Luận văn đã xây dựng và làm rõ được các khái niệm cơ bản của đề tài; đưa ra nội dung và chỉ rõ các yếu tố tác động đến sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị. Đã đánh giá thực trạng xêmina và thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị; luận văn đánh giá theo các nội dung đã đề xuất ở chương 1. Xác định bốn yêu cầu chung; xây dựng và khảo nghiệm quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị.
Trang 1BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN HỮU KIỀU
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG XÊMINA CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở HỌC VIỆN
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNGSƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG XÊMINA CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘIVÀ NHÂN VĂN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ 14
1.2 Nội dung sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn
khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị 311.3 Các yếu tố tác động đến sử dụng sơ đồ tư duy trong
xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ
DUYTRONG XÊMINA CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNỞ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ 412.1 Khái quát chung về đặc điểm giáo dục và đào tạo ở
2.2 Thực trạng hình thức xêmina và sử dụng sơ đồ tư duy
trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở
Chương 3 YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY TRONG XÊMINA CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNỞ HỌC VIỆN
3.1 Yêu cầu sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn
khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị 603.2 Quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn
khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị 633.3 Thử nghiệmsư phạm sử dụng sơ đồ tư duy trong
xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học
Trang 3để sử dụng sáng tạo vào điều kiện nước ta Trong đó, việc nghiên cứu, ứngdụng các lý thuyết hiện đại là một trong những giải pháp quan trọng góp phầnthực hiện thành công đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiệnnay Để thực hiện được mục tiêu trên giáo dục đào tạo phải có sự đổi mới mộtcách toàn diện, cả về mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức và công tácquản lý Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp,
kỹ thuật dạy học hiện đại được coi là một nội dung quan trọng của việc đổimới giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Lý luận dạy học đã chỉ ra bản chất quá trình dạy học là quá trình nhậnthức có tính chất nghiên cứu của học viên dưới sự tổ chức, điều khiển của ngườidạy Chính vì vậy nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải phùhợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức của người học, khắc phụchiện tượng truyền thụ tri thức một chiều, theo kiểu thầy giảng - trò ghi nhớ.xêmina là một hình thức tổ chức dạy học góp phần thực hiện tốt yêu cầu trên
Là một hình thức tổ chức dạy học được tiến hành sau bài giảng, xêmina
là một hình thức giúp học viên cùng nhau làm sáng tỏ một chủ đề học tậpdưới sự điều khiển của giảng viên Đây là một hình thức tổ chức dạy học giúpcho người dạy nắm được năng lực học tập của người học, tạo điều kiện đểngười dạy đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời
Trang 4góp phần nâng cao trách nhiệm của người dạy trong quá trình dạy học; giúpcho học viên nắm được kiến thức môn học, phát triển tư duy sáng tạo, khảnăng nghiên cứu khoa học, các phẩm chất nhân cách cần thiết, đồng thời giúpcho học viên kiểm tra được trình độ, khả năng của bản thân
Sơ đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ nãocủa con người rồi đưa thông tin ra ngoài; một phương tiện ghi chép đầy sángtạo, rất hiệu quả sơ đồ tư duy có vai trò hết sức to lớn tập trung nhất ở hiệuquả hoạt động học tập của học viên và hiệu quả giảng dạy của giảng viêncũng như hoạt động giáo dục của nhà trường
Học viện Chính trị - nơi đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, chính ủy cấptrung, sư đoàn và giảng viên khoa học và xã hội nhân văn cho toàn quân.Trong quá trình đào tạo, Học viện luôn quan tâm đến giảng dạy các môn khoa học
xã hội và nhân văn, giảm tỷ lệ lên lớp lý thuyết, tăng cường các hình thức sau bàigiảng như: Xêmina, tự học, làm bài tập, thu hoạch, thực hành, thực tập Trongcác hình thức sau bài giảng đó, hình thức xêmina các môn khoa học xã hội nhânvăn ở Học viện Chính trị được thực hiện tương đối tốt, thông qua các buổi xêminangoài việc củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, đã góp phần giúp học viên pháttriển mạnh mẽ tư duy lý luận, tư duy lôgíc, óc phê phán, kỹ năng giao tiếp, nănglực tổ chức hoạt động, thói quen làm việc và tranh luận khoa học… Tuy nhiên,bên cạnh đó vẫn còn nhiều chủ đề xêmina kết quả chưa cao, nặng về củng cố kiếnthức cho học viên, chưa phát huy được vai trò, tác dụng của hình thứcxêmina.Trong xêmina còn sử dụng cách thức cũ, chuẩn bị nội dung sau đóđọc, chưa vận dụng những cách thức giúp học viên phát triển tư duy.Giảngviên và học viên nắm về lý thuyết và kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
và học còn hạn chế.Vì vậy, cần khái quát và đưa ra quy trình sử dụng sơ đồ tưduy để giúp giảng viên và học viên nâng cao chất lượng xêmina các môn khoahọc xã hội và nhân văn ở Học viện
Những nghiên cứu về đặc điểm của sơ đồ tư duy, cũng như các đặcđiểm của hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện
Trang 5Chính trị cho thấy: sơ đồ tư duy hoàn toàn có thể được sử dụng một cách cóhiệu quả trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học việnChính trị Như vậy, việc nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thứcxêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị là hết sứccần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được Tuy nhiên, cho đến hiện naychưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên đây tôi chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Những công trình nghiên cứu về sơ đồ tư duy
Những công trình nghiên cứu về sơ đồ tư duy ở nước ngoài
Trong lịch sử phát triển, người được xem sáng lập ra sơ đồ tư duy làTony Buzan (người Anh) Tony Buzan là một trong những số ít người dànhnhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việctheo quy luật đó để đạt những thành công trong công việc Tony Buzan là tácgiả nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới viết về sơ đồ tư duy như “How toMinmap”, “Mindmap for kids” và “Head Strong” Là giảng viên hàng đầutrên thế giới về sơ đồ tư duy, ông đã đi thuyết giảng khắp nơi trên thế giới vàcác xêmina này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, sử dụng rộng rãi trong giáodục và áp dụng rộng rãi vào thực tiễn công việc [8,9,10,1112,13,14,15]
Tác giả Joyce Wycoff với cuốn sách “Mindmapping” (Ứng dụng của
bản đồ tư duy) đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá
khả năng của bộ não, khám phá bản thân, đồng thời cung cấp những gợi mởthiết thực, có thể áp dụng tức thì, giúp ghi nhớ, quản lí, thuyết trình, lập kếhoạch… trong công việc cũng như trong cuộc sống bằng cách lập bản đồ tưduy – một hệ thống có sức mạnh vô cùng hiệu quả nhằm khai thác tối đa khảnăng của bộ não [55]
Trang 6Tác giả Adam Khoo trong cuốn sách “I am gifted, so are you” (Tôi tài
giỏi, bạn cũng thế), đã chỉ ra Minmapping – công cụ ghi nhớ hiệu quả chính
là những phương pháp học tập siêu đẳng, đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh
về Mind Map [31]
Các công trình trên đều cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc sử dụngbản đồ tư duy vào dạy học với nhiều đối tượng khác nhau Sơ đồ tư duy đãđược ứng dụng vào giảng dạy và học tập mang lại chất lượng và hiệu quả dạyhọc rất cao
Những công trình nghiên cứu về sơ đồ tư duy ở Việt Nam
Tại Việt Nam, sơ đồ tư duy đã được nhiều người Việt Nam biết đến từ năm
2007 khi Giảng sư Tony Buzan đến Việt Nam và giảng dạy cho các doanh nhân
về phương pháp này trong khơi dậy khả năng sáng tạo, tạo lợi thế cạnh tranh.Cuốn sách “Mindmap at work” (tiếng Việt là “sơ đồ tư duy trong công việc”) cónhững chỉ dẫn cụ thể về cách thức sử dụng sơ đồ tư duy Hoạt động nghiên cứu,ứng dụng và phổ biến sơ đồ tư duy đã được thực hiện ở Việt Nam với dự án “Ứngdụng công cụ hỗ trợ tư duy - Bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học Quốc gia HàNội do nhóm Tư duy mới thực hiện Dự án đã nhận được sự ủng hộ sâu rộng từlãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Con người, cácthầy cô giảng và đông đảo học sinh, sinh viên Những đề tài nghiên cứu khoa học
về ứng dụng sơ đồ tư duy trong làm việc theo nhóm, trong học tậpđã đạt giải caotại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Ngoài ra, sơ đồ tư duyđược ứng dụng hiệu quả trong việc nâng cao khả năng khởi tạo ý tưởng và
“Teamwork” (làm việc theo nhóm) của sinh viên
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung làm rõ lýluận và ứng dụng nhân rộng dần phương pháp này với hy vọng sẽ giúp họcsinh thoát khỏi lối học vẹt, đóng góp phần mình vào công việc chung củangành giáo dục Tác giả Trần Đình Châuvà Đặng Thu Thuỷ với cuốn sách
“Dạy tốt- học tốt các môn học bằng sơ đồ tư duy ” đã nghiên cứu khá kỹ về
Trang 7sơ đồ tư duy trong dạy học cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 Đây là nhữngcông trình thu hút sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ thầy
cô giảng, phụ huynh và các em học sinh phổ thông [18]
Nhóm tác giả Nông Khánh Bằng, Phạm Anh Tuấn, Trần Nữ Mai Thy với
công trình “Tìm hiểu biểu hiệu quả học tập của việc sử dụng Mind Map điện tử
đối với thành tích học tập và thái độ đối với học tập Tâm lý học” đã chỉ rõ bản đồi
tư duy không chỉ tác dụng cho trí nhớ mà còn thúc đẩy việc học mang tính phảnbiện, tăng ý nghĩa của nội dung học tập, thúc đẩy động cơ bên trong, tăng tính tíchcực học tập của sinh viên [5]
