Sơ đồ 9: Mối quan hệ các tác nhân tham gia chuỗi cung rau an toàn

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu chuỗi cung rau an toàn của hộ nông dân ở xã hưng đông, thành phố vinh, nghệ an (Trang 59 - 80)

(2) (7) (5) (3) (6) (4)

Ghi chú: Mối quan hệ bền vững, lâu dài Mối quan hệ ít chặt và ít bền vững

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy có tất cả 7 mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung rau an toàn:

(1) Quan hệ giữa hộ trồng rau với các cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào

59 Các hộ trồng rau, HTX rau Đông Vinh

Người thu gom lớn, nhỏ

Người bán lẻ

Người tiêu dùng cuối cùng Các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV…)

90% 5%

5%

40% 40%

(2) Quan hệ giữa hộ trồng rau với người thu gom (3) Quan hệ giữa người thu gom với người bán lẻ (4) Quan hệ giữa người bán lẻ với người tiêu dùng (5) Quan hệ giữa hộ trồng rau với người tiêu dùng (6) Quan hệ giữa cơ sở thu gom với người tiêu dùng (7) Quan hệ giữa hộ trồng rau với người bán lẻ

Những mối quan hệ chặt chẽ hay ít chặt chẽ phần lớn là do quan hệ cung - cầu về hàng hoá, dịch vụ của các tác nhân với nhau.

- Cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào: là cơ sở cung cấp cho hộ trồng rau những

yếu tố đầu vào như giống, thuốc BVTV, phân bón…

- Hộ sản xuất: là những gia đình trồng rau hoặc các HTX chuyên trồng rau để

cho sản phẩm ra thị trường.

- Người thu gom:

+ Người thu gom nhỏ là người đi thu mua các sản phẩm trực tiếp ở các hộ nông dân, sau đó bán cho các thương lái đầu mối.

+ Người thu gom lớn: những thương lái này đi liên hệ với các hộ sản xuất và thu gom rau, mua sỉ hoặc ký hợp đồng với các hộ sản xuất nhưng một số thương lái lớn thì mua lại hàng của các thương lái nhỏ.

Những người bán lẻ trên thị trường thông qua các mối quan hệ quen biết, bạn hàng lâu năm để cung rau cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn…

Hiện tại ở Vinh chưa có cơ sở bán buôn rau an toàn lớn mà phần lớn chỉ có ở các siêu thị. Và một cơ sở nhỏ bán rau sạch của HTX rau Đông Vinh trên địa bàn chợ Quán Lau. Đại học Vinh cũng tham gia nghiên cứu chương trình về rau sạch bằng chế phẩm sinh học EM và thảo mộc trong việc trừ sâu bệnh.

- Người tiêu dùng (cá nhân, gia đình, quán, nhà hàng...): là những người hoặc

cơ sở tiêu thụ rau các loại của người bán lẻ hoặc người thu gom.

Đối với người tiêu dùng là các quán, nhà hàng thì yêu cầu khá cao về chất lượng rau từ những người thu gom hoặc người bán lẻ. Do đây chưa phải là người tiêu dùng

cuối cùng. Người tiêu dùng cuối cùng của họ là những khách hàng. Trong Sơ đồ 9 tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có một người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là người tiêu dùng cuối cùng. Khi các khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng là rất cao.

Qua chuỗi cung sản phẩm rau an toàn ở Vinh cho chúng ta thấy:

- Đối với cơ sở trồng trọt: chỉ có những hộ được đầu tư hợp lý vào rau như chăm sóc, bón phân, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn…với quy mô lớn mới có thể tham gia vào chuỗi cung sản phẩm.

- Đối với người thu gom: có vốn, có các phương tiện cho quá trình thu gom, có thị trường tiêu thụ và có những đầu mối thu gom cố định lúc đó sẽ có tăng được hiệu quả trong chuỗi cung sản phẩm.

- Đối với những người bán lẻ: họ là những người có mức vốn không nhiều, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bán lẻ của mình để bán rau.

- Đối với người tiêu dùng: họ dựa vào chủ yếu là giá thành, tình trạng rau, dựa vào sự cảm nhận của mình để tiêu dùng rau.

* Mối quan hệ (1) là chặt chẽ và tương đối bền vững bởi vì hầu hết các hộ trồng rau đều là những hộ lấy giống và các yếu tố đầu vào cố định quen biết từ trước. Qua các vụ khác nhau, tuy được mùa hay mất mùa thì cơ sở cung cấp giống của họ vẫn cố định và ít thay đổi.

* Mối quan hệ (2) là mối quan hệ giữa người trồng rau và người thu gom tại địa

phương. Đây là mối quan hệ làm ăn lâu dài, người trồng rau ở địa phương chủ yếu dựa vào những người thu gom tại địa phương đã quen biết và có quan hệ làm ăn từ trước giúp tiêu thụ sản phẩm cho mình.

Chính vì mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài đó cho nên người thu gom phải giữ uy tín với các hộ trồng rau. Bên cạnh đó, vì các hộ trồng rau chủ yếu vào những người

thu gom nhỏ tại địa phương chứ không đi tìm những người thu gom ở nơi khác tới tiêu thụ, nên cũng phải quan hệ lâu dài với những người thu gom, bởi lẽ chỉ những người thu gom mới giúp họ tiêu thụ loại sản phẩm rau.

