luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cũng như đơn vị thực tập Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học Đặc biệt em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Bùi Văn Chiêm đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin cảm ơn đến các nhân viên trong công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên và đặc biệt là giám đốc công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong việc tiếp xúc với công việc thực tế tại công ty Đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có được những tài liệu quan trọng về công ty để giúp em hoàn thành chuyên đề của mình.
Một lần nữa em xin cảm ơn!
Huế ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên: Trần Văn Học
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 7
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 8
1.2.1.Mục tiêu chung 8
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 8
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu 8
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 8
1.4.Phương pháp nghiên cứu 9
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 11
1.1 Cơ sở lý luận 11
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 11
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh 11
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11
1.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 13
1.1.3 Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 14
1.1.3.1 Điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ 14
1.1.3.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 15
1.1.3.3.Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 15
1.1.3.4 Tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 17
1.1.3.5 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 18
1.1.3.6 Dịch vụ khách hàng sau khi bán hàng: 21
1.1.3.7 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ ở nước ta 24
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ trên địa bàn 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH TM&XD THÀNH TRUNG KIÊN 26
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM&XD Thành Trung Kiên 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 26
2.1.3 Nguồn lực của công ty 27
2.1.3.1 Về nguồn vốn 27
2.1.3.2 Về lao động: 27
2.1.3.3 Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty 27
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 29
2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên 31
2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên 31
2.2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất về mặt hiện vật. .31
2.2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất về mặt giá trị
Error! Bookmark not defined.
Trang 32.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH XD&TM Thành
Trung Kiên 34
2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng 34
2.2.2.2.Tình hình tiêu thụ theo từng khu vực thị trường 36
2.3 Đánh giá của khách hàng về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 37
2.3.1 Thông tin về đối tượng điều tra 38
2.3.2 Đánh giá của khách hàng về chính sách sản phẩm của công ty 42
2.3.3 Đánh giá của khách hàng về chính sách giá của công ty 44
2.3.4 Đánh giá về chính sách phân phối của công ty 44
2.3.5 Đánh giá về chính sách xúc tiến của công ty 45
2.3.6 Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty 48
2.3.7 Đánh giá của khách hàng về hình thức thanh toán của công ty 50
2.4 Đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty 51
2.4.1 Những thành tựu đã đạt được của công ty thời gian qua trong công tác tiêu thụ sản phẩm 51
2.4.1 Những mặt còn hạn chế của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm 51
CHƯƠNG III: 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH XD&TM THÀNH TRUNG KIÊN 53
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 53
3.1.1 Mục tiêu của công ty 53
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty 53
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 54
3.2.1 Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 54
3.2.2 Hoàn thiện chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 55
3.2.3 Xác định chính sách giá phù hợp 55
3.2.4 Phát triển các kênh phân phối 57
3.2.5 Thúc đẩy hơn nữa chính sách xúc tiến 57
3.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên 58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
Trang 4Danh mục các từ viết tắt
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
XD&TM: Xây dựng và thương mại
HS,SV: Học sinh sinh viên
CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức
Trang 5Danh mục các sơ đồ và biểu đồHình 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm
Hình 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Biểu đồ 1: Tần suất mua sản phẩm công ty của khách hàng
Biểu đồ 2: Lí do khách hàng lựa chọn công ty để mua sản phẩm
Trang 6Danh mục các bảng biểu
Bảng 1: Tiềm năng rừng của Nghệ An
Bảng 2: Tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 – 2010.
Bảng4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt hiện vật qua ba năm 2008 - 2010 Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị qua ba năm
Bảng 9: Tần suất mua sắm của khách hàng tại công ty
Bảng 10: Những nguồn thông tin mà khách hàng biết đến sản phẩm của công ty
Bảng 11: Lí do khách hàng lựa chọn công ty dể đến mua sản phẩm
Bảng 12: Tiêu chí mà khách hàng ưu tiên lựa chọn khi mua sản phẩm đồ gỗ nội thất Bảng 13: Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố thuộc chính sách sản phẩm của công
ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên.
Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về mức giá công ty áp dụng cho sản phẩm của mình.
Bảng 15: Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố thuộc về chính sách phân phối của công ty.
Bảng 16: Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố thuộc về chính sách xúc tiến của công ty.
Bảng 17: Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố thuộc đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty.
Bảng 18: Kiểm định giá trị trung bình về chính sách thanh toán của công ty.
Trang 7PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phảikinh doanh phải có lợi nhuận, do đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nói chung đều hướng tới mục tiêu làm sao lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được làcao nhất Mà lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêuthụ sản phẩm, vì vậy bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phảigiải quyết khâu mấu chốt trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh đó là tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanhnghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt độngtrong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty như hiện nay thì
nó lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu thụsản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sảnxuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó cácdoanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để trước hết là
bù đắp lại tất cả những chi phí đã bỏ ra và sau đó là thu được lợi nhuận Thông qua hoạtđộng này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất Quá trình sản xuất trongnền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không Hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánhgiá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ baogồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiêncứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống khotàng, xây dựng chương trình bán, Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải cónhững biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảocho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mụctiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanhnghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh
Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực kinh doanh đồ gỗ nội thất, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên cả
Trang 8nước và những doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trong những năm qua thìcông tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được chú trọng đúng mức, nên công tác tiêuthụ sản phẩm chưa đạt được mức như kế hoạch đề ra Với mục tiêu phân tích tình hìnhtiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm qua và thông qua ý kiến đánh giá củakhách hàng để xem xét tìm ra những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế và tìm ranhững giải pháp để nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty được tốt hơn
nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất
của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên”
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.
+ Định hướng và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩmcho công ty ngày càng có hiệu quả
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất củacông ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu.
+ Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH XD&TMThành Trung Kiên
+ Thời gian nghiên cứu:
Trang 9Trong thời gian thực tập từ ngày 17/01/2011 đến ngày 14/05/2011.
Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty qua 3 năm (2008 –2010)
+ Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu tại Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng: làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận
và thực tiễn về quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và lâu đời So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các bao cáo tài chính qua 3 năm2008-2010, tham khảo trên mạng internet, sách báo, tạp chí và một số tài liệu có liênquan đến nội dung nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàngbằng bảng hỏi
+ Đối tượng phỏng vấn: những khách hàng đã từng mua hàng tại cửa hàng của côngty
+ Phương pháp chọn mẫu: do điều kiện có hạn nên việc điều tra sẽ chọn mẫu thuậntiện theo cụm đối với những khách hàng đã từng mua hàng tại cửa hàng của công ty tạiđịa bàn tỉnh Nghệ An
Số lượng mẫu điều tra: 65
Số lượng mẫu phát ra: 65
Số lượng phiếu thu vào và hợp lệ: 60
+ Sử dụng phần mềm excel để biểu diễn số liệu, phần mềm SPSS để phân tích số liệutập hợp từ phiếu phỏng vấn khách hàng với các kỹ thuật chủ yếu sau:
Trang 10 Sử dụng thống kê mô tả Frequencies
Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của tổng thể: One- Sample T- Test
Giả thiết H0: µ = µ0
Đối thiết H1: µ # µ0
µ: giá trị trung bình của của chỉ tiêu
µ0 :Giá trị trung bình của kiểm định
Kết luận: + Thừa nhận H0 nếu : Sig >= 0.05
+ Bác bỏ H0 nếu : Sig < 0.05
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm Marketing : “tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống kinh tế và
những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hoá, từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế : “tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình sản
xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.”
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dướirất nhiều khía cạnh khác nhau
Đặc trưng lớn nhất của việc tiêu thụ hàng hoá là sản xuất ra để bán Do đó khâu tiêuthụ sản phẩm là một trong những khâu cực kỳ quan trọng của quá trình tái sản xuất xãhội Đây là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất với một bên là tiêu dùng Quátrình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ranhằm chuyển quyền sở hữu hàng hoá Để đáp ứng yêu cầu khách hàng về sản phẩmdoanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm : phân loại,lên nhãn hiệu bao hàng , bao gói và chuẩn bị các lô hàng để xuất bán và vận chuyển theoyêu cầu của khách hàng Để thực hiện các nghiệp vụ này đòi hỏi phải tổ chức lao độnghợp lý lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường,nghiên cứu nhu cầu về hàng hoá và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt nhu
cầu thị trường Nó bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
* Đối với doanh nghiệp:
Trang 12- Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hànghoá Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thức hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúcmột vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng.Nếu tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả thì sẽ làm tăng nhanh tốc độ chu chuyểncủa đồng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tiếpđến, mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh đều
là lợi nhuận Lợi nhuận là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của doanh nghiệp Chỉ thôngqua quá trình tiêu thụ doanh nghiệp mới thu được vốn, chi phí bỏ ra trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và phần lợi nhuận cho sự hoạt động nỗ lực của mình Do đó, tiêu thụ sảnphẩm là khâu quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó là kếtquả cuối cùng cho cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp
- Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa một bên là doanh nghiệp một bên làkhách hàng Nó chính là thước đo, là cơ sở đánh giá sự tin cậy và ưu thích của kháchhàng đối với doanh nghiệp, đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Qua đódoanh nghiệp có thể gần gũi hơn với khách hàng, hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu khách hàng
để từ đó đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốthơn để từ đó sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng Nếu thực hiện tốt côngtác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố,
mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước Nó tạo ra sự cân đối giữacung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nộiđịa
* Đối với xã hội :
Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đốigiữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tươngquan tỷ lệ nhất định Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sảnxuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránh được sự mất cân đối, giữ được bình
ổn trong xã hội
Trang 131.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơisản xuất đến nơi tiêu dùng Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nóđược sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đólà:
Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạchtoán kinh doanh Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sảnphẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ đượchoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ
Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:
Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa đượcbán ra so với toàn bộ thị trường Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường
Thứ ba: Mục tiêu an toàn:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Sản phẩm được sản xuất ra để bán trênthị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục, có hiệuquả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp Do vậy, thị trường bảo đảm sự an toàntrong sản xuất kinh doanh
Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:
Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, nódiễn ra trôi chảy Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi Nó là một bộphận hữu cơ của quá trình tái sản xuất Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảoquá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy
Trang 141.1.3 Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức năngđưa sản phẩm từ lĩnh sản xuất sang lĩnh vực lưu thông nhằm thực hiện giá trị hàng hóacủa một doanh nghiệp Đó việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ dodaonh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán Quá trình tiêu thụ sản phẩm được mô hình hóa trong hình 1:
Hình 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm
(Nguồn: Giáo trình thương mại doanh nghiệp - PGS.TS Đặng Đình Đào)
1.1.3.1 Điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác địnhgiá cả và lượng hàng mua bán Nghiên cứu thị trường là việc phân tích về lượng và chấtcủa cung, cầu một sản phẩm hay dịch vụ Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để cóđược những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch về tiêu thụsản phẩm Các sản phẩm này nhằm trả lời các câu hỏi: doanh nghiệp nên hướng vào thị
Ngân quỹ
Quản lý hệ thống phân phối
Tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 15trường nào? Tiềm năng thị trường? Làm thế nào để nâng cao doanh số? Sản phẩm, dịch
vụ thế nào? Giá cả bao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ nên tổ chức như thế nào?
