LỜI CẢM ƠNDựa trên kiến thức đã học tại trường Đại Học Thương Mại và quá trình tìm hiểunghiên cứu thực tế quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường biển của công
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Dựa trên kiến thức đã học tại trường Đại Học Thương Mại và quá trình tìm hiểunghiên cứu thực tế quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup, em đã rất cố gằng và nỗlực để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
và giảng dạy tận tình của các cán bộ, giảng viên trường Đại học Thương Mại, đã trang
bị cho em kiến thức nền tảng để em lựa chọn và hoàn thành khóa luận
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.s Phan Thu Trang- Giảng viên bộmôn quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế- Trường Đại học Thương Mại, người đãtận tình hướng dẫn, định hướng cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốtnghiệp
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giám đốc và toàn bộ các anhchị cán bộ, nhân viên công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup, đặc biệt là các anhchị bộ phận sales logistics, bộ phận thủ tục hải quan đã tạo điều kiện, chỉ bảo, giúp đỡ
để em có cơ sở hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế, các thôngtin thu thập còn chưa được phong phú nên khóa luận vẫn còn nhưng sai sót, em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp và lời khuyên bổ ích của các thầy cô giáo đểbài khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thúy Hằng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ……….… ………v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 6
2.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất 6
2.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro 8
2.1.3 Khái niệm về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 8
2.2 Một số lí thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 9
2.2.1 Quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển 9
2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong giao nhận hàng nhập khẩu 11
2.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 20
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 20
3.1.1 Khái quát về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 20
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 20
Trang 33.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh
quốc tế Fingroup 20
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Fingroup 20
3.2.2 Tình hình hoat động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 22
3.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 24
3.3.1 Tiếp nhận yêu cầu nhập khẩu từ nước ngoài của khách hàng hoặc từ đại lí 24 3.3.2 Nhận pre-alert từ đại lí nước ngoài 24
3.3.3 Kiểm tra chứng từ 25
3.3.4 Gửi giấy báo hàng đến và hóa đơn thu tiền cho khách hàng 25
3.3.5 Nhận lệnh ở hãng tàu 25
3.3.6 Giao hàng cho khách hàng 25
3.4 Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 26
3.4.1 Nhận dạng rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 26
3.4.2 Phân tích và đo lường rủi ro trong quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 27
3.4.3 Kiểm soát rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 35
3.4.4 Tài trợ rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 36
3.5 Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 37
3.5.1 Thành công 37
3.5.2 Hạn chế 38
3.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 39
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO
Trang 4NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 41
4.1 Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 41
4.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty đến 2025 41
4.1.2 Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 42
4.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 42
4.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận dạng và dự báo rủi ro 42
4.2.2 Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ phân tích và đo lường rủi ro 43
4.2.3 Hoàn thiện quá trình kiểm soát rủi ro 45
4.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 46
4.3 Một số kiến nghị 47
4.3.1 Kiến nghị với tổng cục hải quan 47
4.3.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 47
KẾT LUẬN 49
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện 16
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup giai đoạn 2015-2018 21
Bảng 3.3 Doanh thu của hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup (2016-2018) 21
Bảng 3.4 Cơ cấu thị trường hoạt động giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup (2016-2018) 22
Bảng 3.5 Cơ cấu nhóm mặt hàng giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup trong giai đoạn 2016-2018 23
Bảng 3.6 Những rủi ro thường xảy ra trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup 26
Bảng 3.7 Phân loại rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện 30
Bảng 3.8 Rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển của Fingroup 31
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tỷ giá các đồng USD, CNY, VND 6/2018-7/2019 33
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện rủi ro trong khâu thanh toán của công ty Fingroup 34
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFS Container freight station fee Phí xếp hàng lẻ vào kho
CO Certificate of original Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
containerFIATA International Federation of
Freight Forwarders Associations
Liên đoàn các hiệp hội giaonhận vận tải quốc tế
quốc tế Fingroup
hành
HS Harmonized System Codes Hệ thống hài hòa
hữu phương tiện vận chuyểncấp
LCL Less than container load Vận chuyển hàng lẻ
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh tế nói chung
và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng Sự giao lưu buôn bángiữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với khối lượng hàng hóa lớn đòi hỏiquá trình thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo nhanh chóng, thuận tiệncho các bên Để đảm bảo các điều kiện đó thì doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuphải có những biện pháp, chiến lược nhằm xử lí, kiểm soát và hạn chế rủi ro xảy ra.Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup đã hoạt động trên thị trường được
5 năm nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng đến chức năng kiểm soát và hạn chế rủi romột cách triệt để trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu của mình, đặc biệt trongphương thức vận tải bằng đường biển Điều này vừa làm tổn thất về kinh tế vừa ảnhhưởng trực tiếp đến uy tín của công ty trên thị trường Nghiên cứu đề xuất các giảipháp kiểm soát rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tạicông ty Fingroup để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lập môi trường kinh doanh
an toàn là điều cần thiết Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quytrình giao nhân hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc
tế Fingroup” với mong muốn nâng cao kiến thức bản thân đồng thời đóng góp mộtphần nhỏ vào sự phát triển của công ty
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài này em đã tham khảo một số bài khóa luận của các anh chịkhóa trước và một số đề tài liên quan như:
* Liên quan đến quản trị rủi ro có để tài:
- Kiểm soát rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tạicông ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh (Lê Thị Chinh, năm 2012)” Đề tài trên
đã nêu ra một số vấn đề như sau:
+ Khái quát được quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
+ Phân tích những rủi ro gặp phải trong quá trình giao nhận hàng nhập khẩubằng đường biển của công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh Từ đó đề xuấtnhững giải pháp để kiểm soát rủi ro trong quá trình giao nhận hàng nhập khẩu, giúp
Trang 8công ty TNHH Bình Minh hoàn thiện và quản lí tốt các nghiệp vụ trong quá trình giaonhận hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể.
- Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện (LưuThị Phượng, năm 2013) đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tạicông ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tácquản trị rủi ro của công ty
- Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm vách vàkhung bể bơi từ thị trường Áo của công ty cổ phần Ngọc Phương Việt (Phạm ThịPhương Loan, năm 2017) Đề tài đã khái quát quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩuthị trường vách ngăn và khung bể bơi từ thị trường Áo, phân tích thực trạng và đề xuấtgiải pháp nâng cao quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động trên
* Liên quan đến giao nhận vận tải có các đề tài:
- Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển củacông ty cổ phần thương mại, dịch vụ và công nghệ SONIC (Trần Thị Hồng Ánh, năm2016) Đề tài phân tích thực trạng và nêu các đề xuất phát triển dịch vụ quy trình giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty SONIC
- Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biểncủa công ty TNHH Vận tải và thương mại Quốc Việt (Hà Thị Thùy Trang, năm 2012)
Đề tài đánh giá và phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyêncontainer bằng đường biển của công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Việt từ đó
đề xuất giải phắp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên containerbằng đường biển của công ty
- Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty Logistics Đại Cồ Việt (năm 2018) Đề tài hệ thống được các lí thuyết cơ bản, phântích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình giao nhận hàngnhập khẩu bằng đường biển của công ty Logistics Đại Cồ Việt
Các đề tài trên mặc dù đã khái quát phần nào về kiểm soát rủi ro trong quá trìnhnhập hàng nhập khẩu bằng đường biển và hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhậpxuất nhập khẩu của các công ty nhưng chưa đề cập đến quản trị rủi ro trong quy trìnhgiao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, lại là công ty vẫn còn non trẻ nhưFingroup Mặt khác các bài viết trên chưa đề ra được các giải pháp để quản trị rủi ro
Trang 9trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển triệt để, hiệu quả và ápdụng với thực tế của doanh nghiệp và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay Vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần kinh
doanh quốc tế Fingroup và nghiên cứu các tài liệu em xin đề xuất đề tài “Quản trị rủi
ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup” để nghiên cứu, phân tích những rủi ro mà công
ty gặp phải trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và đưa ra cácgiải pháp để quản trị rủi ro tốt nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:
- Khái quát hệ thống các vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro,quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của các công ty logistics
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình giao nhận bằngđường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup và từ đó đánh giá thựctrạng nhằm đánh giá những mặt đã đạt được và vấn đề còn tồn tại trong quản trị rủi roquy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc quản trị rủi ro trong quy trình giaonhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình giao nhậnhàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
Trang 10- Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu nghiệp vụ quy trình giao nhận hàngnhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup và lấy số liệu từ năm 2016 đến năm
2018 Giải pháp cho đề tài được định hướng trong khoảng thời gian 5 năm 2020-2025
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình thực tập tại công ty, làm việc vàphỏng vấn trực tiếp với các anh chị nhân viên trong phòng Sales logistics Bằngphương pháp quan sát, tìm hiểu và phân tích của bản thân để đánh giá về chất lượngdịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển mà công ty cung cấp cũng nhưnhững rủi ro mà công ty gặp phải trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu của mình
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong khóa luận, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu nội bộ của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup như:báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo của phòng xuất nhập khẩu,phòng kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-
2018, thêm vào đó là các tài liệu, hợp đồng được tham khảo trong quá trình thực tậptại công ty
- Dựa vào bảng khảo sát, phiếu điều tra về quản trị rủi ro trong hoạt động giaonhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup để có những dữ liệu thực
tế từ doanh nghiệp
- Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ bên ngoài như các bàiviết liên quan được đăng tải trên báo, tạp chí, website của công ty (fingroup.vn),google.com,
1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu
* Phương pháp thống kê
Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập,phân loại thông tin, số liệu, qua đó đánh giá về thực trạng về quản trị rủi ro trong quytrình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup
* Phương pháp phân tích
Trang 11Từ những tài liệu nội bộ của công ty, sử dụng phương pháp phân tích trong quátrình tư duy logic để nghiên cứu, so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệuthống kê Trên cơ sở đó để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình giao hàngnhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup, xem các dữ liệu thu thập được hợp
lí hay không
* Phương pháp so sánh
Lập các bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh của công tyqua các năm, từ đó so sánh để chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cụthể qua các năm Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu đã đặt ra để đánh giácác mặt mạnh, yếu, hiệu quả và không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện côngtác quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công
ty Fingroup
* Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích và đưa ra các nhận xét đánhgiá về thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường biển của công ty Fingroup
1.7 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhậpkhẩu bằng đường biển của công ty cổ phẩn kinh doanh quốc tế Fingroup
Chương 3: Thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhậpkhẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi rotrong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần kinhdoanh quốc tế Fingroup
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP.
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất
2.1.1.1 Khái niệm về nguy cơ
“Nguy cơ là một nguồn, một tình huống hoặc một hành động có tiềm năng gây ratổn hại đối với con người, như tổn thường hay tác hại sức khỏe hoặc kết hợp cả hai tổnhại trên” (Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301-1:2008)
Các nguy cơ nếu là dạng bất hoạt hoặc tiềm ẩn, chỉ có xác suất gây hại về mặt lýthuyết Một sự kiện được gây ra bởi sự tương tác với mối nguy được gọi là sự cố Mức
độ nghiêm trọng của các hậu quả không mong muốn của một sự cố liên quan đến mộtmối nguy, kết hợp với xác suất tạo ra tạo thành rủi ro liên quan
Các nguy cơ có thể được phân loại theo nhiều cách Một trong những cách này làphân loại bằng cách chỉ ra nguồn gốc của mối nguy (phân loại theo nguồn gốc mốinguy) Một khái niệm quan trọng trong việc xác định mối nguy theo nguồn gốc là sựhiện diện của năng lượng được lưu trữ trong mối nguy, khi được giải phóng, có thểgây ra thiệt hại
2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro
“Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây ra nhữngthiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình Mặc dù rủi ro là sự kiện kháchquan, xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hoàn toàn có thể kiểmsoát được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đanhững tổn thất rủi ro mang đến” ( PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, Giáo trình quản trị tácnghiệp thương mại quốc tế , Trang 334)
* Khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường trướcđược một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai
và bất cứ nơi đâu Mọi rủi ro đều là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau
và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức con người, vào quy luật của rủi ro Sự kiện bấtngờ đó phải đã xảy ra thì mới được coi là rủi ro
Trang 13Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậuquả Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, trong một số trường hợp cóthể là tổn thất không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp.