Tác giả Lê Công Chiêm và Lương Thị Lệ Hằng với bài báo “Hệ thống
hoá bài học Vật lý với sơ đồ tư duy ” đã kết luận Mind Map là công cụ để phát
triển tư duy được nhiều người sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cầnquan tâm áp dụng vào dạy và học [19]
Tác giả Phạm Thị Thuý Hằng với công trình “Sử dụng bản đồ tư duy
(Mind Map) trong dạy học môn học Giáo dục học ở trường đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế” đã đưa ra những lý luận cơ bản của phương pháp dạy của
giáo viên có sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn học [25]
Nhìn chung, các tác giả đã ứng dụng các nghiên cứu về bản đồ tư duycủa nước ngoài vào quá trình nghiên cứu dạy và học ở Việt Nam Tuy nhiên,các tác giả đã tập trung chủ yếu nghiên cứu sơ đồ, bản đồ tư duy trong dạyhọc các môn khoa học tự nhiên ở bậc học phổ thông, ít nghiên cứu các mônkhoa học xã hội ở bậc đại học
* Những công trình nghiên cứu về hình thức xêmina
Tác giả B.P Êxipốp với công trình “Những cơ sở của lý luận dạy học”
đã quan niệm xêmina là một hình thức dạy học lý thuyết trong đó học sinhbáo cáo kết quả nghiên cứu của mình, trả lời các câu hỏi, thảo luận các báocáo dưới sự chỉ dẫn, điều khiển của giáo viên
Trang 8Tác giả A.G Calasnhikốp với cuốn sách “Dạy học nêu vấn đề trong xêmina”
đã quan niệm muốn nâng cao chất lượng xêmina cần phải tích cực hoá xêmina bằngcách vận dụng dạy học nêu vấn đề
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu vềhình thức tổ chức xêmina Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của cáctác giả sau đây:
Tác giả Lê Khánh Bằng với công trình “Tổ chức quá trình dạy họcđại học” đã nghiên cứu những thành tựu lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vựcdạy học đại học trong nước cũng như trên thế giới Tác giả đã làm rõ một
số vấn đề cơ bản của xêmina như: xêmina là gì? vị trí và tác dụng của nónhư thế nào trong quá trình dạy học, yêu cầu của xêmina ở đại học ra sao,chuẩn bị và tiến hành xêmina
Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn “Dạy học và phương pháp dạyhọc trong nhà trường” đi sâu vào nghiên cứu các kĩ thuật dạy học nhằm nângcao chất lượng xêmina Tác giả quan niệm trong xêmina hội tụ tổng hợpnhiều kỹ thuật dạy học, như: “Các phương pháp dùng lời (người học phải họccách thuyết trình vấn đề được chuẩn bị), các kĩ thuật trao đổi, vấn đáp (ngườihọc phải trả lời các câu hỏi, chất vấn của lớp); các kỹ thuật làm việc trực tiếpvới đối tượng (tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, ghi chép, thực hành, thực nghiệmv.v); các kỹ thuật thảo luận (thảo luận trong nhóm, chuẩn bị bài thuyết trình,thảo luận trong hội trường) …”[25, tr.234-235]
Công trình nghiên cứu “Lý luận dạy học đại học quân sự” của tác giảĐặng Đức Thắng đã làm rõ những vấn đề cơ bản của xêmina ở đại học quân sự,đồng thời chỉ ra những yêu cầu có tính chất bắt buộc đối với giảng viên và họcviên khi chuẩn bị và tiến hành xêmina ở đại học quân sự Giáo trình đã trở thành
“cẩm nang” không thể thiếu được cho giảng viên và học viên khi tổ chức xêminatrong các trường đại học quân sự
Trang 9Tác giả Lê Minh Vụ trong cuốn sách “Tổ chức quá trình dạy học cácmôn khoa học xã hội và nhân văn ở đại học quân sự” đã thể hiện sự nghiêncứu lý luận và thực tiễn về hình thức tổ chức xêmina trong dạy học các mônkhoa học xã hội nhân văn
Tác giả Ngô Minh Tuấn với nghiên cứu “Nâng cao tính tích cực nhậnthức của học viên trong xêmina” đã luận giải một số vấn đề lý luận về tínhtích cực nhận thức, khái quát những đặc trưng tâm lý cơ bản của xêmina, đềtài xác định những yêu cầu đối với giảng viên và học viên để nâng cao tínhtích cực nhận thức của học viên trong xêmina
Tác giả Hà Minh Phương nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hình thức
tổ chức xêmina trong dạy học các môn khoa học xã hội - nhân văn ở Học việnChính trị quân sự” đã đưa ra quan niệm và các đặc điểm của xêmina các mônkhoa học xã hội và nhân văn; đồng thời, tác giả đã đề xuất các biện pháp nângcao chất lượng hình thức tổ chức xêmina trong dạy học các môn khoa học xãhội và nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự
* Những công trình nghiên cứu ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trong nhà trường quân sự
Nhận thức rõ được vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng các hình thứcdạy học nói chung và hình thức xêmina trong các nhà trường quân sự nóichung và Học viện Chính trị nói riêng Bằng nhiều các hoạt động khácnhau như tổ chức rút kinh nghiệm các bước tiến hành một buổi xêmina, tọađàm, nói chuyện, trao đổi các kinh nghiệm, phương pháp dạy học tiên tiến.Nhiều công trình nghiên cứu đã đi vào làm rõ các hình thức sau bài giảng
Có nhiều bài báo khoa học bàn về sơ đồ tư duy được đăng tải trên các tạpchí khoa học
Tác giả Bùi Tuấn Anh đã tập trung nghiên cứu “Bản đồ tư duy nguyên lý và ứng dụng trong dạy học” đã khái quát những vấn đề cơ bản vềbản đồ tư duy trong dạy học Tác giả cho rằng, người học biết cách sử dụng
-sơ đồ tư duy là đã phát triển các kỹ năng và phương pháp học tập tích cực [1]
Tác giả Lưu Hoàng Tùng với công trình “Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duytrong dạy học môn Giáo dục học ở nhà trường trong quân đội” đã khái quát những
Trang 10vấn đề cơ bản về lý thuyết xây dựng bản đồ tư duy trong dạy học môn Giáo dục học
ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội [50]
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, nghiên cứu về sơ đồ tư duy trong dạy học Các tác giả nước
ngoài, trong nước và quân đội chủ yếu nghiên cứu sơ dồ tư duy trong học tậpcác môn khoa học tự nhiên, ít có nghiên cứu về dạy học các môn khoa học xãhội và nhân văn Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu cơ bản về sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học môn khoa học xã hội và nhân văn
Thứ hai, các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
xêmina, quy trình và cách thức chuẩn bị và tiến hành xêmina Những nghiêncứu này đưa ra những vấn đề xêmina theo cách thức truyền thống, chưa vậndụng những cách thức của dạy học hiện đại hiện nay
Thứ ba, các nghiên cứu của các tác giả trong quân đội về sử dụng sơ đồ
tư duy chủ yếu mới dừng lại ở các hình thức: Bài giảng, tự học, tự nghiêncứu Chưa có tác giả nào bàn đến việc sử dụng sơ đồ tư duy trong xêminacác môn khoa học xã hội và nhân văn
Những vấn đề luận văn cần tiếp tục giải quyết:
Một là, nghiên cứu cơ bản về sơ đồ tư duy và xêmina các môn khoa
học xã hội và nhân văn
Hai là, đưa ra những vấn đề chung về sử dụng sơ đồ tư duytrong
xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
Ba là, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, xây dựng quy trình
sử dụng sơ đồ tư duytrong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ởHọc viện Chính trị
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Khái quát hoá, hệ thống hoá lý luận và thực trạng về sơ đồ tư duy vàxêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn, trên cơ sở đó đề xuất các yêucầu, quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội
Trang 11và nhân văn, nhằm góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượngxêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị hiệnnay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những cơ sở lý luận về sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina cácmôn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
- Đánh giá thực trạng xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văncũng như sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội vànhân văn ở Học viện Chính trị
- Đề xuất các yêu cầu, xây dựng quy trình sử dụng sơ đồ tư duy tronghình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
và thử nghiệm một bước trong quy trình đề xuất
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học việnChính trị
* Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị
Các số liệu được sử dụng từ năm 2010 đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng, hiệu quả hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhânvăn ở Học viện Chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó việc sử dụng
Trang 12phương pháp điều khiển của giảng viên và phương pháp trình bày của học viênphù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng Nếu trong hình thức xêmina các mônkhoa học xã hội và nhân văn, giảng viên và học viên biết cách sử dụng sơ đồ tưduy với màu sắc, hình ảnh và sự liên kết trong thực hiện quy trình chuẩn bị vàtiến hành xêmina thì chất lượng, hiệu quả hình thức xêmina các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị sẽ được nâng cao
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Đồngthời, trong nghiên cứu, tác giả tiếp cận vấn đề theo các quan điểm: hệ thống –cấu trúc; lịch sử – lô gíc; quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học
* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích,tổng hợp, khái quát hoá về hệ thống hoá các tài liệu lý luận thuộc phạm vinghiên cứu của đề tài cụ thể là:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu về lý luận sơ đồ tư duy
và hình thức xêmina của các tác giả trong và ngoài nước
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các chỉ thị, nghị quyết về đổi mớigiáo dục và đào tạo của Đảng và của quân đội
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát và hệ thống hoá các vănbản tổng kết về giáo dục và đào tạo của Đảng uỷ quân sự Trung ương; củaHọc viện Chính trị
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Quan sát, trao đổi,phương pháp điều tra trưng cầu ý kiến và thử nghiệm sư phạm
Trang 13Trao đổi với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, học viên về sơ đồ tưduy và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, quy trình chuẩn bị và tiếnhành xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn.
