Những năm qua, cùng với quá trình đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 51/NQ - TW của Bộ Chính trị khóa IX “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ hu
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Văn Tự
Trang 2Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề
1.2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công
bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 23
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG
TẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
2.1 Tư duy sáng tạo và thực chất phát triển tư duy sáng tạo của
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam 302.2 Những nhân tố cơ bản quy định phát triển tư duy sáng tạo của
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam 54
Chương 3 THỰC TRẠNG, NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ YÊU
CẦU PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
3.1 Thực trạng phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 793.2 Dự báo những yếu tố tác động và yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo
của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 105
Chương 4 MÔT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG
TẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
4.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phát triển tư duy sáng tạo
4.2 Tăng cường rèn luyện chính trị viên trong hoạt động thực tiễn
quân sự và xây dựng môi trường thuận lợi ở đơn vị nhằm pháttriển tư duy sáng tạo của chính trị viên 1384.3 Phát huy vai trò của các chủ thể trong phát triển tư duy sáng tạo
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam là người chủ trì vềchính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cùng cấp về toàn bộ hoạtđộng công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cấp phân đội Là người trựctiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trong điều kiện thực tiễnsinh động, phong phú, phức tạp ở đơn vị, chính trị viên cần phải có tư duy sángtạo, nhạy bén, tránh bảo thủ, giáo điều Cùng với phẩm chất đạo đức cáchmạng, năng lực công tác tốt, có uy tín cao, tư duy sáng tạo sẽ giúp chính trịviên linh hoạt, năng động, kịp thời đưa ra những nội dung, phương thức mới,độc đáo, hiệu quả để nâng cao chất lượng chủ trì về chính trị, chất lượng hoạtđộng công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cấp phân đội, góp phần xâydựng đơn vị, Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng đơn vị,Quân đội vững mạnh toàn diện
Những năm qua, cùng với quá trình đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số
51/NQ - TW của Bộ Chính trị khóa IX “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính
ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, cấp ủy, chỉ huy các cấp
đã nhận thức được tầm quan trọng và chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt độnggiáo dục, bồi dưỡng phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho chính trịviên, trong đó phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên là một trongnhững ưu tiên hàng đầu Ở nhà trường, công tác đào tạo chính trị viên đãhướng mạnh hơn đến phát huy tính tích cực, rèn luyện tư duy sáng tạo chongười học gắn với đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương phápgiảng dạy Ở đơn vị, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quanchính trị về phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên có nhiều chuyểnbiến tích cực Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển tư duy sáng tạo của
Trang 4chính trị viên hiện nay còn có những hạn chế, biểu hiện trong công tác đàotạo, bồi dưỡng chính trị viên, trong nhận thức, trách nhiệm của của cấp ủy, chỉhuy, cơ quan chính trị, Một bộ phận chính trị viên còn chưa linh hoạt, sángtạo trong chủ trì về chính trị, trong tiến hành hoạt động công tác đảng, công tácchính trị ở đơn vị, còn thụ động, rập khuôn, lệ thuộc vào sự chỉ đạo, hướng dẫncủa cấp trên dẫn đến chất lượng công tác còn hạn chế
Hiện nay và những năm tới, trước sự phát triển nhanh chóng của cáchmạng khoa học - công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, tư duy sáng tạo của con người càng trởthành tiêu chí, yêu cầu vô cùng quan trọng đối với mọi lĩnh vực xã hội.Những tác động của tình hình thế giới, khu vực, sự chống phá quyết liệt củacác thế lực thù địch; tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo đến lĩnh vựcquân sự, sự xuất hiện của các loại hình chiến tranh kiểu mới (chiến tranhmạng, chiến tranh thông tin,…); nhiệm vụ xây dựng quân đội tiếp tục đặt ranhững yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quân đội, trong
đó có chính trị viên Theo đó, phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên làđặc biệt quan trọng và cấp thiết Tư duy sáng tạo giúp chính trị viên linhhoạt, nhạy bén, kịp thời xử lý có hiệu quả các nhiệm vụ, các tình huống nảysinh trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị cấp phân đội, hoàn thành tốt hơncương vị chủ trì về chính trị, lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành các hoạt độngcông tác đảng, công tác chính trị trong tình hình mới Bên cạnh đó, vấn đềphát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân ViệtNam hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản,
có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn
Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn vấn đề “Phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Trang 52 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phân tích thực trạng tình hìnhphát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân ViệtNam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển tư duy sáng tạocủa chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định phát triển tư duysáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Đánh giá thực trạng, dự báo những yếu tố tác động và yêu cầu pháttriển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Namhiện nay
Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển tư duy sáng tạo của chính trịviên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dânViệt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Về không gian: Nghiên cứu, khảo sát những vấn đề liên quan phát triển tư
duy sáng tạo của chính trị viên ở một số đơn vị thuộc các sư đoàn bộ binh đủ quânphía bắc và công tác đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị
Về thời gian: Luận án sử dụng các tài liệu, số liệu phục vụ công tác
nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2019
Trang 64 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận nhậnthức, về con người, về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt về xâydựng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào tình hình phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viêntrong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, chủ yếu thông qua các kết quảđiều tra, khảo sát của tác giả và những số liệu báo cáo, tổng kết của các cơquan, đơn vị, nhà trường có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung là hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận án còn sửdụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khái quát hóa và trừutượng hóa, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp,quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia,… đểgiải quyết các nhiệm vụ đặt ra
5 Những đóng góp mới của luận án
Quan niệm về tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhândân Việt Nam, thực chất phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trongQuân đội nhân dân Việt Nam
Những nhân tố cơ bản quy định phát triển tư duy sáng tạo của chính trịviên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Giải pháp cơ bản phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 76 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát, bổ sung một số vấn
đề lý luận khoa học về phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trongQuân đội nhân dân Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc thực hiện các giảipháp thúc đẩy quá trình phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùnglàm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học về các nội dung liên quan
7 Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đề tài luận án,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu
có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến tư duy, tư duy sáng tạo và phát triển tư duy sáng tạo
Những công trình ở nước ngoài: Tác giả I Ia Lecne với công trình
“Dạy học nêu vấn đề” [46] đã chỉ ra bản chất tư duy: “Tư duy, nhằm mục
đích nhận thức thế giới, là quá trình xác lập những liên hệ giữa các tri thức vềthực tại và xây dựng những tri thức mới” [46, tr 15] Tác giả cho rằng, có haikiểu tư duy cá nhân: một kiểu là tư duy tái tạo cái đã biết, đã gặp; kiểu kia là
tư duy sáng tạo, tức là tư duy để tìm ra cái mới Quá trình sáng tạo của tư duy
có các đặc trưng: có sự tự lực chuyển các tri thức và kỹ năng sang một tìnhhuống mới; nhìn thấy những vấn đề mới trong các điều kiện quen biết “đúngquy cách”; nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết; nhìn thấy cấutrúc của đối tượng đang nghiên cứu
Trong công trình “Những vấn đề cơ bản của triết học” [30], tác giả
S E Frost nhận định: “Tất cả chúng ta đều có những ý tưởng hoặc những tưduy, chúng ta nhìn thấy thế giới xung quanh và nhớ những gì chúng ta nhìnthấy Chúng ta đưa ra những sự suy luận từ thực tế mà chúng ta cảm nhận, rút
ra kết luận và biến chúng thành nền tảng cơ sở cho hành động của chúng ta.Chúng ta đã cho rằng “con người” là sinh vật sống biết tư duy” [30, tr 310].Tác giả phân tích, có một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư duy sángtạo tiến lên nhờ ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, người tư duy sẽ nghiên cứuvấn đề của mình một cách cẩn thận và thu thập dữ liệu thích đáng về nó; giaiđoạn ấp ủ những dữ liệu này; giai đoạn cá nhân cảm nhận sự lóe lên của một
Trang 9giả thuyết về giải pháp có thể, giả thuyết này được kiểm định cả về trí tuệ vàthực tế để phát hiện xem nó có đầy đủ hay không.
Trong công trình “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm” [10], tác giả
V A Cruchetxki từ góc độ tiếp cận của tâm lý học đã đưa ra ba cấp độ của tưduy, đó là những cấp độ tư duy khác nhau, có mối quan hệ biện chứng, cấp độ
tư duy này làm tiền đề cho cấp độ tư duy kia Tác giả luận giải mối quan hệgiữa các khái niệm: “tư duy tích cực”, “tư duy độc lập” và “tư duy sáng tạo”.Tác giả quan niệm, tư duy sáng tạo là sự kết hợp cao nhất, hoàn thiện nhất của
tư duy độc lập và tư duy tích cực Tư duy sáng tạo không phụ thuộc vào cái
đã có, tính độc lập của nó biểu hiện ở việc đạt mục đích cũng như giải pháp
Tác giả Zeng Hua với công trình “Tự đột phá mình, bí quyết tư duy của những người thành đạt” [37] cho rằng, thế giới hiện nay đang biến đổi rất
mạnh mẽ, phương thức tư duy của con người cũng đòi hỏi phải có sự đột phámới có thể theo kịp bước đi của thời đại Theo tác giả, tư duy sáng tạo làthành quả riêng có của loài người Tư duy sáng tạo khác với tư duy dạng bảothủ là nó đột phá quy phạm của tư duy truyền thống, không bị ràng buộc, cótính mới mẻ và tính sáng tạo; là “hoạt động tư duy dùng phương thức mới đểgiải quyết vấn đề,…, mang tính chủ động, tính đặc biệt rõ ràng” [37, tr 70]
Nghiên cứu về tư duy của người chỉ huy quân sự, tác giả A Ph Sramtrenco
với công trình “Những vấn đề tâm lý học trong chỉ huy bộ đội” [81], cho
rằng: “Tư duy là quá trình nhận thức cao nhất, thực chất của nó là phản ánhvào ý thức con người hiện thực khách quan trong mối liên hệ và quan hệ bảnchất nhất, có tính quy luật… Tư duy là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc nhận thứchiện thực” [81, tr 51] Theo tác giả, tư duy của người chỉ huy quân sự có cácphẩm chất: độ sâu, rộng, tầm nhìn xa, độ nhanh, tính mềm dẻo, óc phê phán,tính độc lập, lòng dũng cảm, sự thận trọng, sự khôn ngoan, tính rõ ràng vàgiản dị Tư duy của người chỉ huy phải có tính sáng tạo, bởi vì chẳng nhữnglối tư duy giáo điều mà cả lối tư duy logic hình thức vốn thiếu tính chất mềmnhuyễn khi phán đoán và thiếu đi nắm bản chất tình huống, cũng đều không
Trang 10đem lại một hoạt động có kết quả cho người chỉ huy khi chỉ huy bộ đội trongtình huống phức tạp và biến đổi nhanh chóng.
