1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC

93 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 631,5 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, trong hơn 10 năm qua,cách mạng nước ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trênlĩnh vực kinh tế Hòa nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngànhkinh tế khác Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có bước tiếnvược bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, thu hútđược số công nhân lao động cao nhất, có tốc độ tăng trưởng đáng kểcho nền kinh tế quốc dân.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, đẩy mạnh công táctiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống cònđối với doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thịtrường, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả cuả quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sảnphẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thuhồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu,lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì vàmở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệptrên thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm vẫnlà bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp nước ta Đặc biệt là đốivới ngành may mặc Hiện nay Công ty may Phù Đổng cũng đang gặpnhững khó khăn đó Bởi vì việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty phần lớnlà sản xuất hàng gia công tiêu thụ sản phẩm thông qua Công ty May 10chiếm tỷ lệ 94% tổng số sản phẩm Chính vì chỉ có một khách hàngtruyền thống, nên số lượng sản phẩm tiêu thụ còn nhiều hạn chế, chưakhai thác hết công suất, làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình trạng này cần thiết phải khắc phục nhanh chóng Giải quyết

Trang 2

để giải quyết bế tắc này và cũng là tiền đề phù hợp nhằm giành được ưuthế so với các đối thủ cạnh tranh và tăng phần thị trường của mình.

Nhận thấy tính cấp thiết của việc mở rộng thị trường và tiêu thụsản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn mayPhù Đổng em đã lựa chọn đề tài "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤSẢN PHẨM VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤSẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG" với mục đích nhằm kết hợpgiữa lý thuyết và thực tiễn để có được những đóng góp nhất định, gópphần giúp Công ty cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm Đối tượng củađề án tốt nghiệp này chính là công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Đồ án này bao gồm các chương như sau:

Chương I : Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm và marketingChương II : Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

may Phù Đổng

Chương III : Xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản

phẩm của Công ty may Phù Đổng

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MARKETINGI VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG QUẢN TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦADOANH NGHIỆP :

1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm :

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuấtkinh doanh Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hànghóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Đó là khâu lưuthông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phânphối và một bên là tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mìnhquyết định ba vấn đề trung tâm, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cầnđược hiểu theo nghĩa hẹp và cả theo nghĩa rộng như sau :

+ Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế,bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường Xác định nhu cầukhách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụtiêu thụ, xúc tiến bán hàng … nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

+ Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển dịchquyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàngđồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc thu tiền bán hàng.

Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm, là đáp ứng đầyđủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, đảm bảo tính liên tụctrong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệmcủa các bên trong quan hệ thương mại.

Trong doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng,quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Khi sản phẩm củadoanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấpnhận (thị trường chấp nhận) Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 4

thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm,sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạtđộng dịch vụ Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ nhữngđiểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

1.2 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp :

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất,thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vựctiêu dùng, nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của doanh nghiệp Đó là việccung ứng cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sảnxuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán Tiêu thụ sản phẩm cũngđược xem như một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc xácđịnh nhu cầu thị trường cho đến việc thực hiện các dịch vụ sau khi bán.

* Nghiên cứu thị trường :

Là việc phân tích về lượng và chất của cung và cầu một sản phẩmhay dịch vụ Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để có những thôngtin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch về tiêu thụsản phẩm Các thông tin này nhằm trả lời các câu hỏi :

- Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào ?- Tiềm năng của thị trường như thế nào ?

- Làm thế nào để nâng cao doanh số ? - Sản phẩm, dịch vụ như thế nào ?- Giá cả bao nhiêu ?

- Mạng lưới tiêu thụ nên được tổ chức như thế nào ?

Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là cơsở xác định khối lượng bán, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của côngtác tiêu thụ và quyết định quan trọng khác trong tiêu thụ sản phẩm.Nghiên cứu thị trường còn giúp cho doanh nghiệp biết được xu hướng,sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sảnphẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá

Trang 5

cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp Đây là công tác đòihỏi nghiên cứu và chi phí Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cócán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, thì cán bộ kinh doanh thườngphải đảm nhận công việc này.

* Lập kế hoạch tiêu thụ :

Là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụsản phẩm Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu thịtrường Về mặt phạm vi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấnđề Khu vực thị trường, tập hợp khách hàng, sản phẩm, giá cả, doanh sốphân phối, giao tiếp dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêuthụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân lực cho việc tổ chức tiêu thụ sảnphẩm Kế haọch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thựchiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

* Phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch trên thị trường :

Công tác này bao gồm việc quản lý hệ thống phân phối, quản lýdự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ chức bán hàngvà cung cấp các dịch vụ.

Để hỗ trợ hiệu quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trướcnhững cản trở của thị trường (thị trường dư thừa, nhu cầu tiêu dùngthay đổi, sản phẩm cạnh tranh …) Trong quá trình tiêu thụ, các doanhnghiệp cần khai thác một cách hữu hiệu các công cụ marketing như :quảng cáo và khuyến khích bán hàng; chất lượng và mẫu mã sản phẩm,mức giá bán và tổ chức bán hàng.

* Quảng cáo và khuyến khích bán hàng :

Mục đích của quảng cáo là tạo điều kiện để các cá nhân và tập thểngười tiêu dùng thuận tiện mua sản phẩm của doanh nghiệp quảng cáo.Vì thế, những thông tin về sản phẩm trong quảng cáo phải nhằm mụcđích mua hàng chứ không phải tạo cơ hội để người mua so sánh một

Trang 6

Ngoài những thông tin về sản phẩm, thông qua quảng cáo ngườita cố gắng đem đến cho khách hàng tiềm năng, những lý lẽ đưa họ đếnquyết định mua Ở đây, nhận thức về tâm lý quảng cáo rất có tác dụng.

Thông qua các biện pháp khuyến khích bán hàng, tác dụng củaquảng cáo cũng được tăng lên, khuyến khích bán hàng, bao gồm nhữngbiện pháp như hướng dẫn tín dụng, niêm yết giá, tổ chức thi đua nội bộvà tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng.

Để tăng sản lượng bán ra, thì việc đánh giá cũng được giữ vai tròquan trọng nên chọn giá nào và giá nào được thị trường có thể chấpnhận được, điều này tuỳ thuộc vào thực tế - thị trường Nếu có nhiềungười, cùng chào hàng một loạt sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trongviệc bán trên giá so với trường hợp chỉ có một chào hàng.

1.3 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp :

Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thựchiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vậnđộng từ các doanh nghiệp sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.

Kênh tiêu thụ là hình thức vận động của hàng hóa từ các nhà sảnxuất đến người tiêu dùng, các thành viên của kênh tiêu thụ thực hiệnmột số chức năng quan trọng như sau :

Trang 7

- Nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạothuận lợi, cho việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Kích thích tiêu thụ, cung cấp và chuyển đưa những thông tin vềhàng hóa.

- Thiết lập các mối quan hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ vớinhững khách hàng mua tiềm năng.

- Tiến hành thương lượng, thoả thuận về giá cả và những điềukiện khác để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sửdụng hàng hóa.

- Tổ chức lưu thông hàng hóa, vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa.- Đảm bảo kinh phí, tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắpcác chi phí cho hoạt động của kênh tiêu thụ.

- Chấp nhận cả rủi ro, gánh chịu trách nhiệm về hoạt động củakênh tiêu thụ.

II CHIẾN LƯỢC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM :

2.1 Khái quát về chiến lược tiêu thụ sản phẩm :

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp là một chủthể kinh tế độc lập và phải tự mình giải quyết cả ba vấn đề cơ bản củatổ chức kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu sống còn của nhân dân Muốn cólợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa, dịch vụ, sản phẩmcủa doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thị trường Để tồn tại vàphát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lượctiêu thụ sản phẩm.

Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mụctiêu của doanh nghiệp và là hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằmthực hiện mục tiêu đề ra trong công tác tiêu thụ Mục tiêu của chiếnlược tiêu thụ sản phẩm thường bao gồm : mặt hàng tiêu thụ, tăng doanhsố, tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín cho doanh

Trang 8

Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó giúp chodoanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đốiphó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng đượcthị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng tiêu thụ, doanh thu lợinhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng Chiến lược tiêuthụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công haythất bại của chiến lược kinh doanh.

2.2 Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm :

2.2.1 Những căn cứ xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm :

Do sự tác động của nhiều yếu tố nên khi xây dựng chiến lược tiêuthụ sản phẩm cần xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau, có ba căn cứ chủyếu mà người ta gọi là tam giá chiến lược, đó là (căn cứ vào kháchhàng, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnhtranh) Trong đó :

- Căn cứ vào khách hàng : trong nền kinh tế thị trường, đặc biệttrong điều kiện xã hội, ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hànghóa, dịch vụ giữa các nhóm dân cư càng bị phân hoá, bởi thế không cònthị trường đồng nhất Để tồn tại và phát triển, mỗi nhóm doanh nghiệpcó thể và cần phải chiếm được các mảng khác nhau của thị trường,không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có đối tượng đểphục vụ và do đó cũng không cần thực hiện kinh doanh Do vậy, chiếnlược khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, là yếu tố xuyên suốt quátrình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược tiêu thụ sản phẩm củabất cứ doanh nghiệp nào.

Để chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thực sự nhằmvào khách hàng Khi xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm, thì doanhnghiệp phải phân chia thị trường và trên cơ sở đó xác định tỷ trọngkáhch hàng mà doanh nghiệp phải thu hút.

Trang 9

- Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp : khai thác thế mạnh củadoanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng, vì bất cứ một doanh nghiệpnào, nếu so sánh với doanh nghiệp khác cũng có mặt mạnh và cũng cómặt yếu Khi hoạch định chiến lược tiêu thụ, doanh nghiệp có thể vàcần phải khai thác triệt để mặt mạnh và nhìn thẳng vào vấn đề cònnhiều hạn chế Mặt khác, doanh nghiệp phải biết phân bổ các nguồn lựcmột cách có hiệu quả Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tài sản vànguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất mà doanhnghiệp phải chú ý khi xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm, đây chínhlà lực lượng quyết định sự phát triển về chiều sâu của doanh nghiệp.

- Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh : cơ sở của căn cứ này là so sánhkhả năng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế.Ưu thế của doanh nghiệp thể hiện trên hai góc độ sau :

Ưu thế hữu hình : được định lượng bằng các chỉ tiêu cụ thể nhưvật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật …

Ưu thế vô hình : là ưu thế không thể định lượng được như uy tíncủa doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, khả năng chiếm giữ các luồngthông tin, kỹ năng quản trị, bầu không khí nội bộ, địa điểm kinh doanh,thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

2.2.2 Nội dung cơ bản của chiến lược tiêu thụ sản phẩm :

Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thực chất là mộtchương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mụctiêu cụ thể của doanh nghiệp Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mỗidoanh nghiệp được xây dựng dựa trên những căn cứ khác nhau, vớinhững mục đích khác nhau nhưng đều phải có hai phần (chiến lược tổngquát và chiến lược bộ phận) Cụ thể như sau :

- Chiến lược tổng quát : có nhiệm vụ xác định các bước đi vàhướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt tới Nội dung của chiến lược

Trang 10

phương hướng sản xuất, loại sản phẩm, dịch vụ lựa chọn, thị trườngtiêu thụ, nhịp độ tăng trưởng và các mục tiêu và tài chính … Tuy nhiên,vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu cho từng thời kỳ

Chiến lược bộ phận : là một số chiến lược tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp như sau :

* Chiến lược sản phẩm :

Là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thoảmãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng về sản phẩmtrong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ Trìnhđộ sản xuất càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chiến lượctiêu thụ sản phẩm càng trở nên quan trọng, chiến lược sản phẩm khôngnhững chỉ bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đúng hướng, mà còn gắnbó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanhnghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung của chiến lược sản phẩm là nhằm trả lời câu hỏi là : - Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì ?- Số lượng bao nhiêu và cho ai ?

Tuy nhiên, một phần câu hỏi này đã được xác định, phần còn lại,cụ thể hơn thuộc về nội dung của chiến lược sản phẩm và được thể hiệnnhư sau :

- Xác định kích thước của tập hợp sản phẩm trong chiến lược : Là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại mỗi loại và sốmẫu mã của mỗi chủng loại doanh nghiệp chuẩn bị đưa ra thị trường.

Kích thước của tập hợp sản phẩm gồm 3 số đo : chiều dài biểuhiện số loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thịtrường, tức là phản ánh mức độ đa dạng hoá sản phẩm của doanhnghiệp Chiều rộng của tập hợp biểu hiện số lượng các chủng loại của

Trang 11

mỗi loại sản phẩm Cuối cùng, trong mỗi chủng loại được lựa chọn cần chỉra những mẫu mã nào sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh để bán ra thị trường.

- Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới :

Phát triển sản xuất mới ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu kháchquan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, yêucầu phải nghiên cứu sản phẩm mới, xuất phát từ sự phát triển của khoahọc, kỹ thuật và cạnh tranh trên thị trường, do vậy phải đòi hỏi doanhnghiệp cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm hiện có thì mới giành được lợithế trong cạnh tranh Mặt khác, mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sốngnhất định, khi sản phẩm cũ đã bước sang giai đoạn suy thoái, thì doanhnghiệp phải có sản phẩm mới thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục củaquá trình sản xuất kinh doanh.

* Chiến lược giá cả :

Mặc dù thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả đã nhường vịtrí hàng đầu cho cạnh tranh bằng chất lượng, dịch vụ nhưng giá cả làcông cụ cạnh tranh quan trọng Do vậy doanh nghiệp cần phải xác địnhmột chiến lược giá phù hợp cho từng loại sản phẩm và từng thời kỳ hoạtđộng của doanh nghiệp

Chiến lược giá cả mối quan hệ mật thiết với chiến lược sản phẩm.Chiến lược sản phẩm dù rất quan trọng nhưng nếu không được hỗ trợbởi chiến lược giá cả thì sẽ thu hút được ít hiệu quả Xác định mộtchiến lược giá cả đúng đắn sẽ đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm chodoanh nghiệp Và từ đó sẽ đảm bảo các mục tiêu khác

* Chiến lược phân phối :

Chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ là phương hướng thểhiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho kháchhàng của mình trên thị trường mục tiêu.

Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản

Trang 12

làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kếttrong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưuthông hàng hóa nhanh chóng, góp phần giảm chi phí.

Chiến lược này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược sảnphẩm và chiến lược giá cả Chiến lược phân phối chịu ảnh hưởng củachiến lược giá cả nhưng đồng thời nó cũng tác động ngược trở lại đốivới việc xây dựng và triển khai hai chiến lược này.