Điều tra bằng phiếu hỏi cho các đối tượng giảng viên, học viên đangđào tạo tại Hệ 1, Hệ 2 và Hệ 5 thuộc Học viện Chính trị
Quan sát một buổi xêmina của học viên năm thứ 2 theo lịch huấn luyệncủa Học viện
Thử nghiệm sư phạm một buổi xêmina môn Giáo dục học
Các phương pháp hỗ trợ:
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành xin ý kiến đóng góp của một số nhà khoa học giáo dục, cácnhà quản lý giáo dục, các nhà sư phạm có kinh nghiệm về hình thức xêmina
và sơ đồ tư duy ở trong và ngoài quân đội
Phương pháp toán học: Sử dụng thống kê toán học để tính toán số liệu
7 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hoá và khái quát hoá lý luận về sơ đồ tưduy, lý luận về xêmina và sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoahọc xã hội và nhân văn
- Đề xuất các yêu cầu, xây dựng quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trongxêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
- Đề tài là một trong những công trình góp phần thực hiện đề án đổimới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn, là thực tiễnthực hiện chủ trương gắn đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp theo tinhthần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XV
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và học viên ở Họcviện Chính trị
8 Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm: phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG
SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG XÊMINA CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Khái niệm sơ đồ tư duy
Theo từ điển tiếng Việt (2005), sơ đồ có nghĩa là bản vẽ đơn giản chỉ ghinhững nét chính [24, tr.430]; tư duy là “Từ triết học dùng để chỉ những hoạtđộng của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm chongười ta có nhận thức đúng đắn về sự vật” [24, tr.567] Tư duy bao giờ cũng là
sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều các khái niệm khác nhau về sơ đồ tưduy nhưng đều thống nhất ở các điểm sau:
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, thể hiện tư duy tự nhiêncủa bộ não cũng như hình thức nhận thức Sơ đồ tư duy là một sơ đồ dùng đểthể hiện những từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ và những thành phần khác có liênquan, được sắp xếp xung quanh một ý tưởng, hay một từ trung tâm nào đó Sơ
đồ tư duy luôn sử dụng đồng thời phong phú các hình ảnh, đường nét, màusắc, chữ viết… để thể hiện nội dung Phương pháp này dùng để xây dựng,hình ảnh hóa, cấu trúc và phân loại các ý tưởng, và là phương pháp hữu hiệu
để học tập, quản lý thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra kết luận, kể cả việcviết lách, sáng tác Mỗi yếu tố trong một sơ đồ tư duy được sắp xếp một cáchtrực quan tùy thuộc vào tầm quan trọng của mỗi ư tưởng, nó có thể được chiathành các nhóm, các nhánh, các khu vực, với mục đích trình bày rõ ràng vềngữ nghĩa và các phần thông tin khác nhau
Trang 15Có thể khái quát khái niệm về sơ đồ tư duy như sau:
Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,…) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
đề hay một nội dung kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực nhằm đạt mục tiêu đề ra
Hình 1.1 Minh họa cho khái niệm sơ đồ tư duy
Thực chất sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp
dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não của con người rồi đưa thông tin rangoài; một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, rất hiệu quả theo đúng nghĩa
“sắp xếp” ý nghĩ của con người một cách đúng đắn và đầy đủ nhất
Trang 16Hình 1.2 Minh họa cho cách thức nhận thức và trình bày vấn đề
Về bản chất, sơ đồ tư duy là phương pháp nhận thức và trình bày vấn
đề trên một bình diện phẳng dựa vào các mối liên hệ (đường dẫn) có tínhlôgíc giữa các yếu tố cấu thành, thay cho hình thức cũ chủ yếu theo trình tựthời gian Nhờ đó, giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề trong công việc mộtcách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều so với phương phápthông thường
Về nguyên lý hoạt động, sơ đồ tư duy dựa theo nguyên tắc liên tưởng “ý
này gọi ý kia” của bộ não Trong sơ đồ tư duy, việc sử dụng các từ khoá, chữ số,màu sắc và hình ảnh, với mạng lưới liên tưởng (các nhánh)… đã huy động cả báncầu não trái và phải cùng hoạt động Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liênkết giữa hai bán cầu não và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủnhân bộ não
Hình 1.3 Minh họa cho các liên tưởng của não bộ
Trang 17* Cấu trúc của sơ đồ tư duy
Cấu trúc của sơ đồ tư duy gồm có hình ảnh; màu sắc; sự liên kết, tưởngtượng; nhịp điệu, kích cỡ và từ then chốt, ký tự, ký hiệu(Sơ đồ 6) Trong đó, ở
vị trí trung tâm của sơ đồ tư duy là một hình ảnh hay từ khoá thể hiện một ý tưởnghay khái niệm chủ đạo Ý tưởng trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từkhoá cấp I bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính này lại có sự phân nhánh đếncác từ khoá cấp II để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh tiếp tục làm chocác khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau Chính sự liên kết này tạonên một “bức tranh tổng thể” mô tả mối quan hệ các ý thứ cấp với ý trung tâm mộtcách đầy đủ, rõ ràng và trọn vẹn nhất
Sơ đồ 1.4 Minh họa cho cấu trúc của sơ đồ tư duy
Hình ảnh: Hình ảnh của sơ đồ tư duy là bộ phận quan trọng, giữ vị trí
hàng đầu trong sơ đồ tư duy Hình ảnh luôn được sử dụng hình ảnh ở trungtâm và ở nơi cần thiết của sơ đồ tư duy Hình ảnh sẽ tạo nên thu hút sự tậptrung của mắt và não, kích hoạt vô số liên kết đồng thời giúp ghi nhớ hiệuquả Hình ảnh hấp dẫn làm học viên cảm thấy thích thú và tập trung chú ý
Yêu cầu về hình ảnh phải rõ ràng, hình thức mạch lạc giúp cho tư duysáng tỏ Một sơ đồ tư duy rõ ràng trông đẹp mắt, thu hút và tạo cảm giác dễchịu khi sử dụng Một hình ảnh có giá trị ghi nhớ bằng nghìn từ Dùng nhiềukích cỡ cho hình ảnh và xung quanh từ sẽ giúp thông tin trở nên nổi bật vàlàm học viên dễ nhớ
Trang 18Màu sắc: Màu sắc là một trong những công cụ hiệu quả nhằm tăng cường
trí nhớ và phát huy sức sáng tạo hiệu quả nhất của người học trong sử dụng sơ
đồ tư duy Chọn các màu sắc khác nhau làm ký hiệu riêng sẽ giúp học viên tăngtốc độ sử lý thông tin trong sơ đồ tư duy và dễ nhớ chúng hơn Sử dụng màu sắclàm ký hiệu đặc biệt hữu ích khi xêmina có sử dụng sơ đồ tư duy
Sự liên kết, tưởng tượng: Sự liên kết, tưởng tượng là một nội dung
quan trọng trong sơ đồ tư duy, tạo cho người học gắn kết các thông tin lĩnhhội và tiếp thu được Yêu cầu khi liên kết cần phải đạt:
Sử dụng mũi tên khi học viên muốn tạo mối liên hệ cùng hoặc khác
nhánh Nhờ mũi tên chỉ dẫn học viên có thể quan sát và kết hợp thông tin vớinhau Mũi tên còn biểu thị sự chuyển động, vật trợ giúp quý giá để nhớ vànhớ lại hiệu quả Mũi tên có thể chạy theo một hay nhiều hướng khác nhau vàmang đủ hình dạng lẫn kích cỡ
Mỗi đường liên kết chỉ dùng một từ then chốt Ở mỗi từ riêng biệt sẽ gợi
lên vô số những hàm ý và liên tưởng mang tính sáng tạo của tư duy người học,học viên sẽ thỏa sức liên tưởng bằng cách viết một từ trên mỗi đường liên kết.Ngoài ra, mỗi từ đều liên hệ với từ chính hoặc hình ảnh nằm trên đường liênkết cạnh bên, nhờ vậy não có thể tiếp nhận những ý tưởng mới Vì mỗi đườngliên kết chỉ có một từ then chốt này và cả não của học viên được tự do mở rộngtheo mọi hướng Quy tắc này trái ngược với sự hạn chế Nếu học viên sử dụngđúng cách, bộ não sẽ tự do phát triển tiềm năng sáng tạo vô tận
Đường liên kết và từ có độ dài tương đương Khi từ và đường liên kết
và từ có độ dài tương đương, chúng trông rõ ràng hơn, dễ đặt kề nhau và liênkết với nhau Bên cạnh đó học viên có thêm được khoảng trống để bổ sungthông tin cho sơ đồ tư duy
Nối các đường liên kết trung tâm với nhau và nối các nhánh chính với
hình ảnh trung tâm Nối liền các đường liên kết trong sơ đồ tư duy sẽ giúp học
Trang 19cung, vòng xoắn, vòng tròn, hình bầu dục, tam giác hoặc bất kỳ hình thù khác
do học viên lựa chọn
Vẽ nét đậm và dạng cong với đường liên kết trung tâm Đường liên kết
đậm sẽ làm cho bản thân dễ dàng nhận ra đó là thông tin quan trọng nhất, do
đó hãy dùng nét đậm khi vẽ đường liên kết trung tâm Nếu lúc đầu học viênkhông xác định được ý nào quan trọng nhất thì hãy tô đậm các đường liên kếtkhi hoàn tất
Tạo hình thù và đường ranh giới xung quanh các nhánh của sơ đồ tư
duy Các hình thù sẽ kích thích trí tưởng tượng của người học Tạo hình thùtrong sơ đồ tư duy, chẳng hạn quanh một nhánh của sơ đồ tư duy, sẽ giúp họcviên dễ nhờ cụm chủ đề và ý tưởng
Nhịp điệu, kích cỡ: Kích cỡ chữ sẽ tạo ra sự chú ý cho sơ đồ tư duy.
