luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.Về mặt lý thuyết Trồng trọt là một trong những ngành quan trọng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối tượng khu vực nông thôn nơi 80% dân số là lao động đang sống và làm việc. Sản xuất rau là một bộ phận quan trọng trong ngành trồng trọt, cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Rau có giá trị dinh dưỡng (cung cấp các loại vitamin và khoáng chất .) và giá trị kinh tế cao (là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, làm thuốc, thức ăn cho gia súc .) Hiện nay, thuật ngữ “rau an toàn” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đài báo, thông tin đại chúng nhưng trên thị trường lại thiếu rau sạch trầm trọng và dường như không thể phân biệt được rau sạch và rau thường. Nói về chuỗi cung các nông sản từ người sản xuất đến người tiêu dùng là rất phức tạp, chênh lệch giá trị giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là rất lớn. Nhưng người nông dân chỉ nhận được một phần rất nhỏ trong tổng lợi nhuận từ người sản xuất đến người cuối cùng. Nghiên cứu phân tích chuỗi cung sản phẩm rau Cải ngọt tại Hưng Yên của cơ quan Fresh Studio Innovations Asia Ltd, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2007), đã chỉ ra rằng: "kết quả phân tích chuỗi giá trị Cải ngọt khẳng định một nghịch lý rằng thị trường rau an toàn là tiềm năng và người dân có thể sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, rau an toàn chưa phát triển được". Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số nghịch lý như người tiêu dùng muốn mua rau an toàn nhưng không biết mua ở đâu? Người dân Hưng Yên nói họ có thể sản xuất rau an toàn nhưng không biết bán ở đâu. Nhiều khởi xướng dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã được triển khai bởi chính quyền trung ương, địa phương Hưng Yên và các tổ chức tư nhân nhưng kết quả còn rất hạn chế. 1 Trong khi đó Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis) đã có những nghiên cứu về chuỗi giá trị về rau an toàn và có những kết luận sau: "Chương trình rau an toàn đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu thụ, tăng thu nhập cho người nông dân, giúp họ an tâm sản xuất và gắn bó với đồng ruộng", nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế như: "hiện nay sản xuất rau an toàn còn mang tính chất sản xuất nhỏ chưa đủ cung cấp nên giá thành cao, chất lượng chưa ổn định, chưa có tính cạnh tranh bền vững". Chương trình phát triển kỹ thuật Đức GTZ, Metro Việt Nam và Bộ Thương mại phối hợp thực hiện dự án chuỗi giá trị rau Đà Lạt (2005) đã có những kết luận như sau: "chuỗi giá trị của rau, củ, quả Đà Lạt nhìn chung khá phức tạp, gồm nhiều thành phần và vai trò của từng thành phần không được phân định rõ ràng, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Tổng hao tổn từ người trồng đến người tiêu dùng khá cao (do việc vận chuyển xa từ Đà Lạt đến các thành phố lớn), ước tính lên tới 35-40%, tổng hao hụt về rau từ phía người nông dân (qua các khâu) trung bình nhỏ hơn 10% (nếu tự thu họach và vận chuyển đến thương lái). Riêng rau an tòan, giống như rau thành phố Hồ Chí Minh, do yêu cầu khắt khe của nhà tiêu thụ (siêu thị, xuất khẩu) nên mức độ hao hụt do sơ chế cao hơn khoảng 20-30%", do đó đã có một số đề nghị như: tổ chức lại hệ thống lưu thông phân phối rau của các công ty quốc doanh và tư nhân, đào tạo, hướng dẫn nông dân trông rau sạch, hỗ trợ cho các hộ trồng rau . Nghiên cứu của AXIS với đề tài: "chuỗi giá trị rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh" đã đưa ra kết luận sau: "Đa số nông dân chỉ đảm trách phần thu hoạch và chuyên chở thẳng đến điểm thu mua. Cá biệt có nông dân tự thu hoạch, cắt tỉa, đóng gói và dán nhãn ngay tại vườn rồi chuyên chở tới Hợp tác xã hoặc Công ty thu mua (như hợp tác xã Rau An Toàn Tân Phú Trung hay Công ty Sao Việt…). Tuy nhiên, do bên mua không tin tưởng vào việc nông dân có thể tuân thủ đúng quy cách yêu cầu của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận nên thông thường Hợp tác xã hoặc Công ty thu mua tự làm lấy các khâu bằng cách mua nguyên cây (tự cắt gốc, tỉa cành theo quy cách khách hàng đặt) và mức độ hao hụt từ người nông dân nhờ đó khá thấp (1- 2 2%). Vì vậy đã có một số đề nghị như: hỗ trợ nhà lưới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc, chọn giống, hỗ trợ vốn cho nông dân, quy hoạch tập trung sản xuất . 