1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.doc

64 1,1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài:

Hoa Kì là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong đóthủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Trongthời gian qua sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam cósự đóng góp không nhỏ của thị trường Hoa Kì vì đây là nhóm hàng chiếm tỉ trọnglớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì.

Tuy nhiên, những mặt hàng thủy sản có lợi thế của Việt Nam xuất khẩusang Hoa Kì cũng chính là những mặt hàng mà nhiều nước trong khu vực và trênthế giới, đặc biệt là các nước trong Asean, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi đểxuất khẩu sang thị trường Hoa Kì Đồng thời đây cũng là một trong những thịtrường có chính sách quản lí hàng hóa nhập khẩu phức tạp nhất Mặt hàng thủy sảnxuất khẩu của Việt Nam cũng gặp phải nhiều rào cản khi thâm nhập thị trường HoaKì do chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các tiêuchuẩn kĩ thuật khắt khe khác của Hoa Kì.

Trước bối cảnh hiện nay thì cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và đặcbiệt những yêu cầu khắt khe về hàng rào kĩ thuật thương mại đối với hàng thủy sảnnhập khẩu vào Hoa Kì Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường nàytrong thời gian qua tuy có nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếukém trong cạnh tranh, chưa đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu của thị trườngHoa Kì, chưa phát huy hết những lợi thế và khả năng của đất nước để duy trì và mởrộng thị phần trên thị trường Hoa Kì Mặt khác, Hoa Kì được coi như là thịtrườngtruyền thống và luôn chiếm thị phần lớn nhất trong việc nhập khẩu thủy sản củaViệt Nam Do đó việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Hoa Kì là một yêu cầu mangtính cấp thiết đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vì vậy em cho rằng việc nghiên

cứu đề tài “Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu củaViệt Nam.” là hết sức cần thiết.

Bài viết là sự kế tiếp các công trình nghiên cứu trước đây trong việc phântích thực trạng hang thuỷ sản Việt Nam, các hàng rào kĩ thuật của Hoa Kì áp dụngđối với mặt hàng thuỷ sản nói chung và thuỷ sản Việt Nam nói riêng trong nhữngnăm gần đây, thêm vào đó bài viết đi vào phân tích những rào cản kĩ thuật mà ViệtNam chưa vượt qua để đưa ra những giải pháp thiết thực chủ yếu từ phía nhà nước

Trang 2

để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kì một cáchthuận lợi trong thời kì hậu khủng hoảng.

2 Đối tượng nghiên cứu;

Là các rào cản kĩ thuật thương mại Mỹ đối với mặt hàng thủy sản nhậpkhẩu từ Việt Nam và tác động của nó đến việc xuât khẩu thủy sản của Việt Namsang Hoa Kì

3 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích là nghiên cứu và phân tích tác động của rào cản kĩ thuật thươngmại Hoa Kì đối với hàng thủy sản của Việt Nam và đề xuất các giải pháp vượt ràocản kĩ thuật thương mại Hoa Kì nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủy sản của ViệtNam sang Hoa Kì.

Để thực hiện mục tiêu này, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:- Tổng quan về rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản nhậpkhẩu

- Phân tích, đánh giá tác động của các rào cản kĩ thuật thương mại Hoa Kìđối với xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp vượt rào cản kĩ thuật thương mại Hoa Kì để đẩymạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu:

-Thực hiện nghiên cứu tài liệu trên cơ sở các nguồn tài liệu là sách, báo,websites.

- Phuơng pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp.

6 Kết cấu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, chuyên đềcó 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về Viện nghiên cứu thương mại

Chương 2: Thực trạng rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuấtkhẩu của Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp vượt qua các rào cản kĩ thuật của HoaKì đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨUTHƯƠNG MẠI VÀ KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KÌ1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại

- Tên doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Thương mại - Tên tiếng Anh: Vietnam institute for trade (VIT)- Địa chỉ: 17 Yết Kiêu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Điện thoại: (04) 38 262 721

- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992)- Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992)- Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)

- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại

1.2.1 Chức năng

Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề

Trang 5

hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề về thươngmại liên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế của Việt Nam; tổ chức đào tạo trênđại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịchvụ tư vấn, thông tin thương mại, thông tin thị trường…

1.2.2 Nhiệm vụ

Là một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, nằm trong hệ thống các việnnghiên cứu khoa học quốc gia nên Viện Nghiên cứu Thương mại có những nhiệmvụ sau:

- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quyhoạch phát triển thương mại và thị trường;

- Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thươngmại;

- Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thươngmại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;

- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trongnước và quốc tế;

- Nghiên cứu vềhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường củaViệt Nam;

- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại;

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyênmôn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại;

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp vàcá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện;

- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mạivới các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoàinước

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện Nghiên cứu Thương mại

Các mô hình tổ chức phổ biến hiện nay là mô hình trực tuyến chức năng vàtrực tuyến tham mưu Đối với Viện nghiên cứu Thương mại, mô hình tổ chức quảnlý cũng mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu

Trang 6

Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại)

Người Lãnh đạo đứng đầu Viện là Viện trưởng Viện trưởng là người đứngđầu cơ quan, có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định và bổ nhiệm các Trưởng,Phó các Phòng, Ban Có nhiệm vụ tổ chức triển khai toàn bộ hoạt động của Viện, làngười chịu trách nhiệm về hoạt động cua Viện với cơ quan quản lý cấp trên.