Các công trình: “Tự học cách tư duy - Tư duy hoàn hảo” [5] của tác giả Edward De Bono; “Phương pháp tư duy siêu tốc” [11] của hai tác giả Bobbi
Deporter và Mike Hernacki đều cho rằng tư duy sáng tạo là một thuộc tính bảnchất, là kỹ năng cơ bản nhất, phổ biến, vốn có của con người, do đó, có thể đượcphát triển thông qua học và luyện tập Tư duy sáng tạo nếu không được rèn luyện,củng cố thì sẽ mai một Theo Edward De Bono, “…thực thi nhiệm vụ, đàm phán
và cả giải quyết vấn đề đều đòi hỏi tư duy sáng tạo Sáng tạo là một trong nhữngthành phần then chốt trong tư duy Mục đích của nó là đưa ra những ý tưởng mới
và những sự lựa chọn sáng suốt” [5, tr 105 - 106] Hai tác giả Bobbi Deporter &Mike Hernacki cho rằng: “Tất cả chúng ta cũng có thể trở thành nhà tư tưởng sángtạo, có khả năng giải quyết mọi vấn đề Điều cần thiết là phải có trí tò mò, sẵnsàng mạo hiểm, và ham muốn làm mọi việc một cách hiệu quả” [11, tr 298] Cáctác giả cũng đã chỉ ra vai trò của môi trường sáng tạo và những quy tắc nhất địnhkhi các chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo phải tuân thủ theo chúng Dù bất luậnthế nào thì khởi nguồn, tiền đề của tư duy sáng tạo đều xuất phát từ tri thức, kiếnthức, “hãy tự trang bị cho mình càng nhiều tri thức càng tốt Và hãy để cho nhữngtri thức đó tỏa sáng” [11, tr 346]
Tác giả Ađam Khoo với công trình “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh”
[45] đã có những nghiên cứu về phương pháp giúp con người làm chủ cảm xúc
và giải phóng tư duy để đạt được những kết quả tối ưu trong công việc Tác giảcho rằng, trong mỗi người đã có tất cả những điều kiện cần thiết để thành côngnếu như họ chủ động tìm kiếm và chuẩn bị cho nó Theo tác giả, “một khi bạn đãhọc được cách lập trình bộ não của mình và biết cách cài đặt các chương trìnhmới ưu việt hơn, bạn sẽ thay đổi được cách tư duy và hành động của bản thân
Từ đó, bằng cách luôn suy nghĩ và hành động tích cực, bạn có thể đạt được bất
cứ thành công nào mà bạn mong muốn” [45, tr 10] Niềm tin chính là công tắcđóng mở những tiềm năng phi thường trong mỗi con người
Trang 11Tác giả David Schwartz với công trình “Dám nghĩ lớn” [79] cho rằng,
“người thành công và kẻ thất bại chỉ khác nhau ở cách nghĩ” Theo đó, vấn đềsuy nghĩ sáng tạo được tác giả đặc biệt quan tâm đề cập trong công trình này
“Suy nghĩ sáng tạo - hiểu một cách đơn giản - nằm ở chỗ bạn tìm ra những cách thứcmới mẻ, hợp lý và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó” [79, tr 126] Tácgiả cũng chỉ ra những công cụ giúp mỗi người có suy nghĩ sáng tạo
Những công trình ở trong nước: Tác giả Hồ Bá Thâm với công trình
“Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay” [86] cho
rằng: năng lực tư duy, đặc biệt ở người lãnh đạo, quản lý có tác dụng lớn đếnhoạt động thực tiễn của họ và thông qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển xãhội Tác giả chỉ ra bốn yếu tố mang tính đặc trưng cơ bản cấu thành năng lực
tư duy: một là, yếu tố thấp của năng lực tư duy là năng lực ghi nhớ, tái hiện,
vận dụng những khái niệm, hình tượng khái quát do cảm tính mang lại hoặc
tiếp thu qua sách vở; hai là, năng lực cơ bản của tư duy là trừu tượng hóa, khái quát quát hóa trong phân tích và tổng hợp; ba là, liên tưởng, suy luận
sáng tạo là một loại năng lực cơ bản bậc cao của tư duy, nhờ đó mà tư duytìm được mối liên hệ bản chất, có khả năng vạch ra cái mới, dẫn đến phát
hiện và khám phá; bốn là, trực giác với linh cảm, lóe sáng, tức thời… từ
chiều sâu trí tuệ, là sản phẩm của quá trình tích lũy, chiêm nghiệm trongquan sát, nghiên cứu chứ không phải thần bí
Với công trình “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người”
[41], tác giả Nguyễn Văn Huyên khẳng định: “trong hàng chục thế kỷ đấu tranhdựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam vốn thông minh và có trí tuệ sáng tạotuyệt vời đã từng chiến thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác với nhữngphương tiện kỹ thuật hiện đại nhất của chúng.” [41, tr 99] Để trả lời cho vấn đềđược nêu ra là làm thế nào để bản chất sáng tạo của con người được phát huymạnh mẽ hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả đã chỉ ranhững điều kiện, tiền đề tâm lý - xã hội, chủ quan và khách quan nhằm tạo nênbầu không khí tâm lý sáng tạo, như: vốn tri thức, năng lực trí tuệ của con người;
Trang 12trạng thái tinh thần sẵn sàng công phá cái định hình tù túng, vượt thoát cái cũ lỗithời để nắm bắt cái mới; sự công bằng xã hội…
Trong công trình “Giáo dục đại học, phương pháp dạy và học” [66], tác giả
Lê Đức Ngọc cho rằng: “Tư duy, nghĩa là suy nghĩ, lập luận hệ thống, lôgic và cóchứng cứ; là một đặc tính quan trọng của trí tuệ con người Người ta có thể họcđược các kỹ năng tư duy và nó giúp cho con người trở nên độc đáo, sáng tạo vàcách tân trong giải quyết vấn đề” [66, tr 68] Theo tác giả, trong quá trình dạy học,
để phát triển tư duy cho sinh viên, giảng viên cần phải: đề xuất các vấn đề, tìnhhuống, mâu thuẫn,… nhằm tạo ra sự thách thức và cuốn hút cho sinh viên suy nghĩ;xây dựng môi trường học tập mà trong đó khuyến khích tư duy phát triển; tích cựcquan tâm, nhận xét, tạo niềm tin, khích lệ sinh viên có những ý tưởng sáng tạo
Tác giả Phan Dũng với công trình “Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới”[13] đã có những nghiên cứu rất công phu về vấn đề tư duy sáng tạo, đó
là hệ thống các phương pháp, các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất vàhiệu quả quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định của con người.Theo tác giả, “sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới
và tính ích lợi” [13, tr 21] Từ sự khẳng định, cuộc đời mỗi con người làchuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra, mỗi ngườicần giải quyết tốt các vấn đề và ra các quyết định đúng, tác giả cho rằng quátrình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định là tư duy sáng tạo Tác giảđịnh nghĩa: “Tư duy sáng tạo (creative thinking) là quá trình suy nghĩ đưangười giải: 1) Từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mụcđích, hoặc 2) Từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưuđạt đến mục đích trong một số cách đã biết” [13, tr 31]
Trong công trình “Tâm lý học sáng tạo” [63], tác giả Phạm Thành
Nghị chỉ ra rằng, trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phảisuy nghĩ và hành động để giải quyết vấn đề mới nảy sinh trong công việc vàcuộc sống một cách sáng tạo do điều kiện giải quyết vấn đề thay đổi cùng với
sự thay đổi thường xuyên của môi trường xung quanh Mọi hoạt động của con
Trang 13người ở những mức độ khác nhau đều có liên quan đến sáng tạo Sáng tạo làquá trình tiến tới cái mới, là năng lực tạo ra cái mới, sáng tạo được đánh giátrên cơ sở sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị Sáng tạo có các thuộc tính:tính độc đáo, tính thành thục, tính mềm dẻo, tính chi tiết và tính nhạy cảm vấn
đề Tư duy sáng tạo được khuyến khích bởi động cơ bên trong, lòng say mê,hứng thú với đối tượng và vấn đề nhận thức
Tác giả Trần Văn Phòng với công trình “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội” [70],
cho rằng, năng lực tư duy là những phẩm chất trí tuệ của con người nhằmđáp ứng yêu cầu nhận thức đúng đắn bản chất thế giới tự nhiên, xã hội, conngười, bảo đảm cho hoạt động thực tiễn và hoạt động sáng tạo của con ngườiphù hợp với quy luật, đạt hiệu quả Bằng việc cụ thể hóa các yếu tố cơ bảnhợp thành năng lực tư duy của chủ thể, tác giả xem đó như là tư chất trí tuệ,phẩm chất sáng tạo của họ được huy động vào quá trình tiếp thu tri thứckhoa học, vào nhận thức khách thể ở tầm lý luận, vận dụng tri thức khoa học
đã biết vào hoạt động thực tiễn mang lại hiệu quả và có khả năng sáng tạo ranhững tri thức mới
Trong công trình “Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích
sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay” [35], tác giả Lê Huy Hoàng
quan niệm: Sáng tạo là sự vượt thoát cái cũ, cái đã lỗi thời hay nói cách khác,
là sự vượt ra khỏi những giới hạn thông thường, nhằm giải quyết nhữngnhiệm vụ mới nảy sinh, khám phá và tạo ra cái mới, cái thể hiện một sự tiến
bộ hơn - cái mà bao giờ cũng bao chứa sự vượt thoát về chất, đạt tới một trình
độ cao hơn tất cả những gì đã có trước đó trong sự vật, hiện tượng, cả về nộidung cũng như về hình thức, luôn có trong mọi lĩnh vực hoạt động sống củacon người Cùng với việc chỉ ra một số loại hình sáng tạo trong hoạt độngsống của con người, tác giả đã khái quát về những yếu tố chủ quan và kháchquan quy định năng lực sáng tạo của con người
Trang 14Tác giả Nguyễn Mạnh Cương với công trình “Về bản chất của tư duy”
[8] khẳng định, tư duy là sản phẩm của một cơ quan vật chất sống có tổ chứccao là bộ óc con người; được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễncủa con người Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánhkhái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới Nói đến tính sáng tạo của
tư duy là nói đến sự hình thành tri thức mới về các mối liên hệ và quan hệ, vềtính quy luật khách quan chi phối sự phát triển của các sự kiện và quá trình lịch
sử, về bản chất của các khách thể Trên con đường nhận thức chân lý, chủ thể
tư duy huy động một cách sáng tạo vốn tri thức phong phú đã có, bao gồm cảkinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp; huy động không chỉ tri thức lýluận chung, mà cả sự am hiểu cần thiết, cụ thể về những lĩnh vực “có vấn đề”.Thiếu vốn tri thức phong phú của cuộc sống sẽ không có tư duy sáng tạo
Trong công trình “Tư duy logic và bản chất của tư duy khoa học” [108],
