Tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007

MỤC LỤC

DỊCH VỤ HÀNG HẢI - Dịch vụ hàng hải

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng đội Ban giám đốc: ( Bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc)

- Căn cứ phưong án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ đã được tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trong từng thời kỳ để triển khai công tác phòng chức năng và định biên cho phù hợp, đồng thời báo cáo cho tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước khi quyết định. Lập báo cáo định kỳ theo quy định chung hoặc yêu cầu của giám đốc cảng về các hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính; Phân tích giá thành, chi phí sản xuất, … nhằm giúp giám đốc cảng đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh chung của từng loại hình kinh doanh trong cảng.

Tình hình tàu ra vào cảng Cần Thơ năm 2007

  • Ý nghĩa và mục đích

    Tuy nhiên hoạt động của Cảng Cần Thơ có hiệu quả nhưng chưa thực sự phát huy hết những năng lực vốn có của mình do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đó là luồng cửa Định An bị bồi lắng làm giảm đáng kể lượng tàu cập cảng, công suất xây dựng cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn nhưng do đường vào cảng không được khai thông nên đã làm giảm đáng kể lượng tàu muốn cập cảng. Doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ đóng góp chính đó hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu, doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể, năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng giảm không đáng kể nguyên nhân là do các dịch vụ khác của năm 2007 tăng so với năm 2006 tuy nhiên do dịch vụ kinh doanh xăng dầu giảm nên dẫn đến daonh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm 2007 giảm so với năm so với năm 2006. Năm 2007 Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm thiểu tối đa chi phí quản lí để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc không gây phiền hà tới khách hàng, tạo nề nếp cho công tác quản lý, cảng thực hiện nghiêm túc các thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lí.

    Bảng 2:  BẢNG BÁO CÁO DOANH THU CỦA CẢNG CẨN THƠ TỪ
    Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO DOANH THU CỦA CẢNG CẨN THƠ TỪ

    Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005-2007

      Nguyên nhân sản lượng hàng hoá thông qua năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006 nguyên nhân là do sản lượng gạo xuất ngoại tuy có giảm nhưng bù lại năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh, mặt khác tuy sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lượng lương thực xuất nội tăng đáng kể so với năm 2006 do áp dụng chính sách của nhà nước để đảm bảo an toàn lương thực trong cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng, nhưng thật sự hệ thống cảng biển của đồng bằng sông Cửu Long chưa thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển này, các cảng không hoạt động hết công suất và Cảng Cần Thơ cũng vậy do nhiều yếu tố khác nhau nhưng luồng vào cảng là một yếu tố rất quan trọng. Việc khai thông luồng vào cảng ở đồng bằng sông Cửu Long không những giúp cho các cảng hoạt động hết công suất tránh lãng phí trong việc đầu tư có sở hạ tầng cho các cảng, ngoài ra còn giảm áp lực cho Cảng Sài Gòn, giao thông thành phố thông thoáng hơn và nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

      Bảng 5: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA  CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
      Bảng 5: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007

      Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo chiều hàng

      • Ý nghĩa và mục đích 1. Ý nghĩa

        Sự chuyển dịch cơ cấu qua các năm tỷ trọng hàng hoá xuất ngoại tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Cần Thơ, đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ thị trường xuất khẩu ngày càng sôi động hơn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để vươn mình ra các nước khác hơn. Sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Cần Thơ ngày càng tăng một phần là do sản lượng hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu trao đổi ngày càng tăng và Cảng Cần Thơ đã biết khai thác và phát huy thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, không những góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của Cảng Cần Thơ mà còn góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long. Vượt quá cao so với kế hoạch đã đề ra nguyên nhân là do sản lượng tràm xuất khẩu năm 2007 tăng mạnh nguyên nhân là do sự cố gắng nhiệt tình của Ban Giám đốc Cảng Cần Thơ đã tìm được nguồn hàng gỗ tràm và đã thuyết phục các doanh nghiệp Trung Quốc chọn Cảng Cần Thơ làm nơi thu mua cây tràm của đồng bằng sông Cửu Long vì sản lượng tràm của đồng bằng sông Cửu Long nhiều, thân cây nhẹ nên dù tàu chở đầy tràm thì mơn nước vẫn thấp, dễ ra vào cửa biển Định An.

        Bảng 7: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ TRỌNG ĐểNG GểP VÀO TỔNG SẢN  LƯỢNG THEO CHIỀU HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007
        Bảng 7: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ TRỌNG ĐểNG GểP VÀO TỔNG SẢN LƯỢNG THEO CHIỀU HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007

        Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo loại hàng 1. Ý nghĩa và mục đích

          Theo xu hướng vận tải của thế giới là những loại tàu lớn, có nhu cầu sử dụng bến container và cần những phương tiện bốc xếp hiện đại, đó là xu hướng chung của vận tải thế giới, Cảng Cần Thơ đã nhìn thấy xu hướng phát triển vận tải của thế giới trong hiện tại cũng như trong tương lai nhưng hiện tại Cảng Cần Thơ không thể đáp ứng được nhu cầu của vận tải thế giới. Khi luồng Định An được được khai thông, mở luồng mới Quan Bố Chánh tạo đà cho đồng bằng sông Cửu Long phát triển.Mặt hàng container là một trong những mục tiêu mà Cảng Cần Thơ được hướng phát triển xây dựng các bãi nhà kho chứa các hàng container, mua sắm trang thiết bị để phục vụ nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội, hàng container có nhiều loại khác nhau tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long là nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ hải sản lớn của nước ta, nhu cầu về hàng đông lạnh cũng tăng cao. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch đề ra cho năm 2007 tương đối thấp đa số các loại hàng trong kế hoạch như hàng bao, hàng gỗ, hàng bó, hàng kiện, hàng khác năm 2007 đưa ra đều thấp hơn sản lượng thực hiện năm 2006, chỉ có hàng xá và hàng container theo kế hoạch đã đề ra cho năm 2007 là tăng lên so với sản lượng thực hiện năm 2006.