Các Phó Viện trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, quản lý giúp Viện trưởngtrong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách.

Viện trưởng

Các phó viện trưởng

Ban nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại

Ban nghiên cứu chính sách và cơ

chế quản lý

Ban nghiên cứu thị trường

Ban nghiên cứu thương mại môi

Phòng quản lý khoa học và đào

Phòng hợp tác quốc tế

Phòng thông tin tư liệu

Phòng nghiên cứu phát triển dự án

Văn phòng

Phòng tài chính kế toán

Phân viện nghiên cứu TM tại

Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế

thương mại

Trang 7

1.3.1 Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại

A Chức năng, nhiệm vụ của Ban

- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lượcvà qui hoạch phát triển thương mại;

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển thương mại cácvùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc cáccơ quan yêu cầu.

B Cơ cấu tổ chức của Ban

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhómnghiên cứu Hiện nay, Ban có 11 cán bộ khoa học, trong đó có 2 Tiến sĩ, 7 cử nhânvà 2 kỹ sư, tổ chức hoạt động nghiên cứu theo ban nhóm:

- Thương mại và phát triển;

- Phát triển thị trường và thương mại quốc tế;- Phát triển thị trường và thương mại trong nước.

1.3.2 Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại

A Chức năng

Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mớivà hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do BộThương mại và Viện giao.

Trang 8

Hiện nay Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 9cán bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 6 cử nhân kinh tế vàluật.

- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng Ban và các phó trưởng Ban- Các nhóm nghiên cứu:

Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, công nghiệptiêu dùng, hàng nông sản.

Nhóm 2: Chính sách hội nhập khu vực và thế giới.Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại.

Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngoài nước (Mỹ,EU, ASEAN).

Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoànthiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.

1.3.3 Ban Nghiên cứu Thị trường

A Chức năng và nhiệm vụ của Ban

Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế;

Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối vớitừng mặt hàng, từng thị trường cụ thể;

- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngoài nước;

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứucác vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế;

- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoàinước.

B Cơ cấu tổ chức của Ban

Ban nghiên cứu thị trường gồm 8 thành viên, trong đó có 1 nghiên cứu viênchính, 7 nghiên cứu viên Trong 8 thành viên có 3 thạc sĩ và 5 cử nhân Lãnh đạoBan gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban Ban Nghiên cứu thị trường hình thànhcác nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là thị trường hàng hoá và dịch vụ,

Trang 9

1.3.4 Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu khoa học vàđào tạo của Viện;

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các qui chế vềquản lý khoa học do Nhà nước ban hành;

- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện Tổ chức và quản lý các khoá đàotạo sau đại học theo đúng quy chế của Nhà nước;

- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổchức và cá nhân trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến công tác quảnlý khoa học và đào tạo của Viện;

- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấpquản lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạocủa Viện;

- Được sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện phục vụ cho các hoạtđộng quản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các nguồn

Trang 10

kinh phí hỗ trợ khác ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo hạn mức hàng năm.

B Tổ chức bộ máy của phòng

- Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng;- Các chuyên viên nghiệp vụ.

1.3.6 Phòng Hợp tác quốc tế

A Chức năng và nhiệm vụ của phòng

Phòng Hợp tác quốc tế có chức năng tổ chức các hoạt động hợp tác nghiêncứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với các tổ chứcnghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước.

Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng là:

- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các khuvực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam;

- Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp vàcác nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại;

- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.

B Cơ cấu tổ chức

- Lãnh đạo phòng: 1 Trưởng phòng- Các nhóm công tác:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nêu trên, Phòng Hợp tác quốc tế được chiathành các nhóm sau đây:

Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chứcquốc tế và các viện khoa học khu vực châu á - Thái Bình Dương bao gồm các nướcvà các tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM

Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường châuúc, châu Phi.

Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC.

Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, hoạt động cửa cáctổ chức WTO, WB, ADB.

Trang 11

Chức năng của Phòng là tổ chức hiện hoạt động thông tin thư viện và ngânhàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện Nghiên cứuThương mại các tổ chức có liên quan; Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoahọc thương mại với các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngoài nước.

B Phòng có các nhiệm vụ sau

- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyênngành thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thưviện điện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ thông tin thư viện trong bối cảnh mới;

- Là đầu mối cập nhật trang tin về các công trình nghiên cứu khoa học vềlĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại;

- Cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu Phát hànhkỷ yếu khoa học giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiêncứu Thương mại Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác nghiêncứu của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Viện, hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp;

- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứuvà các nhà khoa học trong nước và quốc tế;

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động công nghệ thôngtin, thương mại điện tử và tổ chức hoạt động thông tin phục vụ ngành thương mại.

Nhóm 2: Nhóm tư liệu: Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết theo yêucầu của Lãnh đạo; Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt làcác vấn đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước và các khu vực trong thịtrường ngoài nước và trên thế giới.

Nhóm 3: Nhóm ấn phẩm: Tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học vềthương mại, tổ chức kỷ yếu giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học ngành thương mại.

Trang 12

Huy động thông tin từ mọi nguồn trong và ngoài Viện, chịu trách nhiệm về việc tổchức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, các chính sáchphát triển thương mại trong và ngoài nước.