* Chiến lược giao tiếp và khuyếch trương :

Là chiến lược sử dụng kỹ thuật yểm trợ bán hàng nhằm mục đíchthúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế chỉ huy, ngườisản xuất không cần quan tâm xây dựng chiến lược giao tiếp, khuyếchtrương Bởi lẽ họ chỉ là người giao nộp chứ không phải là người bán.Trong nền kinh tế thị trường, thì mục tiêu của người bán là lợi nhuận,do vậy, phải thu hút khách hàng, thực hiện các hoạt động yểm trợ bánhàng Do vậy vai trò của chiến lược giao tiếp và khuyếch trương trở nêncực kỳ quan trọng trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chiến lược giaotiếp khuyếch trương là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho chiến lược sảnphẩm, giá cả và phân phối.

Chiến lược giao tiếp khuyếch trương bao gồm những chiến lược sau :- Chiến lược quảng cáo : là chiến lược sử dụng các phương tiệnthông tin về sản phẩm, hoặc cho người trung gian, người tiêu dùngtrong một khoảng thời gian nhất định.

- Chiến lược xúc tiến bán hàng : là chiến lược sử dụng những kỹthuật đặc thù nhằm gây ra một sự gia tăng nhanh chóng Xúc tiến bánhàng, bao gồm những kỹ thuật như : bán hàng có thưởng, khuyến mại,giảm giá tức thì, giảm giá nhân ngày lễ, khai trương …

- Chiến lược yểm trợ bán hàng : là chiến lược của người bánhàng, nhằm gắn bó chặt chẽ với người mua hoặc gắn những người sảnxuất kinh doanh với nhau thông qua việc sử dụng hoạt động của các

Trang 13

hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội nghị kháchhàng, hội chợ …

2.2.3 Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ sản phẩm :

Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược dự kiến là công việc cuốicùng có tầm quan trọng, quyết định đến mức độ đúng đắn của chiếnlược tiêu thụ sản phẩm, khi thẩm định chiến lược tiêu thụ sản phẩm cầnphải tuân thủ các nguyên tắc sau :

- Thứ nhất : chiến lược tiêu thụ sản phẩm, phải được đảm bảomục tiêu bao trùm của doanh nghiệp, trong kinh doanh thường có nhiềumục tiêu, các chiến lược tiêu thụ dự kiến có thể khác nhau về số lượngvà mức độ các mục tiêu nhưng không thể khác nhau mục tiêu bao trùm.

- Thứ hai : chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải có tính khả thi, phảiphù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

- Thứ ba : chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo giải quyếtđược mối quan hệ về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và thị trường.

2.3 Phương án sản phẩm của doanh nghiệp :

2.3.1 Những căn cứ để xây dựng, lựa chọn, quyết định phươngán sản phẩm :

Muốn có một phương án sản phẩm tối ưu, khi xây dựng, lựa chọnvà quyết định phải dựa trên những căn cứ nhất định, nó là cơ sở xâydựng, mà còn là tiêu chuẩn để lựa chọn, quyết định phương án sảnphẩm Tuy nhiên, mỗi loại hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp mà xác định những căn cứ khác nhau để xây dựng lựa chọn,quyết định phương án sản phẩm của mình, do vậy mà những căn cứ nàycũng không hoàn toàn giống nhau Cụ thể nó được bao gồm như sau :

- Căn cứ vào chiến lược tiêu thụ sản phẩm và phương án tiêu thụtổng hợp.

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường.

Trang 14

2.3.2 Nội dung của phương án sản phẩm :

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp trongthời kỳ xây dựng phương án sản phẩm Đây là phương án sản phẩmkhông chỉ bám sát mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm mà cònvận dụng một cách cụ thể và linh hoạt trong thời kỳ hiện tại.

- Quyết định khối lượng sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường Đâylà nội dung then chốt của phương án sản phẩm, khối lượng sản phẩm,dịch vụ đưa ra thị trường không phải chỉ nêu một cách chung chung, góigọn trong một con số tổng hợp mà phải chỉ ra (số lượng bao nhiêu ?,chất lượng thế nào ?, người mua cần lúc nào ? cho ai ? ở đâu ? …).

- Nếu các điều kiện cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm,dịch vụ đã quyết định trong phương án, như vật tư, thiết bị, công nghệ,vốn, lao động, bộ máy và cán bộ thực hiện …

- Tính toán kết quả tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm trongphương án Việc tính toán kết quả kinh doanh là nội dung của nhiềuphương án bộ phận khác, như phương án giá thành, phương án lợinhuận, phương án huy động và sử dụng vốn … Trong phương án sảnphẩm không đề cập một cách chi tiết nhưng phải nêu một cách kháiquát trên các chỉ tiêu chủ yếu như : năng suất lao động, tỷ suất vốn đầutư, thời gian thu hồi, lợi nhuận và giá thành.

- Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án sản phẩm, bao gồm : thờigian bắt đầu và kết thúc của phương án, những hoạt động cơ bản vàbiện pháp bảo đảm thực hiện phương án đã đề ra Người chịu tráchnhiệm tổ chức chỉ đạo các bộ phận và cá nhân liên quan.

- Dự kiến các sai lệch và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thựchiện phương án sản phẩm và các biện pháp đề phòng, ngăn chặn, xử lýcác sai lệch và rủi ro đó.

- Dự kiến điều chỉnh khối lượng sản phẩm của phương án khi sảnxuất kinh doanh thuận lợi hơn và có khả năng tăng khối lượng sản

Trang 15

phẩm cao hơn dự kiến rong phương án hoặc gặp khó khăn vượt qua dựkiến đòi hỏi phải rút bớt khối lượng sản phẩm

III MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM:

3.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một tất yếu kháchquan:

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng quan trọng của quá trìnhtái sản xuất Việc tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn trên thị trường giúp chodoanh nghiệp rút ngắn chu kỳ sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tiếp tụcchu kỳ sản xuất sau.

- Mục đích của doanh nghiệp là sản xuất - kinh doanh đem lại lợinhuận ngày càng cao, do đó phải sản xuất, tiêu thụ nhiều, nhanh cácloại sản phẩm thông qua các thị trường tiêu thụ, với những hình thứctiêu thụ phù hợp.

- Như chúng ta đã biết, nhu cầu tiêu dùng thì rất phong phú, đadạng nhưng nhu cầu về một mặt hàng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh thì có giới hạn mà trên thị trường luôn luôn có sự cạnh tranh quyếtliệt giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm Và lẽ tấtnhiên là doanh nghiệp nào cũng phải tìm cách để dành được những điềukiện thuận lợi nhất để sản xuất và tiêu thụ.

Vì vậy, mở rộng thị trường tiêu thụ là đòi hỏi khách quan đối vớicác doanh nghiệp.

3.2 Các phương hướng và các biện pháp cơ bản nhằm củng cốvà mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức theo hướng: Gọn,nhẹ, chuyên, tinh và có hiệu quả:

Các biện pháp :

- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp, phân địnhrõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận.

Trang 16

Xây dựng cơ cấu lao động tối ưu dựa trên các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.

-3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là cơ sở chodoanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ:

3.2.3 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thịtrường, mở rộng các hoạt động thông tin quảng cáo nhằm mở rộngthị trường tiêu thụ:

Các biện pháp :

- Tăng cường hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường

- Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với đặc điểm sản phẩm,chi phí cho quảng cáo ở mức tối thiểu song lại có hiệu quả tối đa.

- Lựa chọn các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng và phươngthức tiêu thụ hợp lý.

- Tổ chức các kênh tiêu thụ và kết hợp các phương thức tiêu thụ sảnphẩm.