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và vìthế nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động Bên cạnh đó,rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tính khách quan vàloại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động
Ba vấn đề trên được coi là ba điều kiện của rủi ro Hay nói cách khác một sự kiệnđược coi là rủi ro nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện trên Việc nghiên cứu rủi rothực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế những thiệt hại, tổn thất chocác đối tượng có liên quan Nghĩa là việc nghiên cứu rủi ro được xem xét trong nhữngphạm vi nhất đinh, gắn với từng đối tượng nhất định trong từng hoạt động, bởi rất cóthể một sự kiện xảy ra được coi là rủi ro đối với người này, công ty này nhưng lại là cơhội, sự may mắn đối với người khác, công ty khác
2.1.1.3 Khái niệm về tổn thất
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng về con người,tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra”(PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế,Trang 336)
Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có thể
là vô hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp, ) Tổn thất vô hình hoàn toàn có thể đo lường
và quy đổi ra thành tiền, và trong không ít các trường hợp tổn thất vô hình còn lớn hơn
cả tổn thất hữu hình Trong hoạt động thương mại quốc tế, thường người ta chỉ đề cậpđến những tổn thất hữu hình
Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau cùng phản ánh một sự kiện khôngmay xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo đó rủi ro là nguyên nhân còn tổnthất là hậu quả Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện, bao gồm nguyên nhân, mức
độ tính chất nguy hiểm còn tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện bao gồm mức
độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra, qua đóthấy được mức độ nghiêm trọng của sự kiện
Trang 142.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro
“Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánhgiá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quảcủa rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28)
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực thông qua việctối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội từ rủi ro Quảntrị rủi ro không chỉ đơn thuần là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh, mà còn
là những hoạt động chủ động, tích cực của nhà quản trị trong công việc dự kiến nhữngthiệt hại, tổn thất có thể xảy ra và tìm cách làm giảm nhẹ hậu quả của chúng
Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụnhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trongquá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế (PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2009,Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 375)
Như vậy quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế không chỉ đơn thuần
là nhận dạng được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ nguy hiểmcủa rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi romang đến trong từng tác nghiệp của chuỗi tác nghiệp thương mại quốc tế từ khi lựachọn đối tác cho đến khi thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ liên quankhác Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế cần phải được tiến hành mộtcách đồng bộ từ xác lập kế hoạch nhân sự đến triển khai các tác nghiệp trong từngkhâu, từng tác nghiệp với khả năng huy động và vận dụng tối đa các nguồn lực cả bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp theo phương châm “phòng ngừa” được ưu tiên trướcmắt
2.1.3 Khái niệm về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ giao nhận (Freight Fowarding Service) là bất kì loại dịch vụ nào liênquan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóacũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đềhải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập, chứng từ liên quan đến hànghóa ( theo quy tắc mẫu của FIATA (Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế) về dịch vụgiao nhận)
Trang 15Giao nhận vận chuyển hàng hóa là yêu cầu tất yếu của trao đổi mua bán hànghóa, nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thông nhằm đưa hànghóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Vận tải biển xuất hiện từ rất sớm và phát triển nhanh chóng do con người đã biếtlợi dụng các đại dương để làm các tuyến đường giao thông để chuyên chở hành khách
và hàng hóa giữa các nước với nhau Vận tải biển góp phần trọng yếu vào sự phát triểnmột nển thương mại toàn cầu hóa Trong phạm vi đề tài, em chỉ xin đề cập đến dịch vụgiao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Do đó giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vậnchuyển và làm các thủ tục để nhận hàng nhập khẩu thông qua phương thức vận chuyểnđường biển Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đảm nhận toàn
bộ khối lượng công việc kể từ khi nhận hàng từ người bán đến khi giao hàng chongười mua Đồng thời dịch vụ này phải chuẩn bị kiểm tra toàn bộ các chứng từ hànghóa, kiểm tra đối chiếu với các quy định của nó, trên cơ sở đó tham mưu khách hàngnhập các bộ chứng từ hoàn hảo để công việc vận chuyển tiến hành trôi chảy, tiết kiệm,hiệu quả
2.2 Một số lí thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
2.2.1 Quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển.
2.2.1.1 Tiếp nhận yêu cầu nhập khẩu từ nước ngoài của khách hàng hoặc từ đại
2.2.1.2 Nhận pre-alert từ đại lí nước ngoài.
Pre-alert là bộ hồ sơ bao gồm MB/L, HB/L, được gửi bằng mail hoặc fax do đại
lí nước ngoài chuyển đến
Người giao nhận phải được người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấpthông tin cần thiết về lô hàng như:
- Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng
Trang 16- Bản lược khai hàng hóa (cargo manifest) để biết tình hình hàng hóa.
