Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
Trang 1CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động khôngngừng Để cho một nền kinh tế phát triển thì một yếu tố rất quan trọng trong việcthúc đẩy nền kinh tế của một nước đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thôngthuận lợi và giao thông đường thuỷ thì cảng biển là một bộ phân không thể thiếutrong hệ thống giao thông đường thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoáđược vận chuyển bằng đường biển Chẳng hạn như hơn 30 năm trở về trước, nhờhình thành cảng trung chuyển quốc tế đã đưa Singapore trở thành trung tâm thươngmại, tài chính quốc tế,… kế hoạch đó đã là cho Singapore phát triển như bây giờ.Việt Nam cũng vậy trong việc phát triển kinh tế thì cảng là một bộ phận để giaothông, mà giao thông có thuận lợi thì đất nước mới có cơ hội để phát triển kinh tế -xã hội, mới giao lưu thông thương với các nước trên thế giới.
Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi traođổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần khôngnhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việt Nam có tiềm năng về biển, có nguồn hànghoá dồi dào trong đó có đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long làvựa lúa của cả nước đóng góp 60% sản lượng gạo , 90% kim ngạch xuất khẩu gạo,
65% kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của cả nước (nguồn: báo điện tử kinh tếnông thôn) Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long ngày
càng tăng nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hoa ngày càng tăng cao, vị trí của cáccảng biển trong hệ thống giao thông ngày càng quan trọng.
Mặt khác, với địa hình của đồng bằng sông Cửu Long thì các tuyến giao thôngđường sông trở thành “mạch máu” quan trọng giúp các tỉnh đồng bằng sông CửuLong thông thương, giao lưu hàng hóa đến với các vùng miền trong cả nước và trênthế giới góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì việc thu hútnhà đầu tư vào để phát triển nền kinh tế của đất nước, nhưng điều mà nhà đầu tư nào
Trang 2khi đầu tư đều phải chú trọng đó là cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, hệ thống giaothông đặc biệt là hệ thống cảng biển có đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoáhay không khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó hệ thống cảng biển cũng góp phần làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đếnnăng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế do chi phí vận chuyển cóhợp lý hay không
Đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt, hệ thống cảng biển cũnggóp phần vào việc phát huy thế mạnh và tiềm năng vốn có của vùng của vùng khônglãng phí điều kiện tự nhiên vốn có nếu khai thác đúng và hợp lý
Hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng phát triển thì các doanh nghiệp có càng nhiềucơ hội hơn để vươn mình ra thế giới cạnh tranh với các nước trên thế giới, các doanhnghiệp ngày càng có cơ hội phát triển, ăn nên làm ra góp phần thúc đẩy nền kinh tếvùng phát triển, từ đó nền kinh tế của đất nước cũng phát triển theo
Vì vậy hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nói chung trong đó cảng là một phầnkhông thể thiếu trong hệ thống giao thông và là một phần không thể thiếu trong mộtnền kinh tế phát triển để phát huy thế mạnh của mình so với các nước khác Cảnghoạt động vừa mang tính chất phục vụ vừa là một đơn vị kinh tế, cùng với các doanhnghiệp khác trong cả nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong cả nước.Hệ thống cảng biển phát triển mạnh không những chính cảng biển đó đống góp vàosự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo cơ hội và điều kiện cho các hoạt động khác,các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế khác phát triển và thúc đẩy nền kinh tế trongnước phát triển
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Hoạt động vận tải mang tính chất phục vụ, vì vậy sản phẩm của vận tải đó chínhlà hoạt động ấy Cũng do đặc tính phục vụ nên sản phẩm của vận tải cũng mang tínhchất khác biệt.
Hoạt động vận tải có ích lợi là do đối tượng vận chuyển (hành khách hoặc hànghóa) được di chuyển tới nơi cần thiết Như vậy tính sử dụng của hoạt động đưa đếnviệc làm thỏa mãn nhu cầu cần có Điều lợi đem lại do đối tượng đó có tại nơi yêucầu lại nằm ngoài phạm vi của sản xuất vận tải Như vậy giá trị sử dụng của hoạt
Trang 3động vận tải thống nhất với mục đích sản xuất, phải dựa trên chính bản thân sự dichuyển.
Tóm lại, giá trị sử dụng của hoạt động vận tải phát sinh và được tiêu thụ ngaytrong quá trình vận tải.
Sau hoạt động vận tải, giá trị sử dụng của vận tải không còn, nhưng giá trị củahoạt động vận tải vẫn còn tồn tại trong giá trị của đối tượng vận chuyển Cũng giốngnhư các sản phẩm khác giá trị của hoạt động vận tải được xác định bởi thời gian laođộng xã hội cần thiết để làm ra quá trình hoạt động vận tải đó Khi hàng hóa đượcvận chuyển đến nơi yêu cầu thì giá trị của nó tăng thêm một lượng đúng bằng giá trịcủa hoạt động vận tải tạo ra Biểu hiện về mặt giá trị thành sản phẩm thì giá thànhnày có bao gồm chi phí cho vận tải.
Mác đã chỉ ra rằng trong sản xuất, hàng hóa nhận giá trị mới, giá trị này tồn tạiđộc lập và nhờ có phần đóng góp của lao động sống vào nên nó cao hơn giá trị củanguyên, vật liệu, thiết bị dùng để làm ra hàng hóa đó Mác đã diễn đạt điều đó bằngbiểu thức mô tả các giai đoạn kế tiếp liên tục biến tiền ở dưới dạng tư bản côngnghiệp qua quá trình sản xuất ra giá trị mới cao hơn của hàng hóa để rồi cuối cùnglại trở lại dạng tiền với số lượng nhiều hơn.
Nếu ta coi sự phục vụ vận tải là có thể bán được thì là bán chính bản thânhoạt động phục vụ ấy chứ không thể coi đấy là hàng hóa tách rời ra khỏi quá trìnhsản xuất Do đó quá trình sản xuất ra giá trị mới trong vận tải sẽ không có khâu hànghóa mới được sản xuất ra và nó sẽ có dạng:
T - H ………SX - T`TLSX
Tóm lại hoạt động vận tải là một dạng sản xuất đặc biệt, sản phẩm của nóchính là bản thân của hoạt động ấy Sản phẩm của vận tải được sinh ra và tiêu thụngay trong quá trình của hoạt động vận tải.
Khối lượng của sản xuất vận tải được đo bằng các đại lượng bằng khối lượngvận chuyển nhân với quảng đường vận chuyển của hoạt động vận tải.
Trang 41.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các năm theonhiều hướng khác nhau: theo chiều hàng, theo loại hàng, theo mặt hàng, theo thờigian và theo phương án xếp dỡ.
- Đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả năngđáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ
- Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sảnlượng của Cảng Cần Thơ và biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy và tậndụng những thuận lợi Xác định ưu khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn và điểmmạnh, điểm yếu của Cảng Cần Thơ trong việc thực hiện sản lượng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian: Cảng Cần Thơ1.3.2 Thời gian:
- Lấy số liệu từ năm 2005, 2006, 2007
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Cảng Cần Thơ từ ngày 25/02/2008 đến ngày25/4/2008
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 20071.3.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiện cứu
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ
năm 2006 ( Phạm Hoàng Trãi- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh)
Trang 5CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Các khái niệmSản lượng thông qua
Sản lượng thông qua là sản lượng hàng hoá thực tế vào cảng.
Sản lượng xếp dỡ
Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng
hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tiện của khách hàng
xuống kho bãi của cảng.
Sản lượng chuyển thẳng
Sản lượng chuyển thẳng là lượng hàng hoá chuyển trực tiếp từ cảng Cần Thơlên phương tiện của khách hàng hay từ phương tiện của khách hàng lên cảng CầnThơ.
Sản lượng lưu kho
Sản lượng lưu kho bãi là sản lượng hàng hoá thực tế đã lưu qua kho tại CảngCần Thơ
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là mối quan hệ tỉ lệ của mức độ cần đạt theokế hoạch đề ra với mức độ thực hiện đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ tiêukinh tế nào đó Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch công ty phải phấn đấu.Số tương đối Mức độ cần đạt theo kế hoạch
hoạch (%) Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ phần trăm
Trang 6Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt đượctrong kỳ với mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nàođó Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối Mức độ thực tế đạt được trong kỳ
kế hoạch (%) Mức độ đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ
Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt đượccủa bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nàođó Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty Cảng Cần Thơ từ phòng kế hoạch và đầutư, phòng tổ chức hành chánh, phòng sửa chữa và công nghệ, thu thập số liệu từ cácphương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet, ……
2.2.2 Các phương pháp phân tích.
Để đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các nămtheo nhiều hướng khác nhau ta tiến hành phương pháp phân tích là thu thập số liệu
Trang 7từ phòng kế hoạch và đầu tư sau đó sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và sốtuyệt đối và số kết cấu để phân tích số liệu.
Để đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khảnăng đáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ thì bằng biện pháp là thu thậpsố liệu từ phòng kỹ thuật – công nghệ và phòng kế hoạch và đầu tư ta tiến hành dùngphương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích.
Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sảnlượng của Cảng Cần Thơ bằng biện pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ các phòngban và thu thập số liệu thứ cấp từ các phương tiện đại chúng như sách, báo, mạnginternet
Trang 8Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước Dưới sự lãnh đạocủa Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và xâydựng các ngành kinh tế ổn định đời sống, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương.Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận từ cảng quânsự thuộc tiểu đoàn vận tải thủy (D804) trung đoàn vận tải Quân Khu 9 (E 659) chotỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và sở giao thông vận tải Hậu Gianglà cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ
Để thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách đổi mới, Ủy bannhân dân tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ – UTB 90 ngày 10 tháng 01 năm1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số1393/QĐ – UBT 92 ngày 28 tháng 11 năm 1992.
Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồntại trên thị trường khu vực Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao vềcho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 9năm1993 Năm 1997 để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần thơ đến Sài Gòn,Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tunạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải 23.000 Dwt, mơn nước 8m vào làm hàngtại Cảng Cần Thơ
Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảmbảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải trong khu vực theo quyết định số:91/1998/QĐ – TTG, ngày 08 tháng 5 năm 1998 của thủ tướng chính phủ đồng ý
Trang 9chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc Tổng công ty Hànghải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển, có nhiều khả năng đầu tưcho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đầutư khai thác bến container phía thượng lưu cảng với diện tích 19.000m.
Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và hội nghị lầnthứ 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nângcao hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nhà Nước Được sự thống nhất Của Thủ TướngChính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam ban hành theo quyết định số: 631/QĐ – HĐBT ngày 30 tháng 7 năm 2002sáp nhận Cảng Cần Thơ với công ty xếp dỡ Cần Thơ thành một dơn vị trực thuộccảng Sài Gòn với tên chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CAN THOPORT.
Đầu tháng 12-2006, Cảng Cần Thơ-đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn -chính thứcđược tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc tổngCông ty Hàng hải Việt Nam.
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
-Thời tiết: 2 mùa, mùa khô: tháng 11-tháng 4; mùa mưa: tháng 5- tháng 10.
Bình quân nhiệt độ 280C, độ ẩm 81% Gió mùa Đông Bắc: tháng 10 – tháng 4; TâyNam: tháng 5 – tháng 9.
-Thủy triều: Bán nhật triều, chênh lệch bình quân 3m-4m.
3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh khai thác.
- Xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển các loại hàng hóa: hàng container, sắt thép,
thiết bị, hàng siêu trường siêu trọng, hàng bao, hàng xá,…
- Dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa, đóng rút ruột hàng container, cho thuêkho bãi.
- Dịch vụ hỗ trợ, lai dắt tàu biển ra vào các cảng sông Hậu.
- Dịch vụ vận tải thủy bộ tuyến Cần Thơ – TPHCM, Cần Thơ – các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long, và vận chuyển hàng hóa sang Campuchia.
- Dịch vụ cung ứng tàu biển: cung cấp nước ngọt, nhiên liệu, thực phẩm, đỗrác,…
Trang 103.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật3.1.2.1 Khu vực cầu cảng
3.1.2.4 Vị trí các phòng ban
Khu văn phòng làm việc nằm sát ngay cổng ra vào, tập trung các phòng bannghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi liên hệ làm việc, đối diện vớikhu vực hoạt động trong cảng, có thể nhìn thấy và giám sát hoạt động và xử lý cáctình huống xảy ra kịp thời Đối diện bãi B là văn phòng làm việc của đội bốc xếp cơgiới nằm ngay sát cổng cảng là văn phòng làm việc của ban khai thác
Trang 113.1.2.5 Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ
STT Tên phương tiện Số lượng Sức nâng / tải / công suất
-( Nguồn: Phòng kỹ thuật – công nghệ)
Qua việc thống kê trang thiết bị hiện có của công ty và tình trạng trang thiếtbị kỹ thuật hiện nay vẫn còn tốt và được tu sửa một cách có khoa học Trang thiết bịtương đối hiện đại với công suất phù hợp và đầy đủ loại cần thiết Từ đó cho thấyCảng Cần Thơ có tiềm năng rất lớn và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàngtương đối cao về trang thiết bị kỹ thuật
3.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban3.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
P.KHAI THÁC TH/VỤ-Thương vụ - Marketing
-Pháp chế
- Trực ban khai thác
P.KỸ THUẬT-C/NGHỆ- Cung ứng vật tư-kỹ thuật
- Sữa chữa cơ khí- Công trình - ATLĐ
P.GIAO NHẬN-K/HÀNG- Kết toán-thống kê
- Tổ giao nhận-kho hàng- Tổ quản lý container
P.BỐC XẾP-TỔNG HỢP- Thống kê
- Trực ban(cơ giới-bốc xếp)
P.TỔ CHỨC-H/CHÁNH- Tổ chức-Nhân sự
-Lao động-Tiền lương- Hành chánh
PHÒNG BẢO VỆ
-Bảo vệ
- PCCC- An ninh cán bộ
P.TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN- Tài chính
- Kế toán
P.KẾ HOẠCH-ĐẦU TƯ-Kế hoạch tổng hợp
-Dự án đầu tư
-Thống kê-Quản lý số liệu
P.DỊCH VỤ HÀNG HẢI- Dịch vụ hàng hải
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ
PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC
Trang 13Hình 1: Sơ đồ của cảng Cần Thơ
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng độiBan giám đốc: ( Bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc)Giám đốc:
Trách nhiệm:
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trình tổnggiám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiệntheo quy định của pháp luật.