IV CƠ SỞ LÝ THUYẾT MARKETING VỀ TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA DOANH NGHIỆP:

4.1 Những khái niệm căn bản của Marketing:

Trang 17

- Marketing có thể là toàn bộ nhưng hoạt động giúp doanh nghiệpxác định được nhu cầu, mong muốn đó một cách hiệu quả hơn các đốithủ cạnh tranh Điều này nói lên quá trình marketing của doanh nghiệpnhư sau:

+ Xác định được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp+ Xác định được nhu cầu mong muốn của thị trường mục tiêu+ Thoả mãn những nhu cầu, mong muốn đó một cách hiệuquả hơn

- Marketing còn liên quan tới cả những phạm vi rộng hơn, nó đặtnền tảng trên một số khái niệm như sau:

+ Nhu cầu hay nhu cầu tự nhiên: là cảm giác thiếu hụt mộtcái gì đó mà con người cảm nhận được.

+ Mong muốn là những cụ thể của nhu cầu tự nhiên, mongmuốn có thể là vô hạn.

+ Cầu hay nhu cầu có khả năng thanh toán: là mong muốncó khả năng mua và sẵn lòng mua Tuy nhiên cái mà marketing cóthể khởi tạo nên là mong muốn và cầu đó chính là ý muốn sở hữunhững sản phẩm cụ thể, muốn mua sắm sản phẩm với khả năng tàichính của mỗi người.

+ Sản phẩm là những cái được đưa ra nhằm thoả mãn mộtnhu cầu, mong muốn nào đó Nhưng giá trị của sản phẩm là sự sosánh giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm này và chi phíbỏ ra để có được sản phẩm đó.

+ Sự thoả mãn: là trạng thái của người tiêu dùng có đượckhi sử dụng sản phẩm đã mua Sự thoả mãn chỉ xuất hiện sau khikhách hàng đã mua và đã sử dụng sản phẩm Đây là khái niệmcực kỳ quan trọng của marketing vì nhiệm vụ của marketing làphải tạo nên, duy trì sự thoả mãn của khách hàng

Trang 18

+ Quản trị marketing: là một quá trình bao gồm việc phântích lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra thực hiện Nókhông chỉ liên quan đến các sản phẩm hữu hình mà còn cả dịch vụvà ý tưởng Quản trị marketing có nhiệm vụ là ảnh hưởng đếnmức độ, tính chất thời điểm và cơ cấu của nhu cầu theo cách giúpcho tổ chức đạt được mục tiêu của nó.

4.2 Một số cơ hội marketing cơ bản trong công tác tiêu thụ sản phẩm:

- Thâm nhập thị trường: Đây là việc làm tăng doanh số tiêu thụnhững sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại baogồm các cách chủ yếu sau:

+ Khuyến khích những khách hàng hiện tại của doanhnghiệp mua nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định Điềunày có thể có tác dụng khi khách hàng không phải là người muathường xuyên.

+ Cố gắng thu hút các khách hàng của các đối thủ cạnh tranhchuyển đổi nhãn hiệu sử dụng Điều này có thể có tác dụng nếu nhưdoanh nghiệp thấy được những điểm yếu chính trong sản phẩm, haytrong các chương trình marketing của các đối thủ cạnh tranh.

+ Thuyết phục những người chưa sử dụng sản phẩm củadoanh nghiệp thành người sử dụng.

- Phát triển thị trường: là việc tìm kiếm những thị trường mới mànhu cầu của họ có thể được đáp ứng bởi các sản phẩm hiện có điều nàyđược thể hiện như sau:

+ Nhận dạng các nhóm khách hàng tiềm ẩn trong khu vựcbán hàng hiện có và kích thích sự quan tâm của họ đối với sảnphẩm của doanh nghiệp.

+ Tìm kiếm những kênh phân phối mới trong các khu vựchiện tại nhằm đưa sản phẩm tới những nhóm khách hàng mới.

Trang 19

+ Xem xét việc tiêu thụ sản phẩm ở những khu vực mớihoặc ở nước ngoài.

- Phát triển sản phẩm: là việc nghiên cứu những khả năng thayđổi đặc điểm của các sản phẩm hiện có như tính chất cơ lý hoá, kiểudáng, mầu sắc, kích cỡ nhằm có được những sản phẩm hoàn thiện hơn,đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của thị trường hiện tại.

- Đa dạng hoá: là việc tham gia vào những lĩnh vực kinh doanhhoàn toàn mới Sản xuất những sản phẩm khác với những sản phẩm màdoanh nghiệp đang sản xuất Điều này chỉ có thành công khi ngành địnhnhảy và có tốc độ tăng trưởng hấp dẫn và có thể sử dụng nhiều điểmmạnh của doanh nghiệp.

Ví dụ : Công ty đang sản xuất gia công hàng may mặc có thể

chuyển sang kinh doanh các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành mayhoặc đảm nhiệm cả khâu cung ứng vật liệu như vải, khuy, cúc cho cácCông ty may mặc khác.

4.3 Chính sách về phân phối hàng hoá:

- Vai trò và chức năng của phân phối hàng hoá: là toàn bộ côngviệc để đưa một hàng hoá từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùngcó nhu cầu, bảo đảm về chất lượng, thời gian, số lượng chủng loại, kiểudáng, màu sắc mà người tiêu dùng mong muốn Đây là một khâu rấtquan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá nó ảnh hưởng lớn đến các chínhsách sản phẩm, chính sách giá cả, quảng cáo và xúc tiến bán hàng, dovậy mà chu trình sản xuất và phân phối sản phẩm có liên quan chặt chẽvới nhau.

- Kênh phân phối hàng hoá: là tập hợp các tổ chức có trách nhiệmbảo đảm đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng Nói cách khác kênhphân phối hàng hoá là đường đi của một hàng hoá từ nơi sản xuất đếnnơi tiêu dùng Nó bao gồm ba loại kênh phân phối như sau:

Trang 20

+ Kênh trực tiếp (kênh không cấp): người tiêu dùng muahàng trực tiếp của người sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùngkhông có một khâu trung gian nào.

+ Kênh ngắn (kênh một cấp): hàng hoá từ người sản xuấtđược chuyển cho người bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ rồi mới tớingười tiêu dùng.

+ Kênh dài (kênh nhiều cấp): giữa sản xuất và tiêu dùng cónhiều khâu trung gian

- Xây dựng mạng lưới phân phối: được tạo ra bởi toàn bộ cáckênh mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm dịch vụ tới tay ngườitiêu dùng cuối cùng Khi lựa chọn kênh phân phối thì doanh nghiệp cầnphải tính tới các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối hàng hoá như:

* Đặc điểm của thị trường:

+ Loại khách hàng: khách hàng cá nhân hay khách hàngcông nghiệp

+ Số lượng khách hàng tiềm năng: số lượng khách hàngcàng nhiều càng cần nhiều khâu phân phối trung gian.