Dùng nhiều kích cỡ cho chữ in, đường liên kết và hình ảnh, có sự tổ chức lên,xuống, phân hạng ý tưởng sẽ tạo ra cảm giác thứ bậc tuần tự của các nội dunghọc và tâm quan trọng tương đối của các thành phần được liệt kê cũng đượcxác định rõ
Cách dòng có tổ chức, sắp xếp hình dạng các nhánh trên trang giấy sẽgiúp thứ bậc và sự phân hạng ý tưởng trở nên rõ ràng, dễ đọc và đẹp mắt hơn.Nên chừa những khoảng trống thích hợp quanh mỗi trục trên sơ đồ tư duy,phần để học viên dễ quan sát, phần vì bản thân khoảng trống cũng góp phầnquan trọng trong chuyển tải thông tin và tăng cường khả năng nhớ
Từ then chốt, ký tự, ký hiệu: Từ then chốt và ký tự, ký hiệu là một bộ
phận quan trọng không thể thiếu trong sơ đồ tư duy Từ then chốt cần đượcviết trên đường liên kết để giúp não liên hệ với những thành phần kháctrong sơ đồ tư duy Sử dụng ký hiệu làm từ then chốt giúp học viên tiếtkiệm thời gian và dễ dàng xác định mối liên hệ giữa các thành phần khácnhau của sơ đồ tư duy trên mặt một mặt giấy bất kể khoảng cách giữa cácthông tin xa hay gần
Trang 20* Một số kỹ năng chú ý khi sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy phải nằm theo chiều ngang Bố cục theo chiều ngang sẽgiúp học viên phát huy tối đa sức sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duynằm ngang cũng giúp cho học viên dễ đọc hơn
Sử dụng thứ bậc: Cách trình bày cũng như kết cấu của sơ đồ tư duy cótác động lớn đến đến việc học viên sử dụng cũng như tính hiệu quả trong thựctiễn của sơ đồ tư duy
Sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số: Sắp xếp nội dung ôn tập cần nắm bắttheo theo thời gian hay mức độ quan trọng Để thực hiện việc này, học viênchỉ cần đánh số các nhành theo trình tự thực hiện hoặc ưu tiên mong muốn
Có thể thêm vào một số chi tiết khác như ngày tháng năm nếu muốn Họcviên cũng có thể đánh dấu bằng chứ cái thay cho số
Tạo phong cách riêng như hình ảnh, hình vẽ, màu sắc, cách liên kết,tưởng tượng… Học viên sẽ dễ liên hệ và ghi nhớ các chi tiết do chính mìnhtạo ra, mang dấu ấn riêng của bản thân
* Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học
Sơ đồ tư duy có vai trò hết sức to lớn tập trung nhất ở hiệu quả hoạtđộng học tập của học viên và hiệu quả giảng dạy của giảng viên cũng nhưhoạt động giáo dục của nhà trường… Sử dụng sơ đồ tư duy là sử dụng đồngthời ký tự, hình ảnh, màu sắc, không gian, nhịp điệu, sự liên kết, tưởng tượng
sẽ phát huy tối đa khả năng tư duy của bộ não, giúp học viên nắm chắc kiếnthức trọng tâm, sự kiện nổi bật, biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liênquan với nhau Hay nói cách khác, sơ đồ tư duy có vai trò rất to lớn trong việcnâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao khả năng tư duy và kết quảhọc tập của người học
Trước hết, sơ đồ tư duy có tác dụng nâng cao hiệu quả tư duy và nhận
thức của người học Sơ đồ tư duy là một phương pháp thể hiện đúng tư duy
Trang 21mạnh trí tuệ trong việc giải quyết các vấn đề học tập Giúp cho việc nângcao trí tuệ, hiểu biết kiến thức và trình bày kiến thức trong xêmina trở nên nhẹnhàng và dễ dàng hơn nhiều so với các phương pháp thông thường Thông quaviệc chuẩn bị nội dung trình bày xêmina học viên luôn có sự tưởng tượng, liênkết và một tư duy tích cực, hợp quy luật Do vậy, thông tin mà học viên thuđược và muốn trình bày rất phong phú, đa dạng, nhiều chiều, ở nhiều cấp độkhác nhau không những từ ngữ, đường thẳng mà còn cả hình ảnh, màu sắc vớitrí tưởng tượng và sự liên kết phong phú Học viên có điều kiện để trải nghiệm,phát huy tối đa khả năng của bộ não, đánh giá, liên kết các thông tin mà mình
đã thu nhận được Do vậy, kiến thức học viên thu nhận được không chỉ mangtính xuôi chiều mà được liên kết và hiểu được bản chất, nắm sự kiện nổi bậtcủa nội dung học một cách dễ dàng
Hai là, sơ đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tư
duy và các phẩm chất nhân cách cần thiết khác cho người học Trong sơ đồ tưduy học viên tự tìm lấy kiến thức bằng sự tìm tòi của tư duy, sự tưởng tượngbởi tư duy mở rộng ra mọi hướng; tự mình khám phá và nắm lấy tri thức cốt lõicủa vấn đề mà không chỉ là thuộc lòng, tái hiện kiến thức Các hoạt động họctập đó, đòi hỏi học viên phải sử dụng nhiều thao tác tư duy phức tạp Đây làđiều kiện tốt để rèn luyện, phát triển các kỹ năng hoạt động tư duy, trí tuệ chongười học Cụ thể, thông qua xêmina có sử dụng sơ đồ tư duy giúp học viên có
cơ hội để phát triển các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, phêphán, trừu tượng hoá, khái quát hóa; khả năng phát hiện, xử lý, giải quyết cácvấn đề; phát triển các kỹ năng tư duy như: tính linh hoạt, sáng tạo, quyết đoán Thuận tiện cho học viên nhìn, đọc, suy nghĩ và ghi nhớ nội dung học tập
Ba là, sơ đồ tư duy có tác dụng trong việc xây dựng động cơ học tập
đúng đắn cho người học Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các hình thứcdạy học nói chung và xêmina nói riêng học viên càng có nhiều khả năng đạtđược thành công, thành công đó càng có ý nghĩa quan trọng thì động cơ học
Trang 22tập càng mạnh mẽ Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học viên nắm kiến thức trongthời gian ngắn, hiểu bản chất vấn đề, trình bày các nội dung mạch lạc, rõ ràng,việc học tập trở nên nhẹ nhàng, không gây áp lực cho người học, học tập cóthể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, học viên có khuynh hướng vươn lên theo độnglực nội tại của mình để đạt các mục tiêu trong học tập.