          Bảng  10:  BẢNG  BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
          Bảng 10: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

          Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo mặt hàng 1. Ý nghĩa và mục đích

            Năm 2005, cả nước xuất khẩu khoảng 4,9 triệu tấn gạo (theo tổng cục thống kê) như vậy đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu khoảng 4,41 triệu tấn gạo trong đó sản lượng gạo qua Cảng Cần Thơ đạt 105.802 tấn chiếm khoảng 2,4 % trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng lúa năm 2006 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 18,45 triệu tấn, giảm gần 660.000 tấn so với năm 2005 (theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), mà sản lượng lương thực của đồng bằng sông Cửu Long chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu nên sản lượng gạo của đồng bằng sông Cửu Long giảm, từ những ảnh hưởng nêu trên đã làm ảnh hưởng giảm sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng lương thực thông qua cảng năm 2006 cũng giảm theo so với năm 2005. Ngoài ra gỗ tràm xuất khẩu cũng tăng mạnh do cây tràm của đồng bằng sông Cửu Long đã tìm được nơi tiêu thụ, cây tràm thân nhẹ nên mớn nước vẫn thấp, dễ ra vào nên các doanh nghiệp Trung Quốc chọn Cảng Cần Thơ làm nơi thu mua cây tràm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

            Bảng 15: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG  THEO MẶT HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007
            Bảng 15: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007

            Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ theo thời gian

              Mặt hàng clinker giảm qua các năm là do các công ty xi măng trong nước dần tự chế được clinker, tự cung cấp clinker để sản xuất xi măng nên lượng xi măng nhập khẩu giảm đáng kể. Sản lượng hàng hoá năm 2007 quí I là sản lượng đạt thấp nhất, đến quí II sản lượng đạt cao nhất trong năm, đến quí III và quí IV thì sản lượng giảm dần nguyên nhân là do hoạt động cảng biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ của các laọi hàng hoá thông qua cảng, đặc biệt là phụ thuộc rất lớn vào dòng chảy, thuỷ triều của luồng vào cảng. Cảng Cần Thơ còn xây dựng một hệ thống khách hàng thân thiết, lâu dài bằng cách ký hợp đồng bốc xếp với đối tác trong thời gian 5 năm với điều kiện giá thành bốc xếp không đổi, được ưu tiên khi tàu cập cảng bù lại chủ hàng phải ứng tiền trước.

              Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo phương án xếp dỡ

              Tóm lại, với trang thiết bị kỹ thuật hiện có Cảng Cần Thơ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khác hàng, ngoài ra Cảng Cần Thơ còn hợp tác ký hợp đồng lâu dài với các khách hàng, hợp tác bốc xếp với cảng Cái Cui. Nhìn chung, thông qua quá trình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ ta nhận thấy Cảng Cần Thơ ngày càng hoạt động có hiệu quả, có các chính sách như khách hàng thân thiết vừa đảm bảo nguồn sản lượng cho Cảng Cần Thơ trong thời gian tới, vừa ứng được tiền trước để mua sắm trang thiết bị hiện tại phục vụ nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Cảng Cần Thơ năm ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc lưu thông tuy nhiên do những điều kiện khách quan nên cảng Cần Thơ không thể hoạt động hết công suất của mình, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, nhưng do luồng cửa Định An bị bồi lắng nên tàu lớn không thể cập cảng được nhưng không vì vậy mà cảng Cần Thơ đứng im, cảng Cần Thơ đã chủ động tìm nguồn hàng mới, khách hàng mới đồng thời cũng xây dựng kế hoạch phát triển khi luồng Định An được khai thông hay kênh Quan Chánh Bố được thành lập, tạo luồng vào cho tàu có trọng tải lớn cập cảng.

              Kiến nghị

              Hiện tại các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cảng Cần Thơ nói riêng không hoạt động hết công suất, một phần lớn là do công suất thiết kế cho tàu coá trọng tải lớn cập cảng nhưng do luồng vào cảng cạn nên tàu có trọng tải lớn không thể vào cảng. Điều này làm cho các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long lãng phí một phần công suất thiết kế, còn các cảng như cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu,… thì lại bị quá tải, mặt khác việc vận chuyển hàng hoá lên cảng Sài Gòn cũng làm cho hệ thống giao thông đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh bị quá tải. Giao thông thuận lợi sẽ giảm giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm của chúng ta cạnh trạnh hơn trên thị trường trong nước với các hàng hoá nước ngoài nhậpvào, đồng thời cũng cạnh trạnh sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.