Một trong những quan điểm chiến lược cơ bản chỉ đạo phát triển GD - ĐT của Đảng ta chỉ rõ: “Muốn cho giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu thì giáo viên (nhà giáo)…phải là lực lượng nòng cốt thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục…Bởi vậy cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo…về mọi mặt, đặc biệt phải chú trọng đúng mức việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của đội ngũ cán bộ này”[1, tr.3]; “Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”[18, tr.97]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng và xác định: đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi đường lối phát triển giáo dục của Đảng.
Trang 1NGUYỄN BÁ HÙNG
HỆ THỐNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà nội - 2006
Trang 2NGUYỄN BÁ HÙNG
HỆ THỐNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số : 60 14 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Minh Thụ
Hà nội - 2006
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những quan điểm chiến lược cơ bản chỉ đạo phát triển GD - ĐTcủa Đảng ta chỉ rõ: “Muốn cho giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu thì giáoviên (nhà giáo)…phải là lực lượng nòng cốt thực hiện chất lượng và hiệu quảgiáo dục…Bởi vậy cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo…về mọimặt, đặc biệt phải chú trọng đúng mức việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất, lối sống của đội ngũ cán bộ này”[1, tr.3]; “Bảo đảm đủ số lượng, nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”[18, tr.97]
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hóa quan điểm chỉđạo của Đảng và xác định: đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáoviên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợiđường lối phát triển giáo dục của Đảng
Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động sư phạm, đội ngũ giáoviên trong các NTQS có một vai trò hết sức quan trọng Họ không chỉ lànhững người truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho người học
mà còn phải giáo dục hình thành, phát triển PCNC cho người sỹ quan tươnglai Tổng kết thực hiện Nghị quyết 93/ĐUQSTW và tiếp tục triển khai côngtác GD - ĐT những năm tới đây, Đảng ủy quân sự Trung ương xác định:
“Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo… đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu,chuẩn hóa về trình độ học vấn, năng lực sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn…[21, tr.16] là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
GD - ĐT ở các NTQS hiện nay
Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là của Đảng uỷ Quân sựTrung ương, những năm gần đây các nhà trường quân đội đã và đang tích cựctriển khai thực hiện “Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội
Trang 4đến năm 2010” nhằm tập trung đảm bảo cho các học viên, nhà trường có độingũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ họcvấn, có đủ phẩm chất, năng lực sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn hoàn thànhtốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa khoa học Đây cũng lànhững yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên trong nhàtrường quân đội nói chung và đào tạo giáo viên KHXH&NV ở HVCTQS nóiriêng.
Đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ởHVCTQS hiện nay, đây là đối tượng đào tạo mới, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệmhoạt động sư phạm còn hạn chế trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rấtcao; họ sẽ là những giáo viên KHXH&NV ở các NTQS, lực lượng nòng cốtgóp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao Tuy nhiên một sốđồng chí sau khi đã được tuyển chọn vẫn không thật sự thiết với mục tiêu,nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành giáo viên Quá trình đào tạo, do đặttrọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng cho nên một sốPCNNSP của người giáo viên chưa được giáo dục để phát triển một cách vữngchắc Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục PCNNSP chohọc viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết Học viênnặng về chạy theo kết quả học tập, trong khi đó còn coi nhẹ rèn luyện PCNNSPcủa mình Trước yêu cầu “Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội có phẩm chấtchính trị và đạo đức cách mạng…chuẩn hóa về chất lượng là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu…”[7, tr.6] đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nângcao chất lượng giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục PCNNSP chohọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Hiện nay việc nghiên cứu về nghề nghiệp, NNSP chủ yếu đượcthực hiện dưới góc độ khoa học Tâm lý: Tác giả V.P.Gribanow, V.I
Trang 5Giucopxkaia, M.V Giunanov, V.N.Suykin nghiên cứu về “vấn đề hứngthú nghề nghiệp”, tác giả Trương Thành Trung thì “Phân tích tâm lý xuhướng nghề nghiệp quân sự của học viên trường cao đẳng quân sự” Tácgiả Chu Thanh Phong đi tìm “Cơ sở nghiên cứu của việc củng cố pháttriển xu hướng nghề nghiệp quân sự cho phi công tiêm kích thuộc lựclượng Không quân nhân dân Việt Nam hiện nay” Ở khía cạnh khác vàdưới góc độ là một phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tác giả PhạmVăn Hồng nghiên cứu và đề xuất “Những biện pháp tâm lý sư phạmnhằm góp phần hình thành xu hướng NNSP quân sự cho học viên hệ sưphạm ở HVCTQS” Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cácnghiên cứu chủ yếu đi sâu vào năng lực, các kỹ năng, quy trình bồidưỡng giáo viên Trong quân đội, tác giả Dương Quang Bích nghiên cứubiện pháp “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội -nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay” Gần đây, đề tài khoa họccấp ngành “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên KHXH&NVtrong quân đội giai đoạn hiện nay” do PGS, TS Đặng Đức Thắng làmchủ nhiệm đã luận giải những vấn đề cơ bản, chung nhất về nâng caochất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên KHXH&NV Tuy nhiên cho đếnnay, nội dung cụ thể về giáo dục PCNNSP cho học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV cấp phân đội chưa được tác giả nào nghiên cứu Chúngtôi thấy rằng, đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang làđòi hỏi vừa khách quan, vừa cấp thiết đặt ra Chính vì vậy tác giả đã lựa
chọn đề tài “Hệ thống biện pháp giáo dục PCNNSP cho học viên đào
tạo giáo viên KHXH&NV ở HVCTQS” nhằm góp phần khắc phục những
bất cập trên đây và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên KHXH&NVcấp phân đội ở HVCTQS hiện nay
Trang 63 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất hệ thống biện pháp giáo dục PCNNSP cho học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạogiáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV
cấp phân đội ở HVCTQS
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống biện pháp giáo dục PCNNSP cho
học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay
5 Giả thuyết khoa học
PCNNSP là kết quả tất yếu của sự tác động tổng hợp các nhân tốkhách quan, chủ quan trong quá trình đào tạo PCNNSP của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội chỉ có thể hình thành, phát triểnthông qua quá trình tổ chức hoạt động sư phạm một cách đúng đắn vàkhoa học Nếu chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học nâng caotrình độ kiến thức mọi mặt với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin,tình yêu NNSP quân sự; tổ chức tốt các hoạt động sư phạm để rèn luyệnthói quen hành vi, phát triển PCNNSP cho học viên; thường xuyên nângcao chất lượng tự giáo dục PCNNSP của người học; phát huy vai trò,trách nhiệm của các lực lượng trong giáo dục học viên cùng với quantâm chăm lo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thì PCNNSP củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội có thể được hìnhthành, phát triển một cách vững chắc
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của các biện giáo dục PCNNSP cho họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở HVCTQS
Trang 7Đánh giá thực trạng quá trình giáo dục PCNNSP cho học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở Học viện Chính trị hiện nay,tìm ra những nguyên nhân cơ bản.