tác giả Vũ Văn Viên đã phân tích một cách khái quát các nghĩa khác nhau củakhái niệm tư duy; trên cơ sở đó, làm rõ bản chất của tư duy logic - tư duy theotính tất yếu của nó, là cái chung vốn có của mọi con người cụ thể Trên lậptrường duy vật biện chứng, tác giả chỉ ra rằng, thuật ngữ tư duy là thuật ngữ đanghĩa, trong đó có ba nghĩa thường được sử dụng: 1) Theo nghĩa rộng nhất (triết
học), tư duy đối lập với tồn tại giống như ý thức đối lập với vật chất, tinh thần đối lập với tự nhiên; 2) Tư duy là những chuẩn mực được hình thành trong lịch
sử hoặc được chủ thể tự giác lựa chọn và chúng có vị trí chi phối hoạt động củacon người, trong đó có hoạt động tư duy tại một thời điểm, một phạm vi nhấtđịnh; 3) Xét từ góc độ logic học, tư duy với tư cách hoạt động của não người
nhằm sản xuất ra tri thức, còn gọi là tư duy đang nhận thức.
Trên cơ sở vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về tư duy, trong
công trình “Về bản chất của tư duy sáng tạo” [43], tác giả Đào Thị Hữu đã
phân tích, làm rõ thêm cách hiểu về tư duy sáng tạo, chỉ ra bản chất và tiêuchí của tư duy sáng tạo Tư duy không chỉ phản ánh bản chất, tính quy luậtcủa thế giới khách quan một cách đặc thù, mà còn là quá trình vận động
Trang 15không ngừng để đạt tới chân lý khách quan Quá trình vận động tới chân lýkhách quan cũng là quá trình tư duy tìm tòi, phát hiện ra cái mới, sáng tạo ratri thức mới về thuộc tính, mối liên hệ bản chất của các đối tượng trong tựnhiên cũng như trong xã hội Theo tác giả, “năng lực tư duy biết nhìn ra giớihạn và vượt qua giới hạn của chính mình, khai mở những cách thức suy tưmới mẻ - đó là thực chất của tư duy sáng tạo” [43, tr 79].
1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quang Phát với công trình “Xây dựng đội ngũ chính
ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”[67] đã
khái quát những luận điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũchính ủy, chính trị viên, trong đó khẳng định đội ngũ này “có vai trò quantrọng hàng đầu đối với việc quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng,của quân đội, của đơn vị, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ thấu suốt với nhiệm
vụ, có quyết tâm cao, hăng hái, tích cực, chủ động, sáng tạo hoàn thành thắnglợi nhiệm vụ được giao” [67, tr 31] Theo tác giả, trước sự phát triển của tìnhhình mới, của nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện nay đang đặt ra những yêucầu rất cao, rất toàn diện đối với người cán bộ chủ trì về chính trị, cả về bảnlĩnh chính trị và năng lực trí tuệ; cả về tư cách đạo đức, lối sống và trình độ tổchức thực tiễn Trong đó, vấn đề năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo của chính
ủy, chính trị viên được tác giả đặc biệt nhấn mạnh Một trong những giải phápđược tác giả coi trọng nhằm góp phần nâng cao năng lực trí tuệ của chính ủy,chính trị viên là tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng toàn diện công tác đàotạo, bồi dưỡng chính ủy, chính trị viên
Trong công trình “Kinh nghiệm công tác chính ủy, chính trị viên” [7],
tác giả Phạm Hồng Cư đã khái quát về mặt lý luận, chỉ ra vai trò, vị trícũng như những kinh nghiệm công tác của người chính ủy, chính trị viên.Một trong những kinh nghiệm được tác giả nhấn mạnh đó là: “Nắm vững
Trang 16và thực hiện sáng tạo chức trách của chính ủy, chính trị viên” [ 7, tr 71].Tác giả đã nêu ra những yêu cầu, trong đó rất chú trọng sự linh hoạt, sángtạo trong thực hiện các nội dung nhiệm vụ cụ thể của chính trị viên Nhữngkhái quát về mặt lý luận và cả những dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử của tácgiả trong cuốn sách giúp nghiên cứu sinh có thêm những tư liệu để đi sâunghiên cứu về đặc điểm, yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo của chính trịviên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trong công trình “Cơ sở tâm lý học của phát triển tư duy sáng tạo ở học viên sĩ quan trong nhà trường quân đội” [1], tác giả Bùi Tuấn Anh đã đi
sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển tư duy sáng tạo ở học viên sĩ quan
Từ góc độ tiếp cận tâm lý học, tác giả chỉ ra các yếu tố tâm lý đóng vai trò là
cơ sở của phát triển tư duy sáng tạo ở đối tượng này; đặc điểm quá trình pháttriển tư duy sáng tạo và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển tưduy sáng tạo Phân tích thực trạng phát triển tư duy sáng tạo ở học viên sĩquan hiện nay với những số liệu và dẫn chứng thực tiễn để minh họa rất sinhđộng; đề xuất những biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển tư duy sáng tạo ởhọc viên sĩ quan trong các nhà trường quân đội hiện nay Kết quả nghiên cứucủa công trình này rất có ý nghĩa để tham khảo khái quát về mặt triết học khinghiên cứu về phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên
Tác giả Lê Quý Trịnh với công trình “Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam” [101] cho rằng khả năng sáng tạo là
yếu tố đặc trưng cơ bản nhất của năng lực trí tuệ con người Theo góc độ triếthọc, “sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vậtchất, tinh thần mới về chất” [101, tr 25] Theo tác giả, khả năng sáng tạo baogồm các phẩm chất tâm lý, tư duy: Tư chất, năng khiếu; tính độc lập, tính phêphán, tính năng động của tư duy; trí tưởng tượng, trực giác; cảm xúc, ý chí,…Đồng thời, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề có tính quy luật của sự phát triểnnăng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ
Trang 17Trong công trình “Phát triển năng lực tư duy lãnh đạo của học viên đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị hiện nay” [88], tác giả Lê Xuân Thủy
đưa ra quan niệm về năng lực tư duy lãnh đạo của học viên đào tạo chính ủy
và cho rằng nó là một thuộc tính trong nhân cách họ, thể hiện dưới dạng tiềmnăng và kết quả học tập, rèn luyện tại Học viện Chính trị Trong quá trình họctập, dung lượng tri thức được bồi đắp càng nhiều sẽ là cơ sở để phát triển tưduy lãnh đạo cho mỗi học viên, chỉ có trên cơ sở đó thì sự phát triển tư duymới đạt đến trình độ sáng tạo cho họ trên cương vị lãnh đạo sau này Pháttriển tư duy lãnh đạo của học viên đào tạo chính ủy là quá trình chuyển hóakhả năng tư duy về hoạt động lãnh đạo đơn vị lên trình độ cao hơn Quá trìnhnày diễn ra dưới tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quancủa các chủ thể tích cực, tự giác; trực tiếp là các chủ thể giáo dục - đào tạo ởHọc viện Chính trị, với những nội dung, phương thức khoa học và sáng tạo
Tác giả Đào Văn Tiến với công trình “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [89]
khẳng định, cùng với việc rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức củangười sĩ quan cách mạng, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quancấp phân đội là thiết thực góp phần tích cực xây dựng quân đội ta đáp ứng yêucầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới Tác giả đã đưa ra quan niệm, làm rõcác yếu tố cấu thành năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội;đồng thời, chỉ ra được đặc điểm riêng và một số vấn đề có tính quy luật của sựphát triển năng lực tư duy sáng tạo ở đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Đề tài này rất
có ý nghĩa giúp tác giả luận án tham khảo để chỉ ra đặc điểm tư duy sáng tạo củachính trị viên - một bộ phận của sĩ quan cấp phân đội
Trong công trình “Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay” [16], tác giả Nguyễn Bá Dương khẳng định: Sự
nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiệnđại nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đặt
Trang 18ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ củamình, người sĩ quan trẻ cấp phân đội cần có đầy đủ phẩm chất, trong đó cómột phẩm chất đặc biệt quan trọng, đó là tư duy biện chứng duy vật Khác với
sĩ quan trung, cao cấp, tư duy của sĩ quan cấp phân đội mang tính chiến thuật, trực tiếp giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở phân đội với những mâu
thuẫn liên tục phát sinh Theo tác giả, “tư duy biện chứng duy vật của sĩ quanphân đội trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay là tư duy sángtạo, mang tính đảng và tính khoa học” [16, tr 25] Tác giả đã chỉ ra những đặcđiểm có tính quy luật; tính tất yếu khách quan, những yêu cầu mới và đề xuất
hệ thống giải pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan phân độitrong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tác giả Nguyễn Văn Huy với công trình “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [40] đã đưa ra
quan niệm về nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên, chỉ ra các yếu tố
cơ bản quy định trực tiếp đến quá trình này Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trịviên, đó là: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn của ngườichính trị viên; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người chính trị viên; xây dựngmôi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trongQuân đội nhân dân Việt Nam
Trong công trình “Một số vấn đề về nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”[4], tác giả Vũ Văn Ban đã có những phân tích về mối quan hệ
của các khái niệm: ý thức, nhận thức và tư duy; chỉ ra một số đặc điểm cơ bảncủa tư duy: tính khái quát hóa; tính sáng tạo; tính gián tiếp và gắn liền vớingôn ngữ; đưa ra quan niệm về nâng cao tư duy lý luận cho giảng viên trẻtrong các học viện, trường sĩ quan quân đội Theo tác giả, chủ thể tác độngđến quá trình này gồm có chủ thể lãnh đạo, chủ thể chỉ huy quản lý, chủ thểtác động và chủ thể tự nâng cao; đồng thời làm rõ các nội dung nâng cao, chỉ
Trang 19ra những yếu tố tác động, khảo sát thực trạng và đưa ra các giải pháp cơ bảnnâng cao tư duy lý luận của giảng viên trẻ hiện nay.
