về mặt sức khỏe. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 tâm của chính quyền địa phương và sự đóng góp từ chính người dân – những người được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Đối với cán bộ, công nhân làm công tác môi trường cần phải được tập huấn thường xuyên về mặt kỹ thuật. Quá trình làm việc cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như: khẩu trang chống độc, mũ, bao tay...Thậm chí cần phải được quan tâm và khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ làm công tác môi trường. Nghiên cứu, hỗ trợ cải thiện đời sống của các bộ, công nhân làm công tác môi trường bằng cách thống nhất thu thêm một số khoản thu thỏa thuận trong quy định để nâng cao đời sống người lao động.

Hình 3.11: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã

UBND xã

Chủ tịch UBND xã

Cán bộ chuyên môn Tài nguyên Môi trường xã

Các ban, ngành của xã

(MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã...)

Lãnh đạo thôn

(Trưởng thôn)

Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn

(Vệ sinh viên và cán bộ MT) Hội liên gia

Hộ gia đình thuần nông Hộ gia đình sản xuất Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình) Cơ sở sản xuất trung bình (Doanh nghiệp nông thôn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 Với hướng tiếp cận như trên, cần thiết phải xây dựng, bổ sung quy định rõ chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, cá nhân bộ phận chức năng có liên quan trong quản lý môi trường làng nghề.

3.3.6.2. Quy hoạch hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT a. Quy hoạch khu sản xuất tập trung

Chính quyền địa phương nên xem xét giải pháp quy hoạch tập trung khu sản xuất xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung.

b. Quy hoạch phân tán

Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để kết hợp với du lịch. Ví dụ: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề truyền thống Rượu Tam Đa và các làng nghề ít gây ô nhiễm.

Hai loại hình quy hoạch khu sản xuất tập trung và quy hoạch phân tán đều có thể áp dụng được cho làng nghề Liên Hiệp. Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ về các điều kiện liên quan đến số lượng cơ sở sản xuất, quy mô cơ sở, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trước khi quyết định phương án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phu hợp về BVMT.

3.3.6.3. Giải pháp quản lý rác thải a. Thu gom rác thải

UBND xã nên thành lập các tổ vệ sinh môi trường được trang bị xe chở rác và các dụng cụ lao động chuyên dụng phục vụ công tác thu gom rác thải. Công việc của hộ là thu gom, chở rác thải ra bãi rác của xã và nạo vét cống rãnh thoát nước.

Vì làng nghề tập trung ở hai thôn Hiếu Hiệp và Hạ Hiệp, cần bổ sung lượng công nhân thu gom ở mỗi thôn tăng lên từ 01 - 02 người tùy thuộc vào thời vụ. Việc thu gom tùy vào lượng rác mà có thể là đi với tần suất 01 lần/ngày (vào thời vụ).

Việc trả lương cho người công nhân này cũng nên tăng giảm hợp lý lúc mùa vụ phải cao hơn ngày bình thường. Nên cân nhắc, thống nhất hỗ trợ cho người công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 nhân vào các mùa cao điểm.

Đồng thời UBND xã cũng cần đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt hành chính cụ thể với những hành vi đổ rác bừa bãi, không ra ngoài môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phân loại rác thải

Từ thực tế mô hình cho thấy, việc phân loại rác thải tại nguồn là hết sức cần thiết và quan trọng. Với đặc thù là làng nghề chế biến nông sản, lượng bã thải rất lớn cùng với lượng rác thải hữu cơ tạo thuận lợi cho việc xử lý phân compost.

c. Bố trí bãi rác hợp vệ sinh

Rác thải của địa phương còn hết sức lộn xộn, do các hộ sản xuất còn xả thải bừa bãi tại các đường đi, bờ ao, đường làng, ngõ xóm…Do đó bố trí một bãi rác hợp vệ sinh là hết sức cần thiết.

Liên Hiệp có hai hướng gió thịnh hành trong năm: gió Đông Bắc khô lạnh vào mùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Do đó, bãi rác nên được bố trí ở cuối các hướng gió trên và nên xa khu vực dân cư, có thể ở cánh đồng làng.

d. Vệ sinh hệ thống thoát nước

Do hầu hết các rãnh, mương thoát nước của địa phương chủ yếu là “lộ thiên”. Vì vậy, để hệ thống hoạt động một cách lâu dài phải có hình thức vệ sinh thường xuyên. Bùn thải có thể tận dụng để bón cây hoặc đưa tới một khu riêng để xử lý. Việc thu gom có thể là do tổ vệ sinh của địa phương đảm nhận, khu vực làng Hiếu Hiệp và Hạ Hiệp phải thành lập tổ vệ sinh riêng. Ngoài ra, còn có thể huy động các đoàn thể cùng chung tay giúp đỡ như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, học sinh...tham gia theo đợt làm vệ sinh môi trường (có thể là 02 tuần 01 lần tham gia vệ sinh rãnh, cống thoát nước, hoặc chia theo các khu vực tự quản).

Hệ thống mương rãnh tốt nhất ít có nắp đậy, phải được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng quy mô phát triển của làng nghề.

e. Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường

Tại làng nghề thì việc thành lập một bộ phận chuyên trách về môi trường là cần thiết nhằm phụ trách về môi trường và an toàn lao động nhằm quản lý và giám sát chất lượng môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Tùy vào tình hình địa phương cần có các quy định về môi trường, cán bộ môi trường cần phải có trình độ chuyên môn và kỹ thuật nhất định giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các quy định về môi trường và xử lý chất thải.

Tại địa phương cũng cần xây dựng phương án kiểm tra chất lượng môi trường một cách hệ thống, thường xuyên và duy trì đều đặn.

3.3.6.4. Giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường giúp mọi người nhận thức về môi trường một cách tốt hơn. Giúp họ ý thức và nhận ra trách nhiệm của mình tới môi trường.

Các mục tiêu của giáo dục môi trường gồm:

- Nâng cao ý thức của người dân về môi trường, bảo vệ môi trường, có những hành động phức tạp.

- Trang bị cho người dân các kiến thức về môi trường và các giải pháp liên quan khiến họ có ý thức và thói quen cần thiết trong bảo vệ môi trường thông qua các kênh truyền thông môi trường như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đồng thời cũng nên tổ chức các lớp tập huấn về môi trường tạo điều kiện cho cán bộ địa phương và nhân dân nắm được nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường và hơn hết từ đó họ tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng tới chính cuộc sống của mình.

- Thông qua các đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.... tổ chức các buổi sinh hoạt, ngoại khóa về môi trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường địa phương. Đặc biệt, cần tuyên truyền sau rộng đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh cần có các buổi ngoại khóa về môi trường.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình, nên tuyên truyền để thu hút người dân tham gia mô hình. Nhân rộng mô hình trên toàn xã.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn xã liên hiệp, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)