Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành cá tra phi lê tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản quang minh (Trang 26)

Mục tiêu 1: Dùng phương pháp so sánh đánh giá khái quát tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

Phương pháp so sánh đư ợc sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều kiện có tính so sánh đ ược để xem xét đánh giá rút ra k ết luận về hiện tượng quá trình kinh tế.

Các điều kiện có thể so sánh đ ược của các chỉ tiêu kinh tế như sau: + Phải thống nhất về nội dung phản ánh.

+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.

+ Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng.

+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường). Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2 loại hình thức so sánh như sau:

So sánh số tuyệt đối

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối l ượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối l à cơ sở để tính các trị số khác.

Phương pháp so sánh s ố tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Công thức:

∆Y = Y1-Y0 (2.29)

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau.

So sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng đ ể làm rõ tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Công thức: ∆ Y = 0 0 1 Y Y Y  (2.30) Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau.

∆ Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu liên quan, phương pháp thay th ế liên hoàn để phân tích các biến động chi phí sản xuất.

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần l ượt và liên tiếp các nhân tố để xác định các trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần nhất quán các nguyên tắc như sau:

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).

- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.

Nếu gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là : A1– A0 =∆A.

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh h ưởng với chỉ tiêu kỳ phân tích:

Giả sử có ba nhân tố ảnh hưởng là : a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng, tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:

A = a.b.c

Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 Và kỳgốc là: A0 = a0.b0.c0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay thế lần 1: a1.b0.c0

Thay thế lần 2: a1.b1.c0

Thay thế lần 3: a1.b1.c1

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh h ưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc), cụ thể:

Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0– a0.b0.c0 =∆Aa

Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0– a1.b0.c0 =∆Ab

 Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1– a1.b1.c0 =∆Ac

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích để dễ dàng quan sát và nhận xét số liệu.

Mục tiêu 3: Trên cơ sở tổng hợp những tác nhân gây biến động tiêu cực đến chi phí sản xuất của sản phẩm, sử dụng ph ương pháp suy luận để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN

QUANG MINH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN QUANG MINH

Tên giao dịch quốc tế: QUANGMINH SEAFOOD CO.LTD

Địa chỉ: Lô 2.20A, KCN Tr à Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP.CT

Điện thoại: 07103. 744898

Fax: 07103.744011

Email :export@quangminhseafood.com.vn Website: www.quangminhseafood.com.vn

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH thủy sản Quang Minh được thành lập từ năm 2005 được UBND quận Ô Môn ký quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 5702000063 ngày 29/01/2005.

Lúc mới thành lập, quy mô hoạt động chỉ có một phân x ưởng và chỉ chuyên sản xuất mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh. Do hạn chế về vốn và chưa có được sự tín nhiệm của ngân hàng nên dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty còn thô sơ, kĩ thuật còn kém do đó chỉ cung cấp cho một số khách hàng nhỏ ở nước ngoài.

Do nền kinh tế ngày càng phát triển và công ty hoạt động ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm. Và bắt theo xu hướng phát triển đó công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất. Đến nay công ty đã có ba phân xưởng sản xuất cá tra phi lê. Mỗi nhà máy đều có công suất hoạt động là 9000 tấn/năm, mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc hiện đại. Ngoài ra công ty còn có kinh doanh dầu cá và bột cá.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.2.1 Chức năng của công ty

Thông qua xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến sẵn công ty mang về một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam.

Thu hút lực lượng lao động, góp phần giải quyết việc l àm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ng ười lao động. Đồng thời góp phần tạo thu nhập ổn định cho người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Làm tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua các khoản thuế.

3.2.2 Nhiệm vụ của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước, xã hội và đơn vị chủ quản.

Không ngừng nâng cao trình độ về công nghệ chế biến v à đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý sản xuất để phù hợp với những yêu cầu mới của thị trường.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu t ư mở rộng sản xuất.

3.2.3 Các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty rất đa dạng và phong phú. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ sản xuất để đáp ứng theo tiêu chuẩn cũng như về mẫu sao cho phù hợp với nhà nhập khẩu.Công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là cá tra. Sản phẩm để xuất khẩu thì bao gồm:

Cá tra đông lạnh : cá tra được chế thành các loại sau

Cá phi lê đông lạnh

Cá cắt khúc

Cá tra phi lê thịt đỏ

Ngoài ra công ty còn kinh doanh mặt hàng dầu cá, chả cá và bột cá. Về bao bì sản phẩm công ty sẽ thực hiện theo yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra. Tùy theo t ừng quốc gia nhập khẩu mà sản phẩm sẽ có bao bì thích hợp, và giá bao bì sẽ đưa vào giá bán của công ty khi chào giá cho khách hàng. Nếu những bao bì mà khách hàng yêu cầu có chi phí cao, thì công ty sẽ đề nghị khách hàng trả thêm tiền bao bì cho công ty. Công ty sẽ sản xuất sản phẩm tuỳ theo đơn đặt hàng của từng khách hàng.