Trang 14- Căn cứ phưong án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ đã được tổnggiám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tình hình thực hiện nhiệmvụ sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trong từng thời kỳ để triển khai công tácphòng chức năng và định biên cho phù hợp, đồng thời báo cáo cho tổng giám đốcTổng công ty Hàng hải Việt Nam trước khi quyết định.
- Việc bổ nhiệm các chức danh cán bộ của Cảng Cần Thơ phải thực hiện theoquy định tại Quy chế phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ và lao động, tiền lương củaTổng công ty Hàng hải Việt Nam đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộcTổng công ty
- Tổ chức xây dựng và ban hành các bản quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng quản lý và đơn vị sản xuất kinhdoanh thuộc Cảng Cần Thơ phù hợp với Điều lệ và tổ chức hoạt động của Cảng CầnThơ
Tùy theo nhu cầu thực tế và tính chất hoạt động cảu từng bộ phận trực thuộc,giám đốc cảng quyết định thành lập các tổ công tác chuyên sâu trực thuộc bộ phậnđó trên cơ sở đề nghị của trưởng phòng Đồng thời, nếu xét thấy cần thiết cũng cóthể thành lập thêm một số hội đồng, tiểu ban chuyên trách khác để thực hiện cáccông tác riêng khác theo phân cấp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Điều lệĐảng.
Cảng Cần Thơ có 09 phòng tham mưu - nghiệp vụ và sản xuất kinh doanhsau:
-Phòng Tổ Chức - Hành Chánh-Phòng Tài chính – Kế Tóan-Phòng Kế Hoạch - Đầu Tư-Phòng Khai Thác- Thương Vụ-Phòng Kỹ Thuật – Công Nghệ.-Phòng Giao Nhận – Kho Hàng-Phòng Dịch vụ Hàng hải-Phòng Bảo vệ
-Phòng Bốc xếp Tổng hợp.
Trang 15Trưởng phòng là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm cá nhân trướcgiám đốc cảng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ công tác đã được giao chobộ phận mình phụ trách Tùy theo yêu cầu công việc, mỗi phòng tham mưu nghiệpvụ, sản xuất kinh doanh đều có một trưởng phòng hoặc các phó trưởng phòng làmnhiệm vụ giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng vềlĩnh vực chuyên môn, công tác được giao.
Số lượng nhân viên, lao động trong mỗi bộ phận trực thuộc do giám đốc cảngxét duyệt sẽ do trưởng phòng đề nghị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ quyền hạn quyđịnh cụ thể tại quy chế của công ty.
Phòng tổ chức – hành chánh Chức năng:
Hành chánh, lễ tân, quản trị văn phòng.
- Tổ chức – cán bộ, quản trị nguồn nhân lực, bảo vệ chính trị nội bộ.- Lao động – tiền lương.
- Y tế, bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe.
Nhiệm vụ:
- Công tác hành chính, lễ tân và quản trị văn phòng:
Duy trì thường xuyên chế độ phục vụ nhu cầu công việc, thông tin liên lạc,
sinh hoạt hằng ngày và đi công tác theo đúng quy chế chung cho lãnh đạo, cán bộcông nhân viên cảng.
Chuẩn bị cơ sở vật chất phương tiện phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc;
hoạt động lễ hội, sinh hoạt đoàn thể.
Giúp việc giám đốc công tác thi đua – khen thưởng, hoạt động xã hội từ
thiện do cảng tổ chức hoặc tổ chức tham gia.
Lập kế hoạch và mua sắm văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, quà
tặng cần thiết,… Phục vụ yêu cầu làm việc cho cán bộ công nhân viên và cho tiếpthị cảng.
Thực hiện các tác nghiệp văn phòng, công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ
doanh nghiệp, con dấu và tài liệu liên quan khác.
Trang 16Quản lý hành chính nhà văn phòng, trang thiết bị văn phòng làm việc, nhà
khách nội bộ, thiết bị thông tin liên lạc, các loại ô tô con; bảo trì, giám sát kỹ thuậthệ thống máy vi tính của cảng.
- Công tác tổ chức cán bộ, đào tao nguồn nhân lực, bảo vệ chính trị nộibộ:
Tham mưu soạn thảo văn bản nghiệp vụ nhằm hực hiện Điều lệ của cảng,
các quy chế phân cấp quản lý của Tổng công ty để giám đốc cảng ban hành theothẩm quyền hoặc trình tổng công ty phê duyệt.
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý sử dụng laođộng của cảng Lập phương án chi tiết để sắp xếp tổ chức, phân loại lao động, xâydựng định biên lao động, tiêu thức hóa các chức danh chuyên môn theo phân cấpcủa Tổng công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng - cho thôi việc Lập thủtục tiếp nhận lao động, điều động, chuyển chức danh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của cảng theo phân cấp của Tổng công ty.
Lập phương án sắp xếp, huy động lao động trên cơ sở các phương án sản xuấtkinh doanh được giám đốc phê duỵêt theo đề nghị của trưởng phòng.
Chuẩn bị nhân sự, chương trình đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động; đàotạo bồi dưỡng cán bộ quản lý kế cận phục vụ sản xuất và phát triển cảng.
Chủ trì thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm theo quy định.Theo dõi, lập hồ sơ để xuất trình hội đồng kỷ luật lao động xem xét quyếtđịnh các trường hợp bị coi là vi phạm nội quy lao động, các quy định quản lý củagiám đốc cảng hoặc pháp luật nhà nước có liên quan.
