Sơ đồ 8: Quy trình sơ chế của siêu thị INTIMEX

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu chuỗi cung rau an toàn của hộ nông dân ở xã hưng đông, thành phố vinh, nghệ an (Trang 55 - 59)

* Đóng gói:

+ Đóng vào túi nilon

+ Để trên kệ cho người tiêu dùng lựa chọn, sau khi cân xong mới đóng gói.

* Dán nhãn: Dán nhãn mác của siêu thị, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của sản

phẩm rau an toàn. Còn những người bán ngoài chợ không dán nhãn mác, hoặc họ biết nơi xuất xứ hoặc dựa vào kinh nghiệm.

cắt

gốc cân bỏ vào bao bì Dán nhãn, giá Bày bán

* Bảo quản: Siêu thị bán trong ngày, không để sản phẩm sang ngày khác. Nếu

thừa họ sẽ giữ trong những ngăn lạnh. Đối với những người bán lẻ ở chợ thì họ giữ rau tươi bằng cách thỉnh thoảng tưới nước lên rau. Họ có thể để rau nhiều ngày nếu chưa bán hết, ngày hôm sau họ sẽ bóc, vứt hết những lá bị héo…

* Vận chuyển: Người bán lẻ ở chợ thì tìm đến các thương lái mua hàng, hoặc

các thương lái nhỏ đến đưa hàng cho những người bán ở chợ. Sau đó, rau được vận chuyển bằng xe đạp, xe máy….Và người tiêu dùng đi chợ mua rau cho gia đình. Đối với Siêu thị thì được các thương lái lớn đến giao hàng tận nơi, hoặc Siêu thị đến tận HTX, hộ nông đân để mua bán rau.

* Khách hàng: Khách hàng của người bán lẻ là người tiêu dùng nói chung,

ngoài ra cũng có một số khách hàng là Nhà hàng, Khách sạn, bếp ăn… Do yêu cầu của từng người tiêu dùng khác nhau mà rau có thể được sơ chế và giao hàng tận nhà. Nếu bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì lợi nhuận có thể đạt được từ 10-20%. Những khách hàng là khách sạn thì lợi nhuận đạt 15-25%.

2.4.4.Người tiêu dùng

Người tiêu dùng thường xuyên dùng các loại rau không an toàn được bán ở dọc đường, ở các chợ địa phương. Thông thường để có rau sạch thì người tiêu dùng phải vào các siêu thị, các cửa hàng rau sạch… Người tiêu dùng nhận thức còn kém về rau an toàn, chủ yếu là qua cảm nhận.

Người tiêu dùng mua rau hàng ngày, khoảng 0,5- 1,5 kg rau cho một hộ gia đình. Đa số là họ mua rau ở chợ nên không biết xuất xứ của rau, hoặc có biết thì cũng như không, biết rằng rau phun thuốc nhiều nhưng vẫn mua vì rau chỗ nào cũng thế. Người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ chưa có thói quen đi siêu thị để mua rau nên thường đi chợ để cho tiện, giá cả lại rẻ. Người tiêu dùng chịu giá cao nhất. Từ người sản xuất qua thương lái đến người bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng chịu giá từ 30-40% so với giá người sản xuất đưa ra.

* Những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua rau:

+ Gần nhà

+ Người bán quen, vui vẻ, đáng tin cậy

+ Sản phẩm đảm bảo chất lượng (trông tươi ngon) + Giá rẻ

* Khó khăn của người tiêu dùng:

+ Hiểu biết về rau an toàn và rau không an toàn chưa thấu đáo.

+ Đối với thành phố Vinh, bày bán rau an toàn chưa phổ biến nên muốn mua rau an toàn phải vào siêu thị, mà người dân ở nơi đây chưa có thói quen đi siêu thị để mua thức ăn, đa số là vào các chợ bán lẻ.

