Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thaythế cho lớp học truyền thống với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, nhữnghoạt động lớp học, học sinh đóng vai trò t
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
1.1.1 Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏinguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng.Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước Đểđào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới thì vai trò củaGiáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hết sức quan trọng, kiến thức và sự hiểu biết vềnguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, lôgíc tất yếu đòi hỏi phảiđổi mới chất lượng GD&ĐT để tạo ra nguồn lực mới Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành nănglực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Định hướng quantrọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của ngườihọc Đó cũng là những xu hướng trong cải cách PPDH ở nhà trường theo quanđiểm của Đảng và nhà nước
Hiện nay, Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, đãtừng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghịquyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyềnthụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, pháttriển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[13] Để thực hiện tốtmục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29 của Hộinghị Trung ương 8, khóa XI, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mớiphương pháp, cách thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học vàmột số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này
1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vậndụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cườngviệc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên (GV) - học sinh theo hướngcộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc họctập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sungcác chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn
Trang 2đề phức hợp Hiện nay, có nhiều hình thức tổ chức dạy hoc tích cực nhằm hìnhthành và phát triển năng lực học sinh được áp dụng Trong đó hình thức dạy họctheo chủ đề kết hợp phương pháp dạy học tích cực là một hướng đi đáp ứng yêucầu cho đổi mới toàn diện mà Đảng và ngành giáo dục đang quan tâm [2].
1.1.3 Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thaythế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, nhữnghoạt động lớp học, học sinh đóng vai trò trung tâm của họat động) bằng việc chútrọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, vớitrung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, nhữngthực hành gắn liền với thực tiễn [8] Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hộilàm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quanđến nhiều kiến thức khác nhau Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiếnthức
Tuy nhiên, việc tiếp cận áp dụng, triển khai dạy học theo chủ đề đến từngmôn học, từng giáo viên đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nhiều kinh nghiệmtrong xây dựng và soạn giảng đặc biệt trong bộ môn Sinh học, đa số giáo viên vẫncòn quen theo dạy học truyền thống, ngại thay đổi trong dạy học [9]
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, từ giá trị của mô hình dạy học theo chủ
đề, từ thực trạng của bộ môn Sinh học bậc THPT nên tôi đã chọn đề tài: “Dạy học chủ đề bài Tiêu hóa ở động vật trong sinh học 11 theo định hướng hình thành
và phát triển năng lực hoc sinh”.
1.2 Cơ sở lí luận của việc dạy học theo chủ đề trong môn Sinh học bậc THPT.
1.2.1 Thế nào là dạy học theo chủ đề.
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa,tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đềcập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đườngtích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau)làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó họcsinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn[10]
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiệnđại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức
mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vàogiải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn [10]
1.2.2 Yêu cầu của việc dạy học theo chủ đề.
1.2.2.1 Cơ sở lý luận:
Trang 3Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm giải pháp đổi mới việc dạy học
và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyếtđược ba vần đề này, chính là:
Một, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục trong đó chú trọngđổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tíchcực của học sinh
Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giáo khoa và quá trìnhbùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đốivới sự học của người học
Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khảnăng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như: tăng cương tích hợp các vấn
đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của họcsinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năngsống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay [10]
Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dunghọc như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó làđịnh hướng hình thành năng lực cho học sinh
Do đó, dạy học theo chủ đề với những lợi thế về đặc điểm như đã so sánh ởtrên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyếtđược ba vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mớichương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới
1.2.2.1 Cơ sở thực tiễn dạy học:
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầuchuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh Theo
đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cườngtính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học vànhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành [10]
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả
tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liênquan đến nhiều kiến thức đơn môn hoặc đa môn Vì vậy, dạy học cần phải tăngcường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phảixây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đềtrong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vàochương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáodục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên
và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác Không phải là sự thụ động
mà là chủ động của học sinh Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà
có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu
Trang 4vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vậndụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cầnphát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năngtrong chương trình học [8].
1.3 Cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh hiện nay
1.3.1 Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong môn sinh học
Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên môn được thực hiệnthông qua nội dung dạy học sinh học Theo đó, nội dung vừa là mục tiêu, vừa làphương tiện hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực Phẩm chất và nănglực vừa là đầu ra của chương trình môn Sinh học vừa là điều kiện để học sinh tựhọc, tự khám phá chiếm lĩnh hiệu quả kiến thức sinh học
Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chungquy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Phát triển các năng lực
đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục sinh học [15]
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực trong môn Sinh học được thểhiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ nhận biết, tái hiện kiếnthức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống,các nhiệm vụ gắn với thực tế Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt độngtrong và ngoài nhà trường
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiếnthức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm
vụ thực tiến Như vậy, thông thường qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ đượchình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồngthời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng khôngthể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học
- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông quađánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của HStrong các loại tình huống phức tạp khác nhau Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu
ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục tuy có khácnhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm Trong chuẩn năng lực đều
có những nhóm năng lực chung Nhóm năng lực chung này được xây dựng dựatrên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước Trên cơ sở năng lực chung, cácnhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt [2]
1.3.2 Đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực
Trang 5Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thứcđược sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào cáctình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tàiliệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và pháthiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổnghợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành vàphát triển tiềm năng sáng tạo
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thànhmôi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinhnghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiếntrình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọngphát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hìnhthức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để cóthể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót [2]
1.4 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu.