Đề xuất hệ thống biện pháp giáo dục PCNNSP cho học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay
7 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm ra hệ thống biện pháp giáo dụcPCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ởHVCTQS hiện nay
8 Cái mới khoa học của đề tài
Đề tài góp phần khái quát hoá những nội dung cơ bản về giáo dụcPCNNSP và xác định những nhân tố cấu thành PCNNSP của người giáo viênKHXH&NV ở NTQS
Đề xuất những biện pháp giáo dục có tính hệ thống nhằm hình thành,phát triển PCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội
* Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thựctiễn: phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
Trang 8tài, quan sát; đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều trabằng phiếu ankét, xin ý kiến của các chuyên gia…Cụ thể là:
Quan sát hoạt động giáo dục PCNNSP cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV cấp phân đội của cán bộ quản lý, giảng viên ở HVCTQS
Tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên các lớp đào tạogiáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay
Điều tra: trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét với các đối tượng: học viênđang đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội, giảng viên ở HVCTQS, họcviên sẽ tuyển chọn để đào tạo giáo viên khoa tới, học viên đã qua đào tạo giáoviên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS để tìm hiểu và khẳng định tính kháchquan của một số nhận định cần thiết
Khai thác, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên: chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của bộ trưởng Bộ quốc phòng vềnhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ nhàgiáo quân đội…, rút ra những vấn đề liên quan đến giáo dục PCNNSP
Nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu một số sản phẩm cần thiết như báocáo tổng kết của Hệ sư phạm, của HVCTQS, báo cáo phân tích chất lượng cácmặt học viên của lớp, giáo án của giáo viên, vở ghi của học viên, giáo ángiảng tập của học viên…Nắm chất lượng học viên đã qua đào tạo giáo viênKHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện đang công tác tại một số NTQS
Xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học, nhà sư phạm tham giavào quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp cấp phân đội ở HVCTQS
Tổ chức thử nghiệm một số nội dung nhằm kiểm chứng biện pháp được
đề xuất, việc thử nghiệm được tiến hành tại lớp GV3, hệ Sư phạm - HVCTQS
Khi xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng thống
kê toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu
10 Kết cấu luận văn
Trang 9Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ thời cổ đại, trong sự phát triển rực rỡ của nền văn hoá, giáodục Trung hoa, Ai cập, Hy lạp…tư tưởng về người thầy giáo với những yêucầu cao về PCNC đã hình thành rất sớm trong lịch sử Dưới chế độ Chiếm hữu
nô lệ, khi chủ nô dựng ra nhà trường, đánh dấu sự ra đời của trường học chuyênbiệt cũng là lúc “nghề thầy giáo” - lớp người chuyên làm nhiệm vụ chăm sóc vàgiáo dục cho con cái chủ nô ra đời từ đây
Khổng Tử (551 - 479 TCN) là một nhà giáo dục vĩ đại người Trung Hoa,Ông đã có những cống hiến lớn lao cho nền giáo dục nhân loại trong đó có tưtưởng về người thầy giáo Khổng Tử cho rằng người thầy giáo trước hết phải làngười mẫu mực về đạo đức để làm tấm gương cho học trò noi theo; phải tâmhuyết với nghề dạy học của mình, dồn hết tâm huyết cho nghề nghiệp, “Họcnhi bất yếm, hối nhân bất quyện” - (Học không biết chán, dạy không biết mỏi).Muốn vậy, thầy giáo phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình; phải dạykhông biết mỏi để trò học không biết chán và tình cảm thầy - trò phải gắn bónhư tình cảm cha con Ngày nay, những ai phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục thìthấy tư tưởng về người thầy giáo của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị
J A Kômenxki (1592 - 1670), nhà giáo dục thiên tài; người mà những
tư tưởng giáo dục do ông đề xuất đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học giáodục Trong những tư tưởng giáo dục tiêu biểu của Kômenxki có tư tưởng vềngười thầy giáo; Ông quý trọng và đề cao những người làm nghề dạy học cũngnhư chức vị giáo sư bằng tình cảm cao quý của mình: “Người thầy giáo là ngườinặn tượng cao cả, ở dưới mặt trời này không có chức vụ nào ưu việt bằng”
Trang 11Kômenxki cũng yêu cầu rất cao về người thầy giáo: đó phải là người mẫu mực
về mọi mặt, trong sáng về đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái: “Không thể trởthành người thầy nếu không phải là một người cha”[63, tr.88]
Pétxtalôdi (1746 - 1827), xuất phát từ tấm lòng từ thiện và để chống lạicách thức giáo dục bằng roi vọt là chủ yếu lúc bấy giờ, Ông đã yêu cầu mọithầy giáo phải có lòng nhân ái sâu sắc trong giáo dục con trẻ; vì vậy: thầy giáokhông được đàn áp, đè nén sự phát triển tự nhiên của thanh, thiếu niên nhưđang diễn ra trong trường học đương thời
Usinxki (1824 - 1870) cũng luôn đề cao vai trò của người thầy giáotrong sự nghiệp giáo dục, Ông cho rằng thầy giáo là khâu sống giữa quá khứ vàtương lai, sự nghiệp của người thầy giáo là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử.Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo trong giáo dục,Usinxki là người đầu tiên trong lịch sử nền giáo dục thế giới đề xuất ý tưởngthành lập trường sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên
Sự ra đời học thuyết giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh dấu sựhoàn chỉnh hơn các quan điểm về người thầy giáo Từ sự khẳng định nhàtrường là công cụ của chuyên chính vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin đánh giá cao vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dụcthế hệ trẻ Lênin khẳng định, giáo viên “có nhiệm vụ truyền bá giáo dục to lớn,trước hết phải trở thành đội quân chủ yếu của sự nghiệp giáo dục xã hội chủnghĩa,…Thầy giáo phải hòa mình vào cuộc đấu tranh của quần chúng, ngành
sư phạm phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động của giáo giới theo yêu cầu của
xã hội xã hội chủ nghĩa”[63, tr.222]
Antôn Sêmiônnôvic Makarenkô (1888 - 1939) là nhà giáo dục Xô viếtlỗi lạc, ông đã để lại cho nhân loại kho di sản giáo dục khổng lồ; trong nhữngđóng góp to lớn của ông, người ta tìm thấy ở đó hệ thống quan điểm về ngườithầy giáo, nhà giáo dục Makarenkô yêu cầu nhà giáo phải có phẩm chất, nănglực làm công tác giáo dục Ông đòi hỏi người giáo viên phải yêu trẻ, yêu
Trang 12nghề, phải mẫu mực trong lời nói, ăn mặc, cử chỉ, có lý tưởng, có hoài bãoước mơ, sống lạc quan Muốn vậy người giáo viên phải rèn luyện và học tậpkhông chỉ về phẩm chất tư cách mà cả về tri thức, năng lực, nghệ thuật giáodục, dạy học Ông nói: “Tôi đi đến một niềm tin sâu sắc là không có nhà giáodục nào cả, còn tốt hơn là có những nhà giáo dục tự rèn luyện kém…” Dovậy “Chúng ta không những phải cố gắng tối đa mà phải có phẩm chất cao vàtài năng khác thường”, “Điều quan trọng là phải làm việc một cách có ý thức
Trong lĩnh vực hoạt động sư phạm quân sự, người giáo viên ở nhàtrường quân đội được giáo dục để có những phẩm chất: niềm tin cộng sản chủnghĩa và tính nguyên tắc; tinh thần hoàn hảo; sự trong sạch về đạo đức; tínhyêu cầu cao; lòng tôn trọng và yêu mến con người; sự liên hệ mật thiết vớicon người; những phẩm chất ý chí: sự ngoan cường, tính kiên trì, tự chủ,quyết tâm, chủ động; tính sáng tạo của tư duy…
Ở Vương quốc Anh, chất lượng giáo viên luôn được coi là nhân tốquyết định chất lượng đào tạo; để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạotrong nước và đào tạo cho sinh viên nước ngoài đến học, giáo viên phảithường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng suốt đời mới có cơ hội cạnhtranh vào những trường danh tiếng
Trung Quốc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục bắt đầu từ việc coitrọng đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Họ đã xây dựng các học việnđào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các nhà trường chỉ nhận giáo viên có chất lượngcao về năng lực và phẩm chất vào dạy học
Trang 13Nhờ có chính sách giáo dục đúng đắn mà Nhật Bản từ một nước nhỏ,nghèo về kinh tế trở thành một trong những nước châu Á hiện đại sớm nhất
và nhanh nhất Bí quyết đó là họ rất coi trọng đội ngũ giáo viên, phương thứcđào tạo, bồi dưỡng giáo viên luôn được đổi mới, đa dạng; vì vậy đội ngũ giáoviên ở Nhật Bản có chất lượng rất cao cả về phẩm chất và năng lực công tác
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được hình thành từrất sớm trong lịch sử và là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triểngiáo dục của mọi quốc gia trên thế giới Mục đích chính là tạo điều kiện để độingũ giáo viên nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,PCNC của người thầy giáo đáp ứng với những thay đổi về kinh tế - xã hội
Nghiên cứu về mô hình nhân cách người giáo viên, theo TS PhilipJackson: “Người giáo viên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu đượchọc sinh và có khả năng cấu trúc lại được nội dung giảng dạy để giúp họcsinh có thể tiếp thu được nội dung đó; đồng thời, trong khi dạy, biết khinào phải dạy cái gì”[33, tr.11] Trong định nghĩa này, P Jackson muốnnhấn mạnh tới cả phẩm chất, năng lực và phương pháp giảng dạy, truyềnthụ kiến thức của người giáo viên
Từ một góc nhìn khác, TS Asa Hillirad khẳng định: “Dạy học là một
nỗ lực của con người, gồm những tiếp xúc thực tế giữa một giáo viên và mộthọc sinh” Như vậy bản chất của mối quan hệ quyết định việc giáo viên có thểdạy cho học sinh có sẵn sàng học hay không; việc giáo viên chia sẻ, trao đổi ýkiến và tình cảm của mình một cách chân thành, cởi mở với học sinh sẽ làmcho mối quan hệ này ngày một gắn bó hơn
Mặc dù bề ngoài các quan điểm, các cách nhìn nhận về mô hình ngườigiáo viên có vẻ như mâu thuẫn với nhau song trên thực tế chúng lại bổ sungcho nhau và tương hợp với nhau để đi đến kết luận rằng mô hình nhân cáchcủa người giáo viên bao gồm “Phẩm chất cá nhân, kiến thức, kỹ năng”
Trang 14Ở nước ta, nghiên cứu về mô hình nhân cách nghề nghiệp của ngườilao động, PGS, TS Trần Khánh Đức cho rằng có hai loại cấu trúc mô hình nhâncách nghề nghiệp người lao động đáng chú ý “Một là loại hình cấu trúc theo các
