(tạ/sào) Sản lượng (tạ) Cơ cấu (%) 1. Cải 5,4 58,4 75,3 2. Xà lách 4,4 8,4 10,8 3. Rau mùi 3,2 4,2 5,4 4. Rau dền 3,5 6,6 8,5 Tổng - 77,6 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Năng suất trồng trọt là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất. Đối với các hộ trồng rau, năng suất, sản lượng có ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
Từ Bảng 8 cho thấy tổng sản lượng của BQ của hộ là 77,6 tạ/sào, trong đó năng suất rau Cải đạt 5,4 tạ/sào, với sản lượng là 58,4 tạ chiếm 75,3% tổng sản lượng, do Cải là loại dễ trồng và phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai ở nơi đây. Xà lách cũng là loại rau dễ trồng và cho năng suất cao, đạt 4,4 tạ/sào, với sản lượng là 8,4 tạ chiếm 10,8% tổng sản lượng. Tiếp đến là rau Mùi, năng suất đạt được năm 2009 là 3,2 tạ/sào. Cuối cùng là rau Dền, sản lượng đạt 6,6 tạ, chiếm 8,5% tổng diện tích các hộ điều tra.
Mặt khác, một số hộ đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng trừ sâu bệnh như làm lưới trên các luống rau để ngăn bướm, sâu bệnh. Bên cạnh đó, được sự hướng dẫn của
các cán bộ khuyến nông nên bà con đã trồng cây với năng suất cao hơn những năm trước.
2.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất từng loại rau của các hộ điều tra (BQ/hộ/năm)
Chỉ tiêu Loại Rau GO (1000đ) Chi phí (1000đ) MI (1000đ) MI/GO (lần) MI/Chi phí (lần) Cải 24.912,9 6.981,8 17.931,1 0,72 2,57 Xà lách 3.241,8 790,3 2.451,5 0,76 3,10 Rau Mùi 1.983,8 360,6 1.623,2 0,82 4,50 Rau Dền 3.059,8 756,5 2.383,3 0,75 3,01 BQ 33.198,3 8.889,2 24.309,1 0,73 2,73
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Mọi hình thức đầu tư cho sản xuất đều hướng đến đích cuối cùng là tạo ra kết quả và hiệu quả sản xuất cao. Bảng trên phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của từng loại rau tính bình quân của một hộ gia đình trong một năm.
Cây Cải là loại rau được trồng quanh năm, bình quân từ 7-10 lứa/năm, do đó chi phí đầu tư cho cải nhiều nhất, thu nhập mang lại từ cải cũng cao nhất. Trung bình một hộ gia đình ở đây bỏ ra gần 7 triệu đồng đầu tư cho cây cải, và họ thu về 18 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Xà lách được trồng từ 2-4 lứa/năm, do đó chi phí đầu tư trong một năm cho Xà lách ít hơn, mặt khác xà lách là loại rau ăn sống do đó yêu cầu về chi phí thuốc BVTV, phân bón… ít hơn rất nhiều so với Cải. Trung bình một hộ gia đình trong một năm bỏ ra gần 800 ngàn đồng đầu tư cho Xà lách và thu về gần 2,5 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Chi phí đầu tư cho rau Dền cũng tương đương với Xà lách, trung bình một hộ gia đình trong một năm bỏ ra gần 800 ngàn đồng cho rau Dền và thu về 2,3 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với rau Mùi là loại gia vị nên người dân ở đây dành diện tích cho việc trồng rau Mùi ít, do đó cho phí đầu tư cho rau Mùi trong
một năm cũng thấp, 360 ngàn đồng trong một năm, và họ thu về khoảng 1,6 triệu đồng thu nhập hỗn hợp.
