1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội”.

57 652 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 119,21 KB

Nội dung

Thông qua tìm hiểu về tổng quan thực trạng công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia, nhận thức tầm quan trọng củathực trạng quản trị tu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang có những dấu hiệu phụchồi và phát triển nhanh chóng Kinh tế vượt qua được khó khăn và đi lên như vậy mộtphần là dựa vào những đường lối, chính sách và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhànước và Chính phủ Là một thị trường đang phát triển, Việt Nam đã và đang thu hútđược rất nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài Kéo theo đó tạo ra một nềnkinh tế đầy khởi sắc

Cùng với tiến trình phát triển của thị trường, marketing ngày càng được quan tâm

và trở thành vũ khí và công cụ để đảm bảo sự thành công cho các doanh nghiệp Mộttrong những nhân tố quan trọng hàng đầu của marketing là sản phẩm, sản phẩm là yếu

tố quyết định thành bại của công ty Chính vì thế, để có một sản phẩm thành công trênthị trường, các công ty phải quản trị tốt tuyến sản phẩm của mình

Thông qua tìm hiểu về tổng quan thực trạng công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ

gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia, nhận thức tầm quan trọng củathực trạng quản trị tuyến sản phẩm, tôi quyết định đề xuất đề tài nghiên cứu khóa

luận : “ Quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội”

Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản của công tác quản trị tuyến sản phẩm ởcông ty kinh doanh Trình bày các khái niệm cơ bản về mặt hàng, tuyến sản phẩm, sảnphẩm hỗn hợp Phân tích nội dung quản trị tuyến sản phẩm : quyết định chiều dàituyến sản phẩm, quyến định làm nổi bật tuyến sản phẩm, quyết định hiện đại hóa tuyếnsản phẩm và cuối cùng là quyết định loại bỏ tuyến sản phẩm hiện tại thông qua việckhảo sát , thu thập dữ liệu tại công ty cùng các nguồn khác nhau như báo chí,website…tiến hành đánh giá thực trạng quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất củacông ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia Phát hiện hạn chế/tồn tại trong công tác quảntrị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại Thông quaviệc phân tích các yếu tố liên quan cùng kết quả phân tích thực trạng đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trangtrí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Thương Mại, và quá trìnhthực tập tại Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia, được sự giúp đỡ của thầy côgiáo, nhà trường và quý Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia Em đã hoàn thành

đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội”.

Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡcủa thầy cô, gia đình, bạn bè và đơn vị thực tập Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn tới:Tập thể giảng viên Trường Đại Học Thương Mại đã tận tâm dạy dỗ, chỉ bảo chochúng em trong suốt những năm học vừa qua

Gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thểyên tâm học tập và hoàn thành bài khóa luận của mình

Phòng kinh doanh cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH trangtrí nội thất Bùi Gia đã tạo điều kiện cho em được thực tập, tham gia tìm hiểu thực tế vàcung cấp cho em những tài liệu kinh doanh bổ ích

Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bàikhóa luận

Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức bản thân còn hạn chế nên quátrình nghiên cứu bài khóa luận không tránh những thiếu sót và hạn chế Kính mongnhận được sự góp ý của các thầy cô đến đề tài của em để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trần Ngọc Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên trị trường Hà Nội 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 6

1.6 Kết cấu khóa luận 6

CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM 7

2.1 Một số khái niệm cơ bản 7

2.1.1 Mặt hàng 7

2.1.2 Tuyến sản phẩm 7

2.1.3 Sản phẩm hỗn hợp 7

2.1.4 Cấu trúc sản phẩm hỗn hợp 7

2.2 Một số lý thuyết cơ sở của quản trị tuyến sản phẩm 8

2.3 Phân tích nội dung cơ bản của quản trị tuyến sản phẩm ở công ty kinh doanh 9

2.3.1 Nghiên cứu thị trường của tuyến sản phẩm và xác định mục tiêu 9

2.3.2 Các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm 11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 16

3.1 Tổng quan về công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 16

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 16

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 17

3.1.3 Đặc điểm ngành kinh doanh 18

3.1.4 Thực trạng ngành kinh doanh của công ty 18

Trang 4

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị tuyến sản

phẩm đồ gỗ nội thất của công ty 20

3.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 20

3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 23

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty trên thị trường Hà Nội 25

3.3.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 25

3.3.2 Nghiên cứu thị trường và mục tiêu quản trị tuyến sản phẩm 26

3.3.3 Thực trạng duy trì tuyến sản phẩm hiện tại 27

3.3.4 Thực trạng về kéo dài tuyến sản phẩm 29

3.3.5 Thực trạng lấp đầy tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất 33

3.3.6 Thực trạng hiện đại hóa tuyến sản phẩm 34

3.3.7 Thực trạng làm nổi bật tuyến sản phẩm 35

3.3.8 Thực trạng đánh giá và thanh lọc sản phẩm 35

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM CẢU CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 38

4.1 Một vài nhận xét về quản trị tuyến sản phẩm của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 38

4.1.1 Thành quả đạt được 38

4.1.2 Một số hạn chế 38

4.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế 39

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường Hà Nội của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 40

4.2.1 Dự báo triển vọng thị trường 40

4.2.2 Quan điểm quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường Hà Nội của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 40

4.3 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường Hà Nội của công ty 41

4.3.1 Giải pháp hoàn thiện quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất 41

4.3.2 Một số kiến nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 1 48

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 17 Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 19 Bảng 3: danh mục cơ cấu sản phẩm của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia 28

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM ĐỒ

GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA

TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên trị trường Hà Nội

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang có dấu hiệu phục hồi vàphát triển mạnh Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận thấy thị trường tiềmnăng tại Việt Nam và đầu tư vào đây Đó là một cơ hội cũng như thách thức đối vớicác doanh nghiệp trong nước hiện nay