bộ phận cấu thành về phẩm chất và năng lực ( đức và tài) thích ứng với các loạihình lao động trong mô hình hoạt động nghề nghiệp Hai là loại hình cấu trúc baogồm bốn cấu trúc nhỏ: xu hướng, kinh nghiệm, đặc điểm tâm lý và những đặctrưng di truyền sinh học Bốn loại cấu trúc nhỏ nêu trên tạo thành một mô hìnhcấu trúc nhân cách hoàn chỉnh và được phản ánh một cách khá đầy đủ trên nhiềunghiên cứu về tâm lý và giáo dục học trong những năm gần đây”[24, tr.25-26]
Các nhà Tâm lý học cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về vấn đềnày; đáng chú ý là quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm hai mặt thống nhấtvới nhau là đức và tài (phẩm chất và năng lực) Trong đó, đức (phẩm chất) baogồm: phẩm chất xã hội: thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độchính trị, thái độ lao động…; phẩm chất cá nhân: các nết, các thói, các “thú”(ham muốn)…; phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tínhquả quyết, tính phê phán…; cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí…
Theo GS, VS Phạm Minh Hạc “Điều quan trọng hơn là phải phát triểnmặt PCNN trong nhân cách như là một giá trị lớn trong “thời đại của nhữnggiá trị nhân văn cao cả” và “bàn tay vàng” Mục tiêu phát triển nghề nghiệp làtrang bị những tri thức và kỹ xảo nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của sự tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ, hình thành những phẩm chất tâm lý, đạo đức cầnthiết gắn với nghề nghiệp”[29, tr.289] Theo quan điểm này, mục đích giáodục nghề nghiệp không chỉ là hình thành tay nghề cao cho người lao động màtrước hết và quan trọng là phải giáo dục PCNN cần thiết cho họ
Khi đưa ra những nhận thức mới về đào tạo đại học ở Việt Nam, tác giảNguyễn Trọng Hoàng và Vũ Công Thành cho rằng: đào tạo bậc đại học là đàotạo nghề, mỗi nghề có những đặc điểm riêng; vì vậy trong đào tạo cần hết sứccoi trọng việc hình thành “nhân cách nghề nghiệp” cho người học Nói đến
Trang 15“nhân cách nghề nghiệp” là nói đến yêu cầu về “cái tâm” trong sáng, về nănglực chuyên môn giỏi; về tính toàn diện của nội dung đào tạo để họ trở thànhnhững chuyên gia có những ước mơ lớn, giỏi lý thuyết, thành thạo thực hành.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đều thống nhất nhận định, giáo dục,phát triển PCNN cho người lao động là một vấn đề rất quan trọng và cần thiếtcần phải được hết sức quan tâm
Về mô hình nhân cách nhà giáo, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
ở Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định: “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải
có đủ đức, tài”[16, tr.38] Quán triệt và cụ thể hóa tinh thần đó, GS Trần BáHoành chỉ rõ: phẩm chất (đức) và năng lực (tài) là hai bộ phận tạo nên cấutrúc nhân cách của người giáo viên Nói đến phẩm chất là nói đến hệ thốngnhững thuộc tính biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi người,thường được thể hiện ra bằng thái độ, hành vi ứng xử Nói đến năng lực là nóiđến những thuộc tính tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thànhmột loại hoạt động nào đó với chất lượng cao Phẩm chất và năng lực hòaquyện vào nhau, chi phối lẫn nhau
Vẫn theo GS Trần Bá Hoành, phẩm chất của người giáo viên bao gồm:thế giới quan là thành tố nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáoviên, tạo nên niềm tin chính trị của giáo viên vào chế độ xã hội chủ nghĩa, bảođảm cho giáo viên thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về GD - ĐT
Lòng yêu người là phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là phẩmchất đặc trưng trong nhân cách người thầy giáo Bí quyết thành công của nhữnggiáo viên xuất sắc bắt nguồn từ đây, vì vậy người giáo viên phải tôn trọng nhâncách người học, biết tạo bầu không khí dân chủ trong lớp học, biết khai thác mọitiềm năng sáng tạo của người học để đạt được mục tiêu giáo dục với chất lượng vàhiệu quả cao nhất Lòng yêu nghề, yêu người là động lực mạnh mẽ giúp giáo viên
Trang 16vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt chức năng người “kỹ sư tâm hồn” với tinhthần trách nhiệm cao, với niềm say mê, sáng tạo, với ý chí không ngừng học hỏi,vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Ngoài các thành tố trên, GS Trần Bá Hoành cho rằng trong phẩm chấtngười giáo viên còn có các nét khác của phẩm chất đạo đức, tính cách ngườithầy giáo…Vì vậy, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thứctrách nhiệm xã hội, là tấm gương cho học sinh noi theo Xã hội thường đòihỏi ở giáo viên phong cách mô phạm, sống cuộc đời trong sáng, khiêm tốn,giản dị, chan hòa, gần gũi và sẵn lòng giúp đỡ mọi người
PGS Lê Văn Hồng và PGS, TS Lê Ngọc Lan cho rằng: “Nói đến nhâncách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc (nét đặctrưng) và giá trị tinh thần (giá trị làm người) của mỗi người”… “Cả phẩm chất
và năng lực làm thành một hệ thống, chúng quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau
và tạo nên một cấu trúc gồm tổ hợp những yếu tố…và tạo nên một thể thốngnhất…toàn vẹn”[62, tr.167 - 168] Từ quan điểm trên, các tác giả chỉ ra nhâncách của người giáo viên bao gồm các phẩm chất: thế giới quan khoa học, lýtưởng, lòng yêu người, yêu nghề, một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chíphù hợp với hoạt động của nghề thầy giáo Các năng lực sư phạm: nhóm nănglực dạy học, nhóm năng lực giáo dục, nhóm năng lực tổ chức hoạt động sưphạm
Theo TS Nguyễn Như Ất: trong cuộc chạy đua trí tuệ hiện nay, mụctiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục đã có nhiều thay đổi đòi hỏi phẩm chất đạođức, tư tưởng, nghề nghiệp, lối sống và năng lực nghiệp vụ của nhà giáo caohơn Điều đó buộc giáo viên phải được đào tạo, phải tự học, thường xuyên tựbồi dưỡng phẩm chất và năng lực để không tụt hậu so với yêu cầu mới
Đi tìm biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, PGS, TS BùiVăn Huệ khẳng định: Sự nghiệp giáo dục sư phạm là một sự nghiệp lớn, không
Trang 17được xem thường hoặc coi nhẹ việc đào tạo giáo viên Bác Hồ đã dạy: “Vì lợiích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.Trồng người đã khó, đào tạo người đi trồng người còn khó gấp bội phần Vì vậy,
“Trường sư phạm ngoài nhiệm vụ dạy học cho sinh viên - giáo sinh các mônkhoa học cơ bản và khoa học sư phạm còn phải chăm lo rèn luyện nhân cách chosinh viên - giáo sinh và định hướng nghề nghiệp cho họ”[41, tr.3]
Năm 1984, nhằm đảm bảo tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạogiáo viên khoa học xã hội cho các nhà trường quân đội; HVCTQS đã nghiêncứu, biên soạn tài liệu “Mô hình người giáo viên khoa học xã hội các nhàtrường cao đẳng quân sự ” Trong đó xác định cấu trúc PCNC người giáo viênkhoa học xã hội bao gồm: “phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩmchất tâm lý”[36, tr.14-15]
Trải qua quá trình phát triển, do yêu cầu của việc nâng cao chất lượng mọimặt đội ngũ giáo viên KHXH&NV ở các NTQS; mô hình đào tạo người giáo viênKHXH&NV cần được xây dựng đầy đủ và cụ thể hơn Hiện nay mô hình đó được
xác định: đó là người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận tư tưởng, có tính Đảng
cao; có xu hướng NNSP rõ ràng; có đầy đủ tính cách của nhà sư phạm quân sự.
Trong đó, về phẩm chất: trước hết người giáo viên KHXH&NV phải có thế giới
quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, có tính Đảng, tính nguyên tắc và tínhchiến đấu cao, luôn phát huy ý thức trách nhiệm cao với công việc chuyên môncủa mình, có lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần cảnh giác cách mạng cao Cólối sống trong sạch, lành mạnh và chí hướng phục vụ quân đội lâu dài, thể hiện xuhướng NNSP rõ ràng, có ý thức kỷ luật sư phạm nghiêm, đoàn kết tập thể, trungthực, khiêm tốn, giản dị, tế nhị trong giao tiếp sư phạm, có chí tiến thủ cùng vớitinh thần đấu tranh phê và tự phê bình cao Say mê tìm hiểu nghiên cứu khoa họcchuyên ngành, khoa học giáo dục và có óc quan sát sư phạm tốt, óc phê phán, độclập suy nghĩ và tính tổ chức, kỷ luật cao, có nghị lực, kiên trì, bền bỉ trong hoạt
Trang 18động sư phạm Về năng lực: phải có hệ thống kiến thức khoa học quân sự,
KHXH&NV quân sự, kiến thức lao động sư phạm (kiến thức về dạy học - giáodục), kiến thức giao tiếp sư phạm, nghiên cứu khoa học, cùng với hệ thống kỹnăng, đặc biệt là các kỹ năng thiết kế, tổ chức hoạt động sư phạm ở NTQS
Đi sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng đào tạo giáo viên KHXH&NV trongquân đội giai đoạn hiện nay, PGS, TS Đặng Đức Thắng và nhóm tác giả chorằng chất lượng đào tạo là: “phạm trù dùng để chỉ tổng hợp chất lượng các yếu
tố, các hoạt động cấu thành toàn bộ quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV.Được biểu hiện tập trung ở chất lượng sản phẩm của quá trình đào tạo, đó là sựtrưởng thành về nhân cách của học viên sư phạm cả về kiến thức, kỹ năng, thái
độ sau quá trình đào tạo, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn người giáoviên KHXH&NV ở các nhà trường quân đội”[76, tr.29 - 30] Như vậy, theo cáctác giả thì nhân cách của người giáo viên nói chung, giáo viên KHXH&NV nóiriêng được cấu thành bởi hệ thống phẩm chất (đức) và năng lực (tài) Quan niệmnày phản ánh khá toàn diện về chất lượng đào tạo, nó vừa bảo đảm được tínhtổng thể của quá trình đào tạo, vừa chỉ ra được những mặt, những thuộc tính cănbản và chủ yếu nhất cấu thành, tác động lên chất lượng của toàn bộ quá trình đàotạo giáo viên KHXH&NV trong quân đội giai đoạn hiện nay Đây là một trongnhững cơ sở để chúng ta phân tích, nghiên cứu kỹ hơn về PCNNSP của ngườigiáo viên KHXH&NV ở NTQS hiện nay
1 2 Các khái niệm cơ bản
* Nghề nghiệp sư phạm quân sự
Theo từ điển tiếng Việt, Nghề là “Công việc chuyên làm theo sự phâncông lao động trong xã hội, nghề nghiệp là để sinh sống và để phục vụ xã hội:
Nghề dạy học Nghề nông…”[14, tr.1192] Với định nghĩa này chúng ta có thể
hiểu nghề là công việc chuyên môn, một hình thức lao động đặc thù mang tínhchất riêng của con người; thường gắn với từng con người thông qua những
Trang 19công việc cụ thể, được hình thành, phát triển và nhằm phục vụ đời sống conngười.