Thực hiện các chế độ quản lý và thống kê, báo cáo hiện hành về cán bộ, laođộng tiền lương, tổ chức bộ máy, bảo vệ chính trị nội bộ … theo quy định.
- Công tác lao động - tiền lương:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động tiền lương, đơn giá tiềnlương, quy chế trả lương, các định mức lao động trình Tổng công ty phê duyệt.
Trang 17Xây dựng các định mức giữa ca, công tác phí hoặc các phụ cấp công táckhác,… trình giám đốc cảng phê duyệt theo thẩm quyền.
Phối hợp các bộ phận thuộc cảng, căn cứ quy chế hiện hành thực hiện phânphối tiền lương hàng tháng; tiền thưởng ngày lễ, thưởng cuối năm,….thực hiện đầyđủ các chính sách chế độ và quyền lợi cho công nhân viên theo pháp luật lao độngvà thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
Chủ trì bình xét nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên theođúng chế độ, chính sách hiện hành và phân cấp của tổng công ty.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác:
Thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộcông nhân viên cảng.
Quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bảo hiểm xã hội phối hợp giải quyết chế độbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn… cho cán bộ công nhân viên.
Theo dõi, tổ chức chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường.
Theo dõi và thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với phương tiện văn phòng, ôtô con do giám đốc giao.
Phòng tài chính kế toán:Chức năng:
- Thực hiện các hoạt động tài chính - kế toán, nghiệp vụ kế toán và giám sátchế độ sử dụng vốn, quỹ, tài sản được giao cho cảng theo phân cấp của Tổng côngty.
- Chuẩn bị các nguồn vốn phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầutư, phát triển của cảng theo phân cấp và trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ban tài chính –kế toán Tổng công ty, giám đốc cảng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích hoạt động tài chínhtháng/quý/năm để báo cáo giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Quản lý hoạt động kế toán:
Tổ chức hoạt động chuyên môn của bộ phận kế toán – tài vụ và các nghiệp vụkế toán tại cảng.
Trang 18Là bộ phận thường trực giúp giám đốc cảng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảotoàn, phát triển các nguồn vốn của cảng do Tổng công ty giao cũng như các nguồnvốn tự huy động khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ về tổ chức và hoạt độngcủa cảng.
Nghiên cứu, xây dựng hoặc đề xuất ý kiến cải tiến các quy chế quản lý nội bộvề tài chính, tài sản của cảng và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy chếđó.
Giám sát thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế theo phân cấp Trựctiếp tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời rõ ràng mọi hoạtđộng tài chính của cảng.
Lập báo cáo định kỳ theo quy định chung hoặc yêu cầu của giám đốc cảng vềcác hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính; Phân tích giá thành, chi phí sản xuất, …nhằm giúp giám đốc cảng đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh chung của từngloại hình kinh doanh trong cảng.
Chủ động đề xuất các biện pháp cân đối các nguồn vốn nhằm phục vụ nhucầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cuảcảng.
Thực hiện việc lưu trữ, bảo quản, phân loại các loại hồ sơ chứng từ tài chính,sổ sách kế toán, giấy tờ về sở hữu tài sản, hợp đồng kinh tế theo quy định pháp luậthiện hành.
Tổ chức thanh toán, đăng ký, báo cáo và nộp các khoản nghĩa vụ đối vớingân sách nhà nước, kinh phí cấp trên các khoản nợ gốc, lãi vay ngân hàng (nếu có).
Trực tiếp xử lý công nợ tồn đọng và các khoản nợ khó thu khó đòi khác.Cân đối và trích nộp đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện chế độ bảohiểm xã hội; bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định hiện hành.
Chủ trì việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để chứng minh giá vật tư – phụtùng, giá bán hàng hóa, giá mua hàng trên thị trường … Nhằm tham mưu cho giámđốc cảng xây dựng giá thành hợp lý, chống thất thoát tài sản, tiền vốn của cảng…
Kiểm tra, hướng dẫn các phòng ban trong toàn cảng về công tác thiết lập,quản lý, khai thác sử dụng các sổ sách thống kê, hệ thống bảng biểu, cũng như
Trang 19nguyên tắc sử dụng quản lý hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, vật tư – phụ tùng,cung ứng dịch vụ có thu….
- Công tác khai thác, chuẩn bị nguồn vốn:
Chủ động giải quyết nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu tài chính phục vụ sảnxuất kinh doanh và công tác hàng ngày của cảng.
Chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại và các nguồnvố tự huy động hợp pháp khác để phục vụ nhu cầu đầu tư – phát triển mở rộng sảnxuất kinh doanh của cảng.
- Xây dựng kế hoạch và phân tích tài chính:
Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, đầu tư tài chính củacảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Giúp giám đốc cảng phân tích các hoạt động kinh tế, nhằm đánh giá đúng kếtquả và hiệu quả sử dụng vốn của cảng.
Phòng kế hoạch - đầu tưChức năng:
Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực kinh tế - kế hoạch, thống kê.
Lập báo cáo sản xuất kinh doanh, đầu tư trong năm và dự kiến năm sau.
Nghiên cứu định hướng và lập các dự án đầu tư theo phân cấp của Tổng côngty.
Nhiệm vụ:
- Công tác kế hoạch – thống kê:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và hàng năm theo khả năngthực tế nguồn hàng và thị trường của cảng với các chỉ tiêu về sản lượng, thu - chi tàichính, lao động – tiền lương, quan hệ ngân sách trình tổng công ty phê duyệt.
Lập các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng/quý/năm và kiểmsoát thực hiện nhằm điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp thị trường và nguồn lực cảng.
Thực hiện phân tích báo cáo thống kê, đề xuất phương án và ý tưởng mới vềtổ chức sản xuất, kinh doanh, phương hướng đầu tư.
Trang 20Kết hợp chặt chẽ các phòng ban chức năng, lập kế hoạch định hướng chiếnlược kinh doanh của cảng, chiến lược đầu tư – phát triển cảng.
Lập số liệu tổng hợp về sản lượng, thu – chi tài chính, đầu tư, sửa chữa cơkhí, xây dựng cơ bản, lao động – thu nhập… theo quy định thống kê.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ số liệu, tài liệu của cảng thuộc lĩnh vực kinh tế - kếhoạch, thống kê theo quy định giám đốc theo chế độ bảo mật.
Phục vụ kịp thời các yêu cầu khai thác, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thẩmquyền về số liệu, tài liệu thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định phápluật thống kê.
- Công tác đầu tư:
Nghiên cứu chuẩn bị các dự án mới nhằm phát triển và hiện đại hóa thiết bị
phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cảng hoặc hợp tác liên kết đầu tư.
Lập các phương án kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư về mua sắmphương tiện thiết bị, công trình xây dựng cơ bản của cảng trình Tổng công ty phêduyệt.