3.2.4 Các thị trường xuất khẩu của công ty

Công ty TNHH thủy sản Quang Minh là một công ty chuyên xuất khẩu mặt hàng thủy sản các loại. Do đó thị tr ường của công ty chủ yếu là ở nước ngoài, thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 10%. Mặt hàng thủy sản của công ty có mặt chủ yêú ở Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…. Đối với các thị trường lâu năm thì công ty luôn có những ưu đãi và công ty cũng thường tổ chức cho các nhân viên kinh doanh đi thăm khách hàng nh ằm để duy trì một mối quan hệ thật thân thiết để tăng lòng tinđối với khách hàng.

Hàng năm công ty thường có đại diện tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để học hỏi giao l ưu kĩ thuật đồng thời giới thiệu sản phẩm của công ty, làm tăng thêm uy tín đ ối với khách hàng. Do đó, công ty thư ờng xuyên tìm kiếm được khách hàng mới cho sản phẩm.

3.3CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

.

(Nguồn: Phòng tổ chức)

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Quang Minh

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc công ty: Phạm Sơn Hải

Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của mình. Giám đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài công ty nhằm hoạt động có hiệu quả nhất các hoạt động của công ty.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về sản phẩm do công ty sản xuất. Quyết định đầu t ư và đổi mới thiết bị và quyết định dự án đầu tư cho công ty. Ban Giám đốc Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng HACCP- kĩ thuật Bộ phận sản xuất Bộ phận cơ-điện lạnh

Phòng tổ chức:

Gồm 27 người thực hiện quản lí về lao động, ti ền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà Nước, tổ chức thực hiện phong tr ào thi đua của công ty, tích cực tham gia phong trào của liên đoàn và khu công nghi ệp và của thành phố.

Tiến hành tổ chức quản lí, thực hiện trực tiếp công tác quản lí hành chánh, quản trị văn phòng, văn thư, tiếp tân, quản lí cơ sở vật chất của công ty.

Phòng kế toán

Gồm 9 người thực hiện công tác hoạch toán kế toán, thống kê toàn bộ hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật. Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại xảy ra, những việc làm không mang lại hiệu quả và những trí tuệ trong sản xuất kinh doanh để có những biện pháp khắc phục nhằm đ ảm bảo hoạt động của công ty đem lại hiệu quả cao nhất. Thực hiện báo cáo định ky với giám đốc về tình hình tài chính kế toán và tham mưu cho giám đốc.

Phòng kinh doanh

Gồm 10 người, chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng thực hiện kế hoạch và phương án kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu thị trường để làm cơ sở cho việc cung ứng và khai thác các nguồn hàng. Đồng thời có nhiêm vụ giao dịch với khách hàng từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị kí kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đó.

Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của công ty, tiến hành xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lí tập trung hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty.

Quản lí điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ với các hãng tàu vận chuyển đường bộ để phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty.

Thực hiện công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu cho công ty.

Phòng HACCP-kĩ thuật

Gồm 3 người, quản lí tiêu chuẩn về máy móc thiết bị và sản phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP. Thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và những sửa đổi về tiêu chuẩn của HACCP.

Nghiên cứu phân tích những ưu nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng. Qua đó xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với các tiêu chuẩn của HACCP. Kiểm tra chất l ượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi nhập và xuất khẩu.

Bộ phận sản xuất và bộ phận cơ- điện lạnh

Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi kiểm tra báo cáo với Giám đốc về tình hình sản xuất tại các phân x ưởng. Kịp thời giải quyết các vấn đề trong sản xuất.

Chịu trách nhiệm sữa chữa, bảo trì và vận hành máy móc điện cơ tại các phân xưởng, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY3.4.1 Mô hình, tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Mô hình, tổ chức bộ máy kế toán

Công Ty TNHH thủy sản Quang Minh áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung. Mọi công việc của công tác kế toán xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp cho đến báo cáo tài chính… đều được tập trung tại phòng kế toán.

(Nguồn: Phòng tổ chức kinh doanh)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

3.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận kế toán

Kế toán trưởng: là người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy kế toán tại công ty. Giúp Ban Giám Đ ốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, lập báo cáo tài chính, đánh giá k ết quả hoạt động kinh doanh cũng như ghi chép họach toán các nghiệp vụ. Triển khai các thông t ư, nghị định,

Kế toán trưởng Kế toán thành phẩm (kho) Kế toán vật tư Kế toán công nợ Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán tiền mặt- thanh toán Thủ quỹ Kế toán TSCĐ

thông tư mới của Nhà nước. Chịu trách nhiệm tr ước Giám Đốc, Nhà nước về

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành cá tra phi lê tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản quang minh (Trang 26)