Dạy học là một nghề, đó là nghề được đào tạo Theo từ điển Giáo dụchọc, “Nghề dạy học là nghề có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trườnghoặc các cơ sở giáo dục khác”[30, tr.282] Nghề dạy học luôn đòi hỏi nhàgiáo cần phải có hệ thống phẩm chất (đức) và năng lực (tài) tương ứng đảmbảo cho họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình
Người giáo viên trong NTQS có vai trò rất quan trọng, ngoài vai trò làngười truyền thụ kiến thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệpcho người học, còn là người quản lý hoạt động của học viên ở trên lớp học,giáo dục PCNC cho người sĩ quan tương lai Nói cách khác, người giáo viên ởNTQS vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị - xãhội; họ phải thực hiện các chức năng cơ bản của quá trình sư phạm quân sự.Ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của Luật Giáo dục cònphải thực hiện tốt các nhiệm vụ mang tính đặc thù: thực hiện các quy địnhtrong Điều lệ công tác Nhà trường quân đội, chấp hành nghiêm Điều lệ kỷluật của quân đội; tham gia giáo dục, quản lý học viên…
Như vậy, hoạt động sư phạm của người giáo viên trong NTQS vừamang những đặc điểm của một nhà trường sư phạm vừa mang đặc điểm của
một tổ chức quân sự Vì thế, nghề nghiệp sư phạm quân sự là nghề của
những người chuyên làm công tác dạy học và giáo dục trong các lĩnh vực
thuộc về hoạt động quân sự
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên ở NTQS cần phải
“có bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối với sựnghiệp cách mạng của Đảng, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ…,gắn bó và tâm huyết với nghề nghiệp”[76, tr.84 - 85]
* Phẩm chất nghề nghiệp sư phạm quân sự
Trang 20Theo định nghĩa chung nhất về “Phẩm chất”, đó là “Giá trị và tính chấttốt đẹp của con người hay vật gì”[14, tr.1323]; chúng ta có thể hiểu phẩm chất
là tất cả những gì thuộc về sự vật, hiện tượng; phản ánh bản chất sự vật, hiệntượng, phản ánh giá trị, tính chất, mức độ tốt xấu của sự vật, hiện tượng đểphân biệt nó với cái khác, người này với người khác
Khi xem xét phẩm chất là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách, PGS LêVăn Hồng và PGS, TS Lê Ngọc Lan cho rằng: “Nói đến phẩm chất là nói đếnthái độ của người đó đối với hiện thực…thường được thể hiện ra hành động, hành
vi và cách xử sự đối với con người, công việc, tổ chức…”[62, tr.167] Ở đây cáctác giả đề cập đến phẩm chất nói chung của mọi người, ở mọi loại hoạt động nghềnghiệp
Từ khía cạnh Tâm lý học nhân cách, trả lời câu hỏi: “Nhân cách ngườithầy giáo bao gồm những phẩm chất cần thiết nào?”, các nhà nghiên cứu đãchia cấu trúc PCNC của người giáo viên làm bốn tiểu cấu trúc sau:
Thứ nhất, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, bộ mặt đạo đức và trình độvăn hóa nói chung Đối với người thầy giáo thì đây là những PCNN cần thiếtbởi công việc giáo dục trước hết đòi hỏi họ cần phải có phẩm chất này
Thứ hai, thái độ tích cực với hoạt động sư phạm, chí hướng và xuhướng sư phạm, những mong muốn, trách nhiệm và nguyện vọng muốn cốnghiến cho hoạt động sư phạm
Thứ ba, năng lực sư phạm là điều kiện để hiện thực hóa hoạt động sưphạm
Thứ tư, những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo NNSP (tay nghề)
Những nội dung trên liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhấtphù hợp với yêu cầu hoạt động sư phạm và ảnh hưởng đến kết quả của hoạt độngđó
Theo TS Trần Đình Tuấn, “Nhân cách của nhà giáo quân đội bao gồmcác PCNC của người chỉ huy và các PCNC của nhà sư phạm” Khi phối hợp
Trang 21hoạt động quân sự và hoạt động sư phạm “sẽ tạo ra một loại hình hoạt độngmới là hoạt động sư phạm quân sự, làm nảy sinh những nét tính cách mới,những phẩm chất mới chứa đựng cả bản lĩnh của người chỉ huy, lãnh đạo, cảđạo đức, phong cách của nhà sư phạm”[84, tr.52]
Như vậy, các quan điểm trên tiếp cận phẩm chất ở cấp độ rộng, baogồm cả phẩm chất (đức) và năng lực (tài) tạo thành một cấu trúc nhân cáchhoàn chỉnh của người giáo viên Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học giáodục, ở cấp độ hẹp hơn trong phạm vi của lý luận giáo dục nhân cách và là một
nhân tố cấu thành PCNC người giáo viên, phẩm chất nghề nghiệp sư phạm
quân sự là một bộ phận trong hệ thống phẩm chất nhân cách của người giáo viên, bao gồm tổ hợp những nhân tố góp phần tạo nên giá trị nhân cách và quy định tính tích cực, tự giác của người giáo viên đối với hoạt động dạy học, giáo dục trong lĩnh vực quân sự
PCNNSP của người giáo viên KHXH&NV trong NTQS biểu hiện cụthể ở thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa; đó là những người
có phẩm chất trí tuệ cao gắn với tình yêu và niềm tin sư phạm sâu sắc; cóhứng thú, khuynh hướng sư phạm và khát vọng vươn lên trong sự nghiệptrồng người; có ý chí, tính kỷ luật và tính tổ chức sư phạm, luôn mang phongcách của một nhà sư phạm quân sự Các phẩm chất nêu trên là một chỉnh thểthống nhất, có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo lên cấu trúc
hoàn chỉnh PCNNSPQS của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
* Giáo dục PCNNSPQS cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS
Nếu hiểu, giáo dục là “Tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lựcnhư yêu cầu đề ra”[14, tr.734] thì giáo dục PCNNSP cho học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV cấp phân đội là một bộ phận của quá trình giáo dục chung ấy.Với vai trò là một bộ phận cơ bản trong nhân cách của người quân nhân hoạt
Trang 22động trong lĩnh vực sư phạm, PCNNSPQS của người giáo viên KHXH&NVkhông phải tự nhiên mà có; sự hình thành, phát triển và hoàn thiện PCNNSPchịu sự tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan trong đó quá trình
đào tạo ở nhà trường giữ một vai trò hết sức quan trọng Theo chúng tôi, giáo
dục phẩm chất nghề nghiệp sư phạm quân sự cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội là quá trình tác động có mục đích,
có tổ chức và có hệ thống của nhà giáo dục đối với đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho học viên những phẩm chất nghề nghiệp sư phạm cần thiết của người giáo viên, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo; bảo đảm cho họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trên cương vị là người giáo viên ở nhà trường quân sự sau này Nói đến giáo dục PCNNSPQS cho
học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội là nói đến quá trình hìnhthành, phát triển những nhân tố cấu thành nó
Là một bộ phận của quá trình sư phạm quân sự, giáo dục PCNNSP cho họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS diễn ra trong quátrình tổng thể của các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển và chuẩn bị tâm lýcho học viên với những tác động sư phạm cụ thể của các lực lượng giáo dục
* Hệ thống biện pháp giáo dục PCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS
Sự hình thành, phát triển PCNNSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS là quá trình diễn ra lâu dài với nhiềutác động sư phạm khác nhau Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là “Cách làm,cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”[14, tr.161], và hệ thống là:
“Thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, cóquan hệ chặt chẽ với nhau”[14, tr.797] Như vậy chúng ta có thể hiểu, hệthống là tập hợp những yếu tố mang tính trình tự, có quan hệ lôgíc chặt chẽgiữa các yếu tố đó
Trang 23Khi bàn về tính hệ thống và mối quan hệ giữa các phương pháp giáo dục,Makarenkô viết: “…không được coi phương pháp nào có thể tách rời một hệthống, bất cứ một phương pháp nào cũng không được coi là tốt hoặc xấu, nếu táchrời các phương pháp khác, tách rời toàn bộ những ảnh hưởng phức tạp”[50, tr.41].