+ Vị trí địa lý của khách hàng+ Khối lượng và tần suất mua+ Các thói quen của khách hàng* Đặc tính của sản phẩm:

+ Tính dễ hư hỏng: kem, nước đá, rau quả tươi, hoa tươi cần chọn kênh ngắn nhất

+ Tính mùa vụ: lập các kênh theo mùa vụ+ Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm

* Đặc điểm của nhà trung gian:

+ Tính sẵn có về trang thiết bị, cửa hàng phục vụ cho kinh doanh+ Thiện chí chấp nhận sản phẩm của nhà phân phối trung gian+ Thế mạnh của vị trí cửa hàng

Trang 21

* Đặc điểm cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giữa các điểm bán với các đối thủ

+ Cạnh tranh với các kênh phân phối của các đối thủ đangsử dụng

* Đặc điểm của Công ty:+ Khả năng tài chính

+ Kinh nghiệm về tổ chức các kênh phân phối+ Chính sách marketing hiện tại của Công ty* Đặc điểm về môi trường:

+ Điều kiện kinh tế+ Khả năng quản lý

- Quảng cáo:

Quảng cáo là toàn bộ các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếchtrương các ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ do người bảo trợ thực hiện màphải trả tiền Đặc biệt là bán hàng vào những khách hàng tiêu dùng tiềmtàng Quảng cáo là đầu tư Một sự đầu tư mà góp phần rất quan trọngnhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Mục tiêu thông tin

Quảng cáo có 3 nhóm mục tiêu: Quảng cáo nhằm để thuyết phụcQuảng cáo nhằm để nhắc nhở- Marketing trực tiếp:

Trong marketing trực tiếp, người ta sử dụng thư, điện thoại và

Trang 22

cho khách hàng hoặc yêu cầu họ có phản ứng đáp lại tại bất kỳ một địađiểm nào Những công cụ chủ yếu của marketing trực tiếp là:

+ Marketing bằng catalog+ Marketing bằng thư trực tiếp+ Marketing qua mua hàng điện tử+ Marketing trực tiếp tổng hợp- Khuyến mại:

Đây là hình thức bao gồm nhiều công cụ khác nhau, thường làngắn hạn và có tính chất tạm thời, nhằm kích thích người tiêu dùnghoặc những người phân phối mua các sản phẩm/dịch vụ ngay lập tứckích thích những người thờ ơ phải mua hàng Làm cho khách hàng từchỗ mua lần đầu tiến tới mua đều đặn, lấy được sự trung thành củakhách hàng Bao gồm có các hình thức khuyến mại như sau:

+ Phân phát hàng mẫu+ Phiếu mua hàng ưu đãi

+ Hoàn trả tiền mặt, chiết giá hoặc bớt tiền+ Thêm hàng hoá

+ Bao gói theo giá rẻ+ Thưởng hay có quà tặng

+ Giải thưởng cho các cuộc thi, quay xổ số, bốc thăm, tròchơi

+ Có phần thưởng cho khách hàng thường xuyên+ Dùng thử miễn phí

+ Bảo hành sản phẩm

Ngoài ra các Công ty còn áp dụng các công cụ marketing khácnhư: tham gia triển lãm thương mại, tổ chức các cuộc hội thảo về tínhnăng tác dụng của sản phẩm, tham gia các hội chợ trong nước và quốctế, mở các cuộc thi bán hàng, tham gia các hiệp hội kinh doanh.

- Mở rộng quan hệ với công chúng

Trang 23

Mở rộng quan hệ với công chúng là một công cụ marketing quantrọng, Công ty không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, ngườicung ứng và các đại lý của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảocông chúng có quan tâm

Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng thực tếhay tiềm ẩn đến khả năng Công ty đạt được những mục tiêu của mình

Mở rộng quan hệ với công chúng bằng các hoạt động sau:

+ Mở rộng quan hệ với giới báo, tạp chí, đài phát thanh vàtruyền hình Tác động để các phương tiện này đăng tải các bàiviết, phát đi các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về sảnphẩm và về doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp mở các chiến dịch tuyên truyền về sảnphẩm của mình Tạo dựng hình ảnh sản phẩm hoặc hình ảnh Côngty trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên phương tiệntruyền thông của Công ty.

+ Tham mưu: Đề xuất với lãnh đạo Công ty những kiếnnghị về các vấn đề có liên quan đến công chúng và về vị trí hìnhảnh của Công ty

Sau đây là một số công cụ chủ yếu để mở rộng quan hệ với côngchúng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.

* Xuất bản phẩm: Các Công ty cho in và phân phát những cuốnsách nhỏ giới thiệu về sản phẩm, về công ty, những tư liệu nghe nhìn,bản tin của công ty các báo cáo và tạp chí.

* Các sự kiện: Công ty tổ chức những hoạt động nhân có nhữngsự kiện như tổ chức những hội nghị báo chí, hội thảo chuyên đề, nhữngcuộc đi chơi, triển lãm thi và hội thao, lễ kỷ niệm, bảo trợ các hoạtđộng thể thao và văn hoá để tiếp cận công chúng mục tiêu.

Trang 24

* Tin tức: Viết bài trên các báo, tạp chí đưa tin trên đài phátthanh hoặc truyền hình, càng tranh thủ được báo chí thì càng có điềukiện giành được nhiều vị trí tốt hơn để tuyên truyền cho Công ty.

* Hoạt động công ích: ủng hộ các quỹ từ thiện, xây nhà tìnhnghĩa, lập quỹ học bổng cho sinh viên.

* Phương tiện nhận dạng: Công ty cần phải cố gắng tạo ra những đặc điểmnhận dạng nổi bật để công chúng có thể nhận ra ngay Đặc điểm nhận dạng đượcthể hiện trên logo của Công ty trên các công văn, giấy tờ, danh thiếp, thư tínthương mại, biển hiệu, màu sắc đặc trưng của sản phẩm được sơn trên Công ty,trên các biển quảng cáo nhận dạng qua quần áo đồng phục

- Bán hàng trực tiếp:

Nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp Công ty với khách hàng.Những người bán hàng là người thay mặt Công ty quan hệ với rất nhiềukhách hàng và đồng thời cũng đem cho Công ty những thông tin tìnhbáo cần thiết về khách hàng Vì vậy tổ chức tuyển chọn, đào tạo, quảnlý, động viên lực lượng bán hàng là một công việc mà Công ty phảigiành một sự quan tâm thoả đáng.

Bán hàng trực tiếp là một nghệ thuật lâu đời Những nhân viênbán hàng có hiệu quả không chỉ cần có trực giác, mà họ còn phải đượchuấn luyện phương pháp phân tích và cách cư xử với khách hàng Ngàynay bán hàng là một nghề đòi hỏi phải nắm vững và vận dụng cả mộtloạt những nguyên tắc.

Hình I: Các bước chủ yếu của quá trình bán hàng

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Thăm dò v à s ng à

Tiếp cận sơ

Tiếp cận

Giới thiệu v à trình

Khắc phục ý

kiến phản đối

Kết thúc thương

Theo dõi v à duy trì

Trang 25

CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG:

Ngày 19/12/1996, với quyết định số 3016/CP/TLDN ngày1/1/1997 Công ty may Phù Đổng chính thức được thành lập với số vốngóp của Công ty May 10 (Tổng công ty dệt may Việt Nam VINATEX)quyết định số 226-CNN/TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ Công nghiệp vàLiên đoàn lao động huyện Gia Lâm, quyết định thành lập số 765/TC-QĐngày 28/9/1978 của Liên hiệp Công đoàn Thành phố Hà Nội.

Công ty may Phù Đổng là Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc Sởcông nghiệp Hà Nội được thành lập với mục đích chuyên sản xuất giacông và tiêu thụ các mặt hàng may mặc, kinh doanh xuất nhập khẩu cácloại vật tư, sản phẩm thuộc ngành may và các loại hoạt động khác đượcNhà nước cho phép Công ty đưa vào hoạt động như một Xí nghiệp, một thànhviên trực thuộc Công ty May 10 và chịu sự hạch toán của Công ty May 10.

Đến ngày 1/7/1997, Công ty may Phù Đổng đã được tách ra vàhoạt động độc lập (hạch toán độc lập).