Trong các loại rau thì rau Mùi là cây cho hiệu quả kinh tế nhất. Chỉ số MI/Chi phí rau Mùi là 4,5 tức là 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 4,5 đồng thu nhập hỗn hợp. Tiếp đến là rau Xà lách, chỉ số MI/Chi phí là 3,1. Chỉ số MI/Chi phí của rau Dền là 3,04 và thấp nhất là rau Cải 2,57 vì Cải là cây hay bị sâu bệnh, đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhất nhưng hiệu quả đưa lại chưa cao cho bà con ở nơi đây, do các hộ nông dân biết cách khắc phục được tình trạng sâu bệnh xảy ra theo hướng dẫn của các cán bộ xã, thành phố… Tuy nhiên, do đặc điểm sinh học của từng loại rau mà mỗi loại chỉ được trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, Xà lách và rau Mùi là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 10: Kết quả và hiệu quả sản xuất từng loại rau của các hộ điều tra (BQ/sào/năm)
Chỉ tiêu Loại Rau GO (1000đ) Chi phí (1000đ) MI (1000đ) Cải 20.760,8 5.818,2 14.942,6 Xà lách 5.403,0 1.317,2 4.085,8 Rau Mùi 6.612,7 1.202,0 5.410,7 Rau Dền 5.099,7 1.127,5 3.972,2 Tổng 37.876,1 9.381,5 28.411,3
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Qua điều tra cho thấy đối với hầu hết các hộ gia đình thì cây Cải là cây được trồng quanh năm, vì đó là loại rau thích hợp với cả thời tiết lạnh lẫn thời tiết nắng nóng, trừ tháng 9, tháng 10 (do mưa bão) thì không trồng được. Một năm có thể trồng
từ 7 -10 lứa. Do đó, chi phí đầu tư cho Cải cũng cao hơn nhiều so với những loại rau khác. Tổng chi phí đầu tư cho Cải gần 6 triệu đồng/sào/năm.
Các loại rau khác được trồng với số lứa trong 1 năm ít hơn Cải, như Xà lách 2-4 lứa/năm, rau Dền trồng 3-4 lứa/năm, Mùi trồng từ 2-4 lứa/năm nên chi phí đầu tư ít hơn. Xà lách và rau Mùi chủ yếu được trồng vào mùa đông nên chi phí cho BVTV cũng ít hơn vì sâu bệnh ít hơn. Mặt khác, Xà lách là cây ăn sống, yêu cầu là phải sạch nên những chi phí cho phân bón, BVTV tính trên 1 lứa/sào ít hơn rất nhiều so với Cải. Chi phí phân bón, BVTV cho Xà lách chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4 so với cây Cải. Mùi là loại cây có số lứa trồng ít nhất trong năm so với những loại rau khác. Mức tổng chi phí đầu tư cho các loại rau: Xà lách, Mùi, Dền từ 1,1-1,3 triệu đồng tính BQ/sào/năm.
Tóm lại, tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ các loại rau của các hộ nông dân ở xã Hưng Đông hơn 9 triệu đồng. Trong những năm tới, người nông dân cần đầu tư hơn nữa cho giống, thuê lao động, chi phí mua công cụ, dụng cụ, bón phân đầy đủ, hợp lý, giảm bớt chi phí BVTV để hướng tới thương hiệu rau an toàn.
Nông dân là người luôn thiệt thòi nhiều nhất. Theo nguồn điều tra phỏng vấn hộ nông dân, lợi nhuận mà họ thu được từ sản xuất là không đáng kể, khoảng 10-15% giá cả trên thị trường.
Lợi nhuận tạo ra qua quá trình lưu thông tăng dần qua các kênh phân phối. Người tiêu dùng là người chịu phải trả giá cao nhất. Qua thương lái giá sản phẩm tăng từ 15-25%, tiếp đến là bán lẻ 25-30%, cuối cùng là người tiêu dùng mua sản phẩm với giá tăng 30-40% giá người sản xuất đưa ra.
Chính vì thế để nâng cao hiệu quả trồng rau, hộ nông dân không chỉ tập trung vào sản xuất mà cần chọn kênh phân phối để lưu thông sản phẩm của mình nhằm nâng cao thu nhập.
2.4.Phân tích Chuỗi cung sản phẩm rau an toàn 2.4.1.Đặc điểm chung của Chuỗi cung rau an toàn
So với các sản phẩm khác, chuỗi cung rau an toàn thường ngắn hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác như lúa, lạc, và tương đối chặt chẽ. Rau thường được sản
xuất bởi các hộ trồng rau hoặc bởi HTX rau Đông Vinh. Được thiết lập cho mục đích trồng rau theo quy trình đảm bảo an toàn nhưng HTX rau Đông Vinh ngoài việc sản xuất rau còn thực hiện việc thu gom, tập hợp sản phẩm để cung cấp cho các cửa hàng, Siêu thị…
HTX rau Đông Vinh là nơi tiếp cận thị trường để thu thập và phân tích các thông tin thị trường; từ đó đưa ra các dự báo thời gian, số lượng, giá cả và xu hướng vận động của thị trường để giúp các hộ nông dân có thể bán sản phẩm với giá cao mà không bị ép giá và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản.