1.1.2 Khái niệm về xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn
Trong giáo trình “Lý luận dạy học đại học quân sự” do Đặng ĐứcThắng chủ biên, các tác giả quan niệm: “Xêmina ở đại học quân sự là mộthình thức tổ chức dạy học cơ bản trong đó học viên thảo luận, tranh luận cácvấn đề học tập được kết cấu theo một chủ đề khoa học nhất định, dưới sự điềukhiển trực tiếp của giảng viên”[41, tr.265] Theo các tác giả xêmina là mộthình thức tổ chức dạy học mang tính tập thể, có sự chuẩn bị chu đáo của cảngười dạy và người học Trong đó vai trò của người dạy chiếm vị trí chủ đạotrong việc điều khiển và hướng dẫn người học
Trong cuốn “Tổ chức quá trình dạy học các môn khoa học xã hội nhânvăn ở đại học quân sự”, tác giả Lê Minh Vụ cũng quan niệm: “ Xêmina là mộthình thức tổ chức dạy học cơ bản, học viên được quyền thảo luận, tranh luậncác vấn đề học tập dưới sự định hướng và điều khiển trực tiếp của giảngviên”[47, tr.82] Theo tác giả, xêmina là một hình thức tổ chức dạy học cơbản, mang tính tập thể Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên, họcviên thực hiện tuần tự các bước xêmina và phát biểu ý kiến của mình
Như vậy, xêmina là một hình thức tổ chức dạy học tập thể được tiến
hành sau bài giảng, trong đó học viên thảo luận, tranh luận các vấn đề học tập được kết cấu theo một chủ đề khoa học nhất định, dưới sự điều khiển trực tiếp của giảng viên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học đặt ra.
Phân tích các khái niệm trên chúng tôi nhận thấy xêmina có một sốdấu hiệu đặc trưng sau: Phải có một chủ đề khoa học (những vấn đề học tập)
Trang 23dung, phương pháp, các điều kiện cần thiết; phải có sự hướng dẫn, điềukhiển của giảng viên (người am hiểu về lĩnh vực khoa học đó); mục đích cơbản của xêmina là phải làm phát sinh và giải quyết được mâu thuẫn trongnhận thức của người học
Là một trung tâm đào tạo cán bộ chính trị, giáo viên khoa học xã hội nhânvăn của quân đội và quốc gia, các môn khoa học xã hội và nhân văn luôn giữ một
vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong chương trình đào tạo dành cho các đốitượng, các bậc học tại Học viện Chính trị Điều đó xuất phát từ mục đích của cácmôn khoa học xã hội và nhân văn ngoài việc trang bị kiến thức môn học cho họcviên còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành và phát triển cácphẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa cho người cán bộchính trị, người giáo viên khoa học xã hội nhân văn tương lai
Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Xêmina các môn khoa học xã
hội và nhân văn ở Học viện Chính trị là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản, trong đó dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên, học viên tranh luận, thảo luận các vấn đề học tập thuộc các môn khoa học xã hội và nhân văn đã được chuẩn bị từ trước nhằm hiểu rõ bản chất, hình thành phương pháp tư duy và các phẩm chất chính trị, góp phần thực hiện nội dung, nhiệm vụ dạy học đáp ứng được yêu cầu đào tạo đội ngũ chính ủy, cán bộ chính trị và giảng viên các môn khoa học xã hội và nhân văn cấp trung, sư đoàn”.
Từ cách quan niệm trên, có thể hiểu xêmina các môn khoa học xã hội vànhân văntrên các khía cạnh chính sau:
Xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn là một hình thức tổ chứcdạy học cơ bản Xêmina là cách thể hiện, cách tiến hành hoạt động của giảngviên và học viên, những hoạt động này có sự phối hợp thống nhất, được thựchiện theo một trật tự, một chế độ nhất định
Trang 24Trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn học viên tranh luận,thảo luận các vấn đề học tập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên Đâycũng chính là dấu hiệu đặc thù để phân biệt xêmina với các hình thức tổ chức dạyhọc khác Nếu ở hình thức bài giảng, học viên có phần bị động và giảng viên đóngvai trò chủ động, hoạt động tích cực hơn, thì ở hình thức xêmina học viên đượcphát huy đầy đủ tính năng động chủ quan.
Qua xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn, các nhiệm vụ củaquá trình dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn được thực hiện Hìnhthức tổ chức xêmina có nhiệm vụ trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho họcviên, hình thành ở họ thế giới quan khoa học, niềm tin, các phẩm chất nhâncách tốt đẹp, phát triển trí tuệ, chuẩn bị tâm lý cho học viên, đó cũng chính làcác nhiệm vụ của quá trình dạy học
Đặc điểm cơ bản của hình thức xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn:
Thứ nhất, mục tiêu của buổi xêmina luôn bám sát mục tiêu dạy học chung
và mục tiêu của từng môn Mục tiêu dạy học các môn khoa học xã hội và nhânvăn nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học viên,trang bị cho họ hệ thống các tư tưởng và nguyên lý, trên cơ sở đó giúp cho họcviên có khả năng xem xét và giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội phức tạp, xâydựng lập trường giai cấp công nhân vững chắc Chính vì thế xêmina các mônkhoa học xã hội và nhân văn ngoài nhiệm vụ trang bị cho học viên những kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của môn học còn phải hình thành thế giới quankhoa học, trang bị cho họ phương pháp luận khoa học trong xem xét và giải quyếtcác vấn đề thực tiễn cách mạng và thực tiễn quân đội Điều đó có nghĩa là thôngqua việc trang bị kiến thức của môn học mà giúp học viên phát triển năng lực tưduy lý luận, để họ có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đó vào thực tiễnnghề nghiệp, vào cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng
Trang 25Thứ hai, nội dung xêmina trong dạy học các môn khoa học xã hội và
nhân văn luôn gắn chặt với xu hướng chính trị, mang tính tư tưởng sâu sắc.Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn luôn dựa trên cơ sở quán triệtsâu sắc các nguyên tắc dạy học, đặc biệt là nguyên tắc thống nhất giữa tínhĐảng và tính khoa học Chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện được mục tiêudạy học đề ra là phát triển tư duy lý luận cho học viên Nội dung các mônkhoa học xã hội và nhân văn luôn chứa đựng các xu hướng chính trị, tưtưởng Trong quá trình xêmina các môn này cần phải luyện tập cho học viênbiết cách phát hiện, phân biệt giữa tính giai cấp và tính khoa học khi nghiêncứu các trường phái khoa học khác nhau, nhất là khi nghiên cứu các lý thuyếtkhoa học mới Phải làm cho học viên biết cách tiếp thu một cách có chọn lọc,lựa chọn những hạt nhân hợp lý những giá trị khoa học trong các lý thuyếtmới phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng, nhiệm vụ của quân đội và đơn
vị Một yêu cầu có tính chất bắt buộc trong xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn là khi tranh luận các vấn đề khoa học phải gắn với việc phê pháncác quan điểm sai trái Phải thường xuyên tổ chức cho học viên tham gia bìnhluận các sự kiện chính trị, xã hội có tính thời sự dưới sự điều khiển của giáoviên, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng
Thứ ba, xêmina trongdạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn
luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn cách mạng, thực tiễn xây dựng vàchiến đấu của quân đội Tính đặc thù xêmina trong dạy học các môn khoahọc xã hội và nhân văn ở chỗ lý luận phải thống nhất với thực tiễn, theo kịp
sự phát triển của thực tiễn Nếu thiếu tính thực tiễn, không gắn chặt lý luậnvới thực tiễn, chỉ nặng về lý thuyết đơn thuần thì sẽ không thể hấp dẫn, lôicuốn được học viên tích cực tham gia tranh luận, thảo luận trong quá trìnhxêmina Đây là vấn đề khó nhất và yếu nhất trong dạy học các môn khoahọc xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự thời gian qua
Trang 26Thứ tư, xêmina trongdạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn
