Ðể từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý CTR sinh hoạt, thời gian qua, nhiều địa phương đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ đốt không sử dụng nhiên liệu như công nghệ NFi-120 của Thái-lan, công nghệ BD- ANPHA của Công ty TNHH Ðức Minh hoặc ủ phân hữu cơ như tại các tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Vĩnh Phúc, Thái Bình,... Ưu điểm của các mô hình xử lý rác thải quy mô nhỏ này là giá thành hợp lý. Những mô hình này bước đầu đi vào hoạt động ổn định, phù hợp trình độ quản lý, vận hành của nhân lực địa phương cũng như cân đối với nguồn thu, chi của công tác vệ sinh môi trường nông thôn.
Xu hướng phát triển hiện nay là tăng cường xây dựng các dây chuyền xử lý rác thải, hạn chế chôn lấp. Tuy nhiên, thực tế nhiều khu xử lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, nguồn rác, đầu ra chưa được bảo đảm, một số nơi đầu tư dây chuyền xử lý rác thải nhưng thiếu đồng bộ, dẫn đến lãng phí, hoạt động không hiệu quả, thậm chí phải tạm dừng khi chưa đưa vào sử dụng...kinh phí xử lý CTR sinh hoạt vẫn do Nhà nước đảm nhiệm phần lớn, trong khi đó chưa có chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực xử lý CTR. Chính vì vậy, Bộ xây dựng đang rà soát, tập trung nghiên cứu để đề xuất Chính phủ có những giải pháp thích hợp nhằm tăng thêm tỷ trọng các nguồn lực xã hội tham gia vào tất cả các khâu từ thu gom, vận chuyển đến quản lý, xử lý CTR tại khu vực đô thị và nông thôn. Ðồng thời, đề xuất các mô hình xử lý rác thải phù hợp tình hình từng khu vực, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp hơn.
Hơn hết, rác thải gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân thì vấn đề để người dân hưởng ứng, tham gia và trở thành trung tâm của môi trường là hết sức cần thiết và đảm bảo thành công của các mô hình.