1.4.3 Kế hoạch thời gian thực hiện
Tháng 9/2018 – 01/ 2019 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn
thử nghiệm, khảo sát và đánh giá kết quả đạt được.Tháng 02/2019 – 3/ 2019 Tiếp tục áp dụng sáng kiến để kiểm định độ tin cậy
của các giải pháp đề ra
Tháng 4/2019 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
Trang 61.4.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Chia giai đoạn nghiên cứu
- Soạn thảo nội dung: Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện
1.4.5 Điểm mới của đề tài.
Hiện nay, xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn sinh học hiệnnay rất mới, số lượng các chủ đề còn hạn chế về chất lượng và số lượng
Mặt khác, thực hiện dạy học chủ đề đáp ứng được một trong những mục tiêucủa đổi mới toàn diện về giáo dục hiện đại mà trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ
8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ ra Qua đề tài nghiên cứu nhằm giúpngười dạy và người học tiếp cận với xu thế dạy học trong chương trình giáo dụcTHPT mới, đó là phát triển con người mới có năng lực và phẩm chất đáp ứng sựphát triển của xã hội
Trang 7PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Thực trạng ứng dụng việc dạy học theo chủ đề trong bộ môn Sinh hoc hiện nay.
2.1.1 Tình hình ứng dụng việc dạy học theo chủ đề trong bộ môn Sinh học hiện nay.
Dạy học theo chủ đề không phải là mô hình dạy học hoàn toàn mới trên thếgiới Tuy nhiên, ở Việt Nam việc quan tâm đến mô hình này mới chỉ dừng lại ởbước đầu tiếp cận Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nềngiáo dục hiện nay, có thể khẳng định mô hình dạy học này sẽ còn tiếp tục đượcnghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đáng trướckhi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đối mới căn bản, toàn diện giáodục hiện nay
Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai có thể kể ra một số chủ trương lớn vàcác hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong
lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau:
- Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lục và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua
- Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh (2014) mà Bộ GD&ĐT triển khai Thực chất, đây là khâu “đitắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cậnviệc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụctrên phương diện nội dung, đó là cơ cấu lại môn học Đây cũng là bước đệm quantrọng của Bộ GD&ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quytrình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khicác em tham gia vào một tiết học theo chủ đề
- Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay đã triển khai “hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá” một cách
thường xuyên Theo đó, mỗi tổ chuyên môn (trong đó có môn Sinh học) xây dựng
ít nhất một học kỳ 02 chủ đề để giảng dạy thử, dự giờ, phân tích, rút kinhnghiệm… cũng là khởi đầu quan trọng giúp giáo viên có được vốn hiểu biết nhấtđịnh về thế nào là xây dựng tiết dạy, bài dạy theo chủ đề trước khi có khungchương trình cụ thể
- Ở Nghệ An, các nội dung trên cũng đã được tổ chức, kèm theo đó là các kếhoạch tổ chức các cuộc thi như: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết cáctình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp” ở các bộ môn bắtđầu từ năm học 2014 đến nay (trong đó có môn Sinh học) cũng là minh chứng chothấy tình hình ứng dụng dạy học theo chủ đề hiện nay là có cơ sở và được quantâm nhiều từ các phía ban ngành
Trang 8Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ môn có cơ hộitiếp cận mô hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà không vấp phải sự bỡngỡ, khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương trìnhđổi mới giáo dục.
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo chủ đề đối với bộ môn Sinh học bậc THPT
Hiện nay, việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học bậc THPT (bao gồmkiến thức, kĩ năng sử dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học) gặp một số thuận lợi:
Thứ nhất, Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó nội dung kiến thức có
tính thực tiễn, gần gũi, quá trình tích hợp xây dựng chủ đề đơn môn hay liên môn,bản thân đơn vị kiến thức môn Sinh học trong chủ đề thường là được sử dụng làcác kiến thức có mỗi liên hệ với thực tiễn thông qua quan sát, mô tả, thực nghiệm,
do đó giáo viên cũng dễ dàng tạo hứng thú cho người học[1]
Thứ hai, bộ môn Sinh học cũng là bộ môn có nội dung liên hệ nhiều với các
bộ môn như Toán học, Hóa học, Địa Lý, NGLL… Do đó, khi dạy theo chủ đề, họcsinh dễ dàng tiếp cận hơn, dễ dàng nhận nhiệm vụ học tập nhờ vào sức tự tin vềkiến thức sẵn có khi yêu cầu giải quyết nhiệm vụ thực tiễn Vì thế, môn học cũnghứa hẹn thái độ tích cực, hứng thú và chủ động hơn từ phía học sinh
Thứ ba, khả năng của giáo viên bao gồm: kiến thức, kĩ năng sự dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học về cơ bản đã từng tiếp cận và được tập huấn khá kỹ.