Nhóm 4: Nhóm công nghệ thông tin: tổ chức cơ sở dữ liệu và cập nhật cácthông tin cần thiết theo yêu cầu của lãnh đạo; Quản lý hệ thống mạng LAN củaViện Nghiên cứu Thương mại; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng quản lý và khai thác nguồn thông tin; Quản lý và cập nhật trang tin về kết quảnghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại:http://www.mot.gov.Việt Nam

1.3.8 Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án

A Chức năng và nhiệm vụ của Phòng

Chức năng của phòng:

- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong việc xây dựng và thực hiệncác chương trình, kế hoạch xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết thuộc chức năngvà nhiệm vụ của Viện với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện với cácđối tác trong và ngoài nước;

- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Viện về công tác quản lý các dự án hợptác và liên kết của Viện;

- Thực hiện các dự án của Viên khi được lãnh đạo Viện phân công.Nhiệm vụ của Phòng:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về xúc tiến các dự án hợp tácvà liên kết với các đối tác trong và ngoài nước theo định hướng phát triển các hoạtđộng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện trình Lãnh đạo Viện phê duyệt;

- Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Việncho lãnh đạo Viện;

- Tổ chức phát triển các dự án của Viện đã được lãnh đạo Viện phê duyệt;

- Tư vấn và giúp lãnh đạo Viện trong việc quản lý các dự án hợp tác và liênkết của Viện đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả kinh tế;

Trang 13

- Tổ chức các mối quan hệ công tác giữa Phòng với các đơn vị, cá nhânthuộc Viện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, nghiên cứu phát triểnvà quản lý thực hiện các dự án của Viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nănglực của từng đơn vị, cá nhân.

1.3.9 Văn phòng

Đây là bộ phận có trách nhiệm thực hiện chức năng tham mưu giúp Việntrưởng về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chínhtrị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, công tác đối nội và đối ngoại theoqui định về lề lối làm việc của Viện.

Văn phòng còn phải tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp cáchoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và quan hệ công tác trong Viện, giúpViện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chếđộ chính sách, luật lao động trong Viện.

B Nhiệm vụ

- Thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về nguồn vốn, nguồn kinh phíđược cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sửdụng các khoản vốn, kinh phí và nguồn thu khác phát sinh ở Viện theo đúng đốitượng, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh tạiViện vào sổ sách kế toán theo đúng nguồn kinh phí;

- Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thựchiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tàisản của các đơn vị thuộc Viện, tình hình chấp hành kỷ luật thu, chi, nộp, kỷ luậtthanh toán, tín dụng và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước; phát hiện vàngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán;

Trang 14

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh phí;

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấpdưới, tình hình chấp hành dự toán, quyết toán của đơn vị cấp dưới;

- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lýcấp trên và các cơ quan tài chính; tổ chức phân tích tình hình thực hiện dự toán đểcung cấp thông tin kịp thời chính xác và trung thực, phục vụ cho việc quản lý điềuhành của lãnh đạo Viện, công khai tài chính theo chế độ quy định.

1.3.11 Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vịtrực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp Việntrưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học phục vụ cho việcxây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý, xúc tiếnthương mại, đào tạo và dịch vụ của Viện tại các tỉnh phía Nam.

- Tổ chức của Phân Viện gồm có Phân Viện trưởng, các Phó Phân Việntrưởng và các nghiên cứu viên có trình độ đại học và trên đại học Ngoài ra, phânviện còn có đội ngũ cộng tác viên gồm các nhà khoa học kinh tế ở trong vàngoàingành đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.12 Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại

Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề về kinh tếđối ngoại, thị trường, mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý, vận dụng kinhnghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế vào việc ghép mối, cung cấp thông tinnhằm xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ giữa các doanhnghiệp trong và ngoài nước;

Trang 15

- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinhtế đối ngoại;

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làmcông tác kinh tế đối ngoại.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại gồm:Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiêncứu triển khai, Phòng Đào tạo, Phòng Tư vấn và Hợp tác phát triển.

1.4 Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kì

1.4.1 Các rào cản phi thuế quan (NTBs)

Rào cản phi thuế quan tthực chất là những biện pháp kỹ thuật hiện đã được rấtnhiều nước phát triển đã áp dụng trong đó quốc gia sử dụng nhiều nhất phải kể đếnlà Mỹ, Mỹ đã sử dụng các rào cản phi thuế quan nhằm để thay thế cho các quy địnhcắt giảm thuế quan của WTO Các rào cản thuế quan ngày nay rất đa dạng, các ràocản này bao gồm

- Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)

- Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động- Các công cụ bảo hộ thương mại ( chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền

tự vệ)

- Các quy định của thị trường trong nước.

Trang 16

Ngày nay, có rất nhiều “ vũ khí ” phục vụ cho mục tiêu bảo hộ thương mại Ví dụ,các hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồchơi trẻ em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ Điển hình như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loạithuốc đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức chophép theo tiêu chuẩn về nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đôngy này phải dán nhãn “độc dược” Các hàng rào phi thuế quan khác có thể thấy là Đạoluật chống khủng bố sinh học năm 2002 có quy định áp dụng các quy định nghiêmngặt đối với công ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ, theo đó họ phải đăng ký với cơquan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) Tất cả các công ty nước ngoài sảnxuất, chế biến, đóng gói các thực phẩm phục vụ cho người và vật nuôi ở Mỹ phảiđăng ký với cơ quan này trước ngày 12/12/2004 Các doanh nghiệp nào không tuânthủ quy định này thì hàng hoá của họ sẽ không được phép nhập vào các cảng củaMỹ và các nhà xuất khẩu này sẽ phải chịu các chế tài nhất định.