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là cơ sở để xác định khốilượng bán, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ và các quyết định quantrọng khác trong tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biếtđược xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sảnphẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có cácbiện pháp điều chỉnh cho phù hợp
1.1.3.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng có ý nghĩasống còn đến một doanh nghiệp Muốn thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm phải xácđịnh được một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp Các kế hoạch này được lập trên cở
sở kết quả nghiên cứu thị trường Về mặt phạm vi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đếncác vấn đề: Khu vực thị trường, tập hợp khách hàng, sản phẩm, giá cả, doanh số, phânphối, giao tiếp, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêucầu về nhân lực, tài lực và vật lực cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thịtrường
1.1.3.3.Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênhkhác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đượcthông qua 2 hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp Hai hình thức này hìnhthành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng,
do vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, mặthàng của doanh nghiệp
Trang 16
Hình 2: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm
- Kênh cấp không: đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, người tiêu dùng mua sản phẩmtrực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm Kênh này khối lượng sản phẩm tiêu thụthấp xong lại mang ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì doanh nghiệp đối thoại trực tiếp vớingười tiêu dùng, thông tin nhận được là hoàn toàn chính xác, doanh nghiệp có điều kiện
và cơ hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giải đáp thắc mắc trực tiếp của người tiêudùng về sản phẩm của mình, điều này góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thịtrường
- Kênh một cấp: quá trình tiêu thụ sản phẩm đi qua một khâu trung gian là người bán
lẻ, trung gian này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, đây chính là bộ phận cóđóng góp quan trọng cho việc quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hành vimua của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất
- Kênh hai cấp: kênh tiêu thụ này có 2 khâu trung gian là người bán buôn và người
bán lẻ Vì trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp là người bán buôn nên ý nghĩa của kênhtiêu thụ này là ở chỗ sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn kết quả tiêu thụ nhiều hay ít ảnhhưởng đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc thu hút kháchhàng, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thường được giải quyết bằng các kỹ thuật yểm trợnhư: giảm giá khuyến mãi hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu công tác chuẩn bị sản phẩmcủa doanh nghiệp phải nhanh, chính xác, kịp thời
Kênh
3 cấp
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn 2
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Trang 17- Kênh 3 cấp: kênh này bao gồm 3 người trung gian Giữa người bán buôn và ngườibán lẻ xuất hiện một người bán buôn thứ hai (buôn bán nhỏ)
1.1.3.4 Tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng trở nên khó khănhơn Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hàng hoá cùng loại với sản phẩm của doanhnghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệpphải có các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ, có như vậy doanh nghiệp
sẽ tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn
Xúc tiến được hiểu là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của doanhnghiệp nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Xúc tiếnbao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàngtrực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác
+Quảng cáo:
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các phần tửtrung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhấtđịnh Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về sản phẩm
và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy Mục tiêu của quảng cáo là đẩy nhanh tốc độtiêu thụ cũng như làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, lôi kéo ngàycàng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp, tạo lập uy tín cho doanh nghiệp Quảng cáonhằm giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm được cải tiến cho kháchhàng, làm cho khách hàng biết được những điểm khác biệt tốt hơn của doanh nghiệp, gópphần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ
+Khuyến mại:
Khuyến mại là hành vi của thương nhân nhằm xúc tiến bán hàng, cung ứng dịch vụtrong phạm vi kinh doanh bằng cách giành những lợi ích bhất định cho khách hàng.Khuyến mại được sử dụng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm có thể gồm các hình thức:giảm giá, phiếu mua hàng ưu đãi, trả lại một phần tiền sau khi khách hàng mua hàng…Ngoài ra doanh nghiệp có thể dùng các hình thức khuyến mại khác như: phần thưởng chokhách hàng thường xuyên, quà tặng, tổ chức trò chơi, tặng vật phẩm mang biểu tượngdoanh nghiệp…
Trang 18+Bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp là một hình thức quảng bá truyền thống của doanh nghiệp Trong
đó người bán hàng tìm cách giúp đỡ, thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩmhay dịch vụ của doanh nghiệp
+Tham gia hội chợ, triển lãm:
Hội chợ là hoạt động xúc tiến tập trung trong một thời gian và một địa bàn nhất định;trong đó tổ chức, cá nhân được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, kíkết hợp đồng mua bán hàng hoá Hội chợ là hoạt động mang tính định kì, là nơi ngườimua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thông qua việc trưng bày sản phẩm hàng hoá, tài liệu
về sản phẩm để giới thiệu, quảng bá nhằm thúc đẩy, mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩmhàng hoá Triển lãm là hoạt động gần giống với hội chợ, song mục đích của người thamgia triển lãm không phải để bán hàng tại chỗ mà để giới thiệu, quảng cáo
Ngày nay để thuận tiện và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí,các nhà tổ chức thường tổ chức kết hợp hội chợ và triển lãm Hội chợ, triển lãm là dịpquan trọng để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm tìm hiểu và hiểu rõđược nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng để từ đó doanh nghiệp có thể tung
ra những sản phẩm phù hợp
+Quan hệ công chúng:
Quan hệ công chúng là những quan hệ quần chúng nhằm truyền tin tức tới dân chúngkhác như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, hoạt động tài trợ, từ thiện…Thông thường các doanh nghiệp luôn tìm cách thu hút sự ủng hộ của công chúng, bộphận làm nhiệm vụ quan hệ với công chúng tìm cách giao tiếp thông tin với công chúng
để tạo uy tín cho doanh nghiệp
1.1.3.5 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
+Tổ chức mạng lưới bán hàng:
Mạng lưới bán hàng là tập hợp các điểm thực hiện hành vi bán hàng cho doanhnghiệp Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hàng hoá, tính cạnh tranh và điều kiện củadoanh nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức mạng lưới bán hàng cho phù hợp
Trang 19và do đó sẽ gây giảm hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.