đặt ra yêu cầu cao đối với người giảng viên và học viên Chất lượngxêmina phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn làchủ thể tiến hành hoạt động dạy và học trong hình thức tổ chức xêmina.Xêmina trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn, do đặc thùcủa mình có những yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực của giảng viên.Bởi vì thông qua xêmina các môn này không chỉ truyền thụ cho học viênkiến thức khoa học mà còn phải trang bị cho học viên phương pháp luậnkhoa học, những cách thức, biện pháp cải tạo xã hội, cải tạo con người.Điều đó đòi hỏi người giảng viên phải có trình độ lý luận và kinh nghiệmthực tiễn cách mạng tương ứng với mục tiêu đào tạo Mặt khác, mục tiêuđào tạo của Học viện là mục tiêu kép, đòi hỏi người giảng viên phải làngười có chức vụ cao hơn hoặc bằng so với chức vụ của học viên trongtương lai Chính vì thế người giảng viên phải vừa là người thầy trong lĩnhvực chuyên môn, vừa là cấp trên dạy cho cấp dưới, vì vậy người giảng viêndạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn không những phải có trảinghiệm thực tiễn chính trị - xã hội mà còn phải có sự trải nghiệm thực tiễnquân sự Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càngcao của giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dạy học các mônkhoa học xã hội và nhân văn gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết, đòi hỏi
về người giảng viên càng phải thường xuyên hoàn thiện mình về mọi mặt.Mục tiêu buổi xêmina đòi hỏi người học viên phải có sự chuẩn bị chu đáo
về đề cương chuẩn bị, phải có thái độ tích cực tham gia tranh luận, thảoluận, phải có sự hiểu biết sâu rộng về lý luận và thực tiễn
* Quy trình chuẩn bị xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
Để một buổi xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn được chấtlượng và hiệu quả, cần thực hiện tốt các bước sau:
Trang 27Đối với giảng viên: Dự kiến các chủ đề xêmina theo chương trình
môn học Xây dựng kế hoạch hướng dẫn và điều khiển xêmina trước khihọc viên nhập môn theo chương trình kế hoạch đào tạo Báo cáo kế hoạchvới bộ môn và khoa Phổ biến kế hoạch cho học viên cùng với kế hoạchmôn học Kế hoạch điều khiển bao gồm: Tên đề tài, các vấn đề xêmina,mục đích yêu cầu, tài liệu cần phải đọc, hình thức tiến hành, dự kiến cáccâu hỏi thảo luận, những vấn đề lí luận thực tiễn cần quan tâm, dự kiến vấn
đề cần tóm tắt kết luận
Đối với học viên: Nắm chắc kế hoạch môn học và kế hoạch xêmina
theo chương trình đào tạo Chuẩn bị xêmina theo hướng dẫn của giảng viên
Bước 2: Hướng dẫn học viên chuẩn bị nội dung xêmina
Giảng viên phải phổ biến kế hoạch xêmina viên, cần có sự chuẩn bịchu đáo, kỹ lưỡng, học viên phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu xêmina để
tự xây dựng kế hoạch xêmina, trong đó bao gồm những công việc phảiđược thực hiện, những tài liệu cần cần đọc, những cơ sở thực tiễn cần thiết
và thời gian hoàn thành Học viên phải tự mình độc lập, hoàn thành cácnhiệm vụ được giao trong thời gian nhất định Tuỳ theo yêu cầu nội dung,thời gian chuẩn bị có thể dài hay ngắn nhưng thường là một tuần với các bộmôn xen kẽ.Với các môn học tập chung, thời gian chuẩn bị thường là ngắn,
để không gây khó khăn cho học viên, giảng viên cần công bố kế hoạchxêmina ngay từ buổi học đầu tiên giúp học viên có cơ sở chủ động chuẩn
bị Trong quá trình chuẩn bị, học viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của giảngviên, nhất là đối với các học viên được phân công chuẩn bị các báo cáo,tham luận Điều kiện bắt buộc đối với mỗi học viên là phải chuẩn bị đềcương phát biểu, thảo luận Trong đề cương, ngoài nội dung chủ đề đã xácđịnh, cần có các ý kiến đề xuất, giải đáp những vướng mắc, những giảipháp theo quan điểm riêng của cá nhân
* Quy trình tiến hành xêmina các môn khoa học xã hội và nhân vănở Học viện Chính trị
Trang 28Bước 1: Mở đầu xêmina
Đối với giảng viên: Kiểm tra quân số: Thông qua cán bộ lớp hoặc trực
tiếp giảng viên kiểm tra, nắm được quân số có mặt trên tổng quân số của lớphoặc khối
Kiểm tra việc chuẩn bị xêmina của học viên
Nhắc lại mục đích yêu cầu; nêu lại các vấn đề, định hướng cho học viênkhi thảo luận
Đối với học viên:Học viên ổn định và chuẩn bị tâm thế trong thảo luận.
Nghe và xem lại các vấn đề định hướng của giảng viên
Bước 2: Duy trì thảo luận
Đối với giảng viên: Điều khiển theo tiến trình và kế hoạch đã xác định.
Nhấn mạnh cho học viên những điểm quan trọng cần tập chung thảo luận Đặtcác câu hỏi như: câu hỏi làm sáng tỏ vấn đề, câu hỏi gợi ý, câu hỏi lật ngượcvấn đề, câu hỏi khơi gợi vấn đề Giảng viên phải linh hoạt, biết thay đổi chophù hợp với diễn biến và điều kiện cụ thể của buổi xêmina Giảng viên khônglạm dụng đưa ra quá nhiều câu hỏi mà để học viên tự nêu lên những câu hỏi
về những điều mà họ chưa rõ Giảng viên phải bình tĩnh, điềm đạm, chínchắn, kịp thời cổ vũ, khuyến khích những ý kiến tốt, nhẹ nhàng phân tích làmsáng tỏ những ý kiến chưa rõ hoặc chưa đi vào vấn đề trọng tâm Định hướnghọc viên hoặc các nhóm học viên tranh luận về bản chất của vấn đề, khiêmtốn, cầu thị, có tinh thần tự phê bình, biết thừa nhận hạn chế của mình và biếtthay đổi ý kiến cái đúng, theo chân lý
Đối với học viên: Báo cáo hoặc phát biểu ý kiến phải rõ ràng, mạch lạc
tránh dài dòng, kết hợp với minh hoạ để người nghe dễ tiếp thu Chú ý lắngnghe người báo cáo hoặc những người phát biểu, ghi lại những điều mìnhđồng ý hoặc không đồng ý, đòi hỏi cần phải làm rõ Học viên phải tự tin,mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, khiêm tốn lắng nghe và tiếp thu ý kiến củagiảng viên cũng như của các học viên khác
Bước 3: Kết thúc xêmina
Trang 29Giảng viên vừa phải tổng kết, vừa phải đánh giá được một cách đầy đủ,ngắn gọn, chính xác kết quả của buổi xêmina về mặt nội dung cũng nhưphương pháp Kết luận các vấn đề chưa được giải quyết và hướng dẫn các vấn
đề mới nảy sinh để học viên tiếp tục nghiên cứu
Học viên ghi chép lại kết luận của giảng viên Nêu những ý kiến cònbăn khoăn thắc mắc Đánh dấu những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
1.1.3 Khái niệm sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
Sử dụng nghĩa là dùng trong một công việc cụ thể Sử dụng sơ đồ tưduy là đem lý thuyết sơ đồ tư duy áp dụng vào thực tiễn hình thức xêminamột cách linh hoạt, sáng tạo
Như vậy, sử dụng là một khái niệm chỉ hình thức hoạt động của chủ thểnhằm mục đích dùng vào thực tiễn một công việc cụ thể Sử dụng sơ đồ tưduy là hình thức hoạt động của học viên đưa lý thuyết về sơ đồ tư duy ápdụng vào hình thức xêmina một cách linh hoạt, sáng tạo Hình thức này baogồm các hoạt động cơ bản sau:
Thứ nhất, sử dụng sơ đồ tư duy là sự nghiên cứu, khái quát phát triển
về mặt lý luận về sơ đồ tư duy Bởi vì, hiện nay có rất nhiều có cách tiếp cậnkhác nhau, dẫn đến còn có nhiều quan niệm khác nhau về sơ đồ tư duy Cáccông trình nghiên cứu về sơ đồ tư duy thường gắn với từng môn học, với từngbậc học cụ thể Do vậy, việc khái quát, phát triển về mặt lý luận cho phù hợpvới điều kiện, đặc điểm, điều kiện xêmina tại Học viện Chính trị là hết sứccần thiết Những nghiên cứu về sơ đồ tư duy trước hết phải tập trung thốngnhất về mặt khái niệm, làm rõ cấu trúc,vai trò, những thế mạnh, cũng nhưnhững hạn chế của sơ đồ tư duy; nghiên cứu; khái quát các mô hình sơ đồ tưduy có khả năng áp dụng có hiệu quả trong xêmina; vạch rõ quy trình sử dụng
sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn
Trang 30Thứ hai, sử dụng sơ đồ tư duy là việc phân tích những cơ sở thực tiễn
của hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn, làm rõ nhữngyêu cầu, những thuận lợi, khó khăn của thực tiễn hình thức xêmina cácmôn khoa học xã hội và nhân văn có sử dụng sơ đồ tư duy Những cơ sở vềmặt thực tiễn cho phép chúng ta sử dụng lý luận phù hợp, linh hoạt, sángtạo Cụ thể phải phân tích làm rõ đặc điểm về mục tiêu, nội dung, phươngpháp xêmina và đặc điểm về đối tượng người học; phân tích thực trạnghình thức xêmina, làm rõ những đòi hỏi của thực tiễn hình thức xêmina;xem xét các khả năng, những thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng sơ đồ tưduy vào thực tiễn cụ thể
Thứ ba, để đem lý thuyết sơ đồ tư duy vào hình thức xêmina đòi hỏi phải
có quy trình sử dụng đúng đắn, phù hợp, khoa học Do vậy, sử dụng sơ đồ tư duybao hàm cả việc đề xuất quy trình để áp dụng lý thuyết sơ đồ tư duy vào hìnhthức xêmina Quy trình chính là trình tự các bước để đem lý thuyết sơ đồ tư duyvào thực tiễn xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn
Như vậy, hiểu một cách đầy đủ hơn, sử dụng sơ đồ tư duy trong
xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị là quá trình xay dựng quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong chuẩn bị, tiến hành xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn nhằm trang bị cho học viên cách thức tư duy linh hoạt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng xêmina
các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện.
