2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
- Giới hạn nghiên cứu: do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải rắn (CTRSH và bã thải của hoạt động chế biến tinh bột sắn). Đánh giá kết quả của mô hình kể cả sản phẩm xử lý phân compost nhưng không đề cập đến kỹ thuật xử lý compost và bãi chôn lấp rác thải.
Đề tài đã lựa chọn thôn Hiếu Hiệp, xã Liên Hiệp để xây dựng mô hình thí điểm. Tổng dân số của thôn Hiếu Hiệp, là 1989 người, với 368 hộ gia đình, chiếm gần 20% dân số toàn xã Liên Hiệp. Thời gian tiến hành mô hình từ 12/2014 đến 02/2015.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình quản lý CTR tại nguồn để rút ra những giải pháp thực hiện và phát triển mô hình cho những địa bàn có đặc điểm tương tự.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ảnh hưởng tới phát thải và công tác quản lý CTR làng nghề.
- Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý Chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn nhằm phát hiện khó khăn, thách thức trong công tác quản lý.
- Xây dựng mô hình quản lý CTR tại làng nghề chế biến tinh bột sắn gồm: + Mục tiêu mô hình quản lý CTR.
+ Nội dung mô hình quản lý CTR.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 + Biện pháp xử lý CTR (CTRSH và bã thải trong sản xuất tinh bột sắn). + Đánh giá mô hình thử nghiệm thông qua kết quả thực hiện.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình quản lý CTR tại làng nghề.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, thủy văn...; điều kiện về kinh tế, xã hội như: cơ sở hạ tầng, dân số, kinh tế, văn hóa, giáo dục...tại khu vực xã Liên Hiệp, tình hình phát sinh, công tác quản lý CTR. Số liệu được thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, báo cáo thống kê của các đơn vị do UBND xã Liên Hiệp cung cấp và quy trình công nghệ xử lý CTR hữu cơ bằng phương pháp ủ phân compost do Công ty Môi trường Đô thị Sơn Tây cung cấp và một số nguồn khác thông qua sách, các tài liệu nghiên cứu của các tác giả, các cơ quan, đơn vị và mội số bài báo khoa học trên một số trang web.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dùng phiếu câu hỏi với nội dung có sẵn để điều tra phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh CTR ở địa phương (số lượng, thành phần rác thải), ảnh hưởng của CTR đến môi trường và sức khỏe người dân.
- Phương pháp áp dụng là phương pháp điều tra khối ngẫu nhiên, mỗi khối là 01 đơn vị hành chính (thôn), các hộ dân được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Tổng số phiếu điều tra là 200 tại thời điểm trước khi xây dựng mô hình (tháng 11/2014), các tháng bắt đầu và kết thúc khi triển khai xây dựng mô quản lý CTRtại nguồn (tháng 12/2014, tháng 01, tháng 02/2015), mỗi tháng 50 phiếu. Kết quả điều tra tại thời điểm tháng 11/2014 dùng để đánh giá hiện trạng CTR trước khi xây dựng mô hình; kết quả điều tra khi triển khai xây dựng mô hình (tháng 12/2014, tháng 01 & tháng 02/2015) dùng để đánh giá kết quả xây dựng mô hình mới và khả năng áp dụng mô hình trong thực tế.
2.4.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm (KIP)
Để xác định mục tiêu và đánh giá mô hình Quản lý CTR tại nguồn, được sự giúp đỡ của Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây, UBND xã Liên Hiệp và sự tham
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 gia của người dân, các cuộc họp nhóm KIP trước, trong và sau khi xây dựng mô hình đã được thực hiện. Cuộc họp trước khi xây dựng mô hình nhằm xác định mục tiêu mô hình, phương thức thực hiện mô hình; trong khi xây dựng mô hình, nhóm KIP theo sát để kịp thời điều chỉnh và cuộc họp sau nhằm đánh giá kết quả mô hình, xác định ưu nhược điểm để rút kinh nghiệm. Tổng số người tham gia nhóm KIP là 20. Bao gồm: 02 người thuộc Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây để hỗ trợ về mặt kỹ thuật, 01 cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường của xã và 02 cán bộ thôn để tạo hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình khảo sát, giao dịch; 04 công nhân thu gom CTR; 10 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu là những người tích cực trong các phong trào của thôn, có uy tính, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân do thôn trưởng đề xuất và 01 học viên cao học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 2.4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu để đánh giá số lượng thành phần rác thải sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt. Tại 03 tuyến tập kết rác trên địa bàn xã Liên Hiệp, việc cân và phân loại CTRSH được thực hiện 03 lần lấy mẫu vào tháng 11/2014 (cứ 10 ngày 01 lần lấy mẫu). Trong 50 hộ gia đình thuộc địa bàn xây dựng mô hình thí điểm, việc cân và phân loại CTR (RTSH và bã thải) được thực hiện vào tháng 11/2014 (trước khi xây dụng mô hình) và 03 tháng trong thời gian xây dựng mô hình (tháng 12/2014, tháng 01 và 02/2015), định kỳ 10 ngày 02 lần lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 06 lần, trong đó 03 lần lấy vào ngày thường, 03 lần lấy vào ngày lễ của địa phương.
2.4.3. Phương pháp phân tích
Từ những kết quả đã thu được, tổng hợp, phân tích để đánh giá được thực trạng phát sinh CTR tại địa phương, trong đó có CTR sinh hoạt và chất thải rắn do hoạt động chế biến tinh bột sắn và thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở địa phương; hiệu quả của mô hình về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, có sự so sánh hiệu quả trước khi xây dựng mô hình và sau khi xây dựng mô hình ví dụ: về tổng lượng rác thải được thu gom, lượng rác được phân loại, thu hút nhân công lao động, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường,...
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Chương 3