Điều này vô cùng hữu dụng và là tiền đề cho việc sử dụng nó vào việc khai tháccác đơn vị kiến thức trong tiết dạy học theo chủ đề Về cơ bản, dạy học theo chủ
đề rất cần những phương pháp này để khai thác nội dung bài học, cũng như đây làcách để học sinh liên hệ thực tiễn
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, riêng với môn học Sinh học khi ápdụng dạy học theo chủ đề cũng gặp một số khó khăn như:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi, học sinh vẫn coi Sinh học là môn phụ
- Môn Sinh học hiện nay còn nặng về lý thuyết và kiến thức, do đó có thể gâykhó khăn cho giáo viên khi xác định nội dung xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kếtcấu nội dung
- Quan trọng hơn hết là chưa có một khung chương trình xây dựng các chủ
đề, từ đơn môn đến liên môn
2.1.3 Một số định hướng khi xây dựng chủ đề dạy học trong bộ môn Sinh học.
Dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ Do đó, việc đưa
ra những định hướng trong quá trình xây dựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy
Trang 9trình và những nguyên tắc xây dựng chủ đề chỉ là những gợi mở, tham khảo vàchờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trực tiếptham gia thực hiện mô hình này để chuyên đề có tính khả dụng.
Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, hầu hết đều cho rằng, trước khi bắt tayvào xây dựng chủ đề học (không chỉ đối với môn Sinh học mà còn cả đối với cácmôn học khác) theo tôi cần nắm vững những điểm sau:
Một là, chủ đề dạy học được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào
đó cho học sinh trong thực tiễn Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ
sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh
Hai là, công cụ của dạy học theo chủ đề là giáo án về chủ đề đó, có liên quan
đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn hoặchai bộ môn trở lên Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụngchính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề(phương pháp dự án, thảo luận…) Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệthông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề
Ba là, kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trả
lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì?
Bốn là, tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây
Năm là, hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn
trong chương trình Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài dạytích hợp Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề Không gian tổ chức cóthể tại lớp, sân trường… khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động thựchành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan…)
2.2 Các bước xây dựng, soạn giảng chủ đề dạy học trong bộ môn Sinh học bậc THPT và những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo chủ đề.
Trang 102.2.1 Các bước cơ bản xây dựng chủ đề dạy học
Theo Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 08/10/2014 Các bước xây dựng chủ đề được tiến hành gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề Nội
dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn,nhiều môn
Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độliên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành
xây dựng chủ đề
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấunội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tựnhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏphù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩnkiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng,kiểm tra, đánh giá đối với học sinh
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng Có thể tham khảo
theo mẫu sau:
Ngày soạn: ……… Tuần: từ tuần… đến tuần… Ngày dạy: từ ngày … đến ngày… Tiết: từ tiết… đến tiết……
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên
quan điểm phát triển năng lực học sinh
Trang 11b Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưutiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vịkiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
II BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC
ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chủ đề
Lưu ý:
1 Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho
HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3phần I (mục tiêu)
2 Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra
III BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy học –
giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm vụ, bàitập phát triển nhận thức)
1 Nhận biết
2 Thông hiểu
3 Vận dụng
4 Vận dụng cao
IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung Hình thức tổ Thời Thời Thiết bị DH, Ghi chú
chức dạy học lượng điểm học liệu
1/ Tổ chức dạy Bao Tiết
học ở đâu, nhiêu PPCTnhư thế nào tiết
2/
V THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 Khởi động/mở bài
Trang 12Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên
tiến hành thực hiện dự án dạy Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụhọc của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ
đề Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bìnhthường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên,dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết cácvấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiềutuần Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra,đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra
đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả tiết dạy học theo chủ đề
Thứ nhất, phương pháp dạy học là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn
đến việc khai thác chủ đề học có chất lượng và đạt được mục tiêu chủ đề học đề rahay không Do đó, việc nắm vững các phương pháp khai thác của giáo viên nhưthế nào sẽ góp phần quan trọng vào việc khai thác nội dung chủ đề học tốt haykhông như thế ấy
1
Trang 13Thứ hai, cách thức xây dựng câu hỏi/bài tập và việc giao nhiệm vụ học tập.