1.2.Về mặt thực tiễn Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được đặt ra một cách nóng bỏng, trong đó nhu cầu về rau xanh an toàn ngày càng tăng. Vì những lợi nhuận trước mắt mà những người sản xuất bất chấp phun các loại thuốc kích thích, các loại thuốc tăng trưởng, ngâm các hóa chất để cho rau tươi lâu hơn, trong ngon mắt hơn. Khác với sản xuất rau thường, rau an toàn khắt khe từ đất trồng, thủy lợi tưới tiêu, khâu giám sát đầu vào, quy trình chăm sóc đến khâu quy hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng phải đòi hỏi đúng quy trình kỹ thuật, chính vì thế đối tượng sản xuất rau an toàn cũng phải là những hộ nông dân có vốn khá để đầu tư sản xuất. Mặt khác trên thị trường vẫn lẫn lộn rau an toàn và rau không an toàn nên đầu ra của rau an toàn còn rẻ, chưa đem lại lợi nhuận cho các hộ nông dân. Rau an toàn cần có một thương hiệu để nó có thể đứng vững trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng là rau an toàn không có chất bảo quản, không dùng các loại thuốc quá liều lượng cho phép. Đối với chuỗi cung rau không an toàn thường dài và qua nhiều mắt xích, nhưng Rau an toàn thì khác, chuỗi cung ngắn hơn so với rau không an toàn và các đối tượng tham gia ít hơn vì rau an toàn được bán ở chợ rất ít, đa số là trong siêu thị, nhà hàng, các nhà chế biến, các nhà xuất nhập khẩu . Hưng Đông là một xã bán nông nghiệp của TP Vinh với 1.112 hộ thuần nông, trong đó có hơn 40% số hộ trồng và sống chủ yếu nhờ nguồn thu nhập từ cây rau. Đây là địa phương cung cấp rau chủ yếu cho nhu cầu của người dân TP Vinh. Việc cung cấp sản phẩm rau an toàn đến người tiêu dùng qua rất nhiều mắt xích, qua nhiều khâu trung gian, qua mỗi một mắt xích thì giá trị của nó lại tăng lên. Nhưng sản phẩm rau an toàn khác với rau thường vì nó được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đường đi 3 của nó đến người tiêu dùng ngắn hơn so với các sản phẩm khác. Để hiểu rõ đường đi của sản phẩm rau an toàn như thế nào nên tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu chuỗi cung rau an toàn của hộ nông dân ở xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An". 2.Mục đích nghiên cứu của để tài - Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở địa bàn Xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An. - Phân tích chuỗi cung rau an toàn trên địa bàn xã. - Phân tích yếu tố nào quyết định đến giá cả và lợi ích từ các mắt xích trong chuỗi cung. - Kiến nghị giải pháp phát triển trên cơ sở yêu cầu của thị trường nhằm làm cho chuỗi rau an toàn phát triển thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi. 3.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: Xem xét và đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết với sự vận động và phát triển liên tục của bối cảnh kinh tế, xã hội và tự nhiên, đặc biệt trong địa bàn Xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An. - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập tại UBND Xã Hưng Đông diện tích gieo trồng, sản lượng rau, năng suất rau an toàn của Xã, diện tích quy hoạch rau an toàn của xã qua 3 năm 2007- 2009 - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra 50 hộ nông dân trồng rau an toàn ở Xã Hưng Đông, 3 người thu gom nhỏ, 3 người thu gom lớn, 2 siêu thị bán lẻ tại thành phố Vinh, Nghệ An. (Điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp). - Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài mô tả các kênh từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các bà con nông dân, của các hộ sản xuất giỏi tại địa phương. 