Chủ trì làm việc với các ban Dự án – Đầu tư, Tài chính – Kế toán của Tổngcông ty để theo dõi, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư được duyệt.
Tuân thủ quy trình nghiệp vụ và trình tự lập thủ tục xét chọn thầu thựchiện dự án đầu tư kỹ thuật, dự án xây dựng công trình; tham gia giám sát, nghiệmthu quyết toán vốn dự án theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch xây dựng cơ bản và thực hiện dựán đầu tư xây dựng công trình tháng /quý /năm theo hướng dẫn của Tổng công ty.
Thực hiện các thủ tục hành chính về qủn lý tăng, giảm tài sản theo quyđịnh hiện hành.
Phòng Khai thác - Thương vụChức năng:
Tham mưu quản lý điều hành khai thác cảng, sử dụng hiệu quả nguồn lựcthiết bị, cơ sở hạ tầng và lao động của cảng
Tham mưu xây dựng giá cước dịch vụ, thương thảo và ký kết hợp đồng kinhtế khai thác cảng
Trang 21Tổ chức hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường.
Xác nhận năng suất: cơ giới cẩu hàng, phương tiện vận chuyển, bốc xếp thủcông theo từng phương án sản xuất.
Thống kê, phân tích, lưu trữ số liệu, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sảnlượng của hàng ngày/ tháng/ quý/ năm.
Tính các loại cước thu hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng, phí tàu lai hỗ trợvà các phí dịch vụ hàng hải khác, phát hành hóa đơn tài chính cho khách hàng.
Kết hợp lập hồ sơ, chứng từ pháp lý giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liênquan đến quyền và trách nhiệm của cảng.
- Marketing
Trang 22Tổ chức hoạt động tiếp thị, thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng, thôngtin về giá cả, chất lượng phục vụ,… Và kiến nghị các giải pháp cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường hoạt động cảng biển trong và ngoài nước, thị trườngvận tải hàng hóa khu vực, đánh giá được mạnh - yếu, cơ hội – đe dọa đối với cảngnhằm đưa ra các giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược tiếp thị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong đó việctrọng tâm nhằm hướng tìm kiếm các đối tác chiến lược và phát triển dịch vụ đại lý,môi giới hàng hải trong tương lai.
Phòng kỹ thuật và công nghệ: Chức năng:
Tổ chức và duy trì hoạt động quản lý giám sát kỹ thuật phương tiện – thiết bị,cơ sở hạ tầng của cảng.
Nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Tham mưu thực hiện pháp luật bảo hộ lao động và môi trường trong sản xuất.
Nhiệm vụ:
- Quản lý và giám sát kỹ thuật:
Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật phương tiện, thiết bị xếp dỡ và phương tiện kỹthuật khác của cảng thông qua hệ thống sổ sách thống kê và kiểm tra thực tế.
Hướng dẫn và theo dõi về kỹ thuật công tác vận hành, bảo dưỡng và sửa chữaphương tiện thiết bị kỹ thuật của cảng theo đúng quy trình – quy phạm.
Chủ trì biên soạn, sửa đổi cải tiến các quy trình – quy phạm an toàn kỹ thuậtphương tiện thiết bị.
Xây dựng trình giám đốc duyệt định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư và phụtùng thay thế, định mức kỹ thuật với tùng phương tiện thiết bị.
Cùng các đơn vị hữu quan xác định kịp thời nguyên nhân các sự cố kỹ thuậtvà biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.
Thống kê và lập báo cáo tổng hợp tiêu hao nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, vậttư phụ tùng thay thế, sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ đột xuất, … Và chi tiết từngphương tiện, thiết bị kỹ thuật, công trình xây dựng cơ bản theo tháng/ quý/ năm.
Trang 23- Sửa chữa, bảo trì kỹ thuật:
Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh, thời gian quy định và nhu cầu thực tếđể xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳphương tiện kỹ thuật của cảng trình giám đốc cảng phê duyệt.
Chủ trì lập kế hoạch, phương án và dự toán kinh phí bảo dưỡng, sữa chữaphương tiện, thiết bị và trực tiếp tổ chức triển khai phương án đã được giám đốccảng phê duyệt.
Theo dõi, giám sát việc bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện thiết bị trong thờigian phương tiện đến hạn phảo sữa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật.
Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sửa chữa phương tiện, thiết bịcủa cảng với các đơn vị hợp đồng theo đúng chế độ hiện hành.
- Xây dựng cơ bản:
Tham mưu giám đốc và điều chỉnh kế hoạch xây dựng cơ bản phù hợp điềukiện thực tế của cảng; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản theo phương ánđược duyệt.
Khảo sát, lập dự toán sửa chữa công trình nội bộ, tổ chức triển khai thực hiệnphương án sửa chữa các công trình được giám đốc cảng phê duyệt.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng công trình xây dựng cơ bảnphục vụ sản xuất theo đúng với công năng thiết kế nhằm kéo dài tuổi thọ công trình.Lập và lưu trữ hồ sở kỹ thuật xây dựng cơ bản, hồ sơ dự án công trình xâydựng cơ bản, hồ sơ dự án công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của cảng có khoahọc.
Thực hiện chế độ lập báo cáo kế hoạch xây dựng cơ bản và thực hiện dự ánđầu tư xây dựng công trình tháng/ quý/ năm theo quy định của giám đốc.
- Cung ứng vật tư kỹ thuật:
Khai thác nguồn cung cấp các loại vật tư, phụ tùng thay thế, đảm bảo giá cảhợp lý, chất lượng phục vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng cho phương tiện, thiết bịnâng cao hiệu quả trong sản xuất
Trang 24Quản lý danh mục vật tư, xuất nhập vật tư, thu hồi thanh lý vật tư, theo quyđịnh quản lý kỹ thuật và phân cấp của giám đốc.
Tổ chức bảo quản – kiểm kê vật tư, phụ tùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng kỹthuật định kỳ theo quy định của giám đốc.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới:
Chủ trì công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mớinhằm tăng độ bền cho phương tiện thiết bị… giảm chi phí sửa chữa nâng cao hiệuquả sản xuất
Nghiên cứu các quy trình xếp dỡ hàng hóa, theo dõi kiểm tra hướng dẫn việcthực hiện quy trình, đồng thời đề xuất bổ sung kịp thời công nghệ xếp dỡ các loạihàng và đầu tư công nghệ xếp dỡ tiên tiến.
- An toàn lao động:
Phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, các quy trìnhquy phạm, nội quy an toàn lao động cho công nhân viên cảng và các đơn vị thamgia bốc xếp.