Hiện nay, rất nhiều đài báo đưa tin rau không an toàn được bày bán ở chợ rất nhiều chất độc hại, nhưng người tiêu dùng vẫn mua vì nhiều lý do khác nhau, vì quan niệm rau ở đâu cũng vậy, chỉ có tự mình trồng mới an toàn.

Khi mua hàng ở siêu thị thì họ thường để ý tới nhãn hiệu, xuất xứ sản phẩm, nhưng ở chợ thì không. Trong các siêu thị INTIMEX, MAXIMAX đã và đang bán các loại rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tốt cho sức khoẻ.

Đây cũng chính là vấn đề người trồng rau cần giải quyết để tiếp cận tốt hơn người tiêu dùng cuối cùng nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại, kênh tiêu thụ rau của các hộ trồng rau ở xã Hưng Đông còn khá phức tạp, có tác nhân nhà thu gom lớn, nhỏ, hay các Nhà hàng, Siêu thị...tham gia vào kênh phân phối rau. Và đây cũng là một điểm khác biệt trong vấn đề tiêu thụ đối với những hộ trong rau an toàn ở các huyện khác. Người tiêu dùng thì luôn mong muốn mua được rau với giá rẻ nhất nhưng lại đảm bảo chất lượng.

Bảng 12: Chênh lệch giá trong kênh phân phối rau ĐVT: 1000đ/kg Loại rau Hộ trồng rau Người bán buôn Người bán lẻ Siêu thị Giá bán Giá mua Giá bán Giá mua Giá bán Giá mua Giá bán 1. Rau Cải 5,0 5,0 6,0 6,0 6,5 6,0 7,5 2. Xà lách 4,5 4,5 5,5 5,5 6,2 6,0 7,0 3. Rau Mùi 5,4 5,4 6,2 6,2 7,0 6,2 7,8 4. Rau Dền 5,0 5,0 6,0 6,0 6,5 6,2 7,3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Qua mỗi tác nhân của kênh phân phối rau, giá của từng loại rau có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này được thể hiện qua bảng 12 ở trên.

Trong những năm trở lại đây thì giá rau tăng cao, năm 2007 chỉ 2-3 nghìn đồng/kg, tăng lên 4,5-5,5nghìn đồng/kg năm 2009, cũng một phần tuỳ theo thời tiết, mùa vụ và giá các mặt hàng liên quan mà giá bán trong năm có sự khác nhau. Tuy nhiên ta chỉ lấy giá bán bình quân chung của năm. Giá trị của từng loại rau không thay đổi đáng kể khi rau được bán từ người sản xuất đến người tiêu dùng, nhưng giá mà người tiêu dùng phải trả tăng gần gấp đôi so với giá của người sản xuất đưa ra. Điều này gây thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Chỉ khi nào khắc phục được hạn chế trong việc bảo quản và tiêu thụ rau (bảo quản được trong thời gian dài mà rau không bị dập nát hay hư thối) thì các hộ nông dân mới có thể bán sản phẩm của mình với mức giá hợp lý, từ đó kích kích sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Dường như nhận ra sự chênh lệch lớn giữa giá bán tại ruộng và giá ra đến chợ, rất nhiều người dân mang thẳng sản phẩm của mình ra chợ bán nhưng không tiêu thụ hết lượng hàng. Thương lái là mắt xích quan trọng để giúp người nông dân bán sản phẩm của mình nhưng họ thường bị ép giá. Để sản phẩm được giá thì người nông dân

nên tiếp cận ở mắt xích người bán lẻ, nhưng với số lượng hàng lớn thì việc bán hết sản phẩm quả là khó khăn không nhỏ đối với người dân.

2.4.5.Mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi cung rau an toàn

Sơ đồ 9: Mối quan hệ các tác nhân tham gia chuỗi cung rau an toàn

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu chuỗi cung rau an toàn của hộ nông dân ở xã hưng đông, thành phố vinh, nghệ an (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w