Trên thực tế điều tra ở xóm Mỹ Long, Mỹ Hậu thì phần lớn người trồng rau đến vụ thu hoạch đều tìm đến những người thu gom có quan hệ làm ăn từ các vụ trước. Ngược lại đối với những người thu gom thì họ đảm bảo sẽ giúp người trồng tiêu thụ sản phẩm.

* Mối quan hệ (3) là quan hệ giữa người thu gom và người bán lẻ, một mối

quan hệ tương đối chặt chẽ nhưng tính bền vững lại không cao. Thường thì mối quan hệ này khá chặt chẽ, người thu gom nhỏ khi tới mùa thu hoạch đi thu gom rau rồi đem tới các cơ sở bán lẻ. Nhưng việc cung cấp rau không được thường xuyên và không đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở bán lẻ. Cho nên người bán lẻ phải liên lạc với những người thu gom ở các địa phương khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế quan hệ trở nên kém bền vững.

* Mối quan hệ (4) là quan hệ giữa người bán lẻ và người tiêu dùng, cũng là một

mối quan hệ ít chặt chẽ và kém bền vững bởi nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm rau đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, khẩu vị…

* Mối quan hệ (5) là quan hệ giữa các hộ trồng rau và người tiêu dùng, ít chặt

chẽ. Vì người tiêu dùng có thể thay đổi sở thích tiêu dùng của mình, nên họ có thể lựa chọn nơi mua rau cho mình.

* Mối quan hệ (6) quan hệ giữa người thu gom và người tiêu dùng, mối quan hệ

ít chặt chẽ vì khách hàng của các người thu gom là các người bán lẻ, còn người tiêu dùng chỉ là một số ít và họ cũng có thể thay đổi sở thích của mình.

* Mối quan hệ (7)là quan hệ giữa người trồng rau và người bán lẻ, là mối quan hệ khá bền chặt và không lâu dài, do người sản xuất và người bán lẻ thường hình thành mối quan hệ làm ăn lâu dài nhừn không bền vững vì người bán lẻ có thể tìm thấy ở những hộ sản xuất khác cung cấp đầu vào cho mình tốt hơn.

2.5.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của rau an toàn trên địa bàn xã Hưng Đông

Sau đây là bảng tổng kết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của rau an toàn trên địa bàn xã Hưng Đông:

Điểm mạnh

- Giống rau trên địa bàn xã là giống rau truyền thống, người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt và phòng sâu bệnh.

- UBND thành phố đã có quy hoạch đất trồng rau an toàn với quy mô lớn.

- Khí hậu tương đối thích hợp với các loại rau ăn lá.

- Giá bán của rau an toàn cao hơn so với rau không an toàn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng rau.

Giải pháp

- Phát huy thế mạnh sử dụng các giống địa phương để năng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

- Tăng cường các đợt tập huấn để nâng cao kỹ thuật trồng rau sạch trên toàn địa bàn xã.

- Sử dụng các giống cây trồng như Cải, Xà lách, Mùi, Mồng Tơi… phù hợp với điều kiện thời tiết nơi đây.

- Tăng diện tích trồng rau an toàn, kết hợp với biện pháp luân canh cây trồng, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho người trồng rau.

Điểm yếu

- Chủ yếu là đất phù sa biển, độ Ph kém nên khả năng giữ mà và độ ẩm không cao.

- Trang thiết bị kỹ thuật còn chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Kỹ thuật canh tác rau an toàn chưa cao, chưa đồng bộ, ứng dụng khoa học kỹ

Giải pháp

- Cải tạo đất trồng.

- Khắc phục và hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật cho người dân.

- Phổ biến, hướng dẫn các ứng dụng khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. - Xây dựng các kho dự trữ rau, học tập

thuật còn kém.

- Thiếu kho dự trữ rau, công nghệ chế biến còn thô sơ, nhân lực còn thiếu trình độ và khả năng quản lý.

- Việc trao đổi thông tin giữa các mắt xích trong chuỗi còn hạn chế (thông tin thị trường, sản phẩm, thông tin về giá cả, sự phản hồi của người tiêu dùng…)

các công nghệ chế biến hiện đại và tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Nắm bắt thị trường nhanh nhạy qua báo chí, đài báo...

Cơ hội

- Nhu cầu rau an toàn ở thành phố có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến tăng sản lượng.

- Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao nhưng cũng chấp nhận giá cao, vì thế có thể tăng lợi nhuận.

- Nhờ sự đầu tư và giúp đỡ của viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, trung tâm khuyến nông tỉnh, các cơ quan ban ngành đã đưa rau an toàn có một hướng đi mới, đa dạng về chủng loại và tăng năng suất cây trồng.

- Đã có một số nhãn hiệu rau được biết đến trong cả nước và cũng được đưa đi xuất khẩu như rau sạch Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu)…

Giải pháp

- Đầu tư thâm canh để tăng năng suất và

sản lượng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Các hộ nông dân nên đầu tư về chất lượng để có thể thu được lợi nhuận cao từ thị trường.