Mặt khác HTX cũng đại diện cho cá nhân, hộ gia đình trong việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp bán hàng nông sản cho người tiêu dùng, có thể làm trung gian giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thương mại bằng cách ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Các hộ tham gia vào HTX có thể giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất và giảm được các chi phí đầu vào, tăng giá bán sản phẩm. Chính vì những lý do trên mà các hộ tham gia vào HTX có rất nhiều lợi thế, nhưng hiện nay chỉ khoảng 40% hộ điều tra tham gia vào HTX.
2.4.2.Chuỗi cung các yếu tố đầu vào:
* Phân bón: Phân bón có vai trò quan trọng đối với các loại cây trồng, cũng như đối với các loại rau. Ngoài phân chuồng được ủ hoai còn có các loại khác như đạm, lân… Các loại phân này được bán lẻ ở các cửa hàng trong thành phố hoặc ở HTX làm dịch vụ nông nghiệp. Nguồn cung cấp này chủ yếu là từ công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Ở thành phố có rất nhiều của hàng bán lẻ. Đặc biệt, xã Hưng Đông nằm khá gần Công ty Vật tư Nông nghiệp nên cũng thuận lợi trong việc mua phân bón và giá cả cũng rẻ hơn so với các cửa hàng trong thành phố.
Về giá cả: Giá rẻ hơn so với các cửa hàng bán lẻ trong thành phố và trong xã từ 2-3 giá.
Về phương thức thanh toán: Các hộ nông dân mua phân bón tại các cửa hàng bán lẻ thì trả tiền trực tiếp, thanh toán ngay, hoặc nếu quen biết thì có thể trả sau một thời gian ngắn. Do các cửa hàng bán lẻ có vốn ít mà số lượng mua nhiều nếu cho nợ lâu dài thì họ không có vốn kinh doanh.
Đa số bà con nông dân vẫn còn thói quen sử dụng phân chuồng chưa hoai mục để bón cho cây và sử dụng các loại phân bón hóa học chưa hợp lý, không cân đối làm ô nhiễm môi trường và có hại cho cây, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khó cạnh tranh với các sản phẩm khác.
Kênh phân phối phân bón có thể mô tả qua sơ đồ:
Sơ đồ 2: Kênh phân phối phân bón ở xã Hưng Đông
*Giống: được cung cấp bởi các nguồn như sau:
- Nguồn giống được nông dân tự bảo quản để lại từ vụ trước, ví dụ như các hạt Cải, hạt Mùi… Nguồn này khá phổ biến nhưng giống không đảm bảo, dễ bị thoái hoá, lẫn nhiều tạp chất… Cửa hàng bán lẻ ở thành phố Cửa hàng bán lẻ ở xã Hộ nông dân, HTX trồng rau Công ty vật tư NN Nghệ An 42
- Người dân mua giống ở công ty giống cây trồng trong thành phố hoặc mua giống ở các cửa hàng bán lẻ của công ty. Nguồn cung cấp này đảm bảo đầy đủ lượng giống cho bà con và đảm bảo về chất lượng, yêu cầu.
* Thuốc BVTV: được cung cấp bởi các cửa hàng bán lẻ hoặc công ty BVTV
Nghệ An.
Việc lạm dụng thuốc BVTV của hộ nông dân cũng dẫn tới ô nhiễm môi trường và làm tăng dư lượng thuốc trong rau quả vượt ngưỡng quy định của các Bộ, ban, ngành. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất, dư lượng thuốc BVTV... trên rau quả đáng lo ngại. Đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc do người tiêu dùng sử dụng những loại rau bị phun qua nhiều thuốc BVTV hay thuốc kích thích tăngtrưởng. Do đó, người tiêu dùng có phần dè dặt hơn trong việc chọn lựa rau và yêu cầu về chất lượng rau ngày càng khắt khe hơn.
*Nước: Nước để tưới cho rau rất quan trọng, bà con thường dùng bơm hoặc
nước từ các công trình thủy lợi của xã.