Trong công trình “Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh ngành khoa học xã hội nhân văn quân sự hiện nay” [44], tác giả Đoàn Đức Khánh
cho rằng, ý tưởng sáng tạo chính là phản ánh kết quả của quá trình tư duy dẫnđến phát sinh (phát kiến, phát minh, sáng chế) tạo ra sản phẩm mới có giá trị vềvật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu của đời sống con người Theo tác giả, tiêuchuẩn của ý tưởng sáng tạo được thể hiện ra ở các thuộc tính: tính mới; tínhhữu ích; tính độc đáo, đặc sắc; tính thông suốt; tính hệ thống Gắn với một đốitượng nghiên cứu cụ thể, tác giả đưa ra quan niệm: Ý tưởng sáng tạo củanghiên cứu sinh khoa học xã hội nhân văn quân sự là phản ánh kết quả của quátrình tư duy với nền tảng hệ thống tri thức, hướng đến các phát hiện mới có giátrị về lý luận và thực tiễn, nhằm giải quyết hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra đối với nghiên cứu sinh trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trong công trình“Phát triển tính sáng tạo của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học quân sự”[12], tác giả
Đỗ Đình Dũng đã khẳng định, tính sáng tạo là một trong những phẩm chất trítuệ của người sĩ quan quân đội giúp họ hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tìnhhuống; do vậy, ngay trong quá trình đào tạo người sĩ quan cần phải được pháttriển phẩm chất này Để phát triển tính sáng tạo cho người học cần phải pháttriển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụhọc tập của học viên Thực hiện các nội dung này nhằm hình thành phươngpháp làm việc khoa học, phát triển năng lực sáng tạo trong thực hiện nhiệm
vụ thực tiễn nghề nghiệp của học viên Tác giả đã đề xuất những biện pháptác động sư phạm hướng vào phát triển tính sáng tạo của học viên
Tác giả Nguyễn Giang Nam với công trình “Phát triển tư duy cho học viên ở Học viện Quốc phòng” [61] cho rằng, tư duy của quân nhân được hình
thành và hoàn thiện trong quá trình giáo dục - đào tạo, trong công tác và trongchiến đấu Theo tác giả, “tư duy của người học là sự vận dụng sáng tạo và có
Trang 20hiệu quả những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mỗi người trong tình huống mới,phát hiện những vấn đề mới, tìm ra cách tiếp cận mới Điều kiện hoạt độngquân sự đòi hỏi người cán bộ quân đội cần có tư duy sáng tạo Do vậy, trongquá trình đào tạo, các nhà trường quân sự cần coi trọng phát triển tư duy sángtạo cho người học [61, tr 31 - 32].
Trong công trình “Một số biện pháp phát triển tư duy độc lập sáng tạo đối với học viên đào tạo sĩ quan chính trị quân sự” [102], tác giả Cao Xuân Trung
đã đề xuất một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học viên, đó là:Hình thành ở người học động cơ, mục đích học tập đúng đắn làm cơ sở địnhhướng và thúc đẩy cho quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp, nắm bắt phương pháp tư duy phù hợp với chương trình, nộidung học tập; coi trọng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy họctheo phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”, gắn lý luậnvới thực tiễn, tăng cường phương pháp dạy học nêu vấn đề; đổi mới căn bảnkhâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng học tập của học viên; phát huy vai tròcủa đội ngũ cán bộ quản lý với vai trò “người thầy tại chỗ” hướng dẫn, tạođiều kiện thuận lợi cho học viên phát triển tư duy độc lập, sáng tạo; xây dựngmôi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ
Tác giả Đỗ Mạnh Tôn với công trình “Về phát triển tư duy sáng tạo cho học viên đào tạo sĩ quan hiện nay” [95] khẳng định, trước sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và khoa họcquân sự hiện nay, đòi hỏi người cán bộ quân sự phải có tư duy sáng tạo, biếtvận dụng những tri thức lĩnh hội được ở nhà trường nhằm nâng cao hiệu quảlãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội, giải quyết đúng các vấn đề nảy sinhtrong cuộc sống và hoạt động ở đơn vị Để phát triển tư duy sáng tạo cho họcviên sĩ quan, theo tác giả, các trường đại học quân sự cần thực hiện tốt một sốvấn đề, đó là: Tiếp tục củng cố, xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng đắn,phát triển mạnh mẽ tính tích cực nhận thức cho học viên; đổi mới nội dung dạyhọc; tích cực đổi mới phương pháp dạy học
Trang 21Trong công trình “Phát triển bản lĩnh chính trị và năng lực sáng tạo trong đào tạo chính ủy, chính trị viên hiện nay” [36], tác giả Lê Văn Quang
khẳng định, từ yêu cầu khách quan của nhiệm vụ xây dựng Quân đội trongtình hình mới, đòi hỏi đội ngũ chính ủy, chính trị viên phải có phẩm chất,năng lực toàn diện, đặc biệt là các phẩm chất chính trị, các tri thức khoa học
và năng lực sáng tạo dồi dào để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao Trong
hệ thống nội hàm phẩm chất của người chính ủy, chính trị viên, nhóm phẩmchất hợp thành bản lĩnh chính trị và năng lực sáng tạo của họ chiếm vị trítrung tâm Năng lực sáng tạo của người chính ủy, chính trị viên “là thước đo
về quyết tâm, tính khoa học của quyết định chính trị, của chủ trương, phươngpháp thực hiện có hiệu quả các quyết sách chính trị” [36, tr 72]
1.2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình
đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố
Một là, các công trình khoa học đã đề cập nghiên cứu khá sâu sắc về quan niệm, thuộc tính, vai trò của tư duy, tư duy sáng tạo.
Mặc dù được tiếp cận nghiên cứu, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau,
nhưng tựu trung, các công trình đều thống nhất quan niệm: Tư duy là sản phẩm
của một cơ quan vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người; là trình độcao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực vàsáng tạo về thế giới; được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, sựphát triển của tư duy luôn gắn chặt với vốn tri thức và hoạt động thực tiễn của
con người; là “đòn bẩy” mạnh mẽ trong việc nhận thức thế giới khách quan Tư duy sáng tạo là trình độ cao của tư duy, là quá trình tư duy tìm tòi, phát hiện ra
cái mới, sáng tạo ra tri thức mới, có tính chân lý, có giá trị về thuộc tính, vềmối liên hệ bản chất của các đối tượng trong tự nhiên, xã hội Tư duy sáng tạothể hiện ở khả năng xác định nhanh chóng phương thức hành động mới trên cơ
sở tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ
Trang 22thực tế đặt ra Tư duy sáng tạo luôn gắn với tình huống có vấn đề trong quá
trình hoạt động thực tiễn, nó thực sự được phát triển trong điều kiện môi trườngđược khuyến khích, không có sự sự áp đặt; khi mà chủ thể tư duy có lòng say
mê, hứng thú với đối tượng nhận thức; không lệ thuộc, không bắt chước, khônghài lòng với giải pháp cũ
Dù tiếp cận theo các góc độ khác nhau, song cơ bản các công trình đều
chỉ ra rằng, tư duy sáng tạo có các thuộc tính cơ bản như: tính mới; tính độc
đáo; tính nhạy cảm, linh hoạt; khả năng biến đổi thông tin đã thu nhận theo tưduy riêng của chủ thể tư duy; sự mềm dẻo của trí tuệ, năng lực tổng hợp nhanhchóng, tạo ý tưởng mới trong giải quyết vấn đề; khả năng khám phá, bổ sungnhận thức sự vật, hiện tượng trong quá trình hoạt động thực tiễn
Các công trình cũng khẳng định, vai trò của tư duy sáng tạo ngày càng
trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trong mọi lĩnh vực, nhất là giai đoạnhiện nay Một số công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy của độingũ cán bộ quân đội, trong đó có chính trị viên đều khẳng định: trước sự pháttriển mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đòi hỏi ngườicán bộ trong quân đội phải có tư duy sáng tạo, biết vận dụng những tri thứclĩnh hội được ở nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy, quản lý,giáo dục bộ đội, giải quyết đúng đắn, hiệu quả cao các tình huống nảy sinhtrong cuộc sống và hoạt động ở đơn vị Phát triển năng lực tư duy sáng tạo lànội dung đặc biệt quan trọng nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán
bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Hai là, các công trình đã đề cập đến thực chất, những vấn đề có tính quy luật của phát triển tư duy sáng tạo và đánh giá thực trạng phát triển tư duy sáng tạo của các đối tượng khác nhau.