- Phát huy những lợi thế của xã đã và đang có, cùng với sự giúp đỡ của Ban, ngành để đưa thương hiệu rau sạch Hưng Đông ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến.

- Học tập kinh nghiệm sản xuất của xã bạn, đồng thời áp dụng quy trình trồng rau an toàn một cách chặt chẽ.

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1.Định hướng

Xuất phát từ tiềm năng của sản xuất Nông nghiệp của xã, định hướng phát triển trong thời gian tới:

Thách thức

- Với xu thế hiện nay, rau an toàn trên địa bàn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.

- Hình ảnh về rau an toàn chưa được quảng bá rộng rãi và người tiêu dùng chưa có nhận thức cao về rau an toàn. - Nhận thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu, thương hiệu còn yếu kém.

- Tiến hành xây dựng thương hiệu chậm trễ sẽ gây khó khăn trong cạnh tranh với các loại rau khác đã có thương hiệu

Giải pháp

-Tăng sản lượng và diện tích trồng rau, đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật.

- Quảng bá và tuyên truyền cho người tiêu dùng biết về lợi ích của việc sử dụng và cách nhận biết rau an toàn.

- Để có tiếng nói riêng trên thị trường sản phẩm cần có một thương hiệu riêng. - Sở NN&PTNT cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt các sản phẩm rau an toàn và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm.

Tiếp tục xác định nông nghiệp là quan trọng chủ chốt, duy trì tốc độ đã đạt được, sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng cường công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Quy hoạch và ưu tiên đầu tư vào hệ thống giao thông thuỷ lợi và đường giao thông nội đồng để tạo điều kiện cho quá trình cơ giới hoá sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Nghiên cứu, lựa chọn các giống cây mới, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của xã.

Kinh tế thị trường chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá, vì thế các mắt xích tham gia chuỗi cung phải quan tâm đến xu thế biến đổi của thị trường để có kết quả cao hơn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

3.2.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, tiêu thụ và phân phối sản phẩm rau an toàn

Để khai thác tiềm năng vốn có của xã, phát huy thành quả đạt được trong những năm vừa qua và khắc phục những nhược điểm đang tồn tại đối với hoạt đồng trồng rau an toàn, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cung ứng sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thì cần phải có các biện pháp tác động một cách đồng bộ và khoa học.

3.2.1.Giải pháp đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt rau an toàn

Rau rất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là rau an toàn, tốt cho sức khoẻ và môi trường. Cần có thêm quy hoạch để trồng rau sạch, hạn chế dùng thuốc BVTV trong khi trồng rau.

3.2.2.Giải pháp về marketing trong phân phối sản phẩm

Marketing hiểu chung cũng gần giống như tiếp thị sản phẩm. Muốn tiêu thụ tốt, bán được nhiều hàng thì phải quảng bá sản phẩm. Hiện nay thương hiệu rau sạch chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều. Chính vì thế cần quảng bá lợi ích của rau an toàn tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng và tốt cho môi trường.

Tạo uy tín trên thương trường là điều rất quan trọng, chính vì vậy, quảng bá thương hiệu, sản phẩm rau sạch nhưng cũng phải uy tín, đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng để tạolòng tin nơi người tiêu dùng.

Hiện nay công nghệ thông tin bùng nổ nên việc lập website về rau sạch để mọi người biết đến, mua bán, đặt hàng qua mạng và giao rau tận nhà tuỳ theo yêu cầu, chủng loại mà khách hàng mong muốn cũng là điều dễ làm. Điều đó làm cho thương hiệu rau sạch được biết đến và cũng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rau an toàn.

Rau an toàn thường được bày bán trong Siêu thị, mà người tiêu dùng hiện nay chưa có nhu cầu đi Siêu thị để mua thức ăn cho gia đình, họ có đi thì cũng chỉ để xem, để ngắm, thì họ cho rằng siêu thị thường đắt hơn ở chợ hoặc chưa thấy thuận lợi trong việc đi Siêu thi, ngoại trừ các gia đình có kinh tế khá giả. Chính vì lẽ đó cần các cửa hàng chuyên bán rau sạch ở gần chợ, ví dụ như mở shop rau sạch, với giá cả phải chăng, có thể cao hơn giá rau thường từ 1.000-1.500đ, nhưng chất lượng đảm bảo. Mặt khác, có thể thông tin thêm về rau sạch cho người tiêu dùng, từ xuất xứ, đến quy trình sản xuất và thu hoạch, dán nhãn mác có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.3.Giải pháp về giống

Giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất quan trọng trong việc trồng rau ăn lá. Đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thời điểm gieo trồng, chủ động tạo sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Một số hộ thường mua giống của người quen, ít mua ở các cửa hàng giống nên đôi lúc hiệu quả không cao, năm cao, năm thấp, do việc bảo quản giống không tốt. Chính vì thế đến các trạm giống để mua là tăng thêm hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Mặt

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu chuỗi cung rau an toàn của hộ nông dân ở xã hưng đông, thành phố vinh, nghệ an (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w