1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

84 641 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của vấn đề: Việt Nam với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp có gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và 70% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp nông thôn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển chung của cả đất nước. Trong những năm gần đây bộ mặt nông thôn ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể: cơ sở hạ tầng được đầu tư củng cố,đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện…Tuy nhiên thành tựu ấy là bước đầu, về cơ bản vùng nông thôn ở nước ta vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển. Đời sống vật chất ở đây còn nhiều khó khăn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học còn nhiều hạn chế, vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của các hộ nông dân, có một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp nên khả năng tích luỹ ít dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất, thực tế cho thấy, vốn tự có của hộ nông dân chỉ chiếm khoảng 35% trong tổng số vốn đầu tư, còn lại là các tổ chức tín dụng. Cụ thể NHNo&PTNT 50%, NHCS 30%, và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Do đó việc tập trung các nguồn vốn cho kinh tế nông thôn phát triển là mục tiêu trước mắt và lâu dài. Tín dụng được coi là công cụ có hiệu quả thúc đẩy các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập,giúp người dân thoát nghèo từng bước nâng cao đời sống. Do đó cung cấp nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua các tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn như:QTDND NHNo&PTNT, NHCSXH…đã thực hiện giải ngân một lượng vốn rất lớn vào khu vực nông thôn. Cụ thể, đến 31/10/2008 dư nợ cho vay của NHNo&PTNT dành cho các nông hộ là 294.853 tỷ đồng, NHCS cấp tín dụng cho các hộ nghèo với tổng dư nợ là 25.443 tỷ đồng, QTDND cho vay 14.400 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vốn trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã kết hợp cho vay thông thường và cho vay theo các chương trình dự án ưu đãi lãi suất của chính phủ, cho vay theo chính sách của nhà nước, góp phần chuyển dịch 1 cơ cấu kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo. Đến 31/12/2007, dư nợ cho vay ưu đãi theo các chương trình của chính phủ đạt 27.276 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu được thực hiện với các hộ nghèo và đối tượng chính sách với dư nợ đạt 20.219 tỷ đồng, phủ sóng đến khoảng 5.4 triệu hộ. Đạt được kết quả như vậy nhưng so với mức tăng tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế còn thấp. Cụ thể ở tĩnh Tĩnh có 11 chi nhánh NHNo&PTNT, và 11 chi nhánh NHCSXH , các quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, điều đó cho thấy tín dụng nông nghiệp nông thôn chưa đủ để đáp ứng đủ cho nhu cầu và mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chưa cao, chưa gắn liền được giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, tiềm năng kinh tế đồi rừng và rừng ven biển ở nhiều vùng chưa được khai thác tốt. Nguồn vốn được vay vốn về có phần được sử dụng đúng mục đích nhưng còn có phần chưa được người dân đầu tư vào đúng mục đích sản xuất kinh doanh. Các vấn đề như huy động vốn của các tổ chức, đầu tư vào nghành sản xuất nào để phù hợp với điều kiện của địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Vì vậy phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn đang là một vấn đề quan trọng để đáp ứng kịp thời có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, ổn định chính trị, xã hội nông thôn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn tôi đã lựa chọn đề tài:”Nghiên cứu phát triển tín dụng Nông nghiệp Nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Tĩnh”, tôi tập trung vào 3 tổ chức chính NHNNo&PTNT, NHCSXH, QTDND . 2.Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tín dụngtín dụng ngân hàng. - Đánh giá tình hình phát triển và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ gia đình ở huyện Can Lộc, tỉnh Tĩnh. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn chính:NHNo&PTNT huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh, NHCS huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh, quỹ TDND xã Thiên Lộc huyện Can Lộc + Về không gian: đề tài nhiên cứu trên địa bàn huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh, trọng tâm là NHNo&PTNT huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh, NHCSXH huyện Can Lộc, tỉnh Tĩnh, một số hộ sản xuất vay vốn ở xã Thuần Thiện, Thiên Lộc và Mỹ Lộc, huyện Can Lộc. + Về thời gian: - Số liệu tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện qua 3 năm 2007-2009. - Số liệu tình hình cho vay của NHNo&PTNT huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh, NHCSXH huyện Can Lộc tỉnh Tĩnh qua 3 năm 2007-2009. - Số liệu điều tra hộ năm 2009. 4.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đây là phương pháp đặt đối tượng nghiên cứu trong sự tác động qua lại với các quy luật kinh tế, mối quan hệ, sự ảnh hưởng, với các loại hình kinh tế , các tổ chức kinh tế khác. Để giải quyết các vấn đề của đề tài một cách khách quan và khoa học thì trong suốt