Qua tổng quan các công trình cho thấy, các tác giả cơ bản thống nhấtrằng tư duy sáng tạo là một đặc tính, một trình độ cao của tư duy Tư duy sángtạo có quá trình hình thành, phát triển trên cơ sở có sự tác động của các chủ thể
và các điều kiện liên quan Sự phát triển tư duy sáng tạo sẽ giúp cho tư duy con
Trang 23người trở nên độc đáo, sáng tạo và cách tân trong giải quyết các tình huống mà
thực tiễn đặt ra Theo các tác giả, thực chất của phát triển tư duy sáng tạo được
hiểu là một quá trình chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể, trong đó có sự
nỗ lực chủ quan của chính bản thân con người trong mối quan hệ biện chứngvới những điều kiện thuận lợi nhất định nhằm chuyển hóa tri thức, kinh nghiệm
để hướng đến các phát hiện mới, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, nhằm giảiquyết một cách sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động thựctiễn Tùy theo góc độ tiếp cận và hướng khai thác nghiên cứu theo từng đốitượng nghiên cứu khác nhau, các công trình đã luận giải khá sâu sắc về nộidung phát triển đối với các vấn đề liên quan đến tư duy, tư duy sáng tạo, như:nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, phát triển ý tưởng sáng tạo, phát triển nănglực tư duy phản biện, phát triển tư duy lý luận,
Cùng với việc luận giải những nội dung thực chất phát triển tư duy
sáng tạo, các công trình cũng đưa ra những vấn đề có tính quy luật phát triển tư duy sáng tạo Từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các công trình đều
luận giải quá trình phát triển tư duy sáng tạo luôn chịu sự ảnh hưởng, chiphối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, mang tính quy luật, hoặc có thể
là ở dạng các mâu thuẫn Các công trình đều cho rằng, sự phát triển tư duysáng tạo luôn có mối quan hệ biện chứng với nhận thức, trách nhiệm của cácchủ thể phát triển; với quá trình đào tạo, bồi dưỡng; với môi trường xã hội;với chính lòng say mê, nỗ lực hướng tới cái mới của bản thân con ngườitrong hoạt động thực tiễn
Các công trình cũng đã đề cập nghiên cứu về đặc điểm, chỉ ra những yếu
tố chi phối, kích thích tư duy sáng tạo; đã phân tích, đánh giá khá sâu sắc về
thực trạng năng lực tư duy, thực trạng phát triển năng lực tư duy sáng tạo của
các đối tượng khác nhau Một số công trình khẳng định, con người Việt Namvốn có tố chất thông minh, có trí tuệ sáng tạo, kết tụ trong những thành quả laođộng, trong nếp sống, trong bản sắc văn hóa độc đáo qua lịch sử mấy ngàn nămđấu tranh dựng nước và giữ nước Đặc biệt, sau gần 35 năm đổi mới, tiềm năng
Trang 24tư duy sáng tạo của con người Việt Nam được bộc lộ, phát huy mạnh mẽ và đãgóp phần quan trọng cho việc gặt hái những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử Tuy nhiên, thực trạng ở một số lĩnh vực, một số thời điểm còn tồn tại nhữngyếu tố làm thui chột, kìm hãm tính năng động, sáng tạo của con người
Các công trình cho rằng, hiện nay, việc đề cao nguồn lực con người,trong đó có vấn đề phát triển năng lực tư duy đã được các cấp, các ngành quantâm Bên cạnh những ưu điểm, thì cũng còn có những thiếu sót, hạn chế ở cácvấn đề như: tạo môi trường khuyến khích sự sáng tạo; hình thức, nội dung,phương pháp dạy học; chất lượng giáo dục - đào tạo; cơ chế chính sách thúcđẩy sáng tạo, Cùng với đó, chính bản thân các chủ thể tư duy chưa thực sựphát huy nỗ lực chủ quan, thiếu tâm huyết, say mê trong công tác, còn nhiềubiểu hiện rập khuôn, thụ động, ngại tìm tòi đổi mới để tìm ra biện pháp hiệuquả, nâng cao chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ Các công trình cũngchỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế trên, làm cơ sởcho việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập
Ba là, các công trình đã nghiên cứu, đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển năng lực tư duy của các đối tượng, trong đó có tư duy sáng tạo.
Khẳng định vai trò quan trọng của phát triển năng lực tư duy con ngườitrên các lĩnh vực, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các loạihình tư duy với các đối tượng, các công trình đã đưa ra những giải pháp khácnhau nhằm phát triển năng lực tư duy, tư duy sáng tạo của những khách thể cụthể Hệ thống các giải pháp mà các công trình đưa ra nhằm phát triển tư duysáng tạo nhìn chung thường được rút ra từ những mâu thuẫn nảy sinh, nhữngvấn đề có tính quy luật hoặc nhân tố quy định và thực trạng phát triển tư duycủa các lớp khách thể nghiên cứu Theo đó, các giải pháp thường hướng vàomột số vấn đề như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; xâydựng môi trường xã hội thuận lợi; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng,rèn luyện tư duy sáng tạo tại môi trường làm việc; có cơ chế, chính sách phù
Trang 25hợp, thúc đẩy, khuyến khích tư duy sáng tạo; phát huy nhân tố chủ quan củachủ thể tư duy,…
Kết quả của các công trình đã giúp nghiên cứu sinh định hình rõ hơn bứctranh tổng thể về tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án Nghiên cứu sinh
nhận thấy, hiện nay chưa có công trình nào hướng vào nghiên cứu luận giải ở góc độ triết học vấn đề phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam Như vậy, đề tài luận án do nghiên cứu sinh lựa
chọn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là vấn đề mới, không trùng lặp vớicác công trình đã công bố
1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, luận án bổ sung, phát triển, làm sâu sắc hơn góc độ tiếp cận triết học về quan niệm, cấu trúc, đặc điểm tư duy sáng tạo, thực chất và những nhân tố cơ bản quy định phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là khung lý luận, là cơ sở khoa học để nhận diện những biểu hiện vềmặt thực tiễn, qua đó xây dựng các giải pháp nhằm phát triển tư duy sáng tạocủa chính trị viên Các công trình khoa học đề cập trong tổng quan đã nghiêncứu khái niệm tư duy sáng tạo cũng như những vấn đề lý luận về phát triển tưduy sáng tạo của các lớp khách thể khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nào
đi vào nghiên cứu luận giải về những vấn đề trên Do đó, việc luận giải về quanniệm, cấu trúc, đặc điểm của tư duy sáng tạo, thực chất và những nhân tố cơbản quy định phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên là nội dung luận án sẽphải tập trung nghiên cứu, giải quyết
Thứ hai, luận án khảo sát thực trạng phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên, chỉ ra những yếu tố tác động và yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 51/NQ - TW của Bộ Chính trịkhóa IX, đội ngũ chính trị viên với vai trò chủ trì về chính trị của đơn vị hiện
Trang 26nay đã có sự phát triển, tiến bộ, trưởng thành về nhiều mặt, trong đó có tư duysáng tạo Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới thì tư duy sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy,huấn luyện bộ đội của một bộ phận chính trị viên còn hạn chế Đi vào khảo sátthực trạng để có những đánh giá khách quan, đầy đủ về tình hình phát triển tưduy sáng tạo của chính trị viên hiện nay là công việc có ý nghĩa hết sức to lớn,
là cơ sở nhận diện vướng mắc trong thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằmphát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên hiện nay Qua tổng quan tình hìnhnghiên cứu cho thấy, chưa có công trình nào khảo sát thực trạng phát triển tưduy sáng tạo của chính trị viên hiện nay Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn vàtình hình nghiên cứu có liên quan, nghiên cứu sinh xác định việc khảo sátthực trạng phát triển tư duy sáng tạo, chỉ ra những yếu tố tác động và yêu cầuđối với phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên hiện nay là vấn đề cần tậptrung nghiên cứu giải quyết trong luận án
Thứ ba, luận án đề xuất và luận giải một số giải pháp
cơ bản nhằm phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Với vai trò chủ trì về chính trị ở đơn vị cấp phân đội, để hoàn thành tốtchức trách, nhiệm vụ, bên cạnh phải có phẩm chất năng lực toàn diện, chínhtrị viên không thể thiếu tư duy sáng tạo trong quá trình trực tiếp lãnh đạo,quản lý, chỉ huy bộ đội Để phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên hiệnnay cần phải có hệ thống giải pháp toàn diện trên cơ sở phân tích lý luận vàthực tiễn Thực tiễn phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên đòi hỏi phảixây dựng và thực hiện một cách hiệu quả một hệ thống giải pháp toàn diện, cótính khả thi cao Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tàicho thấy, các tác giả đã đưa ra các hệ thống giải pháp cho những đối tượngkhác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến giải pháp phát triển
tư duy sáng tạo của chính trị viên hiện nay Xuất phát từ sự đòi hỏi của thựctiễn và tình hình nghiên cứu của những công trình đã công bố, việc nghiên
Trang 27cứu, đề xuất và luận giải một số giải pháp cơ bản phát triển tư duy sáng tạocủa chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay dưới góc độtriết học là một nội dung được nghiên cứu sinh xác định để tập trung nghiêncứu giải quyết trong luận án.