Một xã ven thành phố nhưng lại gần nhiều khu công nghiệp nên nguồn nước tưới ở đây chưa thật sự đảm bảo đúng yêu cầu về trồng rau an toàn. Bà con nông dân vẫn đang sử dụng nguồn nước bơm hoặc nước ở hệ thống thủy lợi của của xã nhưng nguồn nước này hiện đang bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ các nhà máy, từ các khu công nghiệp thải ra.
Từ những thực trạng trên, chúng ta thấy rằng việc sản xuất rau sạch của các hộ nông dân ở đây chưa thực hiện đúng và đầy đủ về quy trình trồng trọt đã được quy định. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
2.4.3. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra:
Sơ đồ 3: Chuỗi cung sản phẩm rau trên địa bàn xã Hưng Đông
Cũng như nhiều địa phương khác, việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp đang là một bài toán khó đặt ra cho các cấp, các ngành địa phương. Người nông dân vẫn sản xuất theo lối truyền thống là hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ, nên dẫn đến tình trạng giá bán không ổn định và người nông dân thường bị ép giá, do quy mô nhỏ, số lượng ít, thiếu thông tin thị trường… Hiện nay việc tiêu thụ rau trên địa bàn xã chủ yếu được thực hiện theo hướng: các hộ nông dân bán sản phẩm của mình cho các nhà thu gom lớn, nhỏ, một số ít bán ra các chợ trên địa bàn…
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, chuỗi cung sản phẩm rau đi theo các hướng như sau:
Kênh thứ nhất: người nông dân bán rau cho các chợ trong thành phố. Có một số gia
đình trồng rau với số lượng ít chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình nhiều hơn là đem ra bán ở các chợ địa phương như chợ Cầu, chợ Quang Trung, chợ Ga… Số lượng này không nhiều, chiếm khoảng 5%, và sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng.
44 Người sản xuất, HTX
Thương nhân nhỏ Thương nhân lớn
Người tiêu dùng cuối cùng Chợ địa phương, Siêu thị… 5%
5%
20% 70%
10% 80%
Kênh thứ hai: hộ nông dân bán rau trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng,
chiếm khoảng 5% lượng rau của các hộ.
Kênh thứ ba: hộ nông dân bán rau cho các nhà thu gom nhỏ ở xã. Hướng này
tiêu thụ khoảng 20% lượng rau bán ra ở các hộ. Toàn xã có khoảng 4 thu gom nhỏ. Các thương nhân nhỏ này sẽ bán rau cho các thương nhân lớn (10% lượng rau thu gom ở các hộ) và 5% sẽ bán cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn, trường học, 5% còn lại sẽ nhập ra các chợ bán lẻ…
Kênh thứ tư: hộ nông dân bán rau cho các nhà thu gom lớn. Các nhà thu gom
lớn đến tận vườn để thu mua rau, hướng này tiêu thụ khoảng 70% lượng rau bán ra. Toàn xã có 5 thu gom lớn. Những thương nhân lớn sẽ bán 45% lượng rau thu gom cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn trong thành phố Vinh, ngoài ra cung cấp 35% lượng rau thu gom cho các chợ địa phương, siêu thị như INTIMEX, MAXIMAX…
Như vậy, qua nhiều công đoạn từ khi rau được trồng đến khi đưa đi tiêu thụ đã có một sự chênh lệch lớn về giá và một phần chênh lệch này người thu gom được hưởng. (xem Bảng 12).
Về thanh toán: các thu gom đều thanh toán bằng tiền mặt. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi mà thời gian thanh toán và phương thức thanh toán khác nhau.
Có một số thu gom thanh toán tiềm mặt ngay, nhưng cũng có một số hộ thanh toán sau 2-3 ngày. Việc thanh toán giữa các thu gom lớn, nhỏ sẽ phụ thuộc vào quan hệ hợp tác giữa hai bên và tuỳ từng nhà thu gom.
Về dòng thông tin: người nông dân là thành phần trong chuỗi tiếp cận thông tin thị trường kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào nhà thu gom. Trước khi bán rau, các hộ gia đình thường hỏi thông tin lẫn nhau hoặc hỏi thông tin từ các nhà thu gom.
Người nông dân là thành phần trong chuỗi thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào nhà thu gom. Trước khi bán rau, các hộ gia đình thường hỏi thông tin lẫn nhau hoặc hỏi thông tin từ các
nhà thu gom. Như vậy, người nông dân là đối tượng nhận thông tin kém nhất trong