Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt, sản phẩm sinh ra có ý nghĩa kinh tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).
Việc ủ chế biến phân rác được phân làm 02 phương pháp:
- Ủ hiếu khí: Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong chất thải rắn trong điều kiện có đủ oxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các vi khuẩn hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình oxy hóa các phần tử carbon có trong chất hữu cơ thành dioxit carbon (CO2). Thông thường rác sau khi ủ 02 ngày thì nhờ khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 450C và đạt 60 - 700C sau 06 - 07 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ oxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, sau 2 - 4 tuần là rác bị phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh, côn trùng trong rác bị hủy diệt do nhiệt độ trong đống rác ủ lên cao.
- Ủ yếm khí: Quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc sử dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có những nhược điểm như: thời gian phân hủy dài, phát sinh các khí CH4, H2S gây mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết hết do nhiệt độ phân hủy thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Chương 2