1.4.2 Các rào cản kỹ thuật trong thương mại Mỹ ( TBTs)

Tiếp theo việc cắt giảm thuế quan trên quy mô toàn cầu, trọng tâm của WTOvà các hiệp ước quốc tế khác đã chuyển thành việc loại trừ các rào cản phi thuếquan trong thương mại Trong số các rào cản phi thuế quan, các rào cản kỹ thuậttrong thương mại hiện chưa được xác định một cách rõ ràng Các hàng rào kỹ thuậtđề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khácnhau Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại Cáctiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá có thểdo cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức 2 tư nhân đặt ra Mặc dù tuân thủ theo cácthông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủthì thị trường tẩy chay Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạtđược những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường Các thông số kỹthuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó quy định khácnhau giữa các nước Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kémnên xét về mặt kinh tế không thể vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trênthị trường nước ngoài

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦAHOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA

VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì

2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu

Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì với khối lượng 70.930 tấnthủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.

Năm 2002, khối lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kì tănglên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm khoảng32,4% tổng giá trị xuất khẩucủa Việt Nam Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kì bắt đầu cóhiệu lực, theo đó thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kì giảm 30-40 % tạođiều kiện thuận lợi nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hóa Việt Nam trênthị trường Hoa Kì.

Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 777 triệu USD, đây là giai đoạnHoa Kì kiện Việt Nam về việc bán phá giá cá tra và cá basa khiến cho nhiều doanhnghiệp Việt Nam chịu nhiều tổn thất.

Tính từ cuối năm 2004, các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với cátra, cá basa và tôm Việt Nam dẫn đến mức thuế thu nhập của mặt hàng tăng lên rấtcao, khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kì không thể chịu được và các nhà xuất khẩuViệt Nam thì không đủ khả năng để đóng ký quỹ thuế chống bán phá giá vì nó quálớn và khả năng thanh khoản thấp Điều này dẫn đến tình trạng kim ngạch thủy sảnViệt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì giảm mạnh, từ 20% xuống (-24%), Hoa Kì dần trởthành nhà nhập khẩu đứng thứ hai rồi thứ ba Năm 2004, thủy sản xuất sang Hoa Kỳ

có tổng kim ngạch 565 triệu USD.

Năm 2005 tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đãlấy lại đựơc sự ổn định và dần phát triển khả quan Chúng ta đã đề ra một số biệnpháp , trong đó quan trọng nhất là tạo nên những sản phẩm cá có chất lượng Vìvậy, hàng loạt các hoạt động về ghi nhãn mác đối với các sản phẩm cá đông lạnhxuất khẩu đã được triển khai Ngoài ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểmsoát dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu là rất đáng ghi nhận Hiệnnay, với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada

Trang 18

(kiểm soát 100% các lô hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua ghẹ, tôm và cá da trơnvới 4 chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vữngchắc niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường , nhất là thịtrường mỹ

Năm 2006, giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 664,340triệu USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 03 sau Nhật & E.U

Năm 2005 và 2006 là những năm có diễn biến thuận lợi về vấn đề đánh giáhành chính cá tra và cá basa, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế chốngbán phá giá giảm tương đối Thuế chống bán phá giá và đóng ký quỹ cho Hải quanHoa Kì ngày càng được ổn định, đơn giản hơn, mức thuế chống bán phá giá đối vớitôm Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kì,tạo điều kiện cải thiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì.

Sang đến năm 2007, thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đáng kểtrên thị trường Hoa Kì Mức tăng trưởng khá mạnh 18,4% từ quý II sang quý III rồisang quý IV, dẫn đến tăng trưởng cả năm tăng lên 8,5% về giá trị Kểtừ thời kì suythoái 2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007 thì năm 2007 được coi là năm cómức tăng trưởng cao nhất Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 nghìn tấn thủy sản, trị giá hơn720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% giá trị so vớinăm2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sauEU là 25,7%, Nhật Bản là 21,1% và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản ViệtNam lớn thứ 3.

Trang 19

Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kì 2001-2009

Tăng trưởng

(%) Giá trị (USD)

Tăng trưởng(%)

Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sụt giảm về sản lượng cũngnhư giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì.

Trước hết, đó là do từ giữa năm 2007, nền kinh tế Hoa Kì khủng hoảng,người tiêu dùng Hoa Kì đã giảm dần sức mua, đặc biệt là mặt hàng tôm vốn là mặthàng cao cấp bị liệt vào danh sách tiết giảm Báo cáo của Cục khí quyển và hảidương quốc gia Hoa Kì (NOAA) chỉ ra rằng năm 2007, người tiêu dùng Hoa Kì tiêuthụ 2,23 triệu tấn thủy sản, giảm 0,7% so với năm 2006 là 2.247 triệu tấn.

Thứ hai, đó là do từ năm 2007, ngân hàng Hoa Kì thắt chặt tín dụng gây ratình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kì thiếu vốn mua hàng, phải nợ tiềnhàng của các doanh nghiệp Việt Nam và thanh toán khi bán xong hàng Nhiều thờiđiểm đồng Việt Nam khan hiếm, doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong việcchuyển đổi tiền, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư.

Trang 20

Thêm vào đó, năm 2008 là năm diễn biến thất thường, nhiều mưa bão, ápthấp nhiệt đới gây thiệt hại nặng cho nhiều người nuôi thủy sản và ngư dân khaithác.