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức trong chủ đề cũng như trình độhọc sinh, một hệ thống câu hỏi định hướng sẽ được xây dựng với sự thỏa thuậngiữa giáo viên và học sinh Căn cứ vào câu hỏi định hướng này, giáo viên tổ chứccác hoạt động học tập cho học sinh nhằm giải quyết vấn đề, trả lời những câu hỏiđặt ra Như vậy, việc học tập của học sinh được định hình với những yêu cầu cụthể và tự nó trở nên có tính mục đích cao Thông qua các hoạt động học tập đó,giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chủ động xây dưng cho mình một hệ thống kiếnthức mang tính chặt chẽ, sâu sắc, bản chất, thiết thực và hệ thống
Thứ ba, phải chú trọng đến phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông
tin, truyền thông là một yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình dạy học theochủ đề Bởi lẽ, trong mỗi chủ đề học tập, với những nhiệm vụ học tập đã được đặt
ra trước đó, học sinh phải tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin từ nhiều ngồn khácnhau; phải trao đổi, xuất bản thông tin để chia sẻ với người khác… do vậy côngnghệ thông tin và truyền thông sẽ được đưa vào sử dụng như một nhu cầu tư nhiêntrong quá trình học Do đó, khâu chuẩn bị một tiết dạy theo chủ đề, với những dự
án học tập, cần thiết phải bổ sung vào danh mục đồ dùng, phương tiện dạy họcnhững trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc trình bày sản phẩm
mà nhiệm vụ học tập đã đề ra đối với học sinh
2.3 Thiết kế và soạn giảng chủ đề “Tiêu ở động vật” – Sinh học 11
1.1 Tên chủ đề : “Tiêu hóa ở động vật”
Chủ đề này gồm các bài: Bài 15; 16 trong chương I, Mục B – Sinh trưởng vàphát triển ở động vật, thuộc Phần 4 - Sinh học cơ thể, SGK Sinh học 11 - THPT
Bài 15 Tiêu hóa ở động vật
Bài 16 Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
1.2 Nội dung chi tiết của chủ đề
- ND1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa, sự tiêu hóa ở các nhóm động vật
- ND 2: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1.3 Thời lượng
1
Trang 14Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề, trình độ nhận thức của HS ở trường Chúng tôi thiết kế thời lượng cho chủ đề như sau:
- Thời gian học ở nhà: 1 tuần nghiên cứu tài liệu “Tiêu hóa ở động vật”
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết nghiên cứu các nội dung 1, 2
II.Mục tiêu chủ đề:
Sau khi học xong chủ đề này HS có khả năng:
1 Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tiêu hóa, tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào
- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật (ĐV) khác nhau
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao
- Trình bày đặc điểm của của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ
4 Định hướng phát triển năng lực :
a Năng lực chung.
- Năng lực tự học, quản lý
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
b Năng lực đặc thù.
1
Trang 15- Nhận thức kiến thức sinh học
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Chủ đề : Tiêu hóa ở động vật
đề/chuẩn
1 Tiêu - Trình bày - Mô tả tiêu hóa - Phân biệt tiêu - Trình bày
hóa ở các khái niệm tiêu thức ăn ở động hóa nội bào và được chiều
nhóm hóa; tiêu hóa vật chưa có cơ tiêu hóa ngoại hướng tiến
động vật nội, ngoại bào quan tiêu hóa, bào hoá của hệ
- Nêu các hình động vật có túi - Trình bày được tiêu hoá từthức tiêu hóa tiêu hóa, động ưu điểm của tiêu động vật đơn
- Nêu các bộ vật có ống tiêu hóa thức ăn ở bào đến đaphận của ống hóa các nhóm động bào bậc thấp,tiêu hóa ở - Trình bày được vật trong thang đến đa bàongười cấu tạo phù hợp tiến hóa bậc cao
với chức năngtiêu hóa ở cácnhóm động vậtkhác nhau
2 Tiêu - Nêu các bộ - Trình bày đặc - Phân biệt đặc - Giải thích:
hóa ở phận của ống điểm của của cơ điểm cấu tạo và các vấn đề
Thú ăn tiêu hóa ở thú quan tiêu hóa quá trình tiêu liên quan đến
thịt và ăn thịt và thức phù hợp với hóa thức ăn ở tiêu hóa như:
Thú ăn ăn thực vật. chức năng ở thú ăn thịt và ăn Nhai kĩ no
thực vật động vật ăn thịt thực vật – Giải lâu; Ruột
và động vật ăn thích được trong động ăn thực
cỏ phần ăn của gà vật dài còn
- Mô tả quá vịt thường trộn ruột động vậttrình tiêu hóa thêm đá sỏi nhỏ ăn thịt ngắn thức ăn của trâu, - Ruột của động - Nêu một sốthỏ vật ăn thực vật bệnh về
có manh tràng đường tiêuphát triển hóa ở người
1