Từ cách tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề liên quan như trên, chúng ta có
thể hiểu: Hệ thống biện pháp giáo dục phẩm chất nghề nghiệp sư phạm cho
học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, khoa học của nhiều cách thức, biện pháp giáo dục mang tính chỉnh thể thống nhất nhằm hình thành, phát triển và củng cố vững chắc các phẩm chất cần thiết của người giáo viên ở nhà trường quân sự cho học viên.
1.3 Cấu trúc nội dung phẩm chất nghề nghiệp sư phạm của người giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân sự
Với vai trò là nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, nhà hoạtđộng chính trị - xã hội, Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học giáo dục,PCNNSP của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS được coi là cấu thànhphức hợp các phẩm chất sau:
* Nhóm phẩm chất thế giới quan khoa học và niềm tin cộng sản chủ nghĩa của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Phẩm chất quan trọng nhất của người giáo viên KHXH&NV là thế giới
quan khoa học, niềm tin cộng sản và sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
Nhóm phẩm chất cảm xúc, tình cảm, niềm tin
Nhóm phẩm chất
ý chí
Nhóm phẩm chất
kỷ luật
v tính à
tổ chức
Nhóm phẩm chất thẩm
mỹ v à
mô phạm
Trang 24lý tưởng nghề nghiệp trong sáng V.I Lênin khẳng định: “Nền giáo dục mới có
trách nhiệm phải gắn hoạt động của giáo viên với nhiệm vụ xây dựng xã hội xãhội chủ nghĩa”[47, tr.420] và cần phải “Bồi dưỡng một đội ngũ những người làmcông tác giáo dục và giảng dạy gắn bó chặt chẽ với Đảng, với lý tưởng của Đảng
và thấm nhuần tinh thần của Đảng”[48, tr.403] Thế giới quan của người giáoviên KHXH&NV không chỉ quyết định niềm tin chính trị, mà còn quyết địnhtoàn bộ hành vi của người giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ; nó chi phối đếnhoạt động và thái độ của người giáo viên đối với việc lựa chọn nội dung, phươngpháp giảng dạy, giáo dục học viên; việc kết hợp giữa giáo dục với nhiệm vụchính trị - xã hội, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đất nước, quân đội…
Thế giới quan của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS là thế giới quan
duy vật biện chứng, sự hình thành thế giới quan khoa học chịu ảnh hưởng trình
độ học vấn, quá trình giáo dục, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Biểu hiệncủa phẩm chất này ở người giáo viên KHXH&NV ở NTQS là lòng trung thànhvới Đảng, quân đội, có niềm tin vững chắc vào lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào giải quyết nhữngvấn đề thực tiễn hoạt động sư phạm Niềm tin đó đòi hỏi người giáo viên phải cónhãn quan chính trị rộng, có nhiệt tình của Đảng trong việc giáo dục học viên
Niềm tin cộng sản chủ nghĩa của là phẩm chất then chốt quyết định mục
tiêu chính trị và nội dung hoạt động sư phạm, đem lại phương hướng tư tưởng chotất cả các biện pháp tiến hành, nó bảo đảm sự tác động của Đảng đến với học viên.Niềm tin cộng sản chủ nghĩa của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS là điềukiện cơ bản để giáo dục ý thức giác ngộ chính trị, lòng trung thành với sự nghiệpcách mạng của Đảng; để xây dựng những phẩm chất chính trị, tinh thần, giáo dục
ý thức trách nhiệm cho học viên trong việc thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc
Khác với các hoạt động khác, hoạt động sư phạm của người giáo viênKHXH&NV ở NTQS là hoạt động nhằm làm thay đổi người học viên, vì vậy
họ cần phải có phẩm chất đạo đức Phẩm chất đạo đức đó không chỉ dừng lại ở
Trang 25thứ đạo đức chung của mọi công dân Điều đó về mặt nguyên tắc, đã phải đượcxây dựng từ sớm và là đòi hỏi tất yếu; đạo đức ở đây là đạo đức nghề nghiệp -
“nghề trồng người”, là “cái tâm” của những người trí thức, những phẩm chấtcần thiết cho nghề nghiệp để góp phần vào sự nghiệp GD - ĐT của dân tộc vàquân đội Vì vậy, với người giáo viên KHXH&NV ở NTQS không thể thiếu
những phẩm chất: tinh thần nghĩa vụ, tinh thần nhân đạo, lòng tôn trọng, thái
độ công bằng, chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính kiên nhẫn, tính kiềm chế…Đó là những phẩm chất đạo đức sư phạm, nhân tố ra sự
cân bằng cần thiết theo quan điểm sư phạm trong mối quan hệ thầy trò
* Nhóm phẩm chất trí tuệ của người giáo viên KHXH&NV ở nhà trường quân sự
Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người thầy giáo ở NTQS,
người giáo viên KHXH&NV cần phải có hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ quân sự
và nghiệp vụ sư phạm Kết quả hoạt động của người giáo viên phụ thuộc
nhiều vào phương hướng sư phạm, chí hướng của họ trong việc nắm vữngnghệ thuật giáo dục học viên Phương hướng sư phạm quyết định sự hìnhthành ở người giáo viên những phẩm chất như hứng thú, khuynh hướng, lòngyêu quý nghề nghiệp của mình, lòng tự hào đối với việc thực hiện nghĩa vụcủa Đảng và tinh thần yêu lao động
Nghề nghiệp của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS là một trong
những nghề phức tạp, không thể thiếu chí hướng, sự tự giác thực hiện nghĩa vụ
đào tạo những con người trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.Nghề nghiệp đó đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức, nghị lực và phải thật sự nhiệttình với sự nghiệp “trồng người” trong quân đội Người ta chỉ trở thành ngườigiáo viên tốt khi mang theo chí hướng đó suốt cuộc đời của mình như là mộtnghĩa vụ, tìm thấy trong đó ý nghĩa xã hội lớn lao và tìm thấy trong lao động sưphạm của mình một niềm vui thỏa mãn
Trang 26Để thực hiện tốt công tác giáo dục học viên, người giáo viên
KHXH&NV cần phải nghiên cứu sâu sắc những đặc điểm cá nhân học viên,
những yêu cầu, hứng thú, tâm trạng của người học; phản ứng nhạy bén vớinhững thay đổi trong hành vi của người học, xây dựng các quan hệ đúng đắnvới họ trên cơ sở tình thầy trò, đồng chí chân thành Bằng cách đó, người giáoviên tranh thủ được lòng tin của người học, tìm được con đường đi vào tráitim của họ, trở thành những người vừa là thủ trưởng, vừa là đồng chí lớn tuổi,vừa là người thầy với những lời khuyên bảo, giúp đỡ chân thành Phẩm chấtnày của người giáo viên được xây dựng trên cơ sở những kiến thức sâu sắc vềTâm lý học và Giáo dục học và vận dụng khéo léo các kiến thức đó vào quátrình giáo dục học viên
Hoạt động của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS luôn đòi hỏi tính
sáng tạo trong tư duy sư phạm rất cao Trong giáo dục học viên, người giáo
viên phải rèn luyện và phát huy khả năng vận dụng một cách sáng tạo nhữngkiến thức của mình trong hoạt động thực tiễn, phải liệu định triển vọng sựphát triển và dự kiến kết quả của những cố gắng của mình, phải thường xuyêntìm tòi những phương pháp và hình thức giáo dục có hiệu quả nhất, không baogiờ thỏa mãn với thành tích đã đạt được
* Nhóm phẩm chất cảm xúc, tình cảm, thái độ và niềm tin sư phạm của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Trước hết, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi người giáo viên
phải có niềm tin sư phạm sâu sắc Niềm tin sư phạm là phẩm chất giữ vị trí
trung tâm, có vai trò quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến các nộidung khác trong PCNNSP của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS Niềm tin
sư phạm là sự hòa quyện giữa nhận thức, tình cảm, ý chí và được được thể hiệnthông qua hoạt động dạy học, giáo dục Niềm tin sư phạm hòa quyện vào hệthống các quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức định hướng cho mọi hoạtđộng và quy định sự phát triển của người giáo viên trong lĩnh vực sư phạm
Trang 27Niềm tin sư phạm của người giáo viên KHXH&NV biểu hiện ở sự tin tưởngvào bản chất tốt đẹp của con người, sự hướng tới cái chân, thiện, mĩ của mỗingười; tin tưởng vào sức mạnh, khả năng giáo dục của các lực lượng giáo dục,của chính mình, cũng như tin vào khả năng tự giáo dục của đối tượng giáo dục.