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới(WTO), điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hộihơn để phát triển đầu tư, kinh doanh do thị trường thế giới mở rộng, vị thế cạnh tranhbình đẳng, môi trường kinh doanh được cải thiện, hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng nhưhàng rào thuế quan được dỡ bỏ,… Điều này tạo thuận lợi cho việc giao thương giữacác quốc gia nhưng đồng thời cũng đưa các nhà kinh doanh vào một thị trường quốc tếvới sự cạnh tranh vô cùng gay gắt Trước tình hình đó, vai trò của quản trị marketingđối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng Việc thực hiện tốt các côngtác trong quản trị marketing sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy với nhữngthay đổi của thị trường, nắm bắt dự báo xu hướng thị trường kịp thời để kinh doanhhiệu quả hơn Trong đó việc quản trị tuyến sản phẩm tốt sẽ giúp công ty đáp ứng mộtcách đầy đủ nhất nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, làm thỏa mãn và chiếmđược lòng tin của họ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 5,9%, do đó, cạnh tranh giữa các doanhnghiệp Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu làcác doanh nghiệp nhỏ và vừa nên bị hạn chế bởi nguồn vốn hạn hẹp, nguồn nhân lực,trình độ chuyên môn, trình độ quản lý còn yếu Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cầnphải có chiến lược kinh doanh dài hạn phù hợp để tồn tại và phát triển trên thị trường.Quản trị marketing nói chung và quản trị tuyến sản phẩm nói riêng là công cụ cạnhtranh hữu hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay Tuy nhiên, trên thực tế các doanhnghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để xây dựng cho mìnhmột tuyến sản phẩm hoàn hảo để đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu

Trang 7

Vài năm gần đây, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành xây dựng cũng đã

có những bước phát triển vượt bậc Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao, kéo theo đó

là sự phát triển của ngành thiết kế nội thất Các sản phẩm trang trí nội thất rất phongphú đa dạng, tuy nhiên con người có xu hướng yêu thích các sản phẩm làm từ tự nhiên,bởi vậy các sản phẩm đồ gỗ nội thất được rất nhiều khách hàng yêu thích và sự dụng.Đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các công ty trang trí nội thất, gia tăng sựcạnh tranh trong ngành Sự đa dạng về sản phẩm sẽ giúp công ty có lợi thế hơn so vớiđối thủ cạnh tranh, tuy nhiên vấn đề quản trị tuyến sản phẩm cũng cần được nghiêncứu và hoàn thiện để giúp công ty có những bước đi đúng trong quá trình hoạt độngkinh doanh

Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia xuất phát điểm từ một xưởng gỗ nên córất nhiều am hiểu trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất Nhận thức được nhu cầu thị trường vàtiềm năng sẵn có của mình, công ty đã mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị sản xuấtcông nghệ cao để tạo ra những sản phẩm tốt nhất đưa đến tay người tiêu dùng Mặc dù

đã có vị trí nhất định trên thị trường Hà Nội, nhưng danh mục sản phẩm của công tycòn chưa phong phú đa dạng về tính năng và công dụng Trong khi đó các doanhnghiệp khác đã và đang cho ra mắt rất nhiều sản phẩm, mẫu mã mới thõa mãn tốt hơnnhu cầu khách hàng Để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi công ty phải có nhữngquyết định thận trọng, phù hợp và những hướng đi mới trong quản trị tuyến sản phẩmdựa trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, tình hình cạnh tranh cũng như xu hướngphát triển trong tương lai để bắt kịp với thay đổi của môi trường kinh doanh Xuất phát

từ nhu cầu cấp thiết của công ty tôi xin đề xuất đề tài luận văn: “ Quản trị tuyến sảnphẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường HàNội”

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài

Quản trị tuyến sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong các quyết định quản trịảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty Vì vậy, để tìm hiểu sâu về nội dungnày, trong phạm vi khóa luận tôi xin đưa ra những vấn đề cơ bản cần nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất củaCông ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia

- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty

Trang 8

- Nghiên cứu các định hướng trong công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nộithất của công ty trong giai đoạn tới.

- Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗnội thất của công ty

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều đề tài trước đây nghiên cứu về nội dung

về quản trị tuyến sản phẩm Ở giác độ nghiên cứu khoa học của sinh viên, các kiếnnghị đưa ra thể hiện quan điểm rõ ràng, tập trung vào vấn đề nghiên cứu Nhiều sinhviên chuyên ngành marketing đã có những tham luận và có nhiều báo cáo nghiên cứuliên quan đến quản trị tuyến sản phẩm Tất cả những tham luận và báo cáo nghiên cứunày đều thể hiện được tính cấp thiết cũng như gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn đểgiải quyết vấn đề có tính khoa học, cụ thể như:

- Luận văn “Quản trị tuyến sản phẩm của công ty cổ phần vật tư và thiết bị Toàn

Bộ (Maxtemix)”_ Đỗ Mạnh Tiến – Đại học Thương Mại năm 2013

- Luận văn “Hoàn thiện quản trị tuyến sản phẩm sơn nước Vepa trên thị trườngmiền Bắc của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội”_ sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang– Đại học Thương Mại năm 2011

Trong các báo cáo nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu và làm rõ một số lý luận cơbản về quản trị tuyến sản phẩm và cho người đọc thấy được thực trạng quản trị tuyếnsản phẩm được các doanh nghiệp vận dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh củamình Các báo cáo trên cũng đã có những phân tích đánh giá thực trạng và chỉ ranhững tồn tại trong quản trị tuyến sản phẩm cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện và nâng cao hiệu quả của quản trị tuyến sản phẩm đối với hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trên thực tế, tại công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia, đến nay vẫn chưa cócông trình nghiên cứu nào về quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty, nên

em xin đi sâu nghiên cứu về đề tài này nhằm mục đích đi sâu và tìm hiểu nhiều hơn vềnhững kiến thức đã học đồng thời liên hệ thực tế

Trang 9

Các mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung: Làm rõ các nội dung trong công tác quản trị tuyến sản phẩmthông qua việc phân tích, đánh giá một cách tổng quan về thực trạng của công tác quảntrị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường Hà Nội của Công ty TNHH trang trínội thất Bùi Gia

 Mục tiêu cụ thể: Vì giới hạn của đề tài, cũng như kinh nghiệm của bản thân,tôi xin đưa ra các mục tiêu cụ thể cho đề tài nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu về mặt lý thuyết các vấn đề liên qua đến nội dung quản trị tuyếnsản phẩm

- Phân tích các công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công tyTNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tuyến sản phẩm đồ

gỗ nội thất của Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về cặp sản phẩm – thị trường: nghiên cứu công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ

gỗ nội thất trên thị trường Hà Nội của Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia

- Về không gian nghiên cứu: khu vực thị trường Hà Nội

- Về thời gian: các dữ liệu thu thập để phân tích trong giai đoạn 2012 – 2014 vàđịnh hướng phát triển đến năm 2020

- Tập khách hàng: bao gồm các khách hàng tổ chức trên thị trường Hà Nội

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trang 10

+ Những đánh giá của khác hàng về tuyến sản phẩm của công ty và mong muốncủa họ về sản phẩm.