- Phương pháp “điểm hàng”: Trên một khu vực thị trường trong cùng một khoảng thờigian doanh nghiệp chỉ thiết lập một điểm bán hàng Khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa kịp triểnkhai thì doanh nghiệp lập tức thiết lập thêm nhiều điểm bán hàng và che phủ luôn thịtrường
- Phương pháp hỗn hợp: Tuỳ vào sức cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp mà sửdụng kết hợp cả hai phương pháp trên
Trong quá trình tổ chức mạng lưới bán hàng doanh nghiệp cần phải đảm bảo cácnguyên tắc sau: nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc thuận tiện cho khác hàng, nguyên tắc đổimới và nguyên tắc ưu tiên
+Tổ chức lựa chọn nhân viên bán hàng:
Nhân viên bán hàng là lực lượng quan trọng để thực hiện mục tiêu và phương án kinhdoanh của doanh nghiệp Tuỳ theo ngành nghể kinh doanh, hình thức và phương thức bánhàng để ra yêu cầu với nhân viên bán hàng Tuy nhiên nhân viên bán hàng cần có nhữngyêu cầu chung như sau:
- Phải tinh thông kĩ thuật, nghiệp vụ bán hàng
- Phải có thái độ lịch sự, vui vẻ, chủ động mời chào khách hàng đúng lúc, gây đượcthiện cảm với khách hàng
- Phải có tính nhẫn nại, kiềm chế trong giao tiếp, tính trung thực trong hành vi ứng xử
Để có đội ngũ nhân viên bán hàng tốt, doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển chọn, đàotạo bồi dưỡng, chính sách sử dụng hợp lí
+Các hình thức tiêu thụ sản phẩm:
Trang 20Trong kinh doanh người bán nào cũng có quyền lựa chọn hình thức và phương phápbán phù hợp với điều kiện của mình Thực tiễn trong hoạt động kinh doanh có các hìnhthức bán sau:
- Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng:
Theo căn cứ này có những hình thức bán hàng như: bán tại kho người cung ứng, bántại quày hàng, cửa hàng, bán tại nơi tiêu dùng Bán tại kho người cung ứng thích hợp vớibán khối lượng lớn, lượng tiêu dùng ổn định và người tiêu dùng có sẵn phương tiện vậnchuyển Bán qua cửa hàng, quày hàng thích hợp với nhu cầu, danh mục hàng hoá nhiều,chu kì tiêu dùng không ổn định Bán tại nơi tiêu dùng, bán tại nhà kho cho khách hàng làhình thức bán tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu nâng cao chấtlượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau
- Bán theo khâu lưu chuyển hàng hoá cơ bản (bán buôn và bán lẻ):
Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thường thanh toán không dùngtiền mặt Kết thúc quá trình bán hàng hoá vẫn đang nằm trong khât lưu thông chưachuyển sang khâu tiêu dùng Do không phải lưu kho, sắp xếp lại hàng hoá, bảo quảndoanh số rẻ hơn thường là lớn
Bán lẻ là bán cho nhu cầu lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu kịp thời của kháchhàng, thanh toán ngay Vì sản phẩm phải trải qua khâu lưu kho, bán buôn, chi phí cho bánhàng nên giá thường cao hơn nhưng doanh nghiệp nhận được nhiều thông tin từ kháchhàng, người tiêu dùng
- Theo phương thức bán theo hợp đồng và đơn hàng, thuận mua vừa bán, đấu giá vàxuất khẩu:
Tuỳ thuộc vào vai trò quan trọng của sản phẩm hàng hoá và yêu cầu của người bán
mà có thể người mua kí hợp đồng và gửi đơn hàng cho người bán
Đối với hàng hoá, sản phẩm không quan trọng có thể thuận mua vừa bán không cần kíhợp đồng
Một số hàng hoá cần bán với khối lượng lớn, khó tiêu chuẩn hoá, người ta dùngphương pháp đấu giá để tìm người mua giá cao nhất
Xuất khẩu là phương thức bán hàng đặc biệt phải tuân thủ về các quy định xuất nhậpkhẩu của chính phủ
Trang 211.1.3.6 Dịch vụ khách hàng sau khi bán hàng:
Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người mua hưởng đầy đủ quyền lợi của họ.Dịch vụ sau bán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo chữ tiến bền vững cho doanh nghiệp Đối với những mặt hàng sử dụng lâu bền yêu cầu kỹ thuật cao cần có những dịch vụnhư: mang đến nhà cho khách, lắp đặt vận hành chạy thử, bảo dưỡng định kỳ và cónhững bảo hành miễn phí trong thời gian nhất định
1.1.3.7 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá sựbiến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sảnphẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấykhái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó
Để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêuđịnh lượng sau:
+Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì là toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụtrong kì kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện trên hai mặt:
- Về mặt hiện vật:
QTT = QĐK + QSX - QCK
Trong đó: QTT : là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì
QĐK : là khối lượng sản phẩm đầu kì
QSX : là khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì
QCK : là khối lượng sản phẩm còn lại cuối kì
- Về mặt giá trị
DT = QTT x P
Trong đó: DT: là doanh thu tiêu thụ trong kì
P: là giá bán sản phẩm
QTT : là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì
+Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch:
Trang 22- Về mặt hiện vật:
Trong đó: QTT : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kì thực tế
QKH: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kì kế hoạch
- Về mặt giá trị:
Trong đó: QTT : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kì thực tế
QKH: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kì kế hoạch
PTT: Là giá bán kì thực tế
PKH: Là giá bán theo kì kế hoạchKhối lượng sản phẩm thực tế so với kì kế hoạch là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoànthành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kì Nếu tỉ lệ % hoàn thành kếhoạch tiêu thụ của doanh nghiệp nhỏ hơn 100% thì doanh nghiệp không thực hiện được
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nếu bằng 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, cònnếu lớn hơn 100% thì doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra
+ Chỉ tiêu khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Hệ số khả năng tiêu thụ sản phẩm là hệ số phản ánh tỉ lệ % sản lượng tiêu thụ được sovới khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Về mặt hiện vật:
Trong đó : H: Là hệ số khả năng tiêu thụ sản phẩm
QTT: Là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì
Q0: Là khối lượng sản phẩm doanh nghiệp có thể sản xuất trong kì-Về mặt giá trị: H =
Trong đó: H: Là hệ số khả năng tiêu thụ sản phẩm
Tỉ lệ (%) hoàn thành kế hoạch =
100
x Q
Q
KH TT
xP Q
xP Q
KH KH
TT TT
100
x Q
Q H
Trang 23QTT: Là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì
PTT: Là giá bán sản phẩm
+Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận:
Phân tích doanh thu, lợi nhuận để kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đódoanh nghiệp có kế các kế hoạch, phương hướng trong thời gian tới Việc phân tíchdoanh thu, lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ đánh giá được kếtquả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Để tồn tại, phát triền và hoạt động lâu dài trên thị trường doanh nghiệp phải có khảnăng bù đắp chi phí Đồng thời doanh nghiệp phải có một khoản chênh lệch giữa tổngdoanh thu và tổng chi phí để thực hiện tái sản xuất kinh doanh Khoản chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí chính là lợi nhuận của doanh nghiệp
LN = DT – CP
Trong đó: LN: Là lợi nhuận của doanh nghiệp
DT: Là tổng doanh thuCP: Là tổng chi phíLợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, do đó bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận Từ công thức trên ta nhận thấy: Nếulợi nhuận nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp thua lỗ, nếu lợi nhuận bằng 0 thì doanh nghiệp hoàvốn và không có lãi, nếu lơi nhuận lớn hơn 0 thì doanh nghiệp có lãi Để tăng lợi nhuậndoanh nghiệp có hai nhóm biện pháp đó là nhóm biện pháp tăng doanh thu và nhóm biệnpháp giảm chi phí Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông thường tăng doanh thu sẽkhó khăn hơn là giảm chi phí bởi trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường hiện nay việctăng giá bán sẽ làm cho việc tiêu thụ khó khăn hơn, đồng thời tăng khối lượng bán kéotheo chi phí tăng và ngược lại Do đó doanh nghiệp phải có biện pháp tăng doanh thu vàgiảm chi phí hợp lí
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo chi phí:
Trong đó : TLN: Tỉ suất lợi nhận theo chi phí
LN: Tổng lợi nhuậnTC: Tổng chi phí
TC
LN
T LN
TC LN
T LN
Trang 24Theo chỉ tiêu này khi ta bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu tỉ suấ lợi nhuận theo doanh thu:
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng doanh thu đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ ở nước ta.
Nội thất là một mặt hàng truyền thống, khi mà hầu như hộ gia đình nào cũng có nhucầu sắm cho gia đình mình các sản phẩm từ gỗ như: giường tủ, bàn ghế…Việt Nam lànước giàu về tài nguyên rừng được ví là “rừng vàng, biển bạc”, tạo điều kiện cho việc sảnxuất và tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ phát triển Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là ViệtNam là một nước giàu tài nguyên rừng, nhưng sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu là nhậpkhẩu nguyên liệu từ nước ngoài và gia công sản phẩm cho nước ngoài Theo Hiệp hội gỗ
và lâm sản Việt Nam (Viforest), hiện DN chế biến gỗ xuất khẩu của VN đang phải nhậpnhẩu từ 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mởcửa và trở thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO, ngành chế biến
gỗ cũng đã tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm và sản phẩm gổchất lượng cao cho xuất khẩu cũng đã đạt sản lượng cao Tuy nhiên thị trường đầu ra củangành chế biến gỗ xuất khẩu còn lệ thuộc nhiều vào nước ngoài Ngoài một số công tylớn có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp có thể tự thiết kế mẫu mã sản phẩm riêng cho mình
để sản xuất và xuất khẩu, còn phần lớn đến 90% lượng sản phẩm xuất ra nước ngoài đềulàm gia công theo mẫu thiết kế yêu cầu của nhà nhập khẩu Bên cạnh đó, để đạt được kimngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD thì ngành gỗ phải nhập khẩu khoảng 1,3 tỷ USD gỗnguyên liệu Do vậy, thương hiệu đồ gỗ Việt Nam chưa khẳng định được vị thế trên thịtrường quốc tế
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ trên địa bàn.
