Xuất các giải pháp phát triển Mô hình quản lý CTRtại nguồn

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn xã liên hiệp, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

III I VV VI VII V IX X XI XII X Tổng

5 Sách, thùng nhựa, tôn (tái sử dụng) Kg/tháng 1.408 993 1

3.4. xuất các giải pháp phát triển Mô hình quản lý CTRtại nguồn

Mô hình quản lý, xử lý CTR tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khá tốt. Để phát triển mô hình này mở rộng trong toàn xã Liên Hiệp và các xã trong khu vực có điều kiện tương tự cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu mô hình:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 đồng. Mà ở đó, vai trò của cộng đồng là trung tâm. Các ý kiến tham gia của cộng đồng giúp xác định được các khâu cần thực hiện trong phân loại, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng CTR tại địa phương.

Bước 2: Tổ chức nhân lực và giao nhiệm vụ:

Tổ dịch vụ thu gom chất thải được thành lập tùy theo quy mô của mô hình thường từ 04 - 05 người cho quy mô cụm, thôn từ 300 - 500 hộ dân. Tổ thu gom rác cần có quy chế hoạt động riêng, hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định hoặc định kỳ theo ngày trong tuần. Các công nhân thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường sá, chợ, các tụ điểm công cộng... Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác tập trung của xã. Tại bãi rác, các công nhân tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo, đối với chất thải hữu cơ được chế biên thành phân hữu cơ vi sinh và các chất thải khác được chuyển về cơ sở tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp.

Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất và quy hoạch bãi rác tập trung

Trang thiết bị cung cấp cho người thu gom gồm quần áo bảo hộ, xe chuyên chở, xẻng, cuốc, xô đựng rác liên kết với Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm cung cấp. Trang bị cho mỗi hộ 02 thùng đựng rác để có thể phân loại rác tại nguồn. Hệ thống thu gom trên địa bàn thị xã cần bổ sung thêm các thùng chứa rác công cộng đặt ở những nơi đông người, khu vực công sở của xã cũng như UBND xã đóng trên địa bàn.

Quy hoạch bãi rác với diện tích chứa rác tùy theo quy mô mô hình. Bãi rác có nhà xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost và bãi chôn lấp rác thải vô cơ. Bãi chôn lấp rác cần xây cao tường hơn để hạn chế mùi lan tỏa, có hệ thống chống thấm nước rỉ rác, tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Bước 4. Tuyên truyền cộng đồng tham gia và tập huấn kỹ thuật:

Tuyên truyền là một khâu quan trọng trước khi phát động xây dựng mô hình. Đi kèm theo đó là các bước tập huấn kỹ thuật hết sức căn bản:

- Xây dựng các chương trình giáo dục, thông tin về công tác bảo vệ môi trường tới người dân và tài liệu tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 hình. Cộng đồng dân cư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn.

Hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Do vậy, để có thể xây dựng phong trào đoàn thể, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Các ban ngành đoàn thể trong huyện, xã như Đoàn Thanh niên, Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng TN&MT, Phòng Giáo dục & Đào tạo vv… cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường cho dân cư.

- Đưa bài học về bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của học sinh, giúp cho chúng có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.

- Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, Sạch, Đẹp” tại các trường học và tại các khu dân cư, để từ đó giáo dục ý thức người dân về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tại các trường học, hoặc các hộ dân cư. Các cuộc thi này được xây dựng như một chương trình giải trí phát sóng trên các đài phát thanh và truyền hình địa phương.

- Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom rác thải tại các khu vực dân cư, từ đó phát động sâu rộng phong trào thi đua về bảo vệ môi trường.

- Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên thu gom chất thải rắn tại các khu vực dân cư.

- Để có thể thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, mỗi xã, phường nên có từ 01 cán bộ biên chế chính thức chuyên trách về mặt môi trường.

Bước 5. Xây dựng lịch thu gom & tuyến thu gom CTR

- Tùy theo vị trí địa lý, địa hình địa vật và hệ thống giao thông thị xã để vẽ sơ đồ tuyến thu gom cho thuận tiện.

- Lịch trình thu gom được xây dựng cố định cho mỗi loại rác riêng để người dân chủ động phân loại và tập trung tại vị trí tập kết.

Bước 6: Phân loại rác tại nguồn:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 thiểu được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn, giúp giảm tải cho bãi lưu giữ và xử lý của xã. Việc phân loại chất thải rắn ngay tại các hộ gia đình như sau:

+ Phần chất thải hữu cơ được phân loại và đựng trong thùng đựng rác màu xanh. + Các loại phế thải có thể tái chế như nilon, nhựa và tái sử dụng như sách giáo khoa, hộp nhựa, thùng kẽm…được lưu giữ riêng.

+ Phần chất thải vô cơ được chứa trong các thùng rác có màu đỏ.

Bước 7: Thu gom vận chuyển rác:

- Trình tự thu gom, vận chuyển theo sơ đồ sau:

- Trong quá trình hoạt động Tổ thu gom phải xử lý mùi, ruồi muỗi… đảm bảo vệ sinh môi trường tại bãi lưu giữ/trạm trung chuyển.

Bước 8. Xử lý rác thải hữu cơ:

Công nghệ lựa chọn để xử lý rác thải hữu cơ phải phù hợp với địa phương, do điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng còn thấp, việc lựa chọn mô hình công nghệ cần đạt được các yêu cầu sau:

- Vận hành đơn giản, ít sử dụng máy móc thiết bị phức tạp;

- Chi phí vận hành thấp, có thể tự duy trì thường xuyên và lâu dài; - Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

Bước 9: Tái sử dụng rác và phân phối sử dụng phân hữu cơ vi sinh

- Tổ chức đăng ký tái sử dụng rác, sử dụng phân compost bón cho cây trồng tại bãi rác tập trung hoặc khi thu gom rác tại hộ gia đình….

- Tổ thu gom tiến hành phân phối lại theo nhu cầu đã đăng ký. - Thu tiền tái sử dụng rác và phân hữu cơ vi sinh theo giá quy định.

Bước 10: Chôn lấp CTR:

Bãi xử lý CTR được quy hoạch ở vị trí phù hợp với nguồn phát sinh rác không phá hoại cảnh quan, xa khu dân cư và khuất gió. Diện tích bãi xử lý rác thải tùy thuộc vào khối lượng rác thải và điều kiện của địa phương. Bãi xử lý rác thải phải cách xa các nguồn nước mặt. Ngăn chặn sự rò rỉ nước rỉ từ bãi rác thấm vào

Hộ gia đình, cụm dân cư (điểm tập kết, các thùng chứa) Các thùng chứa (Tổ thu gom rác) Bãi rác của thôn, xã (lưu giữ, xử lý…)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và tường bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn phải tuân thủ đúng quy định. Lớp lót chống thấm được sử dụng bằng màng PE có độ dày 0,1 m. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình 1,5 m. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định BVMT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại làng nghề chế biến tinh bột sắn xã liên hiệp, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)