- Mục đích thu thập: Thu thập thông tin nhằm phát hiện những hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị tuyến sản phẩm của công ty,

từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị tuyến sảnphẩm tại công ty

+ Nguồn bên ngoài: Các dữ liệu được thu thập trên các trang web, báo chí

- Mục đích thu thập: Dùng các dữ liệu này để phân tích tình hình phát triển củangành nói chung và của công ty nói riêng Qua đó phán ánh thực trạng của công ty vànhững biến động của thị trường, ngành đến công tác quản trị tuyến sản phẩm tại công

Trang 11

1.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.

1.5.2.1 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp

- Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các câu trả trả lời phỏng vấn điều tra trắcnghiệm các khách hàng, vẽ biểu đồ, phản ánh số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm cácphương án lựa chọn

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: thông qua các câu trả lời trong bảng câu hỏiphỏng vấn tại công ty, tiến hành tổng hợp và đưa ra nhận xét chung nhất và sâu sắcnhất cho những câu trả lời mà người được phỏng vấn đã trả lời

1.5.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

- Sử dụng bảng tính excel để phân tích số liệu kết quả kinh doanh của công ty

- Phương pháp phân tích tỷ số: để phân tích các dữ liệu trong các báo cáo tàichính về kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 tôi đã sử dụngphương pháp phân tích tỷ số Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến và đemlại hiệu quả cao trong phân tích báo cáo tài chính của công ty kinh doanh

- Phương pháp so sánh: tập hợp các số liệu về thị phần và doanh thu của công ty

và của các đối thủ cạnh tranh trong 3 năm, so sánh và rút ra nhận xét

1.6 Kết cấu khóa luận

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất củaCông ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội

- Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tuyến sản phẩm

- Chương 3: Thực trạng quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công tyTNHH trang trí nội thất Bùi Gia

- Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗnội thất của Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia trên thị trường Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN

TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM 2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Mặt hàng

Theo Philip Kotler mặt hàng à một đơn vị riêng biệt trong một tuyến sản phẩm cóthể phân biệt được theo kích thước, giá cả, vẻ ngoài hay thuộc tính nào đó (Nguồn:Quản trị Marketing của Philip Kotler, sách dịch bởi PTS Vũ Trọng Hùng, Nhà xuấtbản Lao động – Xã hội/2009)

2.1.2 Tuyến sản phẩm

Theo Philip Kotler tuyến sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽvới nhau, bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng mộtnhóm người tiêu dùng, qua cùng kênh như nhau tạo nên một khung giá cụ thể (Nguồn:Quản trị Marketing của Philip Kotler, sách dịch bởi PTS Vũ Trọng Hùng, Nhà xuấtbản Lao động – Xã hội/2009)

2.1.3 Sản phẩm hỗn hợp

Theo Philip Kotler sản phẩm hỗn hợp là tập hợp tất cả những tuyến sản phẩm vàmặt hàng, mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua (Nguồn:Quản trị Marketing của Philip Kotler, sách dịch bởi PTS Vũ Trọng Hùng, Nhà xuấtbản Lao động – Xã hội/2009)

- Chiều sâu của sản phẩm hỗn hợp là tổng số các phương án của mỗi sản phẩmtrong tuyến sản phẩm Chiều sâu trung bình của sản phẩm hỗn hợp có thể tính đượcbằng cách đếm số phương án trong mỗi nhãn hiệu

Trang 13

- Mật độ của sản phẩm hỗn hợp thể hiện mối quan hệ giữa các tuyến sản phẩmkhác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất, kênh phân phối hay mộtphương án nào khác.

Mối quan hệ giữa mặt hàng, tuyến sản phẩm và sản phẩm hỗn hợp: ta có thể thấyrằng mặt hàng là một đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên tuyến sản phẩm, từ đó cấu thànhnên sản phẩm hỗn hợp Chỉ một thay đổi vè một mặt hàng trong tuyến sản phẩm sẽ kéotheo sự thay đổi về thông số của sản phẩm hỗn hợp Thông qua tuyến sản phẩm và mặthàng trong tuyến công ty có thể hoạch định chiến lược sản phẩm hỗn hợp của mìnhbằng cách bổ sung thêm tuyến sản phẩm mới để tăng chiều rộng, hoặc bổ sung mặthàng để tăng chiều dài… cuối cùng công ty có thể tăng hay giảm mật độ của sản phẩmhỗn hợp tùy theo ý đồ của công ty

2.2 Một số lý thuyết cơ sở của quản trị tuyến sản phẩm

Quản trị tuyến sản phẩm là một nội dung quan trọng của công ty kinh doanh.Việc nghiên cứu và phân tích công tác quản trị tuyến sản phẩm ngày càng dành được

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị marketing Có rất nhiều quanđiểm bàn luận về vấn đề quản trị marketing, dưới đây tôi xin đưa ra quan điểm của haitác giả sau:

Theo tác giả Philip Kotler trong cuốn “ Quản trị Marketing” được dịch bởiPTS Vũ Trọng Hùng/ nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2009

Khái niệm tuyến sản phẩm: tuyến sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệchặt chẽ với nhau, bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự, bán cho một nhómngười tiêu dùng, qua cùng kênh như nhau hay tạo nên một khung giá cụ thể

Theo ông, mỗi tuyến sản phẩm thường có một ủy viên điều hành quản lý Nhữngngười này cần biết đến doanh số bán và lợi nhuận của từng mặt hàng trong tuyến sảnphẩm mà họ phụ trách và tình trạng tuyến sản phẩm đó so với các tuyến sản phẩm củađối thủ cạnh tranh Qua đó sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến tuyến sản phẩm hiệntại:

- Quyết định chiều dài của tuyến sản phẩm

- Quyết định hiện đại hóa tuyến sản phẩm

- Quyết định làm nổi bật tuyến sản phẩm

- Quyết định loại bỏ sản phẩm trong tuyến

Trang 14

Theo tâc giả GS.TS Nguyễn Bâch Khoa_ ĐH Thương Mại trong cuốn “Marketing thương mại” xuất bản năm 2005 của nhă xuất bản Thống kí:

Khâi niệm tuyến sản phẩm: Tuyến sản phẩm lăm một tập hợp câc mặt hăngtrong lớp hăng có liín hệ chặt chẽ với nhau do chúng cùng vận hănh chức năng vớimột câch thức như nhau, hoặc được bân cho một tập khâch hăng như nhau, đượctiếp thị qua một mạng lưới cơ sở DNTM như nhau, hoặc cùng vận dụng một thangbiểu giâ như nhau

Theo GS-TS Nguyễn Bâch Khoa, quyết định quản trị tuyến sản phẩm của mộtcông ty kinh doanh chính lă quyết định về bề rộng của tuyến sản phẩm Mỗi công tythường có câch lựa chọn bề rộng tuyến sản phẩm khâc nhau, những quyết định năyphụ thuộc văo mục đích phât triển của công ty Nhưng dù quyết định ban đầu nhưthế năo thì hiện tại công ty cũng phải gặp phải vấn đề mở rộng vă duy trì bề rộngtuyến sản phẩm hiện tại Giải quyết vấn đề năy công ty có hai hướng lựa chọn:

- Một lă: Phât triển tuyến sản phẩm theo 3 câch lă phât triển xuống dưới, phâttriển lín trín hay mở rộng về 2 phía

- Hai lă: Bổ sung tuyến sản phẩm hiện tại, theo chiều rộng tuyến sản phẩmcông ty cố gắng đưa thím những mặt hăng mới trong khuôn khổ đó Khi quyết định

bổ sung tuyến sản phẩm, công ty phải đảm bảo sản phẩm mới khâc hoăn toăn vớicâc sản phẩm đê có của công ty

 Kết luận: Quan điểm về quản trị tuyển sản phẩm của tâc giả Philip Kotler lămột quan điểm khâ đầy đủ vă toăn diện, câc quyết định quản trị tuyến sản phẩm mẵng đưa ra bâm sât thực tế công tâc quản trị tuyến sản phẩm của câc công ty hiệnnay trong điều kiện cạnh tranh gay gắt vă môi trường kinh doanh luôn thay đổi Do

đó trong phạm vi luận văn năy, về mặt lý luận cũng như câc đề xuất nđng cao hiệuquả quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH trang trí nội thất BùiGia đều bâm sât quan điểm của Philip Kotler về quản trị tuyến sản phẩm của công

ty kinh doanh

2.3 Phđn tích nội dung cơ bản của quản trị tuyến sản phẩm ở công ty kinh doanh

2.3.1 Nghiín cứu thị trường của tuyến sản phẩm vă xâc định mục tiíu.

Phđn tích đặc điểm thị trường của tuyến sản phẩm:

Để đưa ra những quyết định quản trị tuyến sản phẩm một câch chính xâc, nhăquản trị tuyến sản phẩm cần phđn tích tuyến sản phẩm hiện tại mă mình quản lý

Trang 15

Thông thường các dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận mà các mặt hàng đóng góp vàodoanh thu và lợi nhuận của tuyến sản phẩm mà công ty kinh doanh và tình hình cạnhtranh trên thị trường là hai dữ liệu quan trọng giúp nhà quản trị phân tích tuyến sảnphẩm của mình.

Phân tích doanh số bán và lợi nhuận của một tuyến sản phẩm: người quản lýtuyến sản phẩm của công ty cần biết tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng trong tổngdoanh số bán và lợi nhuận thu được Từ đây người quản lý cũng có những tính toán cónên duy trì sự tập trung cao độ vào một số mặt hàng có doanh số cao, bổ sung nhữngmặt hàng mới để doanh thu được phân bổ một cách hợp lý hơn Còn những mặt hàngchiếm tỷ lệ phần trăm thấp, khả năng sinh lời kém, bán chậm có nên duy trì hay loạibỏ

Phân tích thị trường của tuyến sản phẩm: người quản lý cần phải kiểm tra xemtuyến sản phẩm của mình có vị trí như thế nào so với các tuyến sản phẩm của các đốithủ cạnh tranh Người quản lý có thể xây dựng bản đồ vị trí của các sản phẩm, nó chothấy mặt hàng nào của đối thủ cạnh tranh đang cạnh tranh với những mặt hàng củacông ty Mặt khác từ bản đồ này người quản lý cũng sẽ nhận dạng được các lỗ hổngcủa thị trường để từ đó có những quyết định bổ sung mặt hàng thích hợp

Mục tiêu quản trị tuyến sản phẩm:

Các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường thì sản phẩm là yếu tố quan trọngnhất quyết định thành công của doanh nghiệp, để có thể đưa ra các quyết định đúngđắn, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, tình hình đối thủ cạnh tranh để có cácquyết định đúng đắn về quản trị tuyến sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường Doanh nghiệp nào phải đầu tư lớn vào máy móc thiết và áp dụng công nghệ caovào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt,cạnh tranh với đối thủ trên thịtrường thì mới duy trì sản xuất được

Doanh nghiệp nào muốn dẫn đầu thị trường về thị phần trước hết sản phẩm phải

có chất lượng và giá thành hợp lý Doanh nghiệp nào muốn dẫn đầu về chất lượng sẽphải đầu tư nhiều vào nghiên cứu và triển khai, vào hoạt động Marketing và quản trịtuyến sản phẩm để từ đó có các quyết định tiếp tục duy trì hay loại bỏ sản phẩm trênthị trường, phát huy những lợi ích ưu việt hay độc đáo của sản phẩm mà doanh nghiệpcung cấp cho khách hàng

Trang 16

Bởi vậy việc quản trị tuyến sản phẩm là một nhân tố vô cùng quan trọng, ảnhhưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp

có một tuyến sản phẩm tốt, hoàn thiện sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cáctối ưu nhất, qua đó thành công trong việc thu hút khách hàng đến với sản phẩm củamình, chiếm lĩnh được thị trường mà doanh nghiệp hướng đến Các quyết định liênquan đến quản trị tuyến sản phẩm cần được đưa ra dựa trên những dữ liệu được thuthập tổng hợp, xử lý đầy đủ nhất, nhằm hướng đến mục tiêu chung của công ty trongtừng thời kỳ