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung nhưng sốliệu của Tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản cả nước mang lại kimngạch khoảng 4,2 tỷ USD, giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so với thựchiện cả năm 2008 Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường HoaKỳ là 711.145.746 USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch

Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam 2009

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủysản trong 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 771 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳnăm trước Trên thị trường, hầu hết các loại thủy sản vẫn đang xu hướng tăng và giáở mức khá cao do nguồn cung yếu.

2.1.2 Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Namtrong đó tôm, cá tra, cá basa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Nga

Trang 21

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu sang Hoa Kìnăm 2009

6.8%0.8%6.3% 0.4%

Mực&bạch tuộcCá khácHàng khô

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

Đối với mặt hàng cá tra, cá basa

Tuy Hoa Kì nhập khẩu cá da trơn từ nhiều nguồn khác nhau như TrungQuốc, Thái Lan, Indonesia nhưng mặt hàng cá da trơn của Việt Nam vẫn chiếm ưuthế lớn.

Theo số liệu thống kê Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, khối lượng cá da trơn nhậpkhẩu vào Hoa Kì tăng nhanh chóng trong những năm gần đây Năm 2006, lượng cáda trơn nhập khẩu vào thị trường này tăng gấp đôi so với năm 2005 ở mức 74,964triệu pound Năm 2007 là 84,605 triệu pound,năm 2008 là năm kỉ lục nhất kể từnăm 1994 với khối lượng là 102,428 triệu pound ( Nguồn: Báo cáo Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn).

Nhưng trong thời gian gần đây, cá tra và cá basa của Việt Nam đang bị đedọa khi mà đạo luật Farm Bill đã được Quốc hội Hoa Kì thông qua và chuẩn bị đưavào thực hiện, trong đó quy định mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam nằm trongnhóm cá Catfish Theo đạo luật này, cá tra Việt Nam được xem là cá da trơn vàphải tuân thủ những điều kiện sản xuất tương đương tại Mỹ thì mới có thể xuất khẩuđược vào thị trường này Đạo luật Farm Bill đã được thông qua và khi chính thức cóhiệu lực thì nhiều khả năng cá tra Việt Nam sẽ hết đường vào Mỹ bởi những rào cảnkỹ thuật hết sức khắt khe, nhất là phải tuân thủ các điều kiện như phải nuôi ở ao

Trang 22

nông, nước giếng khoan, khác hẳn môi trường nuôi trên sông Mê Kông hiện nay ởViệt Nam

Chính vì vậy các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam phải có ngay kế hoạchđể ứng phó, can thiệp nhằm hạn chế những điều luật thiệt thòi cho người nuôi cáViệt Nam Trong trường hợp xấu nhất, nông dân Việt Nam phải tự thay đổi tậpquán sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nước nhậpkhẩu”.

Năm 2009, sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủysản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này Kể từ sau vụ kiệnchống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cánày không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước Thị trườngMỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăngkhả quan Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của ViệtNam dù cho đến tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyếtđịnh duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 14.368 tấn cá tra, ba sasang Mỹvà hiện là nước có sản lượng cá ba sa xuất khẩu hàng đầu sang thị trườngnước này Năm 2008 xuất khẩu cá basa vào Mỹ đạt khoảng 44.200 tấn tăng khoảng27% so với năm 2007 Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và doMỹ áp đặt kiểm soát chặt chẽ nhưng tiềm năng phát triển của cá tra, cá basa vào thịtrường này vẫn rộng mở, do sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao và giá cả rấtcạnh tranh Tuy nhiên, về mặt lâu dài, các Hiệp hội ngành hàng cần chú trọng hơnnữa trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng cá tra, cá basa của ViệtNam nhằm kiểm soát chặt chẽ yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao củangười tiêu dùng Mỹ.

Trang 23

Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang Hoa Kì 2001-2009(tấn)

20012002200320042005 2006200720082009xuât khâu cá tra và cá basa sang Hoa Kì

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)

Đối với mặt hàng tôm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu

thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì với mức tổng kim ngạch xuất khẩu được duy trì

tương đối ổn định, trên 30 nghìn tấn.

Vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam bị Hoa Kìkhởi kiện vào 31/12/2003 đã làm kim ngạch tôm đông lạnh Việt Nam xuất khẩusang Hoa Kì giảm mạnh Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu tôm sang HoaKì đạt52.439 tấn trị giá 513 triệu USD thì năm 2004 giảm 23,5% về giá trị Sang đến năm2005, 2006 thì thị trường xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Xuất khẩu cá tra và cá ba sa sang Hoa Kỳ

Trang 24

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kì 2001 – 2009

Tuy nhiên, năm 2009 Hoa Kì vẫn là thị trường xuất khẩu tôm thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch 7 thángnăm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD).Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Báo cáo của văn phòng Khoa học công nghệ, Cục nghề cá biển quốc gia HoaKì – NMFS 2007 cho biết tổng nhập khẩu tôm của Hoa Kì trị giá khoảng 2,33 tỉ

Khối lượngGiá trị

Trang 25

Bảng 2.2: Nhập khẩu tôm của Hoa Kì 2003-2009

(đơn vị: 1000 tấn)

Nhập khẩu tôm của Hoa Kì

Thái Lan 190,1 289,3 201,3 216 269,3 237,3 247,5Inđônêxia 38,9 37,8 90,9 118,3 93,9 148,7 149,6

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn như hiệnnay, khả năng tiêu thụ ở thị trường Hoa Kì giảm nhẹ, tiêu thụ thủy sản theo đầungười của Hoa Kì năm 2009 đạt 7,41kg, giảm 1.7% so với năm 2008.