Nghệ An là tỉnh có diện tích đất trồng rừng lớn, rừng có nhiều loài gỗ quý thuận lợicho việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ
DT LN
L DT
Trang 25Bảng 1: Tiềm năng rừng của Nghệ An
2008
Năm2009
Năm2010
Nguồn: Cục kiểm lâm Nghệ An
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ có quy mô lớn, thịtrường phân phối rộng, là những doanh nghiệp có uy tín và tạo được vị thế trên thịtrường Công ty TNHH Thành Trung Kiên là công ty mới thành lập nên chịu sự cạnhtranh gay gắt từ những công ty này và các công ty sản xuất, chế biến gỗ khác trong vàngoài địa bàn để dành thị phẩn cho công ty mình Do vậy phải tiến hành phân tích tìnhhình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm qua để xem xét những mặt đạt đượccũng như chưa đạt được để từ đó xây dựng chiến lược và có các đối sách phù hợp để cóthể đứng vững trên thị trường, tạo được vị thế của công ty mình trong tương lai
Trang 26CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA
CÔNG TY TNHH TM&XD THÀNH TRUNG KIÊN 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM&XD Thành Trung Kiên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên tiền thân là DNTN Thành Trung Kiênđược thành lập vào ngày 08/06/2007, số đăng kí dinh doanh: 27001001672 do sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp Ban đầu mới thành lập thì ngành nghề kinh doanh củacông ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được chế biến từ gỗ như: đồ gỗ nội thấtcho các hộ gia đình và cơ quan, trường học; buôn bán các loại gỗ định hình chưa qua chếbiến thành thành phẩm
Đến tháng 10 năm 2009 do nhu cầu của thị trường và nhu cầu mở rộng cơ sở vàngành nghề kinh doanh DNTN Thành Trung Kiên đã tiến hành chuyển đổi hình thức kinhdoanh sang Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên với số đăng kí kinh doanh:
29000675944 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 06/10/2009 Với việcchuyển đổi sang hình thức công ty mới thì lĩnh vực kinh doanh của công ty cũng đã được
mở rộng ra, đặc biệt là công ty đã mở rộng ngành kinh doanh tương đối mới đó là kinhdoanh trong lĩnh vực xây dựng
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty tính đến thời điểm hiện nay:
- Vận tải chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ
- Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng nhà và các công trình thủy nông các loại
- Mua bán, chế biến gỗ và đồ gỗ nội thất, dân dụng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên được tổ chức theo kiểu trựctuyến chức năng, thi hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu Mọi công nhân viên
và các phòng ban trong công ty đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc Giámđốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong Công ty
- Hiện công ty có bốn phòng ban đó là: Phòng kĩ thuật thi công, Phòng tài chính kếtoán, Phòng lập dự toán và Phòng thiết kế Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho
Trang 27Giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thực hiệnquyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình Mối quan hệ giữa các phòngban là mối quan hệ ngang cấp.
2.1.3 Nguồn lực của công ty.
- Nguồn vốn của công ty đến cuối năm 2010 là 6.638,.63 triệu đồng, trong đó nợ phảitrả là 2.985,327 triệu đồng chiếm 46,88% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu là 3.382,736triệu đồng chiếm 53,12% tổng nguồn vốn Nhìn vào cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty
ta thấy rằng công ty đang hoạt động chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu điều này giúp chocông ty chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình
2.1.3.2 Về lao động:
Tính đến cuối năm 2010 thì Công ty có 35 lao động chính thức thường xuyên làmviệc tại công ty, ngoài ra còn có lao động mùa vụ làm theo hợp đồng Lao động có trình
độ từ trung cấp trở lên có 15 người chiếm 42,86% tổng số lao động: trong đó có 5 người
có trình độ đại học chiếm 14,29%, 7 người có trình độ cao đẳng chiếm 20% và 3 người
có trình độ trung cấp chiếm 8,57% Số lao động còn lại 20 người là lao động phổ thôngchiếm 57,14%
2.1.3.3 Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty
Để đáp ứng cho việc sản xuất kinh doanh được phát triển tình hình trang bị cơ sở vậtchất của Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Trang 28
Bảng 2: Tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty ĐVT: Triệu đồng
2008
Năm2009
Năm2010
Nguồn: Cung cấp từ phòng tài chính kế toán của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty tăng trưởngnhanh là vì công ty mới thành lập nên nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhàcửa và mua sắm trang máy móc thiết bị tăng cao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và mởrộng sản xuất Cụ thể:
- Về nhà cửa, nhà xưởng: trị giá của nhà cửa, nhà xưởng đến cuối năm 2008 là 861triệu đồng, năm 2009 Công ty quyết định xây dựng thêm nhà xưởng nên đến cuối năm
2009 giá trị của nhà cửa, nhà xưởng là 1.254 triệu đồng tăng 45,64% so với năm 2008.Năm 2010 với nhu cầu mở rộng sản xuát Công ty đã tiếp tục xây dựng thêm nhà xưởngđến cuối năm 2010 giá trị của nhà cửa, nhà xưởng là 1.500 triệu đồng tăng 19,62% so vớinăm 2009
- Về máy móc thiết bị: trị giá của máy móc thiết bị đến cuối năm 2008 là 416 triệuđồng, năm 2009 Công ty có mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới để phục vụ chonhu cầu sản xuất nên đến cuối năm 2009 trị giá của máy móc thiết bị là 624 triệu đồngtăng 50% so với năm 2008 Sang năm 2010 công ty đã cho đại tu lại một số máy mócthiết bị cũ nên giá trị của máy móc thiết bị đến cuối năm 2010 là 675 triệu đồng tăng8,17% so với năm 2009
- Về phương tiện vận tải: trị giá của phương tiện vận tải đến cuối năm 2008 là 300triệu đồng, năm 2009 công ty có sắm sửa một số phụ tùng cho phương tiện vận tải nênđến cuối năm 2009 giá trị của phương tiện vận tải là 365 triệu đồng tăng 21,67% so vớinăm 2008 Sang năm 2010 Công ty có mua thêm một ô tô vận chuyển hàng hóa loại cũ trịgiá 320 triệu đồng nên đến cuối năm 2010 giá trị của phương tiện vận tải là 685 triệuđồng tăng 87,67% so với năm 2009
- Còn các loại tài sản cố định khác cũng tăng lên qua các năm: cụ thể giá trị tài sảnkhác năm 2008 là 61 triệu đồng, năm 2009 là 107 triệu đồng tăng 75,41% so với năm