2.3.2 Các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm

2.3.2.1 Quyết định chiều dài tuyến sản phẩm

Một vấn đền được đặt ra đối với người quản lý tuyến sản phẩm là chiều dài tối ưucủa tuyến sản phẩm Một tuyến sản phẩm được xem là có chiều dài quá ngắn, ngườiquản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách bổ sung thêm các mặt hàng Một tuyến sảnphẩm được coi là chiều dài quá lớn, người quản lý tìm cách tăng lợi nhuận bằng cáchcắt bớt một số mặt hàng

Vấn đề chiều dài của tuyến sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi những mục tiêu củacông ty Những công ty đang tìm kiếm thị phần lớn và sự tăng trưởng thị trường thì sẽđưa ra những tuyến sản phẩm có chiều dài lớn hơn Họ ít quan tâm đến trường hợp cómột số mặt hàng không đóng góp được cho lợi nhuận Những công ty đang chú trọngnhiều đến khả năng sinh lời cao sẽ đưa ra những tuyến sản phẩm có chiều dài ngắnhơn và chỉ gồm những mặt hàng được chọn lọc kỹ

Các tuyến sản phẩm đều có xu hướng phát triển dài thêm sau một thời gian donăng lực sản xuất dư thừa gây sức ép với người quản lý tuyến sản phẩm Bên cạnh đókhách hàng cũng gây sức ép với mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của họ Điềuquan trọng nhà quản lý phải biết được chiều dài tối ưu của tuyến sản phẩm mình quản

lý Một công ty có thể tăng chiều dài của tuyến sản phẩm theo hai cách: kéo dài tuyếnsản phẩm hay lấp đầy tuyến sản phẩm

2.3.2.2 Quyết định kéo dài tuyến sản phẩm

 Kéo dài xuống phía dưới

- Kéo dài xuống phía dưới được áp dụng cho các công ty lúc đầu chiếm lĩnh vịtrí trên cùng của thị trường rồi sau đó mới kéo dài tuyến sản phẩm của mình xuốngphía dưới

Trang 17

- Công ty có thể bổ sung thêm những sản phẩm cho đầu dưới thuộc tuyến sảnphẩm nhằm quảng cáo nhãn hiệu của mình với mức giá thấp hơn lúc ban đầu Nhữngsản phẩm này được coi làm “chủ công” hay “ khuyến mại” nhằm lôi kéo khách hàngbằng giá tuy nhiên công ty vẫn phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm để đảmbảo hình ảnh của công ty.

- Một công ty quyết định kéo dãn tuyến sản phẩm xuống dưới bởi một số các

lý do

 Công ty bị đối thủ cạnh tranh tấn công ở đầu trên và quyết định xâm nhập đầudưới của đối thủ cạnh tranh

 Công ty thấy rằng sự tăng trưởng ngày càng chậm diễn ra ở đầu trên

 Công ty lúc đầu đã xâm nhập đầu trên để tạo dựng hình ảnh chất lượng và có ýđịnh mở rộng xuống phía dưới

 Công ty muốn bổ sung một đơn vị ở đầu dưới để bít một lỗ hổng của thịtrường mà nếu không làm vậy thì nó sẽ thu hút một đối thủ cạnh tranh mới

- Khi kéo dãn tuyến sản phẩm xuống dưới công ty cũng có thể phải đương đầuvới một số rủi ro: mặt hàng mới ở đầu thấp có thể gây tổn hại cho những mặt hàng ởđầu cao; sản phẩm ở đầu dưới cũng có thể kích động các đối thủ cạnh tranh trả đũabằng cách dịch chuyển về phía đầu trên

 Kéo dài lên phía trên

- Kéo dài tuyến sản phẩm lên phía trên áp dụng cho các công ty ban đầu ở đầudưới của thị trường, sau một thời gian hoạt động có thể suy tính đến việc xâm nhậpđầu trên của thị trường bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm với chất lượng cao hơn

và chào bán với mức giá cao cho đầu trên của thị trường Lý do cho quyết định này là

do họ bị hấp dẫn bởi tỷ lệ tăng trưởng cao, tiền lãi cao hơn hay chỉ là tự xác lập mìnhnhư một người sản xuất đầy đủ một tuyến sản phẩm

- Việc kéo dài tuyến sản phẩm lên trên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho công ty;

họ có thể thất bại vì các đối thủ ở đầu trên quá mạnh và có một vị trí vững chắc Mặtkhác họ có thể bị những công ty ở đầu trên phản công bằng cách tiến xuống phía dưới.Các khách hàng tương lai có thể không tin rằng những công ty ở đầu dưới có thể sảnxuất những sản phẩm chất lượn cao Các đại diện bán hàng của công ty và nhà phân

Trang 18

phối có thể không đủ tài năng hoặc không được huấn luyện để phục vụ đầu trên của thịtrường.

 Kéo dài ra cả hai phía

- Các công ty ban đầu phục vụ phần giữa thị trường có thể quyết định kéo dàituyến sản phẩm của mình về cả hai phía Bằng cách bổ sung các sản phẩm chất lượngcao cho đầu trên của thị trường và bổ sung các sản phẩm giá thấp và chất lượng vừaphải cho đầu dưới của thị trường Công ty có thể chiếm lĩnh một dải thị trường rộnghơn, tăng thị phần và doanh số cũng như lợi nhuận

- Việc kéo dài tuyến sản phẩm về cả hai phía giúp công ty có một tuyến sảnphẩm đầy đủ hơn nhưng một rủi ro tiềm ẩn cũng xuất phát từ sự đầy đủ này đó là một

số khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm ở đầu dưới khi họ tìm thấy những sựthỏa mãn nhất định Và do vậy công ty nên cân nhắc kỹ việc kéo dài tuyến sản phẩmlàm sao cho các sản phẩm được kéo dài phải có sự khách biệt tương đối so với sảnphẩm gốc

2.3.2.3 Quyết định lấp đầy tuyến sản phẩm

Công ty cũng có thể kéo dài tuyến sản phẩm bằng cách lấp đầy tuyến sản phẩm.Thực chất là bổ sung thêm những mặt hàng mới trong phạm vi hiện tại của tuyến sảnphẩm đó

Một số những lý do chính để công ty quyết định lấp đầy tuyến sản phẩm là: tìmkiếm lợi nhuận tăng thêm; cố gắng thỏa mãn tốt hơn khách hàng; có thể công ty cũngmuốn tận dụng những năng lực dư thừa để phấn đấu trở thành người luôn dẫn đầu vàlấp kín những lỗ hổng để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh

2.3.2.4 Quyết định hiện đại hóa tuyến sản phẩm

Sau một thời gian dài tồn tại, mặc dù tuyến sản phẩm đã được kéo dài thỏa đángthì tuyến sản phẩm đó vẫn có thể trở nên không phù hợp với nhu cầu, mặt khác đối thủcạnh tranh không ngừng đưa ra những sản phẩm cải tiến hơn, thỏa mãn tốt nhu cầu thịtrường và đe dọa đến sản phẩm của công ty… đó là những lý do cơ bản nhất để mộtcông ty quyết định hiện đại hóa tuyến sản phẩm của mình

Công ty có thể thực hiện hiện đại hóa từng phần hay toàn bộ tuyến sản phẩm củamình Điều này phụ thuộc vào bản thân loại sản phẩm mà công ty kinh doanh, thịtrường mà công ty phục vụ

Trang 19

- Hiện đại hóa tuyến sản phẩm theo từng phần cho phép công ty xem xét kháchhàng và các đại lý như thế nào đối với mẫu mã mới nhưng nó cũng cho phép các đốithủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó và cũng bắt đầu thiết kế lại tuyến sảnphẩm của mình.

- Hiện đại hóa tuyến sản phẩm toàn bộ ngay lập tức công ty có gặp phải nhữngrủi ro vì khách hàng không chấp nhận sản phẩm cải tiến

Trong những thị trường sản phẩm thay đổi nhanh chóng việc hiện đại hóa sảnphẩm diễn ra liên tục Tuy nhiên các nhà quản lý tuyến sản phẩm cũng cần lựa chọnthời điểm tối ưu để tiến hành hiện đại hóa để không là tổn hại đến nguồn lực của công

ty cũng như ảnh hưởng đến sản phẩm hiện tại

2.3.2.5 Quyết định làm nổi bật tuyến sản phẩm.

Làm nổi bật tuyến sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong quảntrị tuyến sản phẩm Có nhiều lý do khiến nhà quản lý quyết định làm nổi bật tuyến sảnphẩm Thực chất của việc làm nổi bật tuyến sản phẩm là người quản lý sẽ lựa chọnmột hoặc một vài mặt hàng trong tuyến sản phẩm của mình để làm nổi bật Tùy thuộcvào mục đích mà người quản lý có thể lựa chọn sản phẩm ở đầu trên hoặc đầu dưới đểlàm nổi bật

Để tạo uy tín cho tuyến sản phẩm, công ty có thể lựa chọn sản phẩm ở đầu trên

để làm nổi bật và lựa chọn sản phẩm ở đầu dưới để phục vụ cho việc “ mở đường”nhằm thu hút những khách hàng mới

Cách thức của việc làm nổi bật mặt hàng là tăng cường quảng cáo, khuyến mại

và định giá rẻ để thu hút sự chú ý của khách hàng cho tuyến sản phẩm

Việc làm nổi bật một mặt hàng nào đó trong tuyến không dừng lại ở mục tiêukích thích tiêu thụ hay quảng bá cho một mặt hàng mà nó còn có khả năng ảnh hưởngđến các mặt

hàng khác trong tuyến sản phẩm Thúc đẩy tiêu thụ của những mặt hàng tồnđọng

2.3.2.6 Quyết định loại bỏ sản phẩm trong tuyến

Bất cứ một mặt hàng nào đều trải qua chu kỳ sống của nó Dù chu kỳ đó kéo dàihay ngắn thì đến một lúc nào đó mặt hàng cũng bị đào thải Vấn đề là thời điể nào để

Trang 20

loại bỏ sản phẩm là tốt nhất Người quản lý tuyến sản phẩm định kỳ phải rà soát nhữngmặt hàng của mình để thanh lọc bớt.

Thông qua việc phân tích doanh số bán và chi phí, người quản lý tuyến sản phẩm

có thể nhận dạng những mặt hàng cần được thanh lọc khi nó không còn khả năng tạolợi nhuận Đôi khi do công ty vì một số lý do thiếu năng lực sản xuất cũng là mộtnguyên nhân để thanh lọc sản phẩm Khi đó công ty nên tập trung sản xuất những sảnphẩm đem lại nhiều lợi nhuận

Trang 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA TRÊN THỊ

TRƯỜNG HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty.

Là công ty chuyên thiêt kế và sản xuất nội ngoại thất các công trình Công ty đã

ra đời trong thời kỳ nhu cầu về cầu lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế

Được hình thành từ xưởng gỗ của công ty chuyên về sơn mài Khi nhận thấymảng thị trường về sản xuất đồ gỗ nội thất còn bỏ ngỏ, giám đôc công ty TNHH trangtrí nội thất Bùi Gia khi đó còn đang là quản lý phân xưởng gỗ cho công ty TNHH thếgiới sơn mài đã đứng ra thành lập công ty riêng với số vốn ban đâuù không nhiều Tuynhiên công ty lại có lợi thế về kinh nghiệm và mối quan hệ đã có trước đây với kháchhàng về mảng sơn mài

Tên công ty: Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia

Người đại diện: Bùi Vĩnh Long Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính: Số 24 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà NộiĐịa chỉ nhà máy: Lô A2.CN3, Khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04.3768 9998 Fax: 04.3768 9860

Website: www.buigia.vn Email: info@buigia.vn

Đăng ký kinh doanh số: 0102019237

Nơi thành lập: Hà Nội

Ngày thành lập: 01/03/2005

Công ty kinh doanh khá đa dạng ngành nghề như: thiết kế và sản xuất thi côngcác công trình nội ngoại thất; mua bán các sản phẩm nội thất từ gỗ và kim loại Banđầu do kinh nghiệm chưa nhiều cùng với những hạn chế trong việc có mối quan hệ vớikhách hàng nên Công ty chỉ thi công các công trình có giá trị nhỏ Khi khách hàng đã

có sự tin tưởng với sản phẩm của công ty thì lượng khách hàng tìm đến công ty ngàycàng nhiều Các khách hàng tìm đến với công ty chủ yếu là do có sự giới thiệu củangười quen( khách hàng đã đặt hàng của công ty) Khi nhận thấy hiệu quả của việcquảng cáo này thật tuyệt vời, ban giám đốc đã ngày càng củng cố hơn nữa chất lượngsản phẩm để khi khách hàng tìm đến công ty sẽ có được dịch vụ và sản phẩm tốt nhất

Trang 22

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia

(nguồn: phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia)

Nhận xét: Qua mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cho thấy Bùi Gia có cơ cấu tổchức theo chức năng Do có quy mô nhỏ nên mô hình tổ chức này hoàn toàn phù hợp

và làm tăng thêm tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tại công ty

Nhà máy sản xuất

Phòng hành chính nhân sự

Phòng tài chính kế toán

Phòng kế hoạch sản xuất

Phòng kỹ thuật công nghệ

Phòng hỗ trợ sản xuất

Trang 23

Với cơ cấu tổ chức này, từng bộ phận có những chức năng và hoạt động riêngbiệt, độc lập với nhau, tuy nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau Tuynhiên, các thông tin giữa các phòng ban với nhau đều phải thông qua giám đốc.