Mặc dù vậy, xu hướng là ngày càng có nhiều nước tham gia hoạt động xuấtkhẩu thủy sản vào Hoa Kì Hiện nay có đến hơn 40 nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kìso với vài nước như trước đây, nhiều nhà xuất khẩu mới xuất khẩu cá vào Hoa Kìnhư Ecuado, Peru, Srilanka… chính điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh

Trang 26

gay gắt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, gây khó khăn cho các doanhnghiệp Việt Nam đặc biệt là sau khi có phán quyết về mức thuế bán phá giá của BộThương Mại Hoa Kì.

Hiện nay, 2 đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sảnViệt Nam là Thái Lan và Ấn Độ Do có ngành công nghiệp chế biến phát triển hơnhẳn Việt Nam, họ đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản có hàm lượng chế biếncao, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường Hoa Kì.

Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang gặp phải khó khăn trongviệc đáp ứng những rào cản kĩ thuật mà tiêu biểu là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm của Hoa Kì Trong thời gian qua, có nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam bị cáccơ quan kiểm soát chất lượng của Hoa Kì cảnh báo là không đảm bảo tiêu chuẩn antoàn vệ sinh thực phẩm như nhiễm vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, kháng sinh cóhại… Nếu không được xử lý kịp thời thì điều này có thể dẫn đến việc bị áp dụngchế độ kiểm tra nghiêm ngặt hoặc bị hạn chế nhập khẩu

Như vậy, có thể thấy thời gian qua Việt Nam đã từng bước nâng cao chấtlượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thủy sảnViệt Nam trên thị trường Hoa Kì Tuy nhiên trong thời gian tới các doanh nghiệpthủy sản cũng như các bộ ngành có liên quan cần kết hợp chặt chẽ, nỗ lực hết mìnhđể có thể vượt qua những khó khăn và thách thức trong thời gian tới.

2.1.4 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trườngHoa Kì

2.1.4.1 Những thành tựu đạt được

- Trong thời gian qua, danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng thuỷ sản chếbiến không ngừng gia tăng Các doanh nghiệp đã dần dần chuyển từ việc xuất khẩuchủ yếu các sản phẩm đông lạnh sangcác sản phẩm ăn sẵn Tuy nhiên thủy sản ViệtNam vẫn còn tiềm năng rất lớn trong xuất khẩu thủy sản và hải sản chế biến vì thịtrường Hoa Kì là một thị trường lớn với hệ thống phân phối các sản phẩm thủy sảnrất phát triển.

- Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì ngàycàng được nâng cao Chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng đồng thời

Trang 27

2.1.4.2 Thách thức và những vấn đề đặt ra

Thách thức đầu tiên đặt ra là tác động cộng hưởng của hàng rào kĩ thuậttrong môi trường kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay do cấc nhà nhậpkhẩu nói chung và Hoa Kì nói riêng sẽ chú trọng khai thác các rào cản kĩ thuậtnhằmđảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trong nước Ở Hoa Kì, Bộ Nông nghiệp Hoa Kìđang thực hiện Luật Nông nghiệp (Farm Bill 2008) trong đó bao gồm việc địnhnghĩa lại catfish nhằmtạo ra nhiều rào cản hơn nữa đối với mặt hàng cá tra, cá basacủa Việt Nam, hạn chế xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kì.

Thêm vào đó là việc thiếu nghiêm trọng nguồn nguyên liệu cho chế biến, đặcbiệt là khu vực miền Bắc và miền Trung thiếu đến 50-70%/năm nguyên liệu Quátrình sản xuất ở nước ta chủ yếu mang tính mùa vụ do nguồn nguyên liệu không ổnđịnh, lúc thừa lúc thiếu Để khai thác tối đa công suất của các nhà máy chế biến, bêncạnh những tháng đủ nguyên liệu thu mua từ người nuôi trồng, những tháng thiếunguyên liệu buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp ViệtNam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc trongquá trình thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi hoặc đánh bắt xa bờ Ví dụ: Thời điểmcuối tháng 9, đầu tháng 10 là cuối vụ thu hoạch tôm chân trắng ở khu vực miềnTrung và Nam Trung Bộ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thumua nguyên liệu cho sản xuất.

Quá trình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam dang phát triển một cách tự phát,thiếu quy hoạch, không đồng bộ thống nhất trong trong việc phát triển như: thuỷ lợi,giống, thức ăn…Hoạt động kiểm tra tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểmsoát dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản chưa chặt chẽ khiến dư lượngkháng sinh trong các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn khá cao, đặc biệt là mặt hàng tômgây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, khả năng truy xuất nguồn gốc sảnphẩm gặp phải khó khăn lớn do việc nuôi trồng diễn ra manh mún, trình độ sản xuấtchưa đồng đều cũng khiến cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chịunhiều sức ép về giá Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn chưa tiến hành quy hoạchvùng nuôi trồng một cách khoa học, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Do công nghệ chế biến chưa phát triển,vẫn còn ở mức thấp so với các nướcnhư Thái Lan, Trung Quốcnên các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫncòn đơn điệu, chưa đa dạng, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dướidạng thô hoặc ở dạng sơ chế, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này

Trang 28

còn thấp Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có uy tín cao về các sản phẩm mực khô lộtda cao cấp, tôm khô cũng không thể sản xuất vì nguồn nguyên liệu đảm bảo an toànvệ sinh quá ít.