Thực chất sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị là sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina cácmôn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị là vận dụng lý luận sơ
đồ tư duy vào quá trình chuẩn bị và tiến hành xêmina các môn khoa học xãhội và nhân văn
Trang 31Mục đíchsử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị nhằm trang bị cho học viên cách thức triểnkhai và liên kết các kiến thức đã lĩnh hội, giúp cho họ nắm được các kiến thứcchốt, kiến thức chủ yếu và những kiến thức có liên quan
Chủ thể sử dụng: Là giảng viên và học viên của Học viện Chính trị Đối tượng sử dụng: Là nội dung chủ đề xêmina các môn khoa học xã
hội và nhân văn trong chương trình đào tạo của Học viện Chính trị
Điều kiện sử dụng: Để sử dụng có hiệu quả lý luận sơ đồ tư duy vào
hình thức xêmina phải có những điều kiện nhất định Đó là những cái cầnthiết phải có về phía thực tiễn xêmina để sử dụng hiệu quả lý luận sơ đồ tưduy trong hình thức xêmina
Đối với người dạy: Giảng bài theo hình thức sơ đồ tư duy để học viên
tiếp thu Trang bị những kiến thức, kỹ năng và các bước tiến hành thực hiện
sơ đồ tư duy Thiết kế kế hoạch hướng dẫn và điều khiển xêmina nội dungchủ đề theo cách thức sơ đồ hóa
Đối với người học: Học viên phải có những kiến thức chung về sơ đồ tư duy
và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Học viên nắm vững bản chất và quytrình sử dụng sơ đồ tư duy Chuẩn bị tâm thế và thái độ đúng cho xêmina Chuẩn bịtài liệu học tập, nội dung cần trình bày, giấy và bút để triển khai sơ đồ tư duy
Tiêu chí đánh giá sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học
xã hội và nhân văn
Về chất lượng xêmina: Chất lượng của một buổi xêmina phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và được đánh giá trên các lĩnh vực Tuy nhiên, để buổi xêmina cóchất lượng phải được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí: Thái độ, nhận thức, khôngkhí và sự phát triển của học viên
Về cách thức sử dụng sơ đồ tư duy: Học viên phải nắm được các kỹ
năng thiết kế sơ đồ tư duy và vận dụng sơ đồ tư duy trong chuẩn bịxêmina.Các kiến thức nội dung môn học nắm được sau khi xêmina theo sựkhái quát của sơ đồ tư duy
Trang 321.2 Các vấn đề cơ bản trong sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
Sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhânvăn ở Học viện Chính trị là một nội dung mới, có giá trị thực tiễn trong đổimới phương pháp dạy và học ở Học viện hiện nay.Vì vậy, quá trình sử dụng
sơ đồ tư duy cần tập trung những vấn đề cơ bản sau:
1.2.1 Trang bị nhận thức về sơ đồ tư duy cho giảng viên và học viên
Sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhânvăn ở Học viện Chính trị là đòi hỏi khách quan, nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng dạy học ở Học viện Chính trị hiện nay Tuy nhiên, để thực hiện có hiệuquả cần phải nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức trách nhiệm cho các lựclượng sư phạm trong toàn Học viện
Học viện có chủ trương nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm
về tính tất yếu và sự cần thiết của sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina và nângcao chất lượng dạy học, đặc biệt các hình thức sau bài giảng ở Học viện
Các lực lượng sư phạm trong toàn Học viện phải nhận thức đầy đủ vềvai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina; từ đóquan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện
Tập huấn, bồi dưỡng và thống nhất trong các lực lượng sư phạm củaHọc viện về sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoahọc xã hội và nhân văn
1.2.2 Trang bị các kỹ năng thiết kế và triển khai sơ đồ tư duy trong học tập các môn khoa học xã hội
Nội dung chủ đề xêmina phải được thiết kế ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là cáctiêu đề và dàn ý cơ bản hoặc các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích,
Trang 33câu trả lời Hình ảnh và âm thanh trong sơ đồ phải được thiết kế sao cho làm nổibật dữ liệu, giải thích tường minh, nhấn mạnh những mối liên hệ, sơ đồ hóa, hướngdẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm kích thích tư duy của học viên
Kỹ năng thiết kế và triển khai phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Về mục tiêu: Nội dung chủ đề xêmina phải thể hiện được đầy đủ cácloại mục tiêu: nhận thức, kỹ năng, thái độ Các mục tiêu phải phù hợp vớimục tiêu môn học, đối tượng đào tạo, mang tính khả thi; cách phát biểu mụctiêu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và có thể đánh giá được
Về nội dung: sơ đồ tư duy phải thể hiện chính xác, khoa học theo nộidung chủ đề xêmina Nội dung được thể hiện theo các nhánh phù hợp vớichương trình, phù hợp với trình độ, kiến thức và kỹ năng của học viên; đápứng được những đòi hỏi của mục tiêu dạy và học
Yêu cầu về tổ chức: sơ đồ tư duy phải thể hiện được đầy đủ các bước
và các giai đoạn của buổi xêmina như: đặt vấn đề; hình thành tri thức mới; hệthống hóa tri thức; định hướng hình thành kỹ năng; kiểm tra đánh giá kiếnthức và kết luận xêmina
Yêu cầu về phương pháp: sơ đồ tư duy phải thể hiện được kế hoạch sửdụng linh hoạt, sáng tạo và tổng hợp các phương pháp dạy học; các phươngpháp được sử dụng có tác dụng kích thích động cơ học tập và tích cực hóahoạt động học tập của học viên Các phương pháp được thiết kế trong buổixêmina phải làm rõ được hoạt động của giảng viên, học viên, đòi hỏi học viênphait tích cực tham gia vào quá trình học tập, phải đào sâu khai thác kiếnthức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, có tác dụng phát triển kỹ năng, đặc biệt là
kỹ năng xã hội của học viên
Yêu cầu về mặt kỹ thuật: sơ đồ tư duy phải thể hiện được tính hợp lý,
ổn định, dễ sử dụng, dễ hiểu Màu sắc và các ký hiệu hài hoà, bảo đảm sự ương phản cần thiết, nổi rõ kiến thức trọng tâm và kiến thức liên quan Kiểu chữ
Trang 34t-hợp lý, khung, chữ cân đối trong từng nhánh và từng mục, đảm tính thẩm mỹcủa toàn bộ giáo án bài giảng điện tử.
Bồi dưỡng cho giảng viên và học viên các bước thiết kế sử dụng sơ đồ
tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân vănnhư: kỹ năng xácđịnh mục tiêu và viết mục tiêu sơ đồ; kỹ năng lựa chọn, thiết kế nội dung; kỹnăng khái quát hóa các nội dung theo các nhánh Trong các kỹ năng trên, đặcbiệt chú ý cần bồi dưỡng cho giảng viên và học viên kỹ năng liên kết nội dungkiến thức theo chủ đề xêmina
Bồi dưỡng cho giảng viên và học viên kỹ năng thiết kế các câu hỏi, cácvấn đề học tập, các tính huống có vấn đề nhằm phát huy tính tích cực học tậpcủa học viên Hệ thống câu hỏi, các vấn đề học tập phải ngắn gọn, rõ ràng, dễhiểu, phù hợp với mục tiêu xêmina và trình độ của học viên; có sự chọn lọcđảm bảo có khả năng sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học
xã hội và nhân văn
1.2.3 Hướng dẫn thực hiện sơ đồ tư duy trong chuẩn bị nội dung và phương pháp xêmina
Số lượng các yếu tố là điều kiện cần có đầu tiên đểsơ đồ tư duy được xáclập Vì là một hệ thống nên cũng như những hệ thống khác, sơ đồ tư duy khôngthể tạo thành từ một yếu tố Muốn xây dựng được sơ đồ tư duy, đối tượng ấyphải tối thiểu có từ hai yếu tố trở lên Bởi vậy, trước khi xây dựng sơ đồ tư duycho một bài giảng nào đó trong nội dung môn học, ta cần phải xem xét số lượngcủa các yếu tố tạo thành, hay nói cách khác, phải xem xét chủ đề xêmina đó cókhả năng tách biệt thành những đơn vị kiến thức nghĩa là thành những yếu tố đểđưa vào sơ đồ tư duy hay không Nếu chỉ có một tập hợp các yếu tố thuần tuý,tập hợp ấy vẫn chưa đủ điều kiện để lập thành sơ đồ tư duy Bởi lẽ, sơ đồ tư duy
là một chỉnh thể, nên các yếu tố tham gia vào chỉnh thể ấy buộc phải có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau (trong một yếu tố hay giữacác yếu tố với nhau) Vì vậy, muốn các yếu tố tạo thành sơ đồ tư duy, các yếu tố
Trang 35ấy phải xác lập được mối quan hệ của nó với các yếu tố khác trong cùng sơ đồ tưduy Khi các yếu tố đi vào sơ đồ tư duy để trở thành một trong những liên kết,mối quan hệ và các giá trị của các yếu tố sẽ được thể hiện ra một cách cụ thể và
rõ ràng Đường nối giữa các yếu tố sẽ tạo ra một mạng lưới của những mối quan
hệ giữa các yếu tố và xác định giá trị của chúng trong sơ đồ tư duy Khi xem xétchủ đề xêmina trong giáo trình, nếu mỗi chủ đề được coi là một yếu tố của hệthống thì bản thân đơn vị kiến thức trong chủ đề đó có thể giữ vai trò, là yếu tốcủa hệ thống và được xác định nhờ có quan hệ với các đơn vị kiến thức kháctrong bài giảng ấy Theo đó, muốn đi vào sơ đồ tư duy, một đơn vị kiến thứcphải bao gồm một số yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chỉ khi xác định
rõ ràng được mối quan hệ và giá trị của các yếu tố ta mới có thể lập sơ đồ tư duycho tập hợp đó Như vậy, khi lập sơ đồ tư duy cần chú ý tới 2 điều kiện: Điềukiện về số lượng các yếu tố và điều kiện mối quan hệ giữa các yếu tố đó
1.3 Các yếu tố tác động đến sử dụng sơ đồ tư duy trongxêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị
1.3.1 Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay
Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thànhnhu cầu đòi hỏi khách quan, cần có sự chuyển biến sâu sắc ở các nhà trường