Mặc dù cơ cấu tổ chức này mang lại tính hiệu quả cho công ty trong thời điểmhiện tại, tuy nhiên nếu trong tương lai, khi quy mô kinh doanh của công ty lơn hơn,việc áp dụng cơ cấu tổ chức này sẽ khó khăn hơn, và giới hạn việc phát triển của công

ty trong tương lai

3.1.3 Đặc điểm ngành kinh doanh.

Bùi Gia đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và gia công nội thất, một trongnhững lĩnh vực thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sảnnặng vốn và chi phí cố định là khá cao

Khi tình hình kinh tế suy thoái thì các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì ngườidân không bỏ nhiều tiền ra để xay dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vàocác công trình, các doạnh nghiệp không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… kéo theo đó

là nhu cầu trang trí nội thất sẽ giảm mạnh Hiện nay khi tình hình kinh tế đang có dấuhiệu khôi phục, nhu cầu xây dựng ngày càng cao Con người có xu hướng yêu thíchcác sản phẩm tự nhiên, bởi vậy sản phẩm đồ gỗ nội thất được rất nhiều khách hàng yêuthích và sử dụng

Một đặc tính khác trong lĩnh vực này là có mối tương quan rõ rệt với ngành xâydựng.Khi ngành xây dựng không phát triển thì lĩnh vực thiết kế, gia công nội thất gặpkhó khăn và ngược lại

3.1.4 Thực trạng ngành kinh doanh của công ty.

Phân tích thị trường và khách hàng của công ty.

Đặc điểm thị trường:

- Thị trường chủ yếu phân theo khu vực địa lý: gồm có 3 khu vực thị trườngchính là khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam Bên cạnh đó công ty bắt đầutấn công sang thị trường nước ngoài là các nước khu vực Châu Á như: Hàn Quốc,Nhật Bản, Malayxia…

- Các sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao

- Nhu cầu khách hàng thường thay đổi

- Chất lượng được cảm nhận sau thời gian dài sử dụng

Trang 24

- Đối tượng khách hàng đa dạng.

Khách hàng của công ty:

Là những hộ gia đình có thu nhập khá trở lên (ở mức 10 triệu đồng/tháng trở lên)

Họ là những người có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, thể hiện được nét sang trọngđộc đáo

Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong ba năm qua.

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

(2014/2013)

Chênh lệch (2013/2012)

2012 2013 2014 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 38.633.000.000 39.897.000.000 41.095.000.000 1.198.000.000 3,01 1.246.000.000 3,19 Chi phí 36.723.000.000 37.572.000.000 38.319.000.000 747.000.000 1,99 894.000.000 2,31 Lợi nhuận 1.910.000.000 2.325.000.000 2.776.000.000 451.000.000 19,39 415.000.000 21,72

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 (nguồn: phòng tài chính kế toán Công ty TNHH trang trí nội thất Bùi Gia)

Nhận xét: năm 2012 do chịu ảnh hưởng bởi tàn dư của vụ nổ “bong bong bấtđộng sản” 2010 nên ngành xây dựng vẫn còn trì trệ, kéo theo đó là lĩnh vực thiết kế thicông nội thất cũng gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên đến năm 2013 tình hình đã có phầnkhởi sắc,

biểu thị rõ qua mức doanh thu tăng 1.264.000.000(VNĐ) so với năm 2012, mứclợi nhuận cũng đạt cao Năm 2014, doanh số của công ty tiếp tục tăng nhanh do công

ty biết nắm bắt cơ hội thị trường, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, tăng hiệu quảsản xuất, giảm thiểu chi phí Với đà phát triển như vậy, hứa hẹn trong 3 năm tiếp theo

Trang 25

sẽ là thời kỳ nở rộ trong ngành thiết kế và thi công nội thất, công ty sẽ gặt hái đượcnhiều thành công và ngày càng phát triển.

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty

Để có được hiệu quả cao trong công tác quản trị tuyến sản phẩm đồ gỗ nội thấtđòi hỏi nhà quản trị cần cso một cái nhìn khách quan và sâu sắc về môi trường vĩ mô

và thị trường của sản phẩm Thông qua việc phân tích và đánh giá sự tác động, cũngnhư xu hướng biến đổi của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường kinhdoanh có thể ảnh hưởng đến công tác quản trị tuyến sản phẩm của mình

3.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô.

Môi trường kinh tế

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanhnghiệp nước nhà, đặc biệt là các công ty có hoạt động vừa và nhỏ

Lạm phát trong những năm 2010 và 2011 tăng mạnh với mức lạm phát lên tớihai con số, cụ thể là 11,75% và 18,58% Tuy nhiên, đến năm 2012, với chính sách thắtchặt tín dụng, kiềm chế lạm phát của chính phủ, vấn đề lạm phát ở Việt Nam có thể coi

là đã khá yên ổn Đến năm 2013, 2014 khi kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi và đi lên

đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Chỉ số CPI tháng 12/2013tăng 6,04% so với tháng 12/2012; bình quân năm 2013, CPI tăng 6,6% so với năm

2012 Tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảmnhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ Tuynhiên tình hình giá chung tăng, chi phí tăng tạo nên một trở ngại vô cùng lớn đối vớicông ty Đặc biệt gần đây, giá vận chuyển tăng cao, điều này khiến cho công ty gặpnhiều trở ngại do tăng chi phí

Năm 2010 khi bong bóng bất động sản nổ, thị trường nội thất đã giảm mạnh, một

số công ty nội thấy phá sản, điều này đã gây trở ngại lớn cho Bùi Gia Mặc dù vậy, vớiphương hướng kinh doanh đúng đắn, nắm bắt thời cơ tốt, công ty đã vượt qua đượcgiai đoạn khó khăn và đang ngày càng khẳng định tên tuổi trên thị trường

Nếu một nền kinh tế không ổn định, sẽ dẫn đến sự suy giảm tiêu dùng, kháchhàng sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm Họ sẽ cân nhắc kỹlưỡng và đưa ra sự so sánh giữa các doanh nghiệp cạnh tranh để tìm cho mình một lợi

Trang 26

ích tối ưu Đứng trước thách thức đó công ty phải tìm ra một biện pháp marketing hiệuquả nhất để thu hút khách hàng, và đó chính là việc đưa ra một tuyến sản phẩm phùhợp, đầy đủ chức năng phục vụ cho nhóm khách hàng mà công ty hướng tới.