Chủ hàng cần giao vận đơn gốc và các chứng từ cần thiết như hóa đơn thươngmại, hợp đồng, giấy phép nhập khẩu cho người giao nhận Và người giao nhận sẽ phảilên kế hoạch phối hợp với chủ hàng để giao hàng cho khách đúng thời gian đã thỏathuận
2.2.1.3 Kiểm tra chứng từ
- Kiểm tra kĩ thông tin trên từng chứng từ
+ Hợp đồng mua bán thì cần kiểm tra số, ngày kí hợp đồng, thông tin hàng hóa,điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán…
+ Hóa đơn thương mại: kiểm tra số, ngày lập, đơn giá, giá trị lô hàng, điều kiệngiao hàng
+ Chi tiết đóng gói (Packing list): Kiểm tra trọng lượng, thể tích, số lượng, cáchđóng gói
+ Vận đơn (Bill of lading): Kiểm tra số, ngày và nơi phát hành, tên tàu, sốchuyến, số cont, chì, trọng lượng, thể tích
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) thì cần kiểm tra kỹ nếu có CO có ưu đãi đặcbiệt thuộc form D, E thì được hưởng ưu đãi về thuế
- Kiểm tra chéo số liệu giữa các chứng từ trên với nhau chẳng hạn đơn giá tronghợp đồng và hóa đơn thương mại hay tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị lô hàng giữahợp đồng, packing list, vận đơn Nếu các số liệu khớp nhau thì bộ chứng từ được coi làhoàn chỉnh, còn nếu các số liệu không khớp nhau thì cần liên lạc với khách hàng đểkịp thời bổ sung chỉnh sửa
Ngoài ra cần kiểm tra mã HS (hệ thống hài hòa) xem có chính xác với hàng hóatrong hợp đồng đã kí hay không Nếu là khách hàng mới thì cần tìm hiểu đầy đủ cácthông tin về tên hàng, tính chất, chất lượng, loại hàng, công dụng của hàng hóa để xácđịnh được mã HS và mô tả hàng hóa chính xác Còn nếu là khách hàng cũ thì nên kiểmtra lại mã HS xem còn phù hợp hay không
2.2.1.4 Gửi giấy báo hàng đến cho khách hàng
Forwarder sau khi nhận mail phân quyền và giấy báo hàng đến từ hãng tàu sẽ tiếnhành file manifest (bản liệt kê chi tiết các hàng hóa chở trên tàu)
Trang 17Gửi thông báo hàng đến bằng fax và gọi điện xác nhận thông báo hàng đến chokhách hàng trước ngày tàu vào 1 ngày hoặc chậm nhất là ngay ngày tàu vào.
2.2.1.5 Nhận lệnh ở hãng tàu
Khi nhận lệnh cần mang theo giấy giới thiệu hoặc vận đơn gốc nếu trường hợpgiao hàng bằng vận đơn gốc xuất trình cho hãng tàu (vận đơn gốc nhận được từ đại línước ngoài gửi về bằng đường chuyển phát nhanh)
+ Đối với hàng FCL: cần đóng phí D/O (phí lệnh giao hàng) và phí vệ sinh contcho hãng tàu
+ Đối với hàng LCL: phải trả phí CFS (phí xếp hàng lẻ vào kho) cho co-loader(người gom hàng)
2.2.1.6 Giao hàng cho khách hàng.
- Chuẩn bị D/O giao cho khách hàng bao gồm lệnh của hãng tàu hoặc lệnh củaco-loader
- Yêu cầu khách xuất trình hóa đơn gốc và giấy giới thiệu khi nhận hàng
- Yêu cầu khách hàng kí nhận vào lệnh giao hàng và lưu lại tờ lệnh đó để làmP.O.D (proof of delivery: bằng chứng giao hàng)
- Gửi bằng chứng giao hàng cho đại lí nước ngoài đối với hàng chỉ định để đại líbiết là lô hàng đó đã được giao
- Thu phí D/O, CFS và vệ sinh cont ( nếu có)
- Hoàn thiện check list ( bảng liệt kê chi phí của từng lô hàng) và chuyển hồ sơhoàn chỉnh cho kế toán để nhập chi phí
2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong giao nhận hàng nhập khẩu
2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro
“ Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (PGS.TS Trần Hùng, 2017,Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 39)
Trong quá trình nhận dạng rủi ro cần xác định được nguồn gốc rủi ro, đối tượngrủi ro và tổn thất nó gây ra để có thể phân tích và đo lường chính xác nhất
Một số rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình giao nhận hàng nhậpkhẩu bằng đường biển là:
- Rủi ro từ chủ thể đối tác:
Trang 18+ Các công ty “ma” không có hoặc giả danh có hoạt động kinh doanh.
+ Tư cách pháp nhân: không có đăng kí kinh doanh, giấy phép kinh doanh hếthiệu lực, không có chức năng kinh doanh,
+ Đối tác kinh doanh: không có uy tín, không đủ điều kiện về pháp lý hay khảnăng tài chính yếu, người kí không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi được ủyquyền,
- Rủi ro từ chuyên môn nhân lực yếu: cán bộ nhân viên chưa trang bị đầy đủ cáckiến thức về chuyên ngành thương mại quốc tế và kinh nghiệm chưa nhiều
- Rủi ro từ ngôn ngữ: Dùng từ tối nghĩa hay có nhiều nghĩa, hiểu không chính ýnghĩa của các từ ngữ nước ngoài, hiểu sai nghĩa của từ, sai sót khi giao tiếp và đánhmáy văn bản,
- Rủi ro từ việc không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa: không hiểu biết đầy đủ vàchính xác về đặc tính của hàng hóa mà sai sót trong các điều khoản về chất lượng, bao
bì, quy cách đóng gói, bảo hành,
- Rủi ro từ nội dung kí kết: Các điều khoản quy định không chi tiết cụ thể, biếnđộng giá cả tỉ giá, thời hạn thực hiện hợp đồng, vi phạm hợp đồng,
- Rủi ro về pháp lí: các quy định về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi,thuế suất thay đổi, quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa thay đổi
- Rủi ro về thời hạn giao hàng: giao hàng chậm trễ, kéo dài thời gian giao hàng,máy móc thiết bị trục trặc,
- Rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ, tồn trữ: hàng hóa hư hỏng, mất mát, lừa đảohàng hải, cướp biển,
- Rủi ro trong khâu giao nhận hàng hóa: sai sót, nhầm lẫn các thông tin tronghợp đồng giữa hai bên và hãng tàu khiến quá trình giao nhận gặp khó khăn hơn
- Rủi ro trong khâu nhận bộ chứng từ: sự chậm trễ khi giao bộ chứng từ cho nhànhập khẩu hoặc đại lí giao nhận, bộ chứng từ thiếu,
- Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm hàng hóa: mỗi hàng hóa tùy vào giá trị lớnnhỏ mà nhà nhập khẩu nên mua các mức bảo hiểm khác nhau, và nếu không mua bảohiểm mà trong quá trình giao hàng gặp trục trặc thì gây ra tổn thất lớn
- Rủi ro trong khi kiểm tra, giám định hàng hóa: một sự lơ là khi kiểm tra giámđịnh hàng hóa sẽ bỏ qua những lỗi không đáng có, gây ra tổn thất cho cả hai bên
Trang 19- Rủi ro trong quá trình thanh toán: tỷ giá biến động, điều khoản thanh toánkhông rõ ràng, không khớp về đồng tiền thanh toán,
* Các phương pháp nhận dạng rủi ro bao gồm:
+ Lập bảng câu hỏi: cần trả lời các câu hỏi gặp phải những rủi ro nào? Tổn thấtbao nhiêu? Tần suất của rủi ro trong khoảng thời gian nhất định? Biện pháp phòngngừa, tài trợ rủi ro là gì? Từ đó có cơ sở để đánh giá và đề xuất công tác quản trị rủi ro.+ Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt đôngsản xuất kinh doanh, phân tích từng tài khoản chi tiết các khoản chi phí và lợi nhuận
và đối chiếu với kế hoạch tài chính được thiết lập đầu năm tài chính để có được những
số liệu, nhận định về rủi ro Trên cơ sở đó có thể xác định mọi nguy cơ rủi ro của tổchức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lí Đây là phương pháp kháchquan, có độ tin cậy nhưng khó áp dụng tại nhiều doanh nghiệp do đòi hỏi nhân sự quảntrị rủi ro phải có năng lực và kỹ năng tốt về rủi ro, tổn thất
+ Phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp: dựa trên sự phân chia chuỗicác tác nghiệp thương mại quốc tế thành các nhóm tác nghiệp nhất định theo đặc thùcủa tác nghiệp hoặc theo công đoạn tiến hành nội dung nghĩa vụ và các cam kết để từ
đó chỉ ra được những rủi ro cho từng nhóm tác nghiệp Đây là phương pháp được sửdụng phổ biến tại các doanh nghiệp bởi nó cho phép các doanh nghiệp có thể nhậndạng linh hoạt các rủi ro theo từng nhóm tác nghiệp mà mình tham gia
+ Phương pháp sơ đồ: là phương pháp mô hình hóa để nhận dạng rủi ro Trên cơ
sở xây dựng một hay một dãy các sơ đồ diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trongnhững hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích nguyênnhân, liệt kê tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhânlực trong từng công việc, hoạt động cụ thể trong sơ đồ
+ Thanh tra hiện trường/ Nghiên cứu tại chỗ: có nghĩa là trực tiếp quan sát, tổngthể và các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanhnghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượngrủi ro
Trang 202.2.2.2 Phân tích và đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro:
- Là bước tiếp theo của nhận dạng rủi ro, sau khi đã tìm ra được chính xác rủi ro,tổn thất gây ra sẽ tiến hành phân tích rủi ro đó Mục đích của việc phân tích rủi ro làtìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát sinh vấn đề và sau đó đưa ra cácbiện pháp phòng ngừa, xử lí kịp thời, hiệu quả
- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
+ Rủi ro từ chủ thể đối tác: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là người giao nhậnkhông tìm hiểu kĩ thông tin đối tác của mình về lĩnh vực kinh doanh, thâm niên hoạtđộng trên thị trường, tiềm lực về tài chính, thông tin về người đại diện pháp luật, thậmchí các đối tác của họ,
+ Rủi ro từ chuyên môn nhân lực: bên cạnh đội ngũ nhân viên có kiến thức kĩnăng tốt, kinh nghiệm dồi dào thì còn một số nhân viên chưa có kiến thức, kĩ năng,kinh nghiệm làm việc còn hạn chế Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là bởi vì một sốnhân viên chưa tích lũy đủ cả kiến thức kinh nghiệm làm việc khi học trên giảngđường và khi làm việc thực tế tại các doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp chưa đầu
tư để bồi dưỡng nhân viên đi học thêm các khóa huấn luyện nghiệp vụ, ít tổ chức sắpxếp các công việc nhóm để mọi người phối hợp hỗ trợ học hỏi nhau,
+ Rủi ro từ ngôn ngữ: Ngôn ngữ là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp có hoạtđộng thương mại quốc tế Mỗi một quốc gia sử dụng ngôn ngữ, phong tục tập quán,ngữ điệu, văn phong riêng biệt nên nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về đối tác thì sẽgây ra rủi ro trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng
+ Rủi ro về hàng hóa: có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa kém chấtlượng như việc áp dụng các yếu tố kĩ thuật trong quá trình sản xuất, bảo quản trongkhâu vận chuyển không phù hợp với đặc tính của hàng hóa,
+ Rủi ro từ nội dung kí kết: các bên chủ quan, không kiểm tra kĩ các điều khoản
về hàng hóa, thời gian giao hàng, thanh toán, dẫn đến những rủi ro không đáng có.+ Rủi ro về pháp lí: nguyên nhân từ việc nhà nước thay đổi các chính sách, thuếsuất, quy định về kiểm tra chất lượng nhanh chóng khiến doanh nghiệp chưa cập nhậtkịp thời cũng gây ra một số rủi ro trong quá trình giao nhận hàng nhập khẩu bằngđường biển
Trang 21+ Rủi ro về thời hạn giao hàng: bao gồm các nguyên nhân chủ quan từ phía nhàxuất khẩu không giao hàng cho đại lí vận chuyển đúng hạn, phía nhà cung ứng nguyênliệu đầu vào thiếu dẫn đến tình hình sản xuất chậm trễ và giao hàng chậm, Và nguyênnhân khách quan từ yếu tố thiên nhiên như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần, hay gặpphải cướp biển trong quá trình vận chuyển làm cho thời gian vận chuyển kéo dài hơngây tổn thất lớn cho các bên.
+ Rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tồn trữ: nguyên nhân do các yếu tố
kĩ thuật lạc hậu, các tàu biển còn cũ, khả năng bảo quản kém và các thiết bị máy móc
hỗ trợ bốc dỡ kém chất lượng, công nghệ chưa hiện đại tân tiến ảnh hưởng xấu đếnchất lượng hàng hóa
+ Rủi ro trong khâu giao nhận hàng hóa: khi các bên không có sự đồng nhấttrong các điều khoản trong hợp đồng, đại lí giao nhận cũng sơ suất khi giao hàng màkhông kiểm tra kĩ các chứng từ liên quan sẽ dẫn đến rủi ro khi giao nhận hàng hóa chonhà nhập khẩu, khó khăn khi làm thủ tục hải quan
+ Rủi ro trong khâu nhận bộ chứng từ: nhân viên giao nhận không kiểm tra kĩthông tin, địa chỉ của người nhận dẫn đến sai địa chỉ người nhận, sơ suất để thiếu một
số chứng từ trong bộ chứng từ,
+ Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm hàng hóa: nguyên nhân dẫn đến rủi ro này làcác nhà xuất nhập khẩu chủ quan không mua bảo hiểm hàng hóa trước khi giao hàng,cách xếp đặt hàng hóa trên tàu quá tải hoặc sai quy cách đặc tính hàng hóa dẫn đến hưhỏng hàng và không được đền bù bằng bảo hiểm, phương tiện vận chuyển không đủkhả năng lưu hành, hàng hóa bị tổn thất trước khi cấp đơn bảo hiểm cũng không đượcđền bù bằng bảo hiểm
+ Rủi ro trong khi kiểm tra, giám định hàng hóa: do nhân viên không kiểm tra kĩtất cả hàng hóa, thiếu hàng, thiếu giấy tờ vẫn cho nhập kho, kết quả giám định chưachính xác mà đã niêm phong hàng hóa, máy móc thiết bị hỗ trợ giám định còn lạc hậu
và độ chính xác không cao
+ Rủi ro trong quá trình thanh toán: nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trìnhthanh toán từ việc không đồng nhất đồng tiền thanh toán, tỷ giá biến động không kiểmsoát được, các vấn đề về khủng hoảng kinh tế lạm phát khiến đồng tiền mất giá, ngânhàng hai phía chậm trễ trong quá trình thanh toán,
Trang 22* Nội dung của phân tích rủi ro:
+ Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo rarủi ro hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
Để phân tích các điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro thì cần sử dụng phương pháp điềutra bằng các mẫu điều tra khác nhau để phát hiện ra mối hiểm họa
+ Phân tích nguyên nhân rủi ro: có các cách để tiếp cận nguyên nhân như liênquan đến con người, liên quan đến yếu tố kĩ thuật và kết hợp cả hai nguyên nhân trên.Hoặc cũng có thể xem xét nguyên nhân rủi ro theo hai nhóm đó là nguyên nhân kháchquan (những điều kiện bất lợi về thiên nhiên như gió, bão, sóng ngầm, ) và cácnguyên nhân chủ quan ( liên quan trực tiếp tới hành vi của con người)
+ Phân tích tổn thất: Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thấttrong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ratrong tương lai
Đo lường rủi ro: là xây dựng tần suất rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trọngcủa rủi ro
Cùng với việc phân tích rủi ro thì đo lường rủi ro cũng rất quan trọng Mục đíchcủa việc đo lường rủi ro là xác định xem tần suất xuất hiện rủi ro là cao hay thấp, mức
độ nghiêm trọng cao hay thấp Qua đó có thể đo lường tổn thất mà nó gây ra ở mức độnghiêm trọng như thế nào và tìm ra biện pháp để khắc phục
Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện.
Tần suất xuất hiện
Trang 23+ Nhóm (III): Rủi ro ít ở mức độ tổn thất cao Tập trung quản trị rủi ro nhưng ởmức độ tập trung nhiều lần.
+ Nhóm (IV): Mức độ tổn thất không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều.Quản trị rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất
2.2.2.3 Kiểm soát rủi ro
“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thểxảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trìnhquản trị rủi ro, Trang 82)
Có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro cụ thể:
- Biện pháp né tránh rủi ro
+ Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra
+ Né tranh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro
- Biện pháp ngăn ngừa tổn thất
+ Tập trung tác động vào môi trường rủi ro
+ Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro, thông quatrung gian hoặc người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương + Mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất
+ Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C
- Biện pháp giảm thiểu rủi ro
+ Cứu vớt, tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng được
+ Chuyển nợ bằng cách bồi thường cho bên thứ 3
+ Dự phòng
+ Phân tán rủi ro
+ Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho ngườikhác, tổ chức khác Thêm vào đó mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổnthất
- Chấp nhận rủi ro: là việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó nhưngvới một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra Về nguyên tắc, tổchức chỉ chấp nhận các rủi ro suy đoán
Trang 242.2.2.4 Tài trợ rủi ro
- “Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra vàcung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổnthất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc
và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giaotrình quản trị rủi ro, Trang 97)
- Các biện pháp tài trợ rủi ro:
+ Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp cácrủi ro bằng chính nguồn vốn của mình hoặc vốn đi vay khác Tự tài trọ bao gồm tự tàitrợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch
+ Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tếkhác và có hai loại đó là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảohiểm Bao gồm chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm, chuyển giao tài trợ phi bảohiểm, trung hòa rủi ro
- Ba kĩ thuật tài trợ rủi ro:
+ Tự tài trợ là chủ yếu và cộng thêm cả phần chuyển giao rủi ro
+ Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro
+ 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro
2.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro
- Nhận dạng, giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạtđộng của tổ chức, qua đó xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh bên trong và bênngoài cho doanh nghiệp
- Nếu gặp phải những rủi ro không mong muốn thì công tác quản trị rủi ro sẽ hạnchế, xử lí tốt nhất các tổn thất và giúp doanh nghiệp nhanh ổn định, hồi phục, gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu
đề ra, tổ chức triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lí, hiệu quả
- Tận dụng tốt cơ hội trong kinh doanh, làm chủ tình thế, biến khó khăn thành cơhội nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực của tổ chức
Trang 25- Quản trị rủi ro góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúpdoanh nghiệp gặp thuận lợi và thu hút tốt hơn với các đối tác, thực hiện thành côngnhiều hơn các hợp đồng trong kinh doanh.