Sự tôn trọng, lòng yêu quý con người, yêu quý NNSP là một phẩm chất
đặc trưng trong PCNNSP của người giáo viên; lòng thương người, yêu quýngười học của người giáo viên càng sâu sắc thì nó càng tác động mạnh mẽđến học viên, trở thành những tấm gương cho học viên noi theo và do đó nó làmột thành tố quan trọng để quá trình giáo dục có kết quả cao Khẳng định ýnghĩa to lớn của tình yêu thương con người trong nhân cách người giáo viên,Xukhômlinski (1918 - 1970), (giáo viên công huân của Liên xô) đã viết “Tôinghĩ rằng đối với một nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là một nhucầu sâu sắc trong con người Có lẽ những mầm mống của hứng thú sư phạm
là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúc cho conngười Đó là một điều vô cùng quan trọng”
Lòng yêu quý học viên của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS được
thể hiện ở thái độ quan tâm đối với học viên, có tấm lòng yêu thương học viên,luôn giúp đỡ họ bằng cả tình cảm lẫn việc làm, không có thái độ phân biệt đối
xử thiếu công bằng đối với bất cứ học viên nào Lòng thương yêu học viên củangười giáo viên không thể pha trộn với những nét mềm yếu và thiếu đề ra yêucầu cao, thiếu nghiêm khắc với người học Tình yêu thương học viên là cơ sở
để yêu nghề, là động lực mạnh mẽ để người giáo viên suốt đời phấn đấu vì lýtưởng nghề nghiệp giáo dục của mình
Đối với người giáo viên KHXH&NV ở NTQS, sự tôn trọng, lòng yêu
thương quý mến học viên luôn gắn liền với lòng yêu quý NNSP, say sưa với sự
nghiệp trồng người Đó là người luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,tích cực cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, dạy học; không tự thỏamãn với sự hiểu biết và tay nghề sư phạm của mình L.N Tônxtôi đã nói: “Để
Trang 28đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó
là tình yêu Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thànhngười giáo viên tốt”[70, tr.342]
Những hứng thú và khuynh hướng bền vững giữ vai trò quan trọng
trong PCNNSP của người giáo viên KHXH&NV, nó giúp cho họ phát triểnnguyện vọng, nắm vững nghệ thuật giáo dục, mở rộng tầm hiểu biết, rènluyện những PCNNSP cần thiết Nhờ có những hứng thú và khuynh hướngbền vững, hoạt động của người giáo viên sẽ có ý nghĩa rất lớn, có sắc tháicảm xúc không bao giờ mất tính hấp dẫn của nó
Khát vọng, lý tưởng trong hoạt động sư phạm là hạt nhân trong cấu trúc
PCNNSP của người giáo viên; nó là “ngôi sao dẫn đường” cho người thầygiáo đi lên phía trước và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành PCNC củangười học Lý tưởng, khát vọng vươn lên biểu hiện bằng niềm say mê nghềnghiệp, lòng yêu mến người học, tận tụy với công việc, tác phong làm việccần cù, lối sống giản dị và thân tình với mọi người…Những cái đó sẽ tạo nênsức mạnh giúp người giáo viên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ giáo dục học viên, có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người học Vì lý tưởng có vai trò và tác dụng lớntrong nhân cách người giáo viên, cho nên quá trình đào tạo giáo viên ở cácnhà trường sư phạm phải hết sức chú trọng xây dựng lý tưởng nghề nghiệpcho họ Makarencô đã nói rằng: nếu nhà trường sư phạm không giáo dục lýtưởng nghề nghiệp cho giáo sinh thì có nghĩa là “không giáo dục gì hết”
* Nhóm phẩm chất ý chí của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Hoạt động sư phạm ở nhà trường quân sự là hoạt động có mục đích, đó
là quá trình diễn ra phức tạp nhiều mặt; nhiều khó khăn sẽ nảy sinh, muốnvượt qua người giáo viên KHXH&NV cần phải có những phẩm chất ý chí đểkhắc phục những trở lực cả bên trong lẫn bên ngoài
Trang 29Trước hết người giáo viên cần phải có tính mục đích của công việc, A.
X Makarenkô đã nhiều lần nói về sự cần thiết của tính mục đích trong laođộng sư phạm của người giáo viên là “Mỗi một giáo viên tốt, chính trực, đềunhìn thấy trước mắt mục đích chính trị to lớn của việc giáo dục người côngdân và họ kiên trì phấn đấu để đạt được mục đích đó Chỉ có điều này mớigiải thích được tại sao công tác giáo dục quốc dân của chúng ta đã thực sự đạtđược những kết quả có tầm cỡ thế giới và đã tạo nên được một thế hệ thanhniên tuyệt vời của nước ta”[28, tr.9]
Cùng với tính mục đích, tính yêu cầu cao, lòng quyết tâm vượt khó
khăn để vươn lên là những phẩm chất ý chí của giáo viên KHXH&NV ở
NTQS Việc đề ra cho người học những yêu cầu cần thiết không chỉ có tácdụng giáo dục học viên mà còn rèn luyện ý chí cho chính bản thân giáo viên
Một trong những nguyên tắc chủ yếu của quá trình giáo dục là tôn
trọng nhân cách của người học và yêu cầu cao với họ, càng tôn trọng học
viên thì người giáo viên càng phải yêu cầu cao đối với họ Như vậy yêu cầucao là biểu hiện của lòng tôn trọng người học; ngược lại, việc không yêu cầucao hoặc hạ thấp yêu cầu nói lên rằng giáo viên không đánh giá cao học viên.Người giáo viên có ý chí, có yêu cầu cao, cần phải là một người công bằng, tếnhị và có óc quan sát sư phạm
Người giáo viên KHXH&NV là người vừa chân thành, cởi mở, vừa
cương quyết, vừa mềm dẻo, nhưng không xa rời nguyên tắc trong giáo dục học
viên; không phải bao giờ cũng sử dụng phẩm chất ý chí của mình, học viên cũng
có lúc họ thích thuyết phục hơn là dùng mệnh lệnh Có thể gọi tính nhẫn nại,
độc lập, tự chủ trong công tác giảng dạy, giáo dục…là một phẩm chất đặc trưng
của người giáo viên KHXH&NV Thể hiện ở chỗ người giáo viên giữ được bìnhtĩnh trong quá trình giảng dạy, không nóng giận quá mức vì một lý do nào đó
Tính nhất quán là một phẩm chất của ý chí, nó luôn gắn với tính yêu cầu
cao, có được tính nhất quán là do người giáo viên có tính thận trọng, không vội
Trang 30vã khi đưa ra quyết định và không tùy tiện thay đổi các yêu cầu Thái độ làmviệc chu đáo, óc quan sát và ghi nhớ lâu thường giúp người giáo viênKHXH&NV trở thành người nhất quán
* Nhóm phẩm chất kỷ luật và tính tổ chức trong hoạt động sư phạm của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Dưới góc độ khoa học tổ chức, trong dạy học hiện đại, hoạt động củangười giáo viên là hoạt động của nhà tổ chức; đó là tổ chức quá trình sưphạm Để đạt được chất lượng cao trong hoạt động của mình đòi hỏi ngườigiáo viên cần phải tổ chức tốt quá trình sư phạm
Hoạt động sư phạm ở NTQS đòi hỏi người giáo viên KHXH&NV phải có
tính kế hoạch cao, sự chính xác, nhịp nhàng phối hợp trong tổ chức và tiến hành
các hoạt động sư phạm Do cần có sự phối hợp thống nhất với các lực lượng: tổ
bộ môn, khoa chuyên ngành, các khoa liên quan, với học viên, đơn vị quản lýhọc viên… nên người giáo viên phải sắp xếp công việc bảo đảm tính khoa họccao, vừa thực hiện được kế hoạch của cấp trên, vừa hoàn thành nhiệm vụ của cánhân mình Do đặc thù của NTQS mà người giáo viên phải tự tổ chức các hoạtđộng của mình, đồng thời phải tham gia các hoạt động chung của tập thể, đặcbiệt là coi trọng việc tổ chức nâng cao chất lượng quá trình giáo dục học viên
Ý thức trách nhiệm cao với công việc chuyên môn, với sự nghiệp giáo dục
là một trong những phẩm chất đặc trưng của người giáo viên KHXH&NV ở
NTQS Nghề nghiệp hỏi họ phải có bản lĩnh cao trong công tác, phải phát huy
tính độc lập, tự chủ trong công việc hàng ngày Điều đó có nghĩa người giáo
viên không chỉ đơn thuần là dạy học và giáo dục học viên mà còn phải nắm đượccông việc của mình một cách cụ thể, chính xác, chủ động giải quyết các côngviệc chung của tập thể cũng như của cá nhân; thực sự là “người kỹ sư tâm hồn”
Tính nguyên tắc trong hoạt động chuyên môn là một phẩm chất cần thiết
của người giáo viên KHXH&NV Trong hoạt động sư phạm người giáo viênphải thể hiện tính nguyên tắc ngay cả với chính bản thân mình, phải tự mình
Trang 31đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi và tự giác thực hiện những yêu cầu ấy Đặc biệtphải quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc của quá trình giáo dục học viên
Hoạt động sư phạm ở NTQS vừa mang đặc điểm của trung tâm GD - ĐT,
vừa mang đặc thù của một tổ chức quân sự; luôn luôn đòi hỏi tính tự giác trong
chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn Người giáo viên vừa phải thực hiện theo quy chế GD - ĐT của Nhà nước,vừa phải thực hiện tốt Điều lệ công tác nhà trường quân đội, quy chế GD - ĐTcủa nhà trường mình công tác
* Nhóm phẩm chất thẩm mỹ và mô phạm của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Trong hoạt động sư phạm, sự mẫu mực, tính mô phạm và cái đẹp tạo
nên phong cách sư phạm của người giáo viên, một trong những phẩm chất
không thể thiếu trong PCNNSP Phong cách là nét riêng, nét đặc trưng củamỗi nghề, mỗi người; phong cách sư phạm của người giáo viên KHXH&NVbao gồm những thành tố tạo nên nét đặc trưng, mẫu mực của người giáo viên:
tính thẩm mỹ sư phạm, tính mô phạm…
Tính thẩm mỹ sư phạm là nét đẹp của những người làm công tác sư
phạm, cái đẹp đó được biểu hiện trong mọi hoạt động của người giáo viên.Điều này đòi hỏi người giáo viên KHXH&NV ở NTQS phải thể hiện đượcnhững cử chỉ, thái độ, hành vi phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc
và ở mức cao hơn là phải thể hiện được hệ thống những quan điểm tư tưởng
mỹ học mác xít phù hợp với bản sắc, truyền thống văn hóa Việt Nam
Sức thuyết phục và hiệu quả giáo dục học viên sẽ cao khi người giáo viên
luôn đặt tính mô phạm của mình lên hàng đầu, trở thành những tấm gương sáng
cho người học noi theo Tính mô phạm của người giáo viên biểu hiện ở lý tưởng,niềm tin, tính tổ chức, tính kỷ luật…và những thái độ, hành vi tốt đẹp trong lốisống, cách sống Trong công tác, tính mô phạm còn biểu hiện ở sự thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm; giữa kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng sư
Trang 32phạm với PCNC của người giáo viên Tính mô phạm đòi hỏi người giáo viênKHXH&NV ở NTQS luôn phải thể hiện tác phong khiêm tốn, giản dị và trungthực; phải tự giác trau dồi phẩm chất, năng lực, phải luôn tu dưỡng, rèn luyệnphẩm chất đạo đức, lối sống của bản thân; phải thể hiện sự mẫu mực, trung thực,chân thành; luôn đòi hỏi cao với học viên và với chính bản thân mình.