Kinh tế Việt Nam trong 3 năm trở lại đây tăng trưởng nhanh, nhu cầu thị trườngcũng biến hóa không ngừng, riêng nhu cầu đối với các sản phẩm đồ gỗ nội thất cũng

có những thay đổi nhất định Các sản phẩm phải hiện đại hóa, tính thẩm mỹ cao, chấtliệu thân thiện với môi trường Điều này đòi hỏi công ty Bùi Gia phải có nhữngphương án quản trị thích hợp đối với tuyến sản phẩm mình đang kinh doanh

Môi trường dân cư

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có mật độ dân số lớn nhất thế giới với mật độ

260 người/km2 Tuy nhiên, sự phân bổ dân cư không đồng đều, đa số tậ trung ở khuvực thành thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,…Điều này đem lại một cơ hội lớn cho công ty trong việc phát triển tại các khu vực thịtrường thành thị

Với dân số đông như vậy, thị trường Việt Nam chính là mảnh đất màu mỡ để cácdoanh nghiệp khai phá phát triển Các nhu cầu về ngành xây dựng ngày càng tăng, kéotheo sự phát triển của ngành thi công thiết kế nội thất Đặc biệt ở các thành phố lớn tậptrung đông dân cư, số lượng các công trình xây dựng mọc lên rất nhiều, tạo cơ hội đểBùi Gia có thể cung cấp các sản phẩm của mình đến tay khách hàng

Môi trường chính trị - pháp luật.

Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho sự giao lưu kinh tế, học hỏi cái mới,lưu thông với nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất nhập khẩu hàng hóagiữa các nước trong khối WTO.Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty khi tiến rathị trường thế giới

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị tương đối ổn định, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp.Với các chính sách ưu đãicho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng các chế độ bảo hộ đã giúp công ty vững bướctrên thị trường

Chính nhờ sự thắt chặt của pháp luật nên tình trạng gỗ lậu đưa vào Việt Namđược kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm đồ trong nước kinhdoanh trên thị trường, giữ vững niềm tin nơi khách hàng

Trang 27

Môi trường tự nhiên – khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật và việc áp dụng những thành tựunày vào lĩnh vực sản xuất góp phần nâng cao năng suất, giảm thiểu sức lao động Đâycũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh, mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầungười tiêu dùng

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty cải tiếndây truyền sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng caocủa người tiêu dùng

Khoa học công nghệ ngày nay phát triển khá nhanh, chu kỳ sống của một côngnghệ mới ngày càng bị rút ngắn Đây cũng là một thách thức cho công ty trong việctiếp cận với công nghệ mới Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có những chiến lược trongngắn hạn và dài hạn có lưu tâm đến sự phát triển của khoa học – công nghệ

Môi trường văn hóa xã hội

Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển cùng sự phát triển của thế giới Nếu trước kianhững ngôi nhà cấp 4, nhà tranh vách đất với các nội thất chủ yếu làm bằng tre và được tựtay chủ nhà làm Thì ngày nay, thay vào đó chính là những ngôi nhà mái bằng, nhà gác caotầng hay chung cư với nội thất đi kèm cũng theo các xu hướng của thời đại, là các sản phẩmđược sản xuất dưới công nghệ hiện đại Tuy nhiên, các nét văn hóa của xã hội phươngĐông vẫn tồn tại trong tâm trí người dân, do đó các mặt hàng mà họ tiêu dùng vẫn mangnhiều dáng dấp của các sản phẩm phương Đông nói chung và của người Việt Nam nóiriêng, nó thể hiện trên các hoa văn của sản phẩm, hình dáng và kích thước sản phẩm

Người dân Việt Nam vẫn yêu thích các sản phẩm là từ gỗ tự nhiên với cái tên rất Việtnhư: xoan đào, tần bì, dổi, thông, keo, bạch tùng, muồng muồng… Ngày nay, khi hội nhậpvăn hóa, nhu cầu còn được mở rộng ra các sản phẩm gỗ nhập khẩu nước ngoài như sồi Nga,sồi Mỹ, dáng hương mắt chim, chiêu liêu, óc chó… Đây đều là những loại gỗ quý hiếm cógiá cả rất cao, xong lại được người dân yêu thích vì nó thể hiện được nét sang trọng cũngnhư đẳng cấp của họ

3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.

Trang 28

Môi trường vi mô là lực lượng, yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty vàtác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó Những lực lượng này bao gồm bêntrong và bên ngoài công ty.

và lắp đặt sản phẩm đồ gỗ nội thất

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường miền Bắc chưa có nhiều công ty trong lĩnh vực thiết kế

và gia công đồ gỗ nội thất, đối thủ cạnh tranh chính của công ty là:

- Công ty cổ phần Dịch Vụ & Thương Mại nội thất Trí Đức: là công ty cũngchuyên về lĩnh vực thiết kế trang trí nội thất, công ty có nhiều năm kinh nghiệm trongngành, có danh tiếng và nhiều khách hàng quen thuộc

- Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Vách Việt: công ty có quy mô hoạtđộng lớn, nguồn tài chính dồi dào, tạo áp lực trực tiếp với công ty Bùi Gia

- Chủ yếu của công ty hay các xưởng gỗ hoạt động nhỏ lẻ, bên cạnh đó là cáccông ty trang trí nội thất với cácsản phẩm nhập ngoại hoặc gia công

- Các công ty nhận thầu thi công hoàn thiện nội thất cũng là đối thủ cạnh tranhtrực tiếp của công ty, bởi họ chỉ nhận gia công nên mức giá có thể thấp hơn so vớicông ty Bùi Gia

Ngày đăng: 13/03/2016, 00:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w