Trang 28Kết luận chương 1
Vấn đề phát triển năng lực tư duy, tư duy sáng tạo nên đã có rất nhiềucông trình khoa học hướng vào nghiên cứu Các công trình khoa học với cáchtiếp cận nghiên cứu khác nhau đã luận giải một cách sâu sắc, làm sáng tỏnhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về bản chất, vai trò, thuộc tính của tư duy sángtạo; những nhân tố chi phối đến phát triển tư duy sáng tạo; về thực trạng pháttriển tư duy sáng tạo; đề xuất các giải pháp cơ bản liên quan đến phát triển tưduy sáng tạo của các đối tượng Những kết quả của các công trình đã giúpnghiên cứu sinh nâng cao nhận thức, có được cái nhìn khái quát hơn tình hìnhnghiên cứu có liên quan đề tài luận án Đây là nguồn tài liệu có giá trị đểnghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình xây dựng luận án
Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình có liênquan, luận án xác định một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết, đó là: Bổsung, phát triển, làm sâu sắc hơn góc độ tiếp cận triết học về quan niệm, cấutrúc, đặc điểm tư duy sáng tạo, thực chất và những nhân tố cơ bản quy địnhphát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân ViệtNam; khảo sát thực trạng phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên, dựbáo những yếu tố tác động và yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo của chính trịviên; đề xuất và luận giải các giải pháp cơ bản phát triển tư duy sáng tạo củachính trị viên hiện nay
Trang 29Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1 Tư duy sáng tạo và thực chất phát triển tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
2.1.1 Tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi
khoa học tiếp cận bản chất và nội hàm của khái niệm tư duy khác nhau.Chẳng hạn, sinh lý học thần kinh cao cấp nghiên cứu mối quan hệ giữa
tư duy và hoạt động của não về mặt sinh - hóa; xã hội học xem xét mốiquan hệ giữa môi trường xã hội với quá trình tạo ra tri thức ở con người,xem xét tư duy ở chiều cạnh xã hội, văn hóa; tâm lý học nghiên cứu mốiquan hệ giữa tư duy với các trạng thái tâm lý của con người,
Triết học Mác - Lênin, với thế giới quan khoa học duy vật biện chứng vàphương pháp biện chứng duy vật, trên cơ sở khái quát các kết quả nghiên cứucủa các khoa học cụ thể đã lý giải nguồn gốc, bản chất và sự đa dạng, phongphú của tư duy con người C Mác và Ph Ăngghen đã xuất phát từ những “cánhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những hoạt động của chính họtạo ra” [52, tr 28, 29] để lý giải tính đặc thù của hoạt động người cùng tư duycủa họ Với quan điểm tiếp cận duy vật lịch sử, C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ
ra rằng: sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống con người, là cơ sở cho sựgiải phóng con người; cùng với quá trình sản xuất, con người đã sáng tạo ralịch sử của mình, “sản xuất” ra những quan niệm, ý niệm,… và đã làm “biếnđổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình”[52, tr 37 - 38] Theo quan điểm của các nhà kinh điển mácxít, bản chất của tưduy được thể hiện ở một số góc độ cơ bản:
Trang 30Tư duy vừa là sản phẩm của sự tiến hoá sinh học, vừa là sản phẩm của
sự phát triển xã hội gắn với hoạt động thực tiễn của con người Tư duy không
phải ngẫu nhiên mà có, sự hình thành, phát triển của tư duy không tách rời vớihoạt động của bộ não người, với quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo hiệnthực khách quan Hoạt động của tư duy phụ thuộc vào hoạt động và tổ chứccủa bộ não người Chỉ có não người với tư cách là sản phẩm tiến hóa cao nhấtcủa tự nhiên với hàng tỷ nơron thần kinh cùng sự liên kết giữa chúng mới có
tư duy Tuy nhiên, giữa tư duy và bộ não không đồng nhất với nhau, khôngphải não sinh ra tư duy giống như “gan tiết ra mật” theo cách hiểu của chủnghĩa duy vật tầm thường Bộ não người - cơ quan vật chất của tư duy, chỉ làmột trong những yếu tố cơ sở cho sự sinh thành của tư duy
Sự phát triển xã hội gắn liền quá trình hoạt động thực tiễn, tư duy sẽ
xuất hiện trong tình huống có vấn đề, khi chủ thể có nhu cầu khám phá, nhận
thức sâu sắc về những mối liên hệ chưa biết, giải quyết những mâu thuẫn phátsinh Trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng công cụ, phương tiện vậtchất tác động vào sự vật, hiện tượng làm bộc lộ ở chúng những thuộc tính,những mối liên hệ Bằng các giác quan, con người thu nhận được nhữngthông tin, tài liệu cảm tính về đối tượng và chuyển về xử lý ở não Hoạt động
tư duy của não là sự phản ánh gián tiếp, khái quát sự vật, hiện tượng giúp conngười nhận thức sâu sắc bản chất sự vật, hiện tượng Khái niệm, phán đoán,suy luận là những hình thức của tư duy, đồng thời là công cụ thao tác tư duy.Hoạt động của tư duy sản sinh ra những tri thức mới để chỉ đạo, nâng cao hiệuquả hoạt động thực tiễn, đưa xã hội ngày càng phát triển
Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức Theo quan điểm triết
học Mác - Lênin, nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực kháchquan bởi con người Nhận thức không phải là một hành động tức thời,giản đơn, máy móc và thụ động mà là một quá trình biện chứng, tích cực,sáng tạo Quá trình đó diễn ra theo con đường “từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách
Trang 31quan” [47, tr 179] Sự khác nhau căn bản giữa giai đoạn thấp và giai đoạncao của quá trình nhận thức là ở chỗ: nếu như ở giai đoạn thấp (nhận thứccảm tính) cho con người hiểu biết được cái bên ngoài của sự vật, hiện tượngthông qua việc trực tiếp tiếp xúc bằng những giác quan thì tư duy lại giúp conngười hiểu được cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hiện tượng thông quahàng loạt các thao tác tư duy trên cơ sở những tài liệu của nhận thức cảm tínhđem lại Như vậy, có thể khẳng định rằng, tư duy là trình độ cao của quá trìnhnhận thức của con người.
Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một cách đặc thù Nhờ khả
năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, sự phản ánh trong tư duy không cònmang tính chất trực tiếp, bề ngoài mà đi sâu khái quát, nắm bắt bản chất, tínhquy luật của đối tượng và được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ Thông quaquá trình phản ánh có tính khái quát, gián tiếp, các khái niệm, phán đoán, suyluận được hình thành và lưu giữ trong tư duy như những hình ảnh tinh thần vềhiện thực khách quan Là sự phản ánh về hiện thực khách quan, nhưng giữa tưduy và hiện thực khách quan vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt Mộtmặt, do tư duy là sự phản ánh có biến đổi, “cải biến” nhờ khả năng trừu tượnghóa, khái quát hóa Mặt khác, cả đối tượng tư duy lẫn chủ thể tư duy đềukhông ngừng vận động, biến đổi, đồng thời, năng lực nhận thức của chủ thểcòn chịu sự tác động của trình độ phát triển của thực tiễn lịch sử xã hội Vìvậy, bản chất của tư duy là sự phản ánh bản chất của thế giới khách quan,nhưng “đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà làmột quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành
ra các khái niệm, quy luật về thế giới” [47, tr 192 - 193] Chính sự khôngđồng nhất hoàn toàn “đầy đủ” giữa tư duy và hiện thực cùng với sự chi phốicủa nhu cầu thực tiễn, nên quá trình tư duy là quá trình không ngừng vậnđộng tiến gần đến chân lý khách quan
Như vậy, có thể quan niệm: Tư duy là giai đoạn cao trong quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp sự vật, hiện tượng bằng các khái niệm, phán đoán, suy luận, nhờ đó
Trang 32mà hiểu biết của con người về bản chất, quy luật vận động, phát triển của các
sự vật, hiện tượng ngày càng đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Tư duy phản ánh các góc độ, tính chất, phương thức, trình độ của các sựvật, hiện tượng, các quan hệ trong đời sống muôn vẻ của con người Chính vìvậy, tư duy con người được phân chia thành những loại hình, những cấp độ dựatheo những cách phân loại khác nhau Chẳng hạn, dựa theo phương pháp tưduy, có tư duy biện chứng, tư duy siêu hình; dựa theo trình độ tư duy, có tư duykinh nghiệm, tư duy lý luận; dựa theo lĩnh vực tư duy, có tư duy kinh tế, tư duychính trị, tư duy quân sự; dựa vào cách thức giải quyết vấn đề, có tư duy độclập, tư duy tích cực, tư duy sáng tạo…
Sáng tạo là một khái niệm xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với các nền
văn minh cổ đại như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ,… Ở thời kỳ này, do trình
độ nhận thức còn thấp nên chưa có quan niệm đúng đắn về sáng tạo TheoPlaton, Đấng sáng thế tạo ra vật chất theo kế hoạch lý tưởng và theo quy luậtcủa cái đẹp, và, ngay cả nghệ thuật cũng chỉ mang tính khám phá, bắt chướcchứ không tạo ra cái mới Thời trung cổ, sáng tạo được coi là hoạt động củaThượng đế, con người không có khả năng sáng tạo Đến thời kỳ Phục hưng,lần đầu tiên sáng tạo được xem xét không phải là năng lực thần thánh mà làkhả năng của con người, đó là những vĩ nhân, những người khổng lồ về trítuệ Thời kỳ Cận đại, quan niệm về sáng tạo như là năng lực của con người đãtrở nên phổ biến Từ thế kỷ XIX, đề tài về sáng tạo được quan tâm, cả tronglĩnh vực nghệ thuật và các ngành khoa học Hiện nay, sáng tạo trở thành chủ
đề khoa học có tính thời sự, vấn đề đổi mới và sáng tạo đã và đang được đặc
biệt quan tâm ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội
Theo quan niệm triết học mácxít, sáng tạo là hoạt động đặc thù riêng cócủa con người, là sự thể hiện năng lực, trình độ, bản chất người Tính đặc thùcủa hoạt động người với tư cách là hoạt động sáng tạo ngay từ đầu đã thể hiện
là hoạt động mang tính phổ biến và tự do, hoạt động khác về chất so với độngvật Đó là hoạt động mà theo C Mác, con người phải thực hiện từng giờ, từngtháng, từng năm nếu muốn tiếp tục duy trì đời sống, nếu không muốn lịch sử
Trang 33ngừng lại Sáng tạo là hoạt động mà con người thể hiện mình với tư cách làcon người, là chủ thể, và cùng với hoạt động đó, xã hội không ngừng pháttriển, con người không ngừng tự hoàn thiện Nhờ lao động sáng tạo, conngười cải biến tự nhiên, “nhào nặn” và “xây dựng” lại cái hiện thực kháchquan để sáng tạo ra “giới tự nhiên thứ hai”, thế giới thấm đẫm bản chất người.