4 - Phương pháp thống kê kinh tế: kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống. - Phương pháp so sánh: dùng các phương pháp này để so sánh các trị số của các chỉ tiêu như diện tích, sản lượng . của đối tượng nghiên cứu. 4.Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc sản xuất và chuỗi cung rau an toàn, các mắt xích trong cung, các giai đoạn vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng trên địa bàn Xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc sản xuất và cung cấp Rau an toàn trên địa bàn Xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An. + Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập ở giai đoạn 2007- 2009. Các số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra 50 hộ nông dân của Xã Hưng Đông trong năm 2009. 5 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở khoa học về sản xuất Rau an toàn 1.1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.1 Khái niệm Chuỗi cung sản phẩm Khó có thể nói thuật ngữ chuỗi cung được hình thành từ khi nào, và còn khó hơn để tìm ra câu trả lời thống nhất toàn cầu cho câu hỏi: chuỗi cung sản phẩm là gì? Chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách: “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”. Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của mỗi chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một giá trị nào đó. Chuỗi giá trị cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Chuỗi cung bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên trong mỗi tổ chức chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này không hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Trong định nghĩa trên nói rõ ba vấn đề sau đây: Thứ 1: Thành phần của chuỗi cung bao gồm các doanh nghiệp tham gia trực tiếp và gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng vai trò làm cầu nối cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thứ 2: Nói về mối quan hệ đồng thời cùng các dòng chảy bên trong chuỗi cung như: dòng thông tin, dòng thanh toán, dòng chuyển quyền sở hữu . 6 Thứ 3: Nói về các vai trò và chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm- dịch vụ. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của người dân cũng như trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, người sản xuất không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa ra thị trường như thế nào? Đây là chức năng phân phối của marketing. Hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối: Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các loại trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vì vậy có thể định nghĩa kênh phân phối như là hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Những người trung gian đang hy vọng có được dự trữ tồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh được các rủi ro liên quan đến chức năng này có thể quan niệm dòng chảy quyền sở hữu hàng hoá như là cách mô tả tốt nhất kênh phân phối. Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp: so với loại kênh thiêu thụ hàng hoá công nghiệp và dịch vụ thì có số lượng kênh nhiều hơn và có một số kênh gián tiếp nhìn chung là dài hơn. Tóm lại, kênh phân phối là tập hợp các quan hệ với các tổ chức và các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp cũng như người sản xuất trên thị trường. 