Trang 26CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP.
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
3.1.1 Khái quát về công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup được thành lập từ ngày 18/7/2014
do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Fingroup là công ty forwader dựa trênnền tảng công nghệ tại Việt Nam và Đông Nam Á để cung cấp các giải pháp côngnghệ, giao dịch hàng hóa, dịch vụ kho bãi và hậu cần cho các doanh nghiệp trong khuvực
Tên công ty: Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup
Vốn điều lệ: 8.330.330.000 VND
Mã số thuế: 0106602766 Điện thoại: 02436855555Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 21, tháp A, tòa nhà sông Đà, số 18 đường Phạm Hùng,Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Giám đốc: Trương Văn Đại
Người đại diện pháp luật: Giám đốc Trương Văn Đại
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Finlogistics là công ty logistics đi đầu Việt Nam trong việc ứng dụng nền tảngcông nghệ để cung cấp các dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu trọn gói Trung Quốc chocác doanh nghiệp với các gói dịch vụ chính:
-Dịch vụ khai báo hải quan và kiểm toán hải quan
-Dịch vụ vận tải đường bộ
-Dịch vụ vận tải đường biển
-Dịch vụ vận tải hàng không
-Dịch vụ hậu cần và kho bãi container
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup.
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Fingroup.
Trang 27Bước chân vào thị trường từ 2014, mục tiêu của công ty là bước đầu xâm nhập,tìm kiếm khách hàng, làm quen thị trường và từ đó gia tăng thị phần Do vậy, củng cốmối quan hệ với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, Fingroup đã có chỗ đứng vữngchắc trên thị trường.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnhvực mang lại thế mạnh riêng góp phần làm tăng doanh thu và sức ảnh hưởng trên thịtrường Đặc biệt ngành nghề kinh doanh giao nhận vận tải là ngành chủ chốt đóng gópphần lớn vào tổng doanh thu của công ty
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế
Fingroup giai đoạn 2015-2018.
(VND)
Tăng % so vớinăm trước
Lợi nhuận(VND)
Tăng % so vớinăm trước
2016 57.290.254.000 24,74122 9.628.037.000 52,99598
2017 75.256.689.000 31,36037 14.902.834.000 54,78580
2018 92.157.035.000 22,45694 24.456.028.000 64,10320
( Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty Fingroup 2015-2018)
Bảng 3.3 Doanh thu của hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng
đường biển của công ty Fingroup (2016-2018)
(Đơn vị: VND)
Tổng doanh thu 18.267.392.000 21.895.374.000 22.465.278.000Dịch vụ hàng xuất 7.889.175.000 8.466.206.000 8.449.678.000Dịch vụ hàng nhập 10.378.217.000 13.429.168.000 14.015.594.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)
Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, kéo theo hình thức giaonhận hàng hóa vận tải đa phương thức cũng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực Do vậy,công ty đang tập trung mạnh vào nhập khẩu hàng hóa tuyến Trung Quốc- Việt Nam vàmột số nước khác trong khu vực Đông Nam Á Trên thị trường gần đây nổi lên nhiềucông ty giao nhận vận chuyển vừa và nhỏ, cùng với những công ty quy mô lớn thì khảnăng cạnh tranh của Fingroup ngày càng khó khăn hơn Nhưng với nỗ lực đẩy mạnhvào tuyến cụ thể và đem tới dịch vụ hiệu quả làm hài lòng khách hàng nên công ty vẫnthu về doanh thu lợi nhuận lớn
Trang 283.2.2 Tình hình hoat động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup
Công ty Fingroup là một trong những đại lí giao nhận vận chuyển hàng nhậpkhẩu bằng đường biển lớn mạnh, có uy tín với sứ mệnh cùng chia sẻ, cùng kết nối vàcùng thành công Hiện nay, công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu bằng đường biểnchủ yếu từ các thị trường như Trung quốc, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn quốc.Các mặt hàng nhập khẩu chính như thiết bị máy móc, thiết bị y tế, sản phẩm điện tử vàlinh kiện, đồ gia dụng, nguyên phụ liệu dệt may da giày, Dưới đây là hai bảng cơ cấuthị trường và mặt hàng giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty:
Bảng 3.4 Cơ cấu thị trường hoạt động giao hàng nhập khẩu bằng đường biển
của công ty Fingroup (2016-2018)
(Nguồn : Phòng kế toán của công ty)
Đúng như thế mạnh của mình, Fingroup chuyên tuyến Trung Quốc và đây cũng
là thị trường tiềm năng của công ty Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng nhập khẩubằng đường biển từ thị trường Trung Quốc luôn đứng đầu tăng từ 3.879.025 nghìnVND (2016) lên tới 4.282.328 nghìn VND (2018) Hàng hóa nhập khẩu mà công tythực hiện hoạt động giao nhận bằng đường biển từ một số cảng như Thượng Hải,Thâm Quyến, Quảng Châu, Mặc dù hiện nay có nhiều công ty logistics cạnh tranhmạnh mẽ với Fingroup về dịch vụ vận chuyển tuyến Trung Quốc-Việt Nam nhưng cácđối tác vẫn rất tin tưởng kí hợp đồng lâu dài với Fingroup vì những ưu thế mà công tyđem lại như thời gian giao hàng nhanh, tiết kiệm chi phí,…