Sáng tạo là hoạt động được định hướng bởi tư duy, là quá trình con ngườivươn đến tự do, sự giải phóng, giúp con người có sức mạnh để cải biến tự nhiên, xãhội Kết quả của hoạt động sáng tạo là tạo ra các vật thể, tư tưởng mới có giá trị,chúng tiếp tục gia nhập vào “thế giới của con người” - thế giới văn hóa và trở thànhđối tượng cho những hoạt động sáng tạo tiếp diễn không ngừng Sáng tạo trở thànhđộng lực cho sự tiến bộ, phát triển xã hội Trên cơ sở tiếp cận duy vật lịch sử, có thểkhẳng định, hoạt động người xét về bản chất là hoạt động sáng tạo Sáng tạo làthuộc tính của con người và xã hội loài người mà thiếu nó lịch sử loài người sẽ
không thể tiếp tục phát triển Như vậy, có thể quan niệm: Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người phát hiện hoặc tạo ra cái mới, có giá trị về vật chất, tinh thần.
Hoạt động sáng tạo diễn ra không thể thiếu tư duy của con người, ở đó, tưduy tham gia như một nhân tố trọng yếu, định hướng toàn bộ hoạt động sáng tạocủa con người Nhờ có tư duy, hoạt động sáng tạo của con người có tính vạnnăng và không bị giới hạn, là quá trình con người phát triển bản thân Để địnhhướng cho hoạt động sáng tạo vốn không ngừng biến đổi, tư duy không chỉ dừnglại ở việc tái hiện lại tính quy luật, bản chất của hiện thực đã được kết tinh trongtri thức, tư tưởng mà còn sáng tạo ra tri thức, tư tưởng mới, thể hiện sự khámphá, phát hiện mới về các quy luật, bản chất của thế giới vật chất Về bản chất,
tư duy thể hiện như quá trình khám phá vô tận của con người về thế giới vàchính mình Với vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động sáng tạo của con người,
tư duy cần thiết phải được nghiên cứu sâu hơn, ở trình độ tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo
Theo quan điểm duy vật biện chứng, tư duy không chỉ phản ánh bảnchất, quy luật của thế giới khách quan, mà còn là quá trình vận động khôngngừng để đạt tới chân lý khách quan Quá trình vận động của tư duy là quá
Trang 34trình tư duy tìm tòi, phát hiện, sáng tạo ra tri thức mới về thuộc tính, mối liên
hệ bản chất của các đối tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội Nhưngtrong quá trình vận động đến chân lý luôn có sự phát sinh mâu thuẫn giữa tưduy với tồn tại, giữa kết quả tư duy đã đạt được với hoạt động thực tiễn Quátrình tư duy của con người luôn vấp phải những giới hạn cần vượt qua, và điềunày đã trở thành động lực thôi thúc tư duy không ngừng vận động, khởi nguồncho sự nảy sinh, phát triển tư duy sáng tạo
Tư duy phản ánh hiện thực khách quan nhưng giữa tư duy với hiện thựckhách quan không có sự trùng khít hoàn toàn Chân lý - sản phẩm của tư duychỉ phản ánh một khía cạnh, một giai đoạn của cái hiện thực khách quankhông ngừng vận động biến đổi Ph Ăngghen khẳng định, chân lý nằm chínhngay trong quá trình nhận thức, trong sự phát triển lâu dài của khoa học tiến
từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn Đó là thực chất củaquan điểm biện chứng xem xét tư duy như một quá trình phát triển “tiệm cận”một cách vô hạn đến thế giới khách quan Quá trình tư duy là quá trình tìmkiếm chân lý chứ không phải kết thúc ở chân lý, vì thế, nó luôn cần phải vượtqua những kết quả mà nó đã đạt được
Bên cạnh đó, thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính chân lý và giá trị củakết quả tư duy, nhưng bản thân thực tiễn cũng không ngừng phát triển tronglịch sử Do vậy, tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức củacon người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng Trong quá trình tư duy,cùng với sự phát triển của thực tiễn, những tri thức đạt được trước kia và hiệnnay, tư duy vẫn phải thường xuyên bám sát vào thực tiễn để bổ sung, điềuchỉnh, phát triển hoàn thiện hơn
Đồng thời, chủ thể của tư duy không phải cá nhân đơn nhất tách khỏi cácquan hệ xã hội mà là con người lịch sử - xã hội Chủ thể tư duy bao giờ cũngthuộc về một thời đại nhất định, nhận thức bị chi phối bởi trình độ phát triểnnhất định của thực tiễn, do đó cũng luôn bị giới hạn Chính sự đồng nhất trongkhác biệt giữa tư duy và hiện thực khách quan, giữa các kết quả của tư duy vớihoạt động thực tiễn, sự đa dạng, mâu thuẫn giữa các kết quả tư duy buộc tư duy
Trang 35con người thường xuyên phải đặt lại vấn đề nhận thức, vượt qua giới hạn nhậnthức Chủ thể tư duy luôn nằm trong tình huống mâu thuẫn: Một mặt, vừa phảitiếp nhận những tri thức, tư tưởng đã có, đã được kết tinh trong lịch sử, vănhóa; mặt khác, vừa phải suy tư để giải phóng khỏi các hình thức tư tưởng đãđịnh hình không còn phù hợp, trăn trở để tìm ra cái mới, không lệ thuộc vào cái
cũ và đưa đến hiệu quả cao hơn trong hoạt động thực tiễn
Như vậy, tư duy sáng tạo là năng lực tư duy biết nhìn ra được giới hạn trithức, hiểu biết, kinh nghiệm vốn có và vượt qua giới hạn đó, khai mở nhữngcách suy nghĩ mới, tìm ra tri thức mới, quan niệm mới, phương pháp giải quyếtmới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn
Đồng thời, khi nói đến tư duy sáng tạo là nói đến mặt tinh thần của hoạtđộng sáng tạo, sản phẩm của nó là các quan niệm, tri thức, tư tưởng Còn hoạtđộng sáng tạo dưới sự định hướng, dẫn dắt của tư duy sáng tạo diễn ra trên cảbình diện hoạt động vật chất lẫn hoạt động tinh thần
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Tư duy sáng tạo là trình độ cao trong quá trình nhận thức của chủ thể nhằm tìm ra những tri thức, phương pháp hoạt động mới, độc đáo, có giá trị để giải quyết đạt hiệu quả cao nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Tư duy sáng tạo có một số đặc trưng, đó là:
Tư duy sáng tạo là một quá trình luôn hướng tới việc tìm ra những tri thức, phương pháp hoạt động có tính mới, độc đáo và có giá trị Tính mới của
tư duy sáng tạo thể hiện ở việc tạo ra những tri thức, phương pháp hoạt động
có sự khác biệt so với những cái đã có Còn tính độc đáo là tính đơn nhất,không lặp lại của tri thức, phương pháp đó trong kho tàng tri thức nhân loại
Tính có giá trị của tư duy sáng tạo thể hiện thể hiện ý nghĩa xã hội của tri
thức, tư tưởng mà nó tạo ra Ý nghĩa xã hội càng lớn, mức độ sáng tạo càngcao Sản phẩm của tư duy sáng tạo có sự thống nhất giữa tính độc đáo, tínhmới và giá trị Tư duy sáng tạo kiến tạo nên những giá trị mới trong đời sống,
mở ra hướng mới trong cách thức suy nghĩ của con người Do đó, sức mạnhcủa tư duy sáng tạo nằm ở khả năng vượt qua những giới hạn của nhận thức
Trang 36đương đại, định hướng tương lai, đóng góp cho tiến bộ xã hội Không có tưduy sáng tạo không có sự phát triển xã hội.