Xây dựng và trình duyệt kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch kiểm tra và đônđốc thực hiện công tác an toàn lao động hàng năm của cảng và các đơn vị tham giabốc xếp.
Phối hợp biên soạn tài liệu: quy trình, nội quy, giáo án huấn luyện an toànlao động hàng năm.
Kiểm tra thường xuyên công tác an toàn lao động, nhắc nhở và kiến nghị xửlý kịp thời các sai phạm an toàn vệ sinh lao động hiện trường và bảo vệ môi trườngtại cảng.
Tham gia lập biên bản báo cáo sự cố tai nạn lao động và giả quyết quyền lợicho người bị tai nạn lao động.
Tổng hợp tình hình công tác bảo hộ lao động từng thời kỳ Tổ chức rút kinhnghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa hữu hiệu.
Đề xuất các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh côngnghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động phù hợp thực tế dâychuyền sản xuất tại cảng.
Trang 25Kiến nghị các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường các công trình, dự ánkhai thác của cảng.
Phòng giao nhận - kho hàng Chức năng:
Thực hiện các thể lệ của Nhà Nước về giao nhận và kho hàng tại cảng biển.Lập phương án khai thác, kinh doanh kho bãi của cảng; phương án giao nhậnvận chuyển hàng hóa, thiết bị phục vụ cho các dự án của cảng và khách hàng.
Lập phương án làm giao nhận – vận chuyển và đại lý giao nhận container.
Nhiệm vụ:
Quản lý, lập phương án khai thác, kinh doanh kho bãi của cảng.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ cho các bộ phận cóliên quan theo yêu cầu quản lý của cảng.
Phối hợp lập hồ sơ giải quyết tranh chấp về tổn thất hàng hóa đúng thể lệ quyđịnh đảm bảo lợi ích của cảng và khách hàng.
Phối hợp Marketing, lập phương án kinh doanh dịch vụ giao nhận – vậnchuyển.
Trực tiếp lập phương án tiếp thị, thương thảo, đàm phán hợp đồng giao nhận–vận chuyển hoặc làm đại lý giao nhận container trình giám đốc ký.
Phòng giao nhận – kho hàng có các tổ sản xuất sau:- Tổ giao nhận:
Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của phó Trưởng phòng phụ trách giao nhận, có tổtrưởng điều hành trực tiếp.
Tổ trưởng tổ giao nhận do trưởng phòng giao nhận – kho hàng chỉ định, đượcgiao nhiệm vụ là người quản lý nhân viên thực hiện các quy định, quy chế của cảngvà trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ Quản lý phương tiện kỹ thuật trang bị được giaophục vụ cho nghiệp vụ giao nhận.
Tiếp nhận, phân phát kế hoạch sản xuất cho nhân viên, thực hiện các tácnghiệp giao nhận hàng hóa cảng biển theo kế hoạch, bảo đảm kiểm đếm chính xácvà trách nhiệm rõ ràng theo thể lệ quy định.
Trang 26Hướng dẫn công nhân, cơ giới xếp dỡ hàng hóa đúng yêu cầu kỹ thuật, đúngquy cách theo lô của tàu và quy định về phòng chống cháy nổ….
Tổng kết đầy đủ chính xác với tàu, báo cáo hàng ngày sản lượng thực hiện.Xác nhận năng suất bốc xếp thủ công, năng suất cơ giới theo phương án sảnxuất.
Phối hợp tổ chức thực hiện hợp đồng giao nhận – vận chuyển và đại lý giaonhận.
-Tổ kho hàng – bãi container:
Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Phó trưởng phòng phụ trách kho hàng – bãicontainer, có tổ trưởng điều hành trực tiếp.
Tổ trưởng tổ kho hàng – bãi container do Trưởng phòng giao nhận – khohàng chỉ định, được giao nhiệm vụ là người quản lý nhân viên thực hiện quy định,quy chế của cảng và trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ.
Quản lý hệ thống kho hàng, bãi chứa hàng, bãi container và các trang thiết bị,phương tiện kỹ thuật, vật tư kho hàng – bãi container phục vụ cho nghiệp vụ giaonhận – kho hàng.
Tổ chức khai thác tối đa diện tích kho – bãi, kho ngoại quan, bãi containerquản lý.
Tổ chức bảo quản, giao nhận hàng hóa lưu kho - bãi, kho ngoại quan đảmbảo chất lượng, số lượng, nhanh chóng, chính xác.
Phối hợp thực hiện thuận lợi các thủ tục về quản lý, tổ chức vận chuyển, bốcxếp, giao nhận và dịch vụ container tại cảng, đảm bảo lịch trình xếp dỡ cho các tàucontainer nhằm thu hút khách hàng.
Phòng dịch vụ hàng hải:Chức năng:
Tổ chức khai thác các dịch vụ hàng hải thông qua cảng.
Marketing khách hàng trong và ngoài nước cung ứng sản phẩm dịch vụ hànghải cho tàu biển tại cảng và các cảng trong khu vực.
Marketing làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu trong tương lai.
Nhiệm vụ:
Trang 27Căn cứ nhu cầu khách hàng và thị trừơng, xây dựng phương án khai thác cácdịch vụ hàng hải, phù hợp pháp luật kinh doanh và ngành nghề của cảng nhằm pháthuy tối đa ưu lợi thế vị trí và nguồn lực của cảng.
Phối hợp phòng khai thác – thương vụ để marketing và lập kế hoạch tiếp thịtới các hãng tàu, khách hàng khác nhằm khai thác nguồn cung ứng dịch vụ hàng hải.
Tham gia xây dựng chiến lược giá, chính sách giá dịch vụ; phối hợp tổ chứchội nghị khách hàng, thông tin giới thiệu quảng bá về khai thác cảng và các dịch vụhàng hải thu thập thông tin giá cước dịch vụ cạnh tranh, chất lượng cung cấp dịchvụ,… kiến nghị giải quyết các giải pháp cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng chiếnlược.
Tham mưu giám đốc ký kết các hợp đồng ghi nhớ dài hạn, các văn bản thỏathuận với khách hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng hải.
Phối hợp xây dựng chính sách tiếp thị, trong đó việc trọng tâm định hướngphát triển dịch vụ, môi giới hàng hải, dịch vụ giao nhận – vận chuyển.
Trực tiếp lập phương án tiếp thị, thương thảo, đàm pháp hợp đồng làm đại lýhàng hải cho các hãng tàu trình giám đốc ký.
Phòng bảo vệChức năng:
Tham mưu nắm tình hình an ninh chính trị, bảo vệ tài sản và trật tự an toànđịa bàn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi cho cảng.