Tiếp theo là đứng vị thứ 2, thứ 3 là thị trường Nhật Bản và Hàn quốc đóng gópphần doanh thu không hề nhỏ cho công ty Trải qua các năm 2016-2018 phần doanh
Trang 29thu thu về từ hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của hai thị trườngnày tăng đáng kể với Nhật Bản chiếm hơn 2.8 tỷ VND (2018) và Hàn quốc chiếm gần2.2 tỷ VND (2018) Mặc dù đứng sau thị trường Trung Quốc nhưng cũng là hai thịtrường quan trọng để công ty ngày càng mở rộng, tìm kiếm thêm nhiều đối tác tiềmnăng Bằng việc mở các đại lí ở Thái Lan, Indonesia cũng giúp công ty mở rộng hoạtđộng giao nhận hàng nhập khẩu ở các thị trường này nhưng vẫn còn đem lại doanh thukhông nhiều và đang có xu hướng giảm.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu mà Fingroup thực hiện giao nhận bằng đường biểncũng rất đa dạng, chủ yếu là các mặt hàng như thiết bị máy móc, thiết bị y tế, sản phẩmđiện tử và linh kiện, đồ gia dụng, nguyên phụ liệu dệt may da giày, Đây là những mặthàng thường nhập khẩu về Việt Nam với công nghệ chất lượng tốt để phục vụ cho sảnxuất kinh doanh và đời sống
Bảng 3.5 Cơ cấu nhóm mặt hàng giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
của công ty Fingroup trong giai đoạn 2016-2018
Giá trị(Tấn)
Tỉtrọng(%)
Giá trị(Tấn)
Tỉtrọng(%)
Giá trị(Tấn)
Tỉtrọng(%)
(Nguồn : Phòng kinh doanh của công ty)
Trong vài năm gần đây công ty đã kí được nhiều hợp đồng giao nhận hàng hóanhập khẩu như máy móc, thiết bị y tế luôn chiếm giá trị cao và tăng trưởng mạnh Cụthể đối với máy móc năm 2018 tăng gần 40 triệu tấn so với năm 2016, thiết bị y tế năm
2018 tăng hơn 22 triệu tấn so với 2016 Cùng với sản phẩm điện tử và linh kiện, đồ giadụng cũng có giá trị tăng dần, đem về doanh thu lớn cho công ty
Trang 30Ngoài ra nguyên phụ liệu dệt may, da giày và các mặt hàng khác cũng tăng ởmức ổn định và đóng góp một phần nhỏ vào tổng doanh thu, bên cạnh đó giúp công ty
mở rộng thị trường và mối quan hệ bạn hàng
3.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Fingroup
Qua thông tin khảo sát được và quá trình thực tập tại công ty thì Fingroup thựchiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo 6 bước dưới đây
3.3.1 Tiếp nhận yêu cầu nhập khẩu từ nước ngoài của khách hàng hoặc từ đại lí
Khi khách hàng có nhu cầu báo giá cước biển thì công ty sẽ gửi mail cho đại lýxin giá hoặc xin trực tiếp các hãng tàu tại Việt Nam Bộ phận dịch vụ khách hàng sẽgửi báo giá gồm có cước biển và phí cảng để gửi cho khách Đồng thời hỏi luôn kháchhàng có nhu cầu muốn thuê mình làm thủ tục hảu quan và vận chuyển luôn không, nếu
có thì tư vấn thêm dịch vụ khai thuê hải quan bao gồm cả phí địa phương tại cảng dỡhàng hóa Sau đó đợi khách xác nhận báo giá và tiến hành các bước tiếp theo
3.3.2 Nhận pre-alert từ đại lí nước ngoài.
- Nếu lấy giá đại lý thì cước biển sẽ là prepaid trên M/BL
- Nếu lấy giá của hãng tàu tại Việt Nam thì cước biển sẽ là Collect trên M/BL
Cả hai trường hợp trên đều là đại lý gửi cho người giao nhận cùng với các chứng
từ khác như hóa đơn thương mại, hợp đồng, chi tiết đóng gói, giấy chứng nhận xuấtxứ, Và đại lý cung cấp đầy đủ các thông tin về tên tàu, quốc tịch tàu, thời gian dựkiến tàu cập cảng nhập, bản lược khai hàng hóa để người giao nhận của công ty nắmbắt được đầy đủ tất cả thông tin liên quan đến lô hàng Khi đó thì người giao nhận củacông ty sẽ phải phối hợp với chủ hàng để giao hàng đúng thời hạn như đã thỏa thuận
Trang 313.3.3 Kiểm tra chứng từ
Nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ kiểm tra sự thống nhất của các chứng từ xem đãkhớp nhau chưa Kiểm tra từng chứng từ kĩ càng và kiểm tra chéo số liệu giữa cácchứng từ với nhau chẳng hạn như phần tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị lô hàng giữahợp đồng, packing list, vận đơn Các điều khoản giao hàng, thanh toán trong hợp đồng,tên tàu số tàu số cont, chì trong vận đơn Nếu như các số liệu khớp nhau thì bộ chứng
từ được coi là hoàn chỉnh và tiến hành bước tiếp theo, còn nếu có nhầm lẫn khôngkhớp thì nhân viên phụ trách cần liên lạc ngay với khách hàng để kịp thời chỉnh sửa,
bổ sung
Tiếp đó, nhân viên phụ trách cần kiểm tra mã HS xem có phù hợp với hàng hóatrong hợp đồng hay không Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về hàng hóa như tên hàng,tính chất, chất lượng, công dụng để xác định đúng mã HS Đây là bước vô cùng quantrọng, là căn cứ, cơ sở làm các thủ tục thông quan và giao nhận hàng hóa
3.3.4 Gửi giấy báo hàng đến và hóa đơn thu tiền cho khách hàng
Sau khi nhận mail phân quyền và giấy báo hàng đến từ hãng tàu thì nhân viênphụ trách sẽ tiến hành khai file manifest
Nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ gửi giấy báo hàng đến, H.BL, Invoice, packinglist, hóa đơn thu tiền cước biển và phí địa phương cho khách hàng
3.3.5 Nhận lệnh ở hãng tàu
Người giao nhận mang theo giấy giới thiệu, vận đơn gốc xuất trình cho hãng tàu
để nhận hàng và nộp các khoản phí cho hãng tàu hộ khách, chuẩn bị trả hàng chokhách