7 Sơ đồ 1: Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp Sơ đồ 1: Kênh phân phối sản phẩm Nông nghiệp ( Nguồn: Bài giảng Marketing nông nghiệp, Ths. Nguyễn Văn Cường, Đại học kinh tế Huế, 2006) SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THU GOM CHẾ BIẾN NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU BÁN BUÔN ĐẠI LÝ BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG 8 1.1.1.2.Khái niệm Rau an toàn * Khái niệm của Bộ NN&PTNT: “Những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm lượng các chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn”. (theo QĐ của Bộ NN&PTNT số 04/2007 QĐ BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007). * Khái niệm của nông dân: người nông dân thường hiểu rau an toàn là rau phải được phun thuốc đúng cách, người dân được tập huấn về cách trồng rau an toàn, phải có nguồn nước sạch để tưới tiêu, phải có nhà lưới, có nhãn mác, xuất xứ . Nhưng cũng theo một số người dân thì khó phân biệt rau an toàn và rau không an toàn bằng mắt thường, chủ yếu là phải có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng. (điều tra phỏng vấn hộ nông dân) * Khái niệm của người tiêu dùng: nhìn chung, một số chưa có nhận thức về rau an toàn mà thường là qua “cảm nhận” từ hình thức bên ngoài của rau. Qua các khái niệm trên đây, có thể kết luận rằng tình hình sản xuất rau của các hộ nông dân ở xã Hưng Đông, TP Vinh chưa thật sự được gọi là sản xuất rau an toàn. Trên thực tế, một số hộ vẫn sản xuất theo lối tập quán canh tác lạc hậu, chưa gắn với nền sản xuất hàng hóa. Sản phẩm rau sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các Bộ, ban, ngành đưa ra. Các hàm lượng thuốc BVTV, quy trình trồng trọt chưa tuân thủ đúng quy định của sản xuất rau an toàn. Đa số hộ các gặp rất nhiều khó khăn trong việc trồng rau an toàn từ khâu chọn giống đến khâu trồng trọt, thu hoạch. Các hộ nông dân được phỏng vấn đều cho rằng khó khăn hiện nay là vấn đề nước tưới, không có nguồn nước sạch cho cây trồng; mặt khác các hộ đều thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị và thâm canh cây trồng. Nghệ An là vùng chuyển tiếp cái nắng nóng của miền Trung và cái lạnh của miền Bắc nên thời thiết ở đây khá khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán… xảy ra hàng năm, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau. 9 Bên cạnh những khó khăn cũng có một số thuận lợi như nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt tính chịu thương, chịu khó của người dân miền trung nói chung và Nghệ An nói riêng đã được cả nước biết đến. Chính những thuận lợi đó đã giúp người dân ở nơi đây đẩy mạnh trồng rau và mở rộng diện tích gieo trồng, nhằm tăng sản lượng, năng suất cây trồng, từ đó tăng thêm thu nhập cho gia đình. 1.1.1.3.Khái niệm Rau không an toàn Rau không an toàn là những loại rau có dư lượng các chất độc hại cao hơn mức cho phép, không đảm bảo cho con người và môi trường. Rau an toàn gần đây ngày càng được nhiều người quan tâm. Đã có khá nhiều trường hợp người tiêu dùng sau khi ăn đã bị ngộ độc, và có nhiều trường hợp bị tử vong. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc loại không an toàn. Đó là các chất: dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ); số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh; dư lượng đạm nitrat; dư lượng các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân,kẽm, đồng…). Sản xuất nông nghiệp ở Hưng Đông đang có xu hướng giảm dần mà thay vào đó là các khu công nghiệp với đủ mọi ngành nghề, làm cho nguồn nước cũng như chất đất ở đây ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Những người dân ở xã Hưng Đông đã có kinh nghiệm trồng rau từ hơn 30 năm nay, nhưng trồng rau theo hướng ViệtGap thì chỉ trong những năm gần đây. Trồng rau sạch đòi hỏi rất khắt khe về yêu cầu kỹ thuật từ khâu chọn giống đến phân bón, tưới tiêu, đất trồng…. 1.1.1.4.Nguồn gốc, giá trị của cây rau Trồng rau đã có từ rất lâu đời ở nước ta. Rau là một loại dễ trồng, cho sản phẩm nhanh và rất tốt cho sức khoẻ. Con người không thể không có rau xanh trong các bữa ăn, vì nó mang lại sức khoẻ và vị tươi ngon, bổ dưỡng, cung cấp các vitamin, khoáng chất cho con người. Nghề trồng rau ở xã đã có cách đây hơn 30 năm, nhưng sản xuất rau sạch thì mới được áp dụng những năm trở lại đây. Với những yêu cầu khắt khe về quy trình 10