CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6% và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 03 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở các làng nghề sản xuất chế biến tinh bột là mùi xú uế phát sinh do phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải rắn, nước thải tồn đọng trong hệ thống thu gom. Quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các chất khí độc hại như H2S, CH4, NH3, khí indol, scatol…Một mặt, các mương, rãnh thải không được kè, xây kín khiến mùi bốc ra rất khó chịu và mất mĩ quan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa clo, flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí (Trần Quang Ninh, 2010).
Bảng 1.8: Chất lượng môi trường không khí ở một số làng nghề sản xuất tinh bột khác (tháng 4/2012) TT Chỉ tiêu K1 K2 TCVN 5937- 1995 1. Bụi 0,28 0,11 0,3 2. NO2 0,020 0,018 0,4 3. SO2 0,013 0,027 0,5 4. CO 0,15 0,13 5 (TCVN 5972- 1995) 5. NH3 0,221 0,112 0,2 6. H2S 0,22 0,16 0,008 Ghi chú:
K1: Môi trường nền làng nghề Sen Chiểu- Phúc Thọ K2: Môi trường nền làng nghề Liên Hiệp- Phúc Thọ (Nguồn: Viện Khoa học và công nghệ môi trường.)