từ việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, ứng dụng những thành tựukhoa học công nghệ, sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại từngbước nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo các cơ sở giáo dục trong cảnước Nghị quyết số 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứtám (khóa XI) đã xác định: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học” [2] Quán triệt quan điểm trên và đứng trước nhiệm vụxây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ vàtừng bước hiện đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nghịquyết 86/ ĐUQSTW (nay là Quân ủy Trung ương) “Về công tác giáo dục -
Trang 36đào tạo trong tình hình mới” xác định: “Đổi mới toàn diện công tác giáo dục
- đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội theo hướng “chuẩn hoá, hiện đạihoá”, tạo sự chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất về chất lượng giáodục - đào tạo và nghiên cứu khoa học” [16, tr.12] Học viện Chính trị đượcbiết đến như một trung tâm giáo dục hàng đầu của Quân đội Cho nên, đểnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Học viện Chính trị hiện nay, mộttrong những giải pháp quan trọng được xác định là phải đổi mới căn bảnphương pháp dạy và học, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, trình độ phương pháp cho đội ngũ giảng viên Mặt khác, người giảngviên ở Học viện Chính trị tiến hành các hoạt động sư phạm có sự thống nhấtcao giữa các yêu cầu giáo dục - đào tạo với những yêu cầu của tổ chức quân
sự có kỷ luật nghiêm, nề nếp chính quy Nên đòi hỏi đội ngũ giảng viên củaHọc viện phải có cả bề rộng và chiều sâu tri thức, có tư duy sư phạm nhanhnhạy và sáng tạo, có tính kỷ luật quân sự cao và khát vọng vươn lên trong sựnghiệp trồng người, có năng lực chuyên môn, trình độ phương pháp đáp ứngyêu cầu đặc trưng của hoạt động nghề nghiệp sư phạm quân sự Việc nângcao trình độ sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội vànhân văn của người giảng viên sẽ có ý nghĩa thiết thực góp phần đổi mớiphương pháp dạy học đạt hiệu quả
1.3.2 Tác động từ sự phát triển của khoa học công nghệ
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầuhoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc Tốc độphát minh khoa học ngày càng gia tăng Khoảng cách từ phát minh đến ứngdụng rút ngắn Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt Khoa học vàcông nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức”
và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ
và quản lý ở tất cả các quốc gia Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòihỏi con người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời Quá trình giáo dụcphải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với
Trang 37Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hiện nay đã trở nên phổ biến.Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũngđạt được những thành tựu đáng kể như: Microsoft Office, OpenOffice,MiniOffice, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster, SketchPad, Maple/Mathenatica,LessonEditor/Violet, ChemWin, Elearning và các phần mềm tiện ích trực tuyếnkhác Thông qua giáo án điện tử, người dạy cũng có nhiều thời gian đặt các câuhỏi gợi mở tạo điều kiện cho người học hoạt động nhiều hơn trong giờ học.Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyềnthông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập,cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho người học, tạo ramột môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là
“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, người học được khuyến khích vàtạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự họctập, tự rèn luyện của bản thân mình
Do đó, công tác quản lý giáo dục đòi hỏi phải có những giải pháp thíchhợp để phát huy hết những lợi thế mà công nghệ thông tin mang lại cho việcdạy và học của chúng ta hiện nay Do sự phát triển của công nghệ thông tin vàtruyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quátrình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng
1.3.3 Tác động từ mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Học viện Chính trị được mô hình hoá bằng nhữngtiêu chí xác định về phẩm chất, năng lực cần phải có ở người cán bộ, giáoviên khoa học xã hội nhân văn phù hợp với nghề nghiệp sư phạm Mục tiêuđào tạo có sự chi phối, tác động mạnh mẽ quá trình đổi mới nội dung, phươngpháp dạy học Việc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương phápgiảng dạy ở Học viện Chính trị là xu hướng tất yếu và cần phải quán triệt sâu
Trang 38sắc quan điểm đảm bảo xây dựng chương trình, nội dung đảm bảo tính khoahọc, đồng bộ, cân đối hợp lý giữa các môn cơ bản, môn cơ sở chuyên ngành,chuyên ngành
Sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị về bản chất là tiến hành đổi mới hình thức,phương pháp dạy học, song nó liên quan đến nhiều vấn đề trong mối tươngquan với các thành tố khác của quá trình dạy học Để sử dụng sơ đồ tư duytrong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn một cách cóhiệu quả, Học viện cần phải đổi mới toàn diện cả về mục tiêu, chương trình,nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và cách thức kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học viên
Mục tiêu dạy học là mong muốn của nhà trường, của giảng viên vềnhững gì học viên đạt được sau khi học xong bài học, môn học, khóa học đó.Mục tiêu có vai trò định hướng, chỉ đạo từ việc thiết kế chương trình, nộidung, phương pháp, phương tiện dạy học cho đến toàn bộ hoạt động củagiảng viên và học viên trong quá trình dạy học Mục tiêu của bài giảng chỉđạo toàn bộ hoạt động chuẩn bị bài giảng cũng như thực hành bài giảng ở trênlớp của giảng viên Để sơ đồ tư duy trong hình thức xêmina các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở Học viện có hiệu quả phải đổi mới mục tiêu dạy học.Mục tiêu dạy học phải toàn diện bao gồm cả về nhận thức, kỹ năng và thái độ;phải cụ thể, rõ ràng, khả thi và có thể đánh giá được Hiện nay, Học viện cầnquan tâm nhiều hơn đến mục tiêu phát triển tư duy sáng tạo, phát triển các kỹnăng xã hội, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề… Những mục tiêu trên sẽ
có tác dụng chỉ đạo, định hướng toàn bộ hoạt động của giảng viên và học viêntrong chuẩn bị và tiến hành xêmina, hướng tới thực hiện các phương pháp dạyhọc tích cực trong dạy học
Chương trình dạy học là kế hoạch tổng thể của các hoạt động sư phạm
Trang 39tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, kế hoạch tổ chức thực hiện, phương pháp hìnhthức đào tạo và các cách thức tổ chức đánh giá kết quả học tập Chương trìnhđào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình đào tạo Để sơ đồ tư duytrong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn một cách cóhiệu quả, Học viện phải phải được đổi mới chương trình, nội dung dạy theohướng hiện đại, linh hoạt, cho phép phát huy tính sáng tạo của giảng viên.Chương trình hiện đại, linh hoạt, theo hướng mở… rất thuận lợi cho giảngviên thiết kế, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nóichung, trong xêmina nói riêng.
1.3.4 Tác động từ trình độ hiểu biết và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
và học của giảng viên, học viên
Sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thức xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn đòi hỏi có sự hiểu biết và kỹ năng sử dụng của giảng viên và họcviên Trong những năm qua, Học viện đã có những đổi mới đáng kể vềphương pháp và hình thức dạy học, giảm lên lớp lý thuyết, tăng thực hành vàcác hình thức sau bài giảng Các khoa giáo viên đã áp dụng và thực hiện cóhiệu quả các hình thức xêmina mới như: Hợp tác, nhóm và nêu vấn đề Tuynhiên, sơ đồ tư duy là một phương pháp mới, đòi hỏi phải có sự hiểu biết vàcác kỹ năng nhất định
Thực tế ở Học viện Chính trị,trình độ hiểu biết và kỹ năng sử dụng sơ
đồ tư duy của giảng viên và học viên còn hạn chế Vì vậy đây là những tácđộng không nhỏ đến quá trình áp dụng lý luận này trong dạy và học nóichung, trong xêmina nói riêng
*
Sử dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học là một xu hướng tất yếucủa các trường học trên thế giới và cả ở Việt Nam Việc sử dụng sơ đồ tưduy trong dạy học nói chung và trong xêmina nói riêng là quá trình phức
Trang 40tạp, lâu dài và phải có lộ trình khoa học nên đòi hỏi nhà quản lý phải có sựchỉ đạo linh hoạt, mềm dẻo trong tất cả các khâu Việc chỉ đạo của nhàquản lý là các yếu tố khách quan có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy,còn các yếu tố chủ quan mới chính là yếu tố đóng vai trò quyết định đếnhiệu quả việc sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị Nội dung sử dụng sơ đồ tư duy tronghình thức xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn bao gồm nhiềuvấn đề, đòi hỏi các chủ thể quản lý cần nắm vững để thực hiện các tácđộng quản lý một cách khoa học, có hiệu quả cao; đồng thời để đi sâuphân tích, làm rõ đặc điểm, những yếu tố tác động đến s ử dụng sơ đồ tưduy trong xêmina các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chínhtrị Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc xem xét, đánh giá thực trạng
và đề xuất quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong xêmina các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị sẽ được đề cập ở chương 2, 3 củaluận văn