Trang 292008, năm 2010 giá trị tài sản cố định khác là 135,8 triệu đồng tăng 26,92% so với năm2009.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ khi mới thành lập về nhiều mặt như vốn ít, cơ sởvật chất kĩ thuật còn thiếu và yếu, số lượng lao động ít thiếu trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và tay nghề chưa cao Mặt khác công ty ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cónhiều biến động đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào cuối năm 2008
và kéo dài đến hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty.Nhưng với sự nỗ lực hết mình và với các phương châm chiến lược đúng đắn của ban lãnhđạo công ty đã đưa công ty đứng vững trong thị trường và đạt được một số thành tựu
Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2008-2010 ở bảng 3, ta thấyhoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả khi mà kết quả kinh doanh của công tytăng lên qua các năm Cụ thể, năm 2008 tổng doanh thu của công ty đạt 6.980,563 triệuđồng, năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước
Trang 30nhưng doanh thu của công ty cũng tăng khá cao đạt mức 7.750,634 triệu đồng Sở dĩ cóđược điều đó là do công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và năm 2009cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của công ty đó là công ty đã tiếnhành chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ DNTN sang hình thức Công ty TNHHXD&TM nên đã tranh thủ được nguồn vốn đóng góp của các thành viên góp vốn làm choquy mô vốn kinh doanh tăng lên và cũng là năm đầu tiên công ty mở rộng lĩnh vực kinhdoanh sang xây dựng nên đã đem về một khoản doanh thu không nhỏ đóng góp vào mứctăng chung của doanh thu năm 2009 và đã tăng 11,03% so với năm 2008 Năm 2010 khi
đã đi vào hoạt động ổn định tất cả các lĩnh vực doanh thu của công ty cũng đã tăng lênđáng kể đạt mức 9.276,538 triệu đồng tăng 19,69% so với năm 2009
Về lợi nhuận ta thấy, mức lợi nhuận mà công ty đạt được tương đối cao và tăng liêntục qua các năm, đây thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng đứng vững trên thịtrường đầy biến động và hứa hẹn phát triển hơn nữa trong thời gian tới Năm 2008 công
ty mới đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng mức lợi nhuận cũng đã đạt được khá cao 939triệu đồng, sang năm 2009 mặc dù chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới nhưng công ty cũng đã khắc phục được và vượt qua khó khăn để đạt được mứclợi nhuận 1.172,25 triệu đồng tăng 24,84% so với năm 2009; bước sang năm 2010 khi mànền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã dần ổn định trở lại đã tạo điều kiện cho công
ty phát triển mạnh mẽ đạt mức lợi nhuận là 1.614 triệu đồng tăng 37,68% so với năm
2009, một con số hết sức ấn tượng cho thấy khả năng phát triển của công ty
Các khoản chi phí của công ty như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản
lí doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm Trong đó, giá vốn hàng bán năm 2009 tăng3,6% so với năm 2008 và năm 2010 tăng vượt bậc 14,21% so với năm 2009; chi phí bánhàng năm 2009 tăng 86,59% so với năm 2008 và năm 2010 có tăng 17,39%; chi phí quản
lí doanh nghiệp năm 2009 tăng 27,82% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 11,44% Lígiải cho điều này là do trong ba năm qua thị trường luôn biến động do ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, lạm phát gia tăng làm cho giá cả các mặt hàngđều tăng cao trong đó có nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất là cho giá vốn hàngbán tăng lên; bên cạnh đó trong năm 2009 là năm đầu tiên công ty chuyển đổi mô hìnhdoanh nghiệp, mở rộng quy mô và lĩnh vực sản xuất do đó kinh nghiệm trong các lĩnh
Trang 31vực mới còn yếu dẫn đến công tác quản lí các chi phí của công ty chưa tốt đã làm cho cácchi phí lên cao.
2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên.
2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên.
2.2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất về mặt hiện vật.
Qua số liệu ở bảng 4 ở dưới ta thấy sản phẩm tiêu thụ của công ty luôn tăng vượt mức
kế hoạch đề ra Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của công
ty có hiệu quả khi đã thúc đẩy được sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên Cụ thể
- Về bàn ghế các loại: Năm 2008 kế hoạch của công ty đặt ra là tiêu thụ được 205 bộ,thực tế công ty đã tiêu thụ được 218 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 6,34% Năm 2009,
kế hoạch của công ty đề ra là tiêu thụ được 216 bộ, thực tế công ty đã tiêu thụ được 226
bộ, vượt mức kế hoạch là 4,63% Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 223 bộ,thực tế công ty đã tiêu thụ được 234 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 4,93%
- Về giường các loại: Năm 2008, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 153 bộ, thực tế công
ty đã tiêu thụ được 167 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 9,15% Năm 2009, kế hoạch tiêuthụ của công ty là 160 bộ, thực tế công ty đã tiêu thụ được 171 bộ, vượt mức kế hoạch đề
ra là 6,88% Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 175 bộ, thực tế công ty đã tiêuthụ được183 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 4,57%
- Về tủ các loại: Năm 2008, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 236 bộ, thực tế công ty
đã tiêu thụ được 245 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 3,81% Năm 2010, kế hoạch tiêuthụ của công ty là 253 bộ, thực tế công ty đã tiêu thụ được 264 bộ, vượt mức kế hoạch đề
ra là 4,35% Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 273 bộ, thực tế công ty đã tiêuthụ được 291 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 6,59%
- Về khung cửa các loại: Năm 2008, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 129 bộ, thực tế công
ty đã tiêu thụ được 142 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 10,08% Năm 2009, kế hoạchtiêu thụ của công ty là 150 bộ, thực tế công ty đã tiêu thụ được 157 bộ, vượt mức kế
Trang 32hoạch đề ra là 4,67% Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ của công ty là 144 bộ, thực tế công ty
đã tiêu thụ được 160 bộ, vượt mức kế hoạch đề ra là 11,11%
2.2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất về mặt giá trị.