Sự mẫu mực, tính mô phạm, tính thẩm mỹ sẽ làm tăng thêm uy tín thựccủa người giáo viên trong hoạt động sư phạm; đây là phẩm chất hết sức cầnthiết và không thể thiếu trong cấu trúc PCNNSP của người giáo viênKHXH&NV ở NTQS Vì vậy, trong mọi lúc, ở mọi nơi, mọi giáo viên cầnphải rèn luyện và thể hiện những phẩm chất này; thật sự là tấm gương sưphạm mẫu mực cho học viên noi theo
Những nhân tố cấu thành nội dung PCNNSP của người giáo viên đượcxác định trên đây cũng chính là những yêu cầu về phẩm chất mà chúng ta cầngiáo dục, bồi dưỡng cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội
ở HVCTQS hiện nay Với hệ thống phẩm chất trên phát triển ổn định và bềnvững; cùng với hệ thống tri thức khoa học sâu rộng, hệ thống kỹ năng thànhthạo và vững chắc, người giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở NTQS sẽ có
cơ sở để yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục, đàotạo nguồn nhân lực cho quân đội, góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình hiện nay
1.4 Những nhân tố tác động đến quá trình giáo dục phẩm chất nghề nghiệp sư phạm cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội hiện nay
Sự hình thành, phát triển PCNNSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS chịu sự tác động của rất nhiều yếu tốkhách quan và chủ quan, biểu hiện cụ thể trên những nội dung sau:
1.4.1 Sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Trang 33Trong những năm gần đây, tình hình chính trị đất nước tiếp tục ổn định,chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; điều đó đang tạo ranhững cơ hội thuận lợi cho công tác giáo dục thế giới quan, niềm tin cộng sảncho các đối tượng, trong đó có học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấpphân đội Tuy nhiên, sự chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trậnchính trị - tư tưởng đang đặt ra những thách thức cho công tác giáo dục, xâydựng niềm tin, phẩm chất đạo đức, lối sống …cho đối tượng này.
Trước những tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ;những chuyển biến mau lẹ, có phần phức tạp của một số vấn đề xã hội đangtác động sâu sắc đến lối sống, tâm lý của thế hệ trẻ…và đặt ra cho nghề thầygiáo những thách thức to lớn Bằng nhiều nguồn, nhiều phương tiện thông tinngày càng hiện đại, người học sớm bị cuốn vào “cơn lốc” thông tin và giáoviên không còn là nguồn kiến thức độc tôn duy nhất như xưa nữa Trong điềukiện ấy người giáo viên càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng vàđiều chỉnh sự phát triển nhân cách của người học Đó là thách thức lớn đối vớinghề sư phạm mà trực tiếp là các thầy giáo phải giải quyết, vì vậy người giáoviên KHXH&NV ở NTQS cần phải có phẩm chất trí tuệ cao, có chí hướng vànghiệp vụ sư phạm
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
đã đạt được những thành tựu to lớn, tác động tích cực đến đời sống vật chất,tinh thần của toàn xã hội nói chung, trong đó giáo viên các nhà trường quânđội Tuy nhiên mặt trái của nó: sự phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hộicùng với sự chi phối của xu hướng quốc tế hóa đã và đang tác động tiêu cựcđến tình cảm, nguyện vọng của những người làm nghề sư phạm, trong đó cóđội ngũ giáo viên KHXH&NV ở các NTQS Đồng thời nó cũng ảnh hưởng
Trang 34không tốt tới việc chọn nghề, xu hướng nghề nghiệp, chí hướng phấn đấu củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng giáo dục ởcác NTQS ngày càng đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi các trường sư phạm -nơi đào tạo giáo viên phải đi trước, phải bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hộichủ nghĩa” Đó phải là con người phát triển toàn diện, nhưng phải có mặt nổi trội
là PCNN để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng QĐND Việt Namcách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại Vì vậy nâng cao chấtlượng đào tạo giáo viên là vấn đề then chốt của các nhà trường sư phạm trướcthềm thế kỷ XXI; là khâu đột phá để “Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phụcnhững tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo,bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các NTQShiện nay đòi hỏi người giáo viên những nhiệm vụ ngày càng khó khăn, nặng
nề hơn Hoạt động sư phạm của họ không chỉ dạy hiểu biết, dạy làm mà còndạy chung sống, không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn dạythái độ…; không chỉ dạy chữ mà còn dạy nghề, dạy người; giáo dục học viênthành con người hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc…Người giáo viên cần phải
có phẩm chất trí tuệ cao, luôn thể hiện chí hướng phấn đấu vươn lên và dànhtâm sức để thực hiện được những yêu cầu đó
Nghề sư phạm từ xưa đến nay luôn được đánh giá là nghề cần thiết, quantrọng và cao quý Usinxki từng nói: “Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghềnào cao quý bằng nghề dạy học” Ở Việt Nam, “Tôn sư trọng đạo” đã trở thànhchuẩn mực đạo đức của xã hội, trở thành truyền thống được lưu giữ và kế thừaqua các thời kỳ lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao nghề thầygiáo, Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo thế hệ sau này tích cực
Trang 35góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Người thầy giáotốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất Dù tên tuổikhông đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáotốt là những người anh hùng vô danh”[53, tr.331] Còn cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng thì nói: “Nghề của anh chị em gắn liền với những cái cao quý nhấtcủa Tổ quốc Tất nhiên nghề nào cũng quý cả, nhưng nghề của anh chị em lànghề đáng yêu quý nhất”[22, tr.19] Truyền thống đó đã và đang có ảnh hưởngtích cực tới việc chọn nghề, tu dưỡng rèn luyện PCNNSP của học viên đangđào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS.