Ngành thủy sản cũng chưa có những chương trình xúc tiến thương mại tổngthể cho thủy sản Việt Nam Chưa có kênh thông tin đến từng người tiêu dùng màmới chỉ có kênh thông tin đến nhà nước và cơ quan quản lý nên chưa tạo hiệu quảquảng cáo cao.

Một vấn đề nữa là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nayquá cao vì ngoài chi phí về vận tải, container, cảng biển, hải quan,…thì chi phí kiểmtra chất lượng sản phẩm thủy sản trước khi xuất khẩu cao gần bằng chi phí vậnchuyển container đến Trung Mĩ hoặc châu Âu (khoảng 1000USD/container).

Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam còn thấp do chủng loại mặthàng còn nghèo nàn, không phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cábasa dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị xuất khẩu không cao.

Một thách thức quan trọng nữa là do thiếu sự đồng thuận giữa các doanhnghiệp, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá tạo điều kiệncho các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá đối với các doanh nghiệp khác, tạo hiệuứng giảm giá dây chuyền Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp thống nhất không thumua nguyên liệu bảo quản bằng hóa chất thì có thể khiến ngư dân cải thiện chấtlượng nguyên liệu thủy sản

Từnhững thác thức như trên, vấn đề đặt ra đối với thủy sản Việt Nam là cầncó những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực xuất khẩu cho mặthàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì.

2.2 Khái quát về các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuấtkhẩu của Việt Nam

2.2.1 Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với thủy sản nhập khẩu

2.2.1.1 Quy định của Hoa Kì về vệ sinh an toàn thực phẩm

a Tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Control Critical Point- Hệ thống phân

Trang 29

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì phải gửi kế hoạch,chương trình HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA), nếu FDAkết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu FDA sẽ kiểm tratừng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chiphí phất sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lạiở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩntoàn vệsinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báonhanh.

Hiện nay, FDA đã kí Bản ghi nhớ (MOU) với Canada, Hàn Quốc, một sốnước Nam Mỹ đối với hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, điều nay cho phép cơ quan cóthẩm quyền cao nhất về kiểm soát VSATTP tại nước xuất khẩu tự chỉ định doanhnghiệp được xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kì mà không cần trình kế hoạch, chươngtrình HACCP.

b Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại

Theo luật này, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Dịch vụ sức khỏe và Conngười xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra một hệ thống nhập khẩu thủy sản an toànhơn Hai bộ được yêu cầu kiểm tra và thực hiện kiểm nghiệm đối với thủy sản nhậpkhẩu, thanh tra các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, thực hiện trợ giúp kĩ thuật và đàotạo cho chính phủ và các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, tăng cường nhập khẩu từ cácnước có quá trình duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh cao

Luật cho phép tăng cường số lượng và năng lực các phòng kiểm nghiệmthuộc Cơ quan quản lí Đại Dương và khí quyển quốc gia (NOAA) có tham giachương trình thanh tra thủy sản của Cục nghề cá biển Hoa Kì Một khoản ngân sáchlà 15 triệu USD hàng năm sẽ được cấp cho giai đoạn từ 2009-2013 để thực hiện cácđiều khoản trong luật.

c Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản ở Hoa Kì

Theo quy định của FDA, ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thủy sản trừnhững loại kháng sinh bị cấm còn lại đều được phép sử dụng, ngược lại ở Hoa Kì,trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả đều bị cấm FDA đã chỉrõ 6 loại kháng sinh được phép sử dụng, tên nhà cung cấp, đối tượng, quy định và

Trang 30

cách thức sử dụng từng loại: chorionic ganadotropin, formalin solution, tricainemethanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine, hỗn hợp sulfadimethoxine

Bên cạnh đó, FDA còn quy định 18 thứ khác không phải là kháng sinh trongnuôi trồng thủy sản gồm có: axit acetic, calcium chloride, calcium oxide, carbondioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, ice, magnesium sulfate,hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidone iodine, sodium bicarbonate,sodium chloride, sodium sunfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic.

d Dự luật H.R.3610 gồm những quy định sau:

Dự luật H.R.3610 còn được gọi là Luật an toàn nhập khẩu thực phẩm vàdược phẩm 2007,nhằm siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an toàn thực phẩm và dượcphẩm nhập khẩu vào Hoa Kì Luật gồm 14 điều, trong đó có những quy định nhưsau:

+Thu phí sử dụng khi nhập khẩu

Khi nhập khẩu các lô hàng thực phẩm và dược phẩm sẽ phải thu phí sử dụng,phí này được dung cho việc thuê thêm nhân viên kiểm tra tại cảng nước xuất khẩuvà nhập khẩu, tăng cường nhân lực và trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm củaFDA để thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm và dược phẩm một cách hiệu quả.

+ Hạn chế số cảng nhập thực phẩm

Việc nhập khẩu thực phẩm có thể bị hạn chế vào một số cảng nhất định, nơimà FDA trang bị đầy đủ nhân lực và thiết bị để tiến hành kiểm tra.

+ Kiểm soát các nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu tại Hoa Kì sẽ phải bị kiểm tra, bắt buộc, phải lưu trữ các chitiết và chứng từ cần thiết để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm nhạp khẩu và xuấttrình lên chính phủ các tài liệu về đảm bảo an ninh hệ thống cung cấp Khi có dấuhiệu vi phạm thì công ty và giám đốc đều phải chịu trách trước pháp luật.