Tư duy sáng tạo có tính mở, tính tích cực, năng động Đặc trưng này
bắt nguồn từ việc tư duy sáng tạo phát hiện và vượt qua những “giới hạn” của
tư duy trong quá trình giải quyết những vấn đề trong tư tưởng cũng như trongthực tiễn Việc nhận ra “giới hạn” này là khởi đầu cho tư duy sáng tạo và quátrình tư duy vượt qua giới hạn đó để tạo ra tri thức, tư tưởng, quan niệm,phương pháp hoạt động mới, thể hiện tính mở, tính tích cực, năng động của
nó Những tri thức, tư tưởng sáng tạo ra đời bắt nguồn từ bản chất biện chứngcủa thế giới khách quan Sự vận động, phát triển của thực tiễn sẽ dẫn đến hìnhthành những mâu thuẫn trong tư tưởng Lúc này, tư duy sáng tạo bộc lộ tính
mở, tính tích cực, năng động trong tìm ra ý tưởng mới, cách tiếp cận, cáchgiải quyết mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người Việc nhận ranhững “giới hạn” của tư duy ở thời điểm lịch sử cụ thể là bước không thểthiếu của quá trình tư duy sáng tạo Lúc này, chủ thể tư duy suy ngẫm về vấn
đề theo một hướng khác, tìm ra tri thức, quan niệm, phương pháp hoạt độngmới, cho thấy tính tích cực, năng động của tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là một quá trình, mang tính kế thừa Tư duy sáng
tạo là một quá trình phát triển bao hàm cả những bước quanh co chứkhông phải khoảnh khắc xuất thần của thiên tài, hay là do sự tình cờ, maymắn Đó là quá trình cải biến dần dần những quan niệm, tư tưởng, tri thức
đã có để tạo ra quan niệm, tư tưởng, tri thức mới Chủ thể tư duy sáng tạo
là con người xã hội, cũng như sự sáng tạo nói chung, quá trình tư duysáng tạo luôn diễn ra có sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, vì thế
nó phải dựa trên nền tảng là những tri thức, kinh nghiệm đã có
Tính kế thừa là đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo, đòi hỏi chủ thể tưduy cần có vốn kiến thức rộng lớn trên nhiều lĩnh vực để tránh tạo ra những ýtưởng vốn đã có Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ có bề dày kiếnthức về một lĩnh vực nào đó sẽ có sáng tạo Lịch sử đã cho thấy nhiều sángtạo không phải đến từ chuyên gia trong một lĩnh vực mà lại từ người ngoài
Trang 37lĩnh vực đó - những người ít bị “in dấu” nặng nề bởi những mô thức, quanđiểm đã định hình, những chân lý đã được thừa nhận để có cơ hội nhìn vấn đềmột cách khác đi Để tạo ra tri thức mới, chủ thể tư duy phải giải quyết mâuthuẫn đó là, vừa xuất phát từ cái đã có, vừa biết vượt lên chúng, vừa biết loại
bỏ, vừa biết kế thừa
Ngoài ra, tư duy sáng tạo còn có một số đặc trưng khác như: tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn đề,… Tính linh hoạt
thể hiện ở khả năng thay đổi dễ dàng, nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức,chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác, định nghĩa lại sựvật, hiện tượng, xây dựng phương pháp mới, nhận ra bản chất của sự vật vànhiều phán đoán Tính nhuần nhuyễn là khả năng tạo ra một cách nhanh chóng
sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của tình huống, đưa ra giả thuyết mới, ý tưởngmới, tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau Tínhhoàn thiện là khả năng lập kế hoạch, phối hợp các ý nghĩ và hành động, pháttriển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng Tính nhạy cảm vấn đề là khảnăng nhanh chóng phát hiện ra mâu thuẫn, sai lầm, thiếu logic, chưa tối ưu…, từ
đó nảy sinh ý muốn cấu trúc hợp lý, hài hòa, tạo ra cái mới
Quan niệm về tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, chiếnđấu và trưởng thành của Quân đội Đó là những đảng viên ưu tú của Đảng,được giao trọng trách giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng trong quân đội,bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức và hành động theo đúng địnhhướng chính trị của Đảng, là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị Khi nói về vai tròcủa chính ủy, chính trị viên trong quân đội, V.I Lênin đã từng khẳng định:
“Không có các chính ủy, chúng ta sẽ không có Hồng quân” [49, tr.179] HồChí Minh cũng đã chỉ rõ: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quantrọng đến bộ đội Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt Người chính trịviên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt” [55, tr 484]
Trang 38Theo Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khóa IX, “từ cấp đại đội và tươngđương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên” [22, tr 12] Chínhtrị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủycùng cấp về toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị;
có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tiến hành cácnội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ; tham giaxây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chung của đơn vị
Với cương vị là người chủ trì về chính trị của đơn vị, vai trò của chính trịviên đặc biệt quan trọng Chủ trì về chính trị của chính trị viên được hiểu theonghĩa chung nhất là người điều khiển, chịu trách nhiệm chính về mặt chính trị,phản ánh mối quan hệ giữa chính trị viên với các tổ chức, các lực lượng củađơn vị; giữ quyền chi phối, chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng thực hiện nhiệm
vụ xây dựng đơn vị về chính trị, hướng dẫn và trực tiếp tiến hành công tácđảng, công tác chính trị theo quy định ở cấp phân đội Chính trị viên là ngườichịu trách nhiệm cao nhất trong xây dựng và điều hành đơn vị về mặt chính trị,giữ vững định hướng chính trị trong mọi nhiệm vụ, mọi lĩnh vực hoạt động củacác tổ chức và cá nhân, bảo đảm thực hiện đúng đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quyđịnh của cấp trên và cùng cấp; đồng thời, chịu trách nhiệm về toàn bộ nhữngvấn đề về chính trị trước cấp ủy, người chỉ huy cấp trên và cấp ủy cấp mình
Với trọng trách như vậy, đòi hỏi chính trị viên một mặt phải là người
có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiêu biểu về tư cách đạo đức, có năng lựctoàn diện, mặt khác, phải có tư duy sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức hoạt động thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ ở cương vị chủtrì về chính trị tại đơn vị Tư duy sáng tạo giúp chính chính trị viên nắmvững, tuyên truyền và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng trong thực tiễn, tránh bệnh giáođiều, kinh nghiệm chủ nghĩa Tư duy sáng tạo còn giúp chính trị viên giảiquyết công việc chủ động, tích cực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
Trang 39hình mới; đặc biệt trong phát huy vai trò tham gia đấu tranh chống “diễnbiến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong điều kiện hiện nay.
Tư duy sáng tạo trực tiếp tác động đến các hoạt động, làm cơ sở nângcao chất lượng công tác, giúp chính trị viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dothực tiễn đặt ra, trực tiếp là nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, trình độ
và bản lĩnh chính trị của bộ đội; xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tưtưởng, làm cơ sở để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo đảm hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, xứng đángvới bản chất, truyền thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵnsàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũngđánh thắng” [60, tr 435] Từ những nội dung đã luận giải về thực chất của tưduy sáng tạo và những nét phác họa về đặc điểm chính trị viên, có thể quan
niệm: Tư duy sáng tạo của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
là quá trình chính trị viên với tư cách chủ thể tư duy hướng tới hoạt động thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị để tìm ra nội dung, phương pháp hoạt động mới, độc đáo, có giá trị nhằm giải quyết có hiệu quả cao nhiệm vụ, chức trách người chủ trì về chính trị trong điều kiện đơn vị cấp phân đội.
Tư duy sáng tạo của chính trị viên gắn với chủ thể mang những nét đặc thù của người chủ trì về chính trị ở đơn vị.
Tư duy sáng tạo luôn gắn với chủ thể, mang dấu ấn sâu sắc của chủ thể.Với tư thế “con người hiện thực”, mang bản chất “là tổng hòa những quan hệ
xã hội”, bằng tư duy sáng tạo, chủ thể con người tìm tòi, khám phá ra tri thứcmới, phương pháp hành động mới để giải phóng bản thân, nâng cao hiệu quảhoạt động thực tiễn Tư duy sáng tạo của chính trị viên là quá trình mang đậmdấu ấn chủ thể với những nét đặc thù của người cán bộ cán bộ chính trị, giữ vaitrò chủ trì về chính trị ở đơn vị cấp phân đội (đại đội, tiểu đoàn và tươngđương) Chính trị viên có tuổi đời chủ yếu từ 25 đến 35, cấp bậc từ trung úyđến trung tá Đại đa số chính trị viên đều qua đào tạo cơ bản ở trường sĩ quan.Sau khi tốt nghiệp về đơn vị công tác, phần lớn họ được bổ nhiệm chức vụ
Trang 40chính trị viên phó đại đội, sau đó phát triển lên chính trị viên đại đội, chính trịviên tiểu đoàn Chính trị viên về cơ bản có sự vững vàng về nhân cách, bảnlĩnh, sự chín muồi về trí tuệ, ý chí, tình cảm qua quá trình được đào tạo, bồidưỡng, rèn luyện; quá trình phát triển tâm sinh lý, hệ thần kinh tương đối ổnđịnh Có trình độ kiến thức cơ bản, sức khỏe tốt, thể chất đang ở giai đoạn sungsức, có khả năng tiếp thu kiến thức và xử lý thông tin khá nhanh nhạy Thíchnắm bắt những kiến thức mới, tìm tòi, khám phá, có khả năng tiếp nhận kiếnthức và kỹ năng nhanh, biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thayđổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xãhội Tuy nhiên, tuổi đời, tuổi quân của chính trị viên còn chưa nhiều, vốn sống,kinh nghiệm thực tiễn quân sự còn hạn chế, vì thế dễ dao động, chùn bướctrước khó khăn, thử thách; tư duy của họ có lúc thiên về cảm tính, nhìn nhậncác vấn đề thực tiễn dễ bị phiến diện, chủ quan, bồng bột Những đặc điểmnày trực tiếp tác động đến việc phát triển tư duy sáng tạo của họ.
Tư duy sáng tạo của chính trị viên cũng mang những đặc điểm tư duysáng tạo của cán bộ, sĩ quan quân đội cách mạng, đó là có nền tảng cơ sởphương pháp luận vững chắc là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
tư duy nhanh nhạy, chính xác do nghề nghiệp sĩ quan và hoạt động quân sự quyđịnh Tư duy sáng tạo của chính trị viên thuộc loại hình tư duy biện chứngmácxít, ở trình độ tư duy lý luận khoa học và thuộc lĩnh vực tư duy chính trị.Chính trị viên thuộc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị, tư duysáng tạo của họ có tính độc lập, chủ động, tự giác, trên cơ sở nguyên tắc Tuynhiên, so với các loại hình cán bộ khác, tư duy sáng tạo của chính trị viên cónhững nét riêng Chẳng hạn, trong khi người cán bộ quân sự chú trọng tínhmệnh lệnh hành chính, người cán bộ chuyên môn kỹ thuật đề cao tính cụ thể, tỉ
mỷ thì đối với chính trị viên, tư duy sáng tạo mang nét đặc thù của tư duyngười cán bộ của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý tư tưởngcon người, mang phong cách tư duy lãnh đạo Tư duy sáng tạo của chính trịviên có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính đảng, tính khoa học, tính nguyên tắcvới tính linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén nhằm hướng đến cái mới, độc đáo, hiệu