Tham mưu lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ và công tác an ninh bếncảng nhằm bảo vệ tốt tài sản, phương tiện thiết bị cơ giới và công trình xây dựng cơbản hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ:
Xây dựng phương án bảo vệ an ninh - chính trị, bảo vệ tài sản và trật tự antoàn cơ quan; phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, giảm nhẹ thiêntai, nhằm bảo vệ tốt phương tiện thiết bị công trình của cảng phục vụ sản xuất kinhdoanh.
Trang 28Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nội quy ra vào cảng, các quy chế bảo vệcơ quan, nội quy phòng chống cháy nổ; phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hànhnội quy, thể lệ quy định đối với người, phương tiện hàng hóa ra vào cảng.
Tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ an toàn an ninh – chính trị đại bàn, an tòantài sản cơ quan, an toàn phòng chống cháy nổ và kịp thời phát hiện các vi phạm tiêucực báo cáo giám đốc xử lý.
Phối hợp ban chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ tổ chức huấn luyện quân sựcho lực lượng tự vệ cảng Chấp hành luật nghĩa vụ quân sự và chính sách hậuphương quân đội Chấp hành nghiêm chế độ bảo quản, giữ gìn vũ khí quân dụngđược trang bị theo quy định pháp luật.
Phối hợp phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an thành phố Cần Thơtổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên và độiphòng cháy chữa cháy nghĩa vụ.
Xây dựng nội quy quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, phươngtiện phòng chống cháy nổ được trang bị theo quy định pháp luật và quy chế.
Phối hợp và thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đốicho cán bộ Đảng, Nhà Nước, chuyên gia nước ngoài, thuyền viên nước ngoài đếntham quan hoặc làm việc tại cảng.
Phòng bốc xếp tổng hợpChức năng:
Quản lý thiết bị phương tiện vận tải, cơ giới xếp dỡ thực hiện nhiệm vụ bốcxếp, vận chuyển hàng hóa, lai dắt, hỗ trợ tàu biển,… phục vụ sản xuất.
Tham mưu giám đốc công tác đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện kỹ thuậtcủa cảng.
Trang 29các đội sản xuất trực thuộc thực hiện cụ thể từng phương án sản xuất theo lĩnh vựcchuyên môn đảm nhiệm.
Tham gia xây dựng và phối hợp huấn luyện quy trình quy phạm an toàn kỹthuật phương tiện, máy móc, thiết bị xếp dỡ, vận tải; công cụ phòng chống cháy nổcho công nhân viên sản xuất.
Phối hợp kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, thiết bị; lập kế hoạch bảodưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất, kịp thời phục vụ sản xuất.
Tư vấn phương án kỹ thuật trong mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật.Thực hiện các quy định quản lý nhà nước về đăng kiểm, đăng ký phương tiệncơ giới, đăng ký cấp phép sử dụng các máy móc phương tiện vật tư có quy địnhnghiêm ngặt về an toàn như: các cần trục, thiết bị nâng,… của cảng.
Phòng bốc xếp tổng hợp có các đội sản xuất trực thuộc:- Đội bốc xếp - cơ giới:
Chịu sự chỉ đạo của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp, có đội trưởng trực tiếpđiều hành.
Đội trưởng bốc xếp – cơ giới là người chỉ huy cao nhất trong đội bốc xếp –cơ giới và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về cáclĩnh vực cơ giới xếp dỡ được phân công phụ trách.
Quản lý phương tiện trang thiết bị, công cụ cơ giới xếp dỡ Đề xuất bảodưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất phương tiện, trang thiết bị,… phạm vi quản lý.
Thực hiện phương án cơ giới sản xuất đúng quy trình – quy phạm kỹ thuật,cụ thể với từng loại hàng.
Chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh lao động, phòngchống cháy nổ, bảo vệ môi truờng và công tác bảo hộ lao động.
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội bốc xếp – cơ giới được lập các tổsản xuất trực tiếp theo yêu cầu của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giaonhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp thamgia sản xuất ở tổ.
- Đội cẩu tàu:
Trang 30Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng bốc xếp tổng hợp phụ trách bốc xếp –cẩu tàu, có đội trưởng trực tiếp điều hành.
Đội trưởng đội cẩu tàu là người chỉ huy cao nhất trong đội cẩu tàu và chịutrách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các lĩnh vực bốc xếp/cẩu tàu được phân công phụ trách.
Quản lý dụng cụ, phương tiện bốc xếp, cần cẩu tàu; phối hợp công nhân cáchợp tác xã thuê ngoài trong việc xếp dỡ hàng hóa theo kế hoạch.
Thực hiện các dịch vụ đóng gói hàng hóa, rút hàng hóa trong container; hànghóa có yêu cầu kỹ thuật và giá trị kinh tế cao,… Theo từng lệnh sản xuất cụ thể.
Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinhlao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động.
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội cẩu tàu được lập tổ sản xuất trựtiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giaonhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp thamgia sản xuất ở tổ.
Đội vận tải thủy – bộ:
Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng phụ trách vận tải, có đội trưởng trựctiếp điều hành.
Đội trưởng đội vận tải thủy – bộ là người chỉ huy cao nhất trong đội vận tảithủy - bộ và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về cáclĩnh vực vận tải/ lai dắt được phân công phụ trách.
Quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ vận tải thủy – bộ thực hiện kếhoạch vận chuyển đường thủy, đường bộ các loại hàng hóa theo từng phương án sảnxuất, hoặc vận chuyển theo các hợp đồng kinh tế.
Thực hiện kế hoạch lai dắt, hỗ trợ tàu biển làm hàng tại cảng; đưa rước côngnhân làm hàng trên các tàu, phương tiện đỗ tại phao, neo; phối hợp dịch vụ cung ứngcho tàu biển khi được yêu cầu Đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuấtphương tiện phạm vi quản lý.
Trang 31Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinhlao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động.
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội vận tải thủy – bộ được lập các tổchức sản xuất trực tiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giaonhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp thamgia sản xuất ở cảng.
3.2 Tình hình tàu ra vào cảng Cần Thơ năm 2007.
- Số lượt tàu ra vào cảng năm 2007: 1.420 lượt phương tiện so với cùng kỳ
năm trước đạt 125% tăng 25%.Trong đó:
- Tàu nội:160 lượt so với năm 2006 đạt 182%- Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156%.- Ghe và sà lan: 1.149 lượt so với năm 2006 đạt 117%.
3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác của Cảng Cần Thơ 3.2.1.1 Những thuận lợi.
- Có vị trí thuận lợi với vai trò là đầu mối giao thông thủy nội địa khu vực
đồng bằng sông Cửu Long với giao thông hàng hải các nước trong khu vực.
- Có phương tiện cơ giới hiện đại (có tổng 76 phương tiện cơ giới năm2007).
- Phân công bố trí công việc rõ ràng, chi tiết, vị trí các phòng ban hợp lýthuận lợi cho công tác quản lý và khách hàng dễ liên hệ.
- Đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, nhiệt tình có tinhthần trách nhiệm cao.
- Được sự quan tâm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.- Sản lượng của Cảng Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước.
- Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cảng biển, chấtlượng dịch vụ ngày càng được nâng cao tạo lòng tin cho khách hàng.
3.2.1.2 Những khó khăn.
Trang 32Trong năm 2007 vừa qua Cảng Cần Thơ thật sự đã trải qua nhiều khó khănthử thách
- Giá dầu thế giới và trong nước tăng cao.
- Giá vật tư, thiết bị, tiền thuê đất đều biến động tăng cao.- Thời tiết không thuận lợi bão lụt xảy ra liên tục.
- Giá dịch vụ không tăng, cạnh tranh khốc liệt về giá dịch vụ trogn khu vực.- Luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng lạch không đảm bảo antoàn cho tàu có trọng tải lớn ra vào, gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu và kháchhàng.
- Trong khu vực có nhiều cảng và bến bốc xếp như cảng X55 của Hải Quân,cảng Trà Nóc của công ty lương thực Sông Hậu, cảng Bình Minh của Vĩnh Long,cảng Mỹ Thới của An Giang, cảng xí nghiệp đóng tàu của Vinashin và cảng CáiCui
- Các doanh nghiệp tư nhân bốc xếp ra đời cạnh tranh không lành mạnh tạotiền lệ xấu về việc giảm giá dịch vụ và tăng hoa hồng phí làm ảnh hưởng rất lớn đếnsản xuất kinh doanh của đơn vị
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện hoặc một số hệ thốngđường giao thông xuống cấp gây cản trở làm giảm sản lượng của cảng Cần Thơ
3.3 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ năm2005-2007.
3.3.1 Ý nghĩa và mục đích.3.3.1.1 Ý nghĩa.
Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh.
Hoàn thành kết quả sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của toàndoanh nghiệp trên thương trường kinh doanh Hoàn thành vượt mức kế hoạch haykhông hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá phân tích nhằm tìm ra cácnguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.
3.3.1.2 Mục đích.
Trang 33Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cácthông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạtđược mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất kinhdoanh.
3.3.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ theo từngchỉ tiêu
Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNGCẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
ĐƠNVỊ
KẾ HOẠCH2007
THỰC HIỆN2005
THỰC HIỆN2006
THỰC HIỆN2007
Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ (doanhthu thuần)
( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư)
Qua thu thập số liệu từ phòng tài chính kế toán của cảng Cần Thơ ta có thể phântích và có các chỉ tiêu sau:
Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2006 của Cảng Cần Thơ = Doanhthu hàng năm/ 365 = 46.510.364.798 / 365 = 127.425.657 (đồng)
Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2007 của Cảng Cần Thơ = Doanhthu hàng năm/ 365 = 49.220.901.694/ 365 =134.851.785,5 (đồng)
Trang 34Kỳ thu tiền bình quân bằng các khoản phải thu bình quân / doanh thu bình quânmột ngày.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2006
(8.979.740.092 + 8.961.627.816)/2
= 71 (ngày)127.425.657
Kỳ thu tiền bình quân năm 2007 (8.961.627.816 + 6.395.550.880)/2
= 57 (ngày)134.851.785,5
Cảng Cần Thơ phải mất 71 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2006, mất57 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2007 Điều này chứng tỏ hiệu quả quảnlý các khoản phải thu của Cảng Cần Thơ ngày càng hiệu quả Nguyên nhân giảm làdo các khoản phải thu trong năm 2007 giảm số tuyệt đối là 2.566.076.936 đồng, sốtương đối là 28,63 % làm cho kỳ thu tiền bình quân năm năm 2007 giảm 14 ngày sovới năm 2006.
Trang 35Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO DOANH THU CỦA CẢNG CẨN THƠ TỪHOẠT ĐỘNG CƠ BẢN NĂM 2005 - 2007
Đơn vị tính: đồngMã
dịch vụ
Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007CP01 Cước phí xếp dỡ
- Bốc xếp
- Cont hàng xuất
nhận, cân hàng 94.408.589 181.278.221 385.073.041CP05 Cho thuê cầu tàu
- Cước phí cầu
tàu 701.528.998 522.467.346 966.548.746CP08 Buộc mở dây
- Cuộc cởi dây +
Lai dắt 1.058.110.277 153.948.583 596.568.696Tổng cộng 22.190.640.097 25.864.345.340 31.022.344.007
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng củaCảng Cần Thơ năm 2005:
Doanh thu hàng năm/ 365 = 22.190.640.097/365 = 60.796.274 (đồng)
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng củaCảng Cần Thơ năm 2006:
Trang 36Doanh thu hàng năm/ 365 = 25.864.345.340/ 365 = 70.861.220 (đồng)
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng củaCảng Cần Thơ năm 2007:
Doanh thu hàng năm/ 365 = 31.022.344.007/ 365 = 84.992.723 (đồng)
Bảng 3: BẢNG TÍNH DOANH THU BÌNH QUÂN MỘT NGÀY NĂM 2005 - 2007
Doanh thubình quân mộtngày
60.796.274 70.861.220 84.992.723
Ta thấy doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản của Cảng CầnThơ ngày càng tăng Cụ thể năm 2006 tăng 16,55% so với năm 2005 và năm 2007tăng 19,94% so với năm 2006 điều này chứng tỏ Cảng Cần Thơ ngày càng hoạtđộng có hiệu quả và đang dần phát huy được lợi thế của mình.
Tổng doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2007 thực hiện là: 49.220.901.694đồng đạt 112% kế họachcả năm so với năm 2006 đạt 106%, tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 đạt128,7 % vượt 28,7% Trong đó ngoài doanh thu từ hoạt động cơ bản, Cảng Cần Thơcòn có doanh thu phụ từ các hoạt động dịch vụ như: văn phòng cho thuê, kinh doanhxăng dầu bán lẻ, cung cấp điện nước, cót, đỗ rác tàu.
Doanh thu từ hoạt động cơ bản
Năm 2006 so với năm 2005 đạt 116,5 % tăng 16,5% số tuyệt đối là3.673.705.243 đồng nguyên nhân là doanh thu từ hoạt động xếp dỡ, kiểm đếm giaonhận cân hàng, hoạt động cho thuê kho bãi có tăng nhưng không đáng kể ngoài racác hoạt động cho thuê cầu tàu, buột mở dây giảm làm cho doanh thu năm 2006 cótăng nhưng không đáng kể so với năm 2005
Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 đạt 119,94% vượt 19,94% số tuyệt đối là5.157.998.667 đồng nguyên nhân là do doanh thu từ các hoạt động đều tăng Điều