Tên giao dịch : PHU DONG GARMENT COPANYTên viết tắt : PHU DO GARCO

Trụ sở chính : Km7 - quốc lộ 5 - Gia Lâm - Hà NộiĐiện thoại : 04.8765573

Trang 26

Trong thời gian đầu mới thành lập, Công ty đã gặp rất nhiều khókhăn như số vốn đầu tư có hạn, số lượng công nhân lao động chưanhiều, trình độ về chuyên môn, trình độ tay nghề còn hạn chế…Bêncạnh đó mẫu mã sản phẩm của Công ty còn chưa phong phú, chưa đadạng Chính vì vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự nỗ lực, cố gắngcủa toàn thể công nhân lao động trong Công ty và sự giúp đỡ của mộtsố cơ quan chức năng khác có liên quan, đã cố gắng tìm hướng giảiquyết để ổn định sản xuất Do vậy Công ty đã thực hiện các biện phápnhư đầu tư đổi mới các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu bằng các thiết bịmới hiện đại hơn, tổ chức bồi dưỡng các cán bộ quản lý, công nhân laođộng nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghêcho người lao động Mặt khác thì mạnh dạn đặt quan hệ với các đối táclàm ăn mở rộng thị trường trong nước và quốc tế…Cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân viên trong Công ty Nhờ đómà Công ty đã đạt được những thành công đáng kể và đứng vững trênthị trường Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện phân phối theo laođộng, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thầncho người lao động, đồng thời cũng tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trìnhđộ về văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộcông nhân viên trong Công ty Không ngừng cải tiến mẫu mã chấtlượng sản phẩm, nhờ đó mà Công ty đã đưa doanh thu từ5.150.137.528đ năm 2002 và 7.053.971.518đ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ năm 2003.

Trang 27

là áo khoác, áo sơ mi nam, nữ các loại, áo sơ mi trẻ em, bộ ngủ, quầnshort… Ngoài ra còn sản xuất theo quy cách mẫu mã của khách hàng.

1.2.2 Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty may Phù đổng:

Là khai thác hết khả năng của mình để mở rộng sản xuất, mở rộngthị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu Từ đầutư sản xuất cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với cáctổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, không ngừng nghiên cứu, đổimới áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý,công nhân kỹ thuật có tay nghề cao…

Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp, công nghiệpViệt Nam nói chung và Công ty may Phù Đổng nói riêng đều phải tự chủvề sản xuất kinh doanh, tự chủ về hạch toán độc lập Do đó mà bộ máy tổchức của Công ty đã được thu gọn lại Công việc quản lý đã đi vào nềnếp, chính điều này đã làm cho kết quả kinh doanh của Công ty ngày càngphát triển Đưa doanh thu từ 5.150.137.528đ năm 2002 tăng lên7.053.971.518đ chiếm tỷ lệ tăng hơn năm trước  136,98% doanh thu.Đời sống của công nhân trong Công ty được cải thiện và nâng cao đángkể.

II MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TYCÓ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM:

2.1 Nhiệm vụ sản xuất, tính chất sản phẩm của Công ty:

2.1.1 Nhiệm vụ sản xuất:

Công ty trách nhiệm hữu hạn may Phù Đổng thuộc Sở Công nghiệpHà Nội là một Công ty liên doanh giữa Công ty May 10 (GARCO 10) vớiLiên đoàn lao động huyện Gia Lâm có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, giacông hàng may mặc để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ranước ngoài, thu lợi nhuận để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trang 28

Công ty may Phù Đổng (PHUDO GARCO) có trụ sở chính đóngtại Km số 7 - Quốc lộ 5 - Gia Lâm - Hà Nội Với tổng số cán bộ côngnhân viên là 350 người, hàng năm sản xuất trên 600 nghìn sản phẩmcung cấp cho thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.

Với đặc điểm thuận lợi là gần thủ đô Hà Nội - là nơi tập trungđông dân cư cũng như nhiều các doanh nghiệp, giao thông vận tải thuậnlợi Vì thế, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặcbiệt là trong việc giao dịch, ký kết các hợp đồng tiêu thụ cũng như việcnắm bắt thông tin của thị trường cũng rất thuận lợi.

2.1.2 Tính chất sản phẩm:

Công ty may Phù Đổng là một doanh nghiệp sản xuất hàng maymặc, do đó sản phẩm của Công ty cũng có những đặc điểm chung vớihàng may mặc nói chung đó là:

- Sản phẩm may mặc mang tính thời trang: Khi kinh tế phát triển,mức sống được nâng cao thì nhu cầu thiết yếu này càng trở nên quantrọng Bên cạnh đó, tính dân tộc, lối sống văn hoá cũng là những yếutốt tác động đến nhu cầu của sản phẩm may mặc…Do loại sản phẩmnày thể hiện bản sắc văn hoá và thói quen tiêu dùng của mỗi dân tộc.

- Quần áo là nhu cầu thiết yếu của con người trong đời sống hàngngày, mọi tầng lớp, lứa tuổi, địa phương ở khắp nơi trên thế giới đềucần tới sản phẩm của ngành may.

- Sản phẩm may mặc có khả năng giao lưu trên thị trường quốc tếcao, không như một số mặt hàng khác, nó mang tính phổ biến nhất làđối với phụ nữ, trẻ em.

- Sản phẩm may mặc thể hiện bản sắc văn hoá, trình độ, mức sốngcủa mỗi dân tộc.

- Sản phẩm may mặc mang tính chất thời vụ, mùa hè may quần áomùa đông và ngược lại, mùa đông may quần áo cho mùa hè.

Trang 29

- Sản phẩm may mặc có kết cấu ít phức tạp, dễ bảo quản, khôngchịu tác động nhiều của thời tiết đến chất lượng sản phẩm.

- Sản phẩm khi làm ra có thể dễ dàng vận chuyển với khối lượng lớn,ít hư hỏng trong quá trình vận chuyển dù bằng bất cứ hình thức vận nào.

- Sản phẩm may mặc cũng là sản phẩm dễ hoà nhập tính dân tộcvà tính hiện đại Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập cácloại thị trường khác nhau.

2.2 Quy trình công nghệ chế tạo của sản phẩm:

Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của ngành may bao gồmrất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình chế tạo sản phẩm, mỗicông đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùngnhư máy may, máy thêu, là, máy ép…Nhưng có những khâu mà máymóc không đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm,trong đó mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và cómối quan hệ mật thiết với nhau Với tính chất như vậy yêu cầu đặt ra làphải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trínhchế tạo sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độnhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng, cũng như đưađược sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm.

Công ty may Phù Đổng có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liêntục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước, công việc làm bằng tay,bằng máy Vì vậy Công ty đã tổ chức bộ phận sản xuất thành các tổnhỏ, bao gồm một tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là và một tổ đóng gói Trong dómỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể vềquy cách may, lắp ráp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩm Việcgiám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hànhthường xuyên và kịp thời Qua đó mà những thông tin phản hồi cũng

Trang 30

chất lượng cao Với Công ty may Phù Đổng trong cùng một chuyền sảnxuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể kháiquát quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty qua bảng sau:

Hình 2 : Sơ đồ các khâu sản xuất cơ bản

Hình 3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam.

CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

KIỂM HÓAĐÓNG GÓI

KHO THÀNH PHẨM

KHO NGUYÊN LIỆU

ĐO ĐẾM VẢI

PHÂN BỔ

PHÂN BÀN XÓA PHẤN ĐỤC DẤUCẮT, PHÁ CỌTVIẾT SỐ PHỐI

KIỆNKHO BÁN

56

Trang 31

2.3 Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty:

2.3.1 Các bộ phận sản xuất chính như sau:

Bộ phận giác mẫu là do Phòng kỹ thuật đảm nhận có trách nhiệm

nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, sau đólắp ráp lên bìa cứng.