Qua số liệu từ bảng 5 ở dưới ta thấy trong ba năm 2008 - 2010 giá trị tiêu thụ sảnphẩm đồ gỗ nội thất của công ty luôn thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra:
- Năm 2008: kế hoạch của công ty đặt ra là 6.340 triệu đồng, kết quả thực hiện là6.770 triệu đồng vượt mức kế hoạch là 6,78%
- Năm 2009: kế hoạch của công ty đặt ra là 6.825 triệu đồng, kết quả thực hiện là7.129 triệu đồng vượt mức kế hoạch 4,45%
- Năm 2010: kế hoạch của công ty đặt ra là 7.455 triệu đồng, kết quả thực hiện là7.903 triệu động vượt mức kế hoạch là 6,01%
Cụ thể các mặt hàng như: bàn ghế, giường tủ các loại công ty cũng thực hiện côngtác tiêu thụ vượt so với kế hoạch đề ra điều đó chứng tỏ công tác dự báo nhu cầu thịtrường của công ty hoạt động rất có hiệu quả, khi đã dự báo khá tốt lượng nhu cầu trên thịtrường qua các năm để có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa kinh doanh phù hợp
Trang 33Bảng4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt hiện vật ĐVT: bộ
(Nguồn: từ phòng tài chính kế toán của công ty) Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị qua ba năm 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng
Trang 342.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH XD&TM Thành Trung Kiên.
2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng.
Công tác tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất ở Công ty TNHH XD&TM Thành TrungKiên do Phó giám đốc kinh doanh đảm nhận Sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty cónhiều chủng loại như: bàn ghế, giường tủ các loại, khung cửa…được tiêu thụ hầu hết cáckhu vực trong cả nước Trong mấy năm gần đây, Công ty TNHH XD&TM Thành TrungKiên đã quan tâm chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, ngày càng đưa ra thịtrường nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã chủng loại, Công ty đã mạnh dạn đầu tưtrang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại nên sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứngtốt nhu cầu thị trường Nhờ vậy mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh qua cácnăm:
Bảng 6: Tình hình doanh thu tiêu thụ các mặt hàng đồ gỗ nội thất của công ty
từ năm 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng
năm 2008
Doanh thunăm 2009
Doanh thunăm 2010
Nguồn: Cung cấp từ phòng tài chính kế toán của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty tăngdần qua các năm Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2008 là 6.980,563 triệu đồng, năm 2009
là 7.277,864 triệu đồng tăng 297,361 triệu đồng hay tăng 4,61% so với năm 2008 Tổngdoanh thu tiêu thụ năm 2010 là 8.131,267 triệu đồng tăng 853,403 triệu đồng hay tăng11,73% so với năm 2009 Doanh thu tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm là docông ty mới đi vào hoạt động nên thường xuyên mở rộng quy mô sản xuất và thị trườngtiêu thụ, ngoài ra ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ của công ty được phân bố đều cho hầu
Trang 35hết các sản phẩm trong đó chiếm tỉ trong lớn hơn trong tổng doanh thu tiêu thụ vẫn là cácsản phẩm bàn ghế và tủ các loại Cụ thể:
- Về bàn ghế các loại: Doanh thu tiêu thụ các loại bàn ghế năm 2008 là 2.184 triệuđồng, doanh thu tiêu thụ các loại bàn ghế năm 2009 là 2.261 triệu đồng tăng 77 triệuđồng hay tăng 1,47% so với năm 2008, doanh thu tiêu thụ các loại bàn ghế năm 2010 là2.547 triệu đồng tăng 286 triệu đồng hay tăng 12,65% so với năm 2009
- Về giường các loại: Doanh thu tiêu thụ các loại giường năm 2008 là 1.251 triệuđồng, doanh thu tiêu thụ năm 2009 là 1.248 triệu đồng giảm 3 triệu đồng hay giảm 0,48%
so với năm 2008, doanh thu tiêu thụ các loại giường của năm 2009 có giảm nhẹ so vớinăm 2008 là do có một số lô sản phẩm sản xuất bị lỗi kĩ thuật trong quá trình thi công bịkhách hàng trả lại gây thất thiệt một lượng đáng kể cho công ty do đó doanh thu tiêu thụnăm 2009 bị giảm đi Năm 2010, công ty đã rút kinh nghiệm năm 2009 nên đã giám sátchặt chẽ quá trình sản xuất sản phẩm nên đã giúp cho doanh thu tiêu thụ các loại giườngtăng lên cụ thể là 1.463 triệu tăng 215 triệu hay tăng 17.23% so với năm 2009
- Về các loại tủ: Doanh thu tiêu thụ các loại tủ năm 2008 là 2.200 triệu, doanh thu tiêuthụ năm 2009 là 2.367 triệu tăng 167 triệu đồng hay tăng 7,59% so với năm 2008, mặc dùnăm 2009 là năm thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi cho kinhdoanh vì cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu tiêu thụ của công ty vẫn tăng là mộtdấu hiệu đáng mừng cho thấy được khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện thịtrường khắc nghiệt Sang năm 2010 doanh thu tiêu thụ các loại tủ tiếp tục tăng đạt mức2.619 triệu đồng tăng 252 triệu đồng hay tăng 10,65% so với năm 2009
- Về khung cửa các loại: doanh thu tiêu thụ khung cửa các loại năm 2008 là 1.135triệu đồng, doanh thu tiêu thụ năm 2009 là 1.253 triệu đồng tăng 118 triệu đồng hay tăng10,4% so với năm 2008 Doanh thu tiêu thụ năm 2010 là 1.274 triệu đồng tăng 21 triệuđồng hay tăng 1,68% so với năm 2009
- Ngoài ra trong quá trình sản xuất nhằm tận dụng những nguyên liệu thừa, công ty đãcho sản xuất ra các loại vật dụng có ích khác như: bàn ghế học sinh, song cửa sổ…đãđem lại cho công ty một nguồn doanh thu đáng kể Cụ thể, năm 2008 doanh thu tiêu thụ
từ các sản phẩm này là 210,563 triệu đồng, năm 2009 là 238,864 triệu đồng tăng 28,301