+ Tiền phạt

Nếu nhà nhập khẩu bị phát hiện nhập khẩu các loại thực phẩm không đảmbảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật Thực phẩm vàDược phẩm hiện hành sẽ phải chịu phạt tiền lên đến 500.000USD

Trang 31

định Đây sẽ là lời cảnh báo đối với các nhà nhập khẩu khi họ buộc phải xem xétđiều chỉnh bản “Kế hoạch quản lý triệu hồi” của họ.

+ Yêu cầu chứng nhận

Theo dự luật, FDA sẽ bị buộc phải thay đổi phương thức và biện pháp quảnlý an toàn thực phẩm nhập khẩu để phù hợp với các quy định của USDA Điều nàycó nghĩa là họ phải quy định các quốc gia và cơ sở sản xuất thực phẩm có hệ thốngđảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với hệ thống của Hoa Kì, cấp code cho các cơsở này và tăng cường mức độ kiểm tra các lô hàng nhập khẩu hơn nhiều lần so vớitrước đây.

+ Hạn chế sử dụng oxit cacbon và bắt buộc ghi nhãn

Quy định ghi nhãn dự kiến bắt buộc như sau: “LƯU Ý AN TOÀN: Oxitcacbon đã được sử dụng để tạo màu cho sản phẩm này Không nên chỉ dựa vào màusắc và thời hạn để đánh giá độ tươi của sản phẩm Phải loại bỏ các sản phẩm có mùikhó chịu, bị nhầy nhớt hoặc bao gói bị bục”.

2.2.1.2 Quy định của Hoa Kì về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

Đây là quy định của một số luật chủ yếu của Hoa Kì nhằm bảo vệ môitrường có sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nướcxuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kì áp dụng những thông lệ bảo vệ loài cá heo, hải sản,chim rừng và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác.

- Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 quy định cấm nhập khẩu động vậtbiển có vú và sản phẩm của loài này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoahọc Luật cũng cho phép Bộ Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chếbiến từ cá nếu quá trình đánh bắt dẫn đến nguy hiểm cho các loài động vật có vú ởbiển mà vượt quá tiêu chuẩn của Hoa Kì Ngoài ra, đến năm 1984, có bổ sung thêmđiều luật yêu cầu các nước xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kì phải chứng minh có ápdung chương trình bảo tồn cá heo tương đương với chương trình của Hoa Kì.

- Đạo luật năm 1973 về các lài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho phép BộNội Vụ Hoa Kì được quyền cấm nhập khẩu một số loài động vật hay họ động vật cónguy cơ tuyệt chủng.

- Luật bảo vệ động vật hoang dã nằm trong nhóm luật bảo vệ môi trườngnhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, những ai vi phạm luật này sẽ bị xử lýtheo quy định của Luật pháp Hoa Kì.

Trang 32

- Luật thực thi lệnh cấm đánh bát ngoài khơi xa bằng lưới quét

Luật được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm viquốc tế Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét với quy môlớn ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.

Ngoài ra, Luật công Mỹ 102- 162 đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trênthế giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm đối với loài rùa biển trừ khi nước đánh bắtđược chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền ử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển.

2.2.1.3 Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản

Luật này được áp dụng từ ngày 30/9/2008, quy định các nhà bán lẻ thựcphẩmtại Hoa Kì phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (nước sản xuất) đối với các sản phẩm thủysản, thịt tươi, các sản phẩm tiêu dung khác Ngoài ra, luật này cũng cho phép ghinhãn vùng đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, ví dụ như “ Trồng tạiCanifornia”.

Luật này không áp dụng đối với thực phẩm chế biến, thực phẩm bán tại cácnhà hàng đặc sản, trường học, bệnh viện, các tổ chức cung cấp dịch vụ ăn uống.Riêng thủy sản nuôi và đánh bắt tự nhiên tại Hoa Kì, thủy sản từ Indonexia, Aixolenđược áp dụng quy định về xuất xứ từ năm 2005 Những thực phẩm tươi không cónguồn gốc xuất xứ sẽ phải chịu mức phạt 1000 USD.

Luật ghi nhãn gây khó khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấytờ là một vấn đề gây phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp này.Tuy nhiên, luật này lại có tác dụng rất hữu hiệu đối với người tiêu dùng để có thể dễdàng lựa chọn được sản phẩm với những thông tin về xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.

2.2.1.4 Dự luật nông nghiệp 2008

Dự luật nông nghiệp 2008 còn được gọi là Luật nông trại 2008 (Farm Bill2008) đang trong quá trình triển khai, cho phép Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì (USDA)thanh kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhóm cá da trơn (catfish) màtrước đây do Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì đảm nhiệm Ngoài ra, USDAcũng tiến hành mở rộng định nghĩa catfish nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra củaViệt Nam, vì theo luật này cá tra xuất khẩu sang Hoa Kì được quản lí bởi hệ thốngchất lượng và sản xuất tương đương hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất của

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang HoaKì 2001-2009 - Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.doc
Bảng 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang HoaKì 2001-2009 (Trang 19)
Bảng 2.2: Nhập khẩu tôm của HoaKì 2003-2009 - Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.doc
Bảng 2.2 Nhập khẩu tôm của HoaKì 2003-2009 (Trang 25)
Bảng 2.3: Danh sách các sản phẩm được chứng nhận BAP của một số nước - Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.doc
Bảng 2.3 Danh sách các sản phẩm được chứng nhận BAP của một số nước (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w