Bộ phận chuẩn bị sản xuất: Từ 1 đến 4 là công đoạn chuẩn bị

sản xuất do tổ chuẩn bị sản xuất đảm nhận với nhiệm vụ tiếp nhậnnguyên liệu về kiểm tra, đo đếm, phân bổ vải, phân bàn cắt.

Bộ phận may: Từ 5 đến 14 do các tổ sản xuất đảm nhận có nhiệm

vụ cắt, lắp ráp sản phẩm (may sản phẩm) là gấp, kiểm tra sản phẩm vàcho vào túi PE sau khi đã hoàn thành.

Bộ phận đóng gói: Từ 15 đến 18 do tổ đóng gói và thủ kho đảm

nhận, đây là khâu cuối để đóng gói sản phẩm trước khi xuất kho.

2.3.2 Các bộ phận sản xuất phụ trợ như sau:

Tổ pha: Có nhiệm vụ chỉnh lại các số đo kiểm tra đủ chi tiết, để

phục vụ sản xuất.

Phân xưởng cơ, điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, điều chỉnh các

máy, thiết bị hư hỏng…

Bộ phận vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ vệ sinh, chỉnh đốn

nơi làm việc, duy trì môi trường làm việc sạch sẽ theo tiêu chuẩn củangành may mặc.

Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty và tài sản cá

nhân theo người lao động như các phương tiện đi làm và thực hiện5

Trang 32

Trên đây là toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuấtsản phẩm nói chung của Công ty may Phù Đổng đối với sản phẩm maymặc việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở tất cả các công đoạn sảnxuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối.

2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty may Phù Đổng:

Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tùy thuộc vào quy mô,loại hình kinh doanh Công ty may Phù Đổng là một đơn vị hạch toánđộc lập, được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chứ nàyrất phù hợp với tình hình của Công ty trong tình hình hiện nay Nó gắncán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ.Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ, thông báo tổng hợp cũng đượcchuyển từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban Tuy nhiên nó cũng đòihỏi sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty.

PHÒNGTÀICHÍNHVÀ KẾTOÁN

PHÒNG KẾHOẠC

PHÓ GIÁMĐỐC

PHÒNG TRƯỞNG CA

Trang 33

Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý Công ty may Phù Đổng, được thểhiện qua chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Hội đồng quản trị : Là cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm

cao nhất trong Công ty Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Giám đốcđiều hành Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi hoạt động củaCông ty, có quyền bổ nhiểm, thay đổi miễn nhiệm Giám đốc…

- Giám đốc điều hành : Là người giúp việc cho Hội đồng quản trị

và được ủy quyền thay mặt Hội đồng quản trị giải quyết các công việctrong Công ty, là người đứng ra đại diện pháp nhân của Công ty, tổchức điều hành mọi hoạt động trong Công ty Có trách nhiệm tổ chức,thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Hội đồngquản trị thông qua Tổ chức thực hiện các nội quy, quy định của Côngty theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người và chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồngquản trị.

- Phó Giám đốc : Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được

ủy quyền thay mặt Giám đốc, giải quyết các công việc khi Giám đốcvắng mặt, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyếtđịnh của mình Quản lý phụ trách các mặt như: Công tác kế hoạch vàchuẩn bị sản xuất theo đúng tiến độ kế hoạch và các hợp đồng kinh tếcủa Công ty Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng, sử dụng thiết bịđiện, nước trong sản xuất, đại diện lãnh đạo về quản lý chất lượng tronghệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.

Trang 34

- Trưởng ca sản xuất : Là người giúp việc cho Giám đốc, phó

Giám đốc, có trách nhiệm trực tiếp phụ trách một ca sản xuất và cácmặt công tác như nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, tính chấtnguyên phụ liệu của từng mã hàng, kiểm tra tài liệu kỹ thuật, mẫu mãsản phẩm Ngòai ra, trưởng ca còn có trách nhiệm hướng dẫn cho cánbộ quản lý tổ sản xuất sắp xếp, bố trí dây chuyền sản xuất công nghệ vàđôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong ca mà mình phụ trách,đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có trách nhiệm tham mưu,

giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực như tổ chức lao động tiềnlương, giải quyết các chính sách và chế độ về lao động tiền lương theođúng pháp luật hiện hành đối với người lao động, xây dựng định mứcđơn giá trả lương, chuẩn bị công tác lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạocông nhân kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, thammưu cho Giám đốc về việc bố trí sắp xếp hợp lý lao động trong Côngty.

- Phòng tài chính kế toán : Có chức năng tham mưu giúp việc

cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán của Công ty, quản lý tàichính trong Công ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹlương trong Công ty Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính, thực hiệnđầy đủ chế độ hạch toán, quản lý kinh tế tài chính Công ty nhằm sửdụng đồng tiền, vốn đúng mục đích và đúng chế độ chính sách hợp lý,phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Bộ phận quản lý chất lượng (KCS) : Có chức năng tham mưu,

giúp việc cho Giám đốc Công ty,Phó Giám đốc Công ty trong công tácquản lý chất lượng, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt độngcó hiệu quả, kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuốicủa quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng được nhu cầumong đợi của khách hàng.

Trang 35

- Phòng kế hoạch : Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo

Công ty có trách nhiệm cung cấp các thông tin bằng số liệu cụ thể, vàtiến độ sản xuất theo từng khâu, từng bộ phận, quản lý chất lượng sảnphẩm trong từng thời điểm sản xuất Đồng thời phòng kế hoạch còn cóchức năng tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuấtkinh doanh của Công ty.

- Phòng kỹ thuật : Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc,

Phó Giám đốc công ty quản lý công tác kỹ thuật công nghệ Ngoài ra,phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ giác mẫu sắp xếp các dây chuyền sảnxuất trong Công ty, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ sảnxuất trong Công ty Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ máymóc, thiết bị, cung cấp các thông số kỹ thuật cho các bộ phận khác.

- Tổ sửa máy : Là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng, nhiệm

vụ thường xuyên bảo quản, sửa chữa định kỳ các loại máy móc, thiết bịtrong Công ty.

- Kho nguyên phụ liệu : Là nơi dùng để có nguyên liệu chính và

nguyên liệu phụ như vải các loại, chỉ…và các thành phẩm sử dụngtrong hoạt động sản xuất của Công ty.

* Nhận xét:

Bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty may Phù Đổng:- Ưu điểm : Đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giải quyết xuyên suốtmọi vấn đề trong Công ty Các phòng ban chức năng được phân côngnhiệm vụ cụ thể Do đó đã phát huy được hết khả năng chuyên môn củatừng cá nhân và gắn chặt trách nhiệm rõ ràng Có mô hình dễ quản lý,dễ kiểm soát, kết cấu này để tạo điều kiện, khả năng, nghiệp vụ đượcnâng cao tạo nên sự ổn định trong điều hành và dễ dàng cho việc đàotạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề…

Ngay từ ngày đầu mới thành lập Công ty may Phù Đổng đã xây

Trang 36

hiện các mục tiêu chiến lược chung mà Công ty đã đề ra Điều lệ củaCông ty quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đó.

Với bộ máy và phong cách quản lý mới Công ty may Phù Đổngđã dần dần xóa đi sự ngăn cách giữa hoạt động của các phòng bannghiệp vụ với các bộ phận thành viên, tạo sự gắn bó hữu cơ, sự cộngđồng trách nhiệm trong bộ máy tổ chức quản lý Cũng chính vì vậycông việc trong Công ty đã diễn ra khá trôi chảy, nhịp nhàng, ăn khớpvới nhau Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong Công tyđược phân công, công việc thích hợp với đơn vị đó Tuy nhiên hoạtđộng của từng bộ phận đó lại được phối hợp rất hài hòa để cùng đạtđược những mục tiêu chung của Công ty đề ra.

- Nhược điểm :

+ Kết cấu này tạo nên sự dập khuôn, ít phát huy được sự sáng tạotrong công việc của cán bộ, công nhân viên có thể giỏi một việc nhưngkhông biết nhiều việc khi chuyển đổi bộ phận có lúc gặp khó khăn banđầu.

+ Tỷ lệ giám tiếp ở một số đơn vị cao, chưa phù hợp.

+ Chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu về công trác tổ chức sản xuất.

2.5 Đặc điểm về lao động:

Trong những năm qua, Công ty may Phù Đổng đã đạt được nhữngtiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội Một trong lý do để có đượckết quả này là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo Công tytrong việc đầu tư, phát huy nguồn nhân lực trong Công ty Đó chính làyếu tốt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty.

Do yêu cầu sản phẩm của ngành may nhất là trong thời kỳ xunghướng sử dụng các sản phẩm mang tính thời trang đang rất phát triểnnên lao động của ngành may phải có tính tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì và cókỹ thuật cao Công ty đã xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, công nhân

Trang 37

để động viên họ tự giác tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ, quan tâm chặt chẽ hơn đến việc tuyển chọn nhân lực,ban hành quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng cho người lao động.

Công ty may Phù Đổng nằm ở Km7 - quốc lộ 5- Gia Lâm - HàNội Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc sử dụng lao động, hầu hết độingũ lao động trong Công ty có độ tuổi từ 20 đến 35 Tuổi công nhân sảnxuất còn rất trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu đượccông nghệ mới, tự giác, tăng quy mô sản xuất Nếu Công ty phát huyđược tốt nguồn lực này thì chắc chắn Công ty có một chỗ đứng vữngchắc trên thị trường và tạo được thuận lợi cho quá trình sản xuất diễn ranhịp nhàng, đảm bảo nâng cao năng suất lao động trong toàn Công ty.Do vậy mà Công ty đã nhận thức được việc đào tạo và nâng cao taynghề cho người lao động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao củacông việc Công ty đã ban hành quy chế đào tạo và nâng cao tay nghềcho người lao động Trên cơ sở này, hàng năm phòng tổ chức lao độngtiền lương xây dựng kế hoạch đào tạo như đào tạo nâng bậc, đào tạo tinhọc, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý Đến nay Công ty đã có độingũ lao động như sau:

Bảng 1 : Cơ cấu lao động Công ty may Phù Đổng

1 Theo giới tính+ Nam

+ Nữ

112,27118,342 Theo tính chất và trình độ đào tạo

+ Lao động trực tiếp sản xuất + Lao động gián tiếp

+ Cao đẳng và đại học

118,791001003 Theo nghề hiện tại

Trang 38

+ Thợ cắt+ Thợ may

+ Thợ là, đóng gói

(Nguồn: Phòng quản lý LĐ - TL)

Qua bảng thống kê về cơ cấu lao động Công ty may Phù Đổng tathấy số lao động trong Công ty mỗi năm lại được tăng lên cả về sốlượng và chất lượng Số công nhân viên trong năm 2003 tăng hơn sốcông nhân năm 2002 là 50 người chiếm tỷ lệ (116,67%) Số công nhânliên quan trực tiếp đến sản xuất năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là50 người chiếm tỷ lệ (118,79%) Điều này chứng tỏ quy mô sản xuấtkinh doanh của Công ty may Phù Đổng là ở quy mô vừa.

Do đặc thù của công việc may mặc là lao động nhẹ, nên côngnhân nữ chiếm đa số Theo số liệu thống kê lao động từ năm 2002 đếnnăm 2003 thì ở Công ty may Phù Đổng lao động nữ thường chiếm tỷ lệ76,33% đến 77,43% tổng số lao động trong Công ty Điều này đã làmcho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chế độ vớilao động nữ như công tác thai sản, con ốm mẹ nghỉ.

Để phát huy tính chủ động sáng tạo của các bộ phận trong việctriển khai sản xuất Năm 2004 Công ty lại tiếp tục tuyển thêm một sốlao động bổ sung vào một số phòng ban và các bộ phận sản xuất, khôngngừng nâng cao chất lượng lao động, tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ cóđầy đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương nhiệm vụ mới Bên cạnhđó, Công ty nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và ngườilao động…tạo ra nhận thức mới trong việc thực hiện chiến lược pháttriển sản xuất, kinh doanh của Công ty Do vậy chất lượng lao động củaCông ty được nâng lên rõ rệt, nó được thể hiện qua các đơn đặt hàngđưa vào sản xuất đều đảm bảo tiến độ giao hàng và chất lượng sảnphẩm.

Trang 39

2.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sảnphẩm và có ảnh hưởng rất lớn về giá thành của sản phẩm Tỷ trọng chiphí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm chiếm 50 - 60% giá thànhtoàn bộ sản phẩm Vì thế, công tác nguyên liệu có ý nghĩa rất quantrọng trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và trongviệc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Ở Công ty may Phù Đổng cơ cấu nguyên vật liệu được thể hiệnqua bảng sau:

Trang 40

Bảng 2 : C c u nguyên v t li u chínhơ cấu nguyên vật liệu chính ấu nguyên vật liệu chính ật liệu chính ệu chính

TTDanh mục vật liệuĐVTNguồn cungứng2002Số lượng sử dụng2003

(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)

Ở Công ty may Phù Đổng thì nguyên vật liệu có một số đặc điểmnhư sau:

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu gồm 2 nguồn cung cấp chủ yếu cho:+ Hoạt động làm hàng gia công xuất khẩu: Nguyên liệu phần lớnđều được bạn hàng cung cấp như: Vải, khuy nhãn mác, mex, túi pie…nếu khách hàng không cung cấp đủ số liệu cần thì họ sẽ đề nghị Côngty mua giúp cho đủ.

+ Để dùng cho hoạt động sản xuất hàng nội địa : Thông thườngnguyên liệu được ở các nước như:

* Vải thường mua các Xí nghiệp dệt: Đông Á, Phong Phú, ThắngLợi, Việt Thắng…

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3   : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Hình 3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam (Trang 30)
Hình 2   : Sơ đồ các khâu sản xuất cơ bản - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Hình 2 : Sơ đồ các khâu sản xuất cơ bản (Trang 30)
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Công ty máy Phù Đổng - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Sơ đồ b ộ máy quản lý công ty Công ty máy Phù Đổng (Trang 32)
Bảng 1   : Cơ cấu lao động Công ty may Phù Đổng - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 1 : Cơ cấu lao động Công ty may Phù Đổng (Trang 37)
Bảng 3   : Một số máy móc thiết bị chủ yếu - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 3 : Một số máy móc thiết bị chủ yếu (Trang 43)
Bảng 4   : Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 4 : Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (Trang 44)
Bảng 6  : Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 6 : Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Trang 48)
Bảng 8  : Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 8 : Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (Trang 53)
Hình 5  : Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Hình 5 : Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty (Trang 56)
Bảng 9 : Các thông tin cần thiết cho việc phân tích đối thủ cạnh tranh - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 9 Các thông tin cần thiết cho việc phân tích đối thủ cạnh tranh (Trang 67)
Bảng 10:    Danh sách máy móc, thiết bị cần đầu tư - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
Bảng 10 Danh sách máy móc, thiết bị cần đầu tư (Trang 71)
5. Bảng tóm tắt chi phí và hiệu quả của các biện pháp: - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty may phù đổng.DOC
5. Bảng tóm tắt chi phí và hiệu quả của các biện pháp: (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w