1.4.2 Sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực
Nhiệm vụ xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ vàtừng bước hiện đại trước hết đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác đào tạocán bộ trong các nhà trường quân sự Muốn vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu làphải phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng theo chuẩnquy định của Luật Giáo dục và yêu cầu của Bộ Quốc phòng đã đề ra
Hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại diễn ra với cường độ laođộng cao cả về trí lực và thể lực; nhiều nhà quân sự dự báo, nếu chiến tranhtrong tương lai sảy ra thì đó là cuộc chiến tranh của trí tuệ Do vậy trong quátrình dạy - học, giáo viên phải dạy cho học viên biết vận dụng những kiếnthức khoa học cơ bản, cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực kiếnthức và năng lực hoạt động chuyên ngành…đồng thời phải rèn luyện cho họcviên phẩm chất và khả năng thích ứng với hoạt động quân sự trong điều kiệnkhó khăn, gian khổ khắc nghiệt và ác liệt để người học khi ra trường thíchứng với cuộc sống thực tế của bộ đội trong huấn luyện, công tác và chiến đấu
Trang 36Hoạt động GD - ĐT trong NTQS là một quá trình truyền thụ kiến thức,hướng dẫn rèn luyện, giáo dục PCNC cho học viên Quá trình đó diễn ra khôngđơn giản, vì nội dung kiến thức rất phong phú, đa dạng; yêu cầu về phẩm chất,năng lực thực hành và khả năng vận dụng sáng tạo rất cao Điều này khẳng định
sự đòi hỏi cao về phẩm chất trí tuệ, ý chí…của đội ngũ giáo viên, trong đó giáoviên KHXH&NV giữ một vai trò quan trọng
Chỉ thị số 40/CT - BQP ngày 22/4/2002 về “Một số biện pháp cấp báchkiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội” chỉ ra nhiệm vụ trọng tâmhiện nay là: kiện toàn tổ chức biên chế nhà giáo và hoàn thiện tiêu chuẩn chứcdanh nhà giáo; cùng với bảo đảm đủ số lượng nhà giáo theo biên chế cần thựchiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo; nâng cao hiệu lực quản lý nhà giáo quân đội…
Trong quá trình dạy học, người giáo viên KHXH&NV giữ vai trò chủđạo trong tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học viên Đồng thời,bằng năng lực và nghệ thuật sư phạm của mình phải tạo cho học viên sự cảmhứng say mê học tập, giúp họ tự trau dồi kiến thức để biến quá trình đào tạocủa nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân Công việc đó đòi hỏingười giáo viên KHXH&NV phải có niềm tin sư phạm sâu sắc, có lòng tôntrọng và yêu mến học viên, có nghệ thuật sư phạm và tính tổ chức hoạt động
sư phạm ở trình độ cao Khác với người giáo viên trong nhà trường dân sự,hoạt động sư phạm của người giáo viên trong NTQS tiến hành trong sự thốngnhất giữa giáo dục và đào tạo theo yêu cầu mới, trong tổ chức quân sự có kỷluật nghiêm, có nề nếp chính quy Trước yêu cầu, “Tiếp tục đổi mới công tácđào tạo cán bộ…và xây dựng nhà trường chính quy nhằm mục tiêu đại học hóatrình độ học vấn của đội ngũ sĩ quan…xây dựng quân đội nhân dân thực sựcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụtrong mọi tình huống”[19, tr.4,5] Để thực hiện được phương hướng, nhiệm vụtrên, nội dung giáo dục, đào tạo trong NTQS, một mặt phải bảo đảm mặt bằng
Trang 37kiến thức của bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, mặt khác phải đápứng yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành trong thực tiễn hoạt động quân sựtheo chức vụ đào tạo Trước tình hình đó, người giáo viên KHXH&NV phải có
cả bề rộng và chiều sâu tri thức, có tư duy sư phạm nhanh nhạy và sáng tạo, cótính kỷ luật quân sự và khát vọng vươn lên trong sự nghiệp trồng người, cóphẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động sư phạm quân
sự Đây là quan điểm, phương hướng chỉ đạo cần quán triệt và vận dụng trongquá trình giáo dục PCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấpphân đội ở HVCTQS hiện nay
1.4.3 Sự tác động của quá trình đào tạo trong nhà trường và của các lực lượng sư phạm
Quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp ở HVCTQS hiệnnay có ảnh hưởng rất lớn tới việc định hướng nghề nghiệp và phát triểnPCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội Quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hệ thống, có mục đích và khoahọc sẽ giúp học viên có những hiểu biết ngày càng sâu sắc về nghề sư phạm
và PCNNSP cần thiết của người giáo viên Qua những tấm gương của cácthầy, cô giáo, học viên sẽ học được ở đó lòng nhân hậu, thấy được sự cao quý,
vẻ vang, tầm quan trọng… của nghề sư phạm Chính điều đó làm cho họcviên yêu nghề sư phạm và tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thiện PCNNSPcủa mình Vì thế, có những học viên ngay khi bước vào quá trình học tập, rènluyện để trở thành người giáo viên KHXH&NV đã hình thành cho mình xuhướng, chí hướng nghề sư phạm một cách rõ nét
Quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS làquá trình tổng thể của các hoạt động: dạy học, giáo dục nhân cách, phát triển trítuệ và chuẩn bị tâm lý cho học viên Các hoạt động đó diễn ra đồng thời và đanxen vào nhau; được tổ chức có kế hoạch, dựa trên những cơ sở của khoa họcgiáo dục, do các nhà giáo dục lãnh đạo nhằm đào tạo, bồi dưỡng học viên thành
Trang 38những người giáo viên KHXH&NV có đủ đức, tài cho các nhà trường quânđội Để hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của khóa học, học viên phải vượt quamột khối lượng kiến thức rất lớn của nhiều môn học; người học luôn phải chịu
sự tác động của các lực lượng giáo dục, các nhân tố của quá trình giáo dụctrong đó nổi bật là sự tác động giữa yêu cầu cao về mục đích đào tạo ngườigiáo viên với khả năng, trình độ của người học Những mâu thuẫn, đặc biệt làmâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên là mục tiêu, yêu cầu đàotạo giáo viên KHXH&NV (cả về phẩm chất và năng lực) với một bên là trình
độ, khả năng có hạn của người học tồn tại trong suốt quá trình đào tạo, luôngắn với hoạt động của người dạy và người học cần phải xem xét, phát hiện vàgiải quyết Mâu thuẫn này đặt cho học viên phải thường xuyên quán triệt tốtmục tiêu đào tạo, đồng thời phải xác định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn;phải lựa chọn các con đường, cách thức, biện pháp học tập, tu dưỡng rèn luyệnphù hợp mới có thể đạt hiệu quả cao
Sự hình thành, phát triển PCNNSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS luôn chịu sự tác động của lực lượnggiáo dục: sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự chỉ đạo nghiệp
vụ của các phòng ban chức năng, đặc biệt là luôn chịu sự tác động trực tiếp củađội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong quá trình tổ chức họctập, rèn luyện phát triển PCNNSP cho học viên Nếu các lực lượng giáo dục
đó phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, thường xuyên phát huy được vai trò
và sức mạnh trong giáo dục học viên; tổ chức quá trình giáo dục một cách khoahọc, hợp lý, theo trình tự lôgíc chặt chẽ thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dụcPCNNSP cho học viên đào tạo giáo viên Chính vì vậy, ngay từ khâu xác địnhmục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo đến các khâu, các bước trong quytrình đào tạo cần phải được tính toán chặt chẽ, sắp xếp khoa học Bên cạnh đó
sự tác động của công tác tổ chức, quản lý giáo dục, việc xây dựng môi trường
Trang 39văn hóa sư phạm lành mạnh, xây dựng các mối quan hệ hài hòa, đúng yêu cầu
kỷ luật quân đội và phù hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng tác độngmạnh mẽ tới sự hình thành, phát triển PCNNSP của học viên
Quá trình giáo dục PCNNSP cho học viên còn chịu sự tác động củachính nhân cách nhà giáo dục, đó là tác động của phẩm chất và năng lựcnhững người làm công tác giáo dục đến đối tượng giáo dục Sự tác động đókhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, rèn luyện tại trường,trong quá trình đào tạo mà nó còn tác động rất lớn đến sự phát triển cácPCNNSP của học viên về sau Nhân cách cao đẹp của nhà giáo dục chính lànhững biểu tưởng mà người học cần hướng tới
1.4.4 Đặc điểm lao động sư phạm và nhiệm vụ của người giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ởnhà trường quân sự
- Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS
Lao động sư phạm của người giáo viên KHXH&NV ở NTQS có nhữngđặc điểm cơ bản sau:
Đối tượng mà người giáo viên trong NTQS tác động là những quânnhân được lựa chọn để đào tạo trở thành cán bộ quân đội Họ là những ngườiđang lớn lên cùng sự hình thành và phát triển của nhân cách; vì vậy đòi hỏingười giáo viên phải có những phẩm chất: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương,
sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, tế nhị…đó là những phẩm chất không thểthiếu của loại hình hoạt động này Học viên ở các NTQS là những người rấtnhạy cảm với các tác động của các yếu tố xã hội, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và công nghệ, cuộc sống của cá nhân… Vì vậy, người giáo viênkhông được lao động một cách máy móc, phải biết thâu tóm những kinhnghiệm, tinh hoa của nhân loại trở thành sức mạnh trong những nét nhân cáchcủa mình; phải biết lựa chọn, gia công lại những tác động xã hội, những tri
Trang 40thức và phương pháp sư phạm để tác động lên đối tượng giáo dục sao cho quátrình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Lao động của người giáo viên vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và cótính sáng tạo cao; đó là loại hình lao động căng thẳng, tinh tế, không dậpkhuôn, không đóng khung trong bài giảng và không chỉ trong khuôn khổ nhàtrường Các nhà khoa học cho rằng dạy học ở NTQS là sự hòa quyện mộtcách hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật nhằm truyền thụ nội dung thông tin
và rèn luyện cho người học phương pháp thu thập, xử lý thông tin Đúng nhưDisterwey, một nhà sư phạm người Đức đã nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi
là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy họcsinh đi tìm chân lý” Vì vậy đòi hỏi người giáo viên KHXH&NV ở nhàtrường quân sự phải có phẩm chất ý chí, vừa phải dựa trên nền tảng khoa học,vừa phải có tính sáng tạo cao; hoạt động đó được thể hiện đến mức như mộtngười thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ, một nhà thơ của quá trình sư phạm
Lao động của người giáo viên trong NTQS là loại hình lao động trí ócchuyên nghiệp, có tính chất tái sản xuất sức lao động cho xã hội và góp phầnnhân lên sức mạnh của quân đội Do tầm quan trọng và tính chất phức tạp củacông việc giáo dục trong NTQS mà lao động của người giáo viên không thểtính toán, xác định được cụ thể chi phí sức lao động bỏ ra; không thể ấn địnhđược trong một khoảng không gian, thời gian nhất định có thể tạo ngay đượcsản phẩm có chất lượng cao, nhất là khi phải giải quyết những tình huống sưphạm phức tạp và có tính chất quyết định Bằng sự lao động miệt mài, căngthẳng và vất vả…người giáo viên tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần rất to lớncho học viên; tạo lên những PCNC cần thiết của người quân nhân cách mạng
Trong hoạt động sư phạm ở NTQS, người giáo viên dùng nhân cáchcủa mình để tác động vào học viên Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ
về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu mến con người, yêu mến công việc,
là lối sống, phẩm chất đạo đức của người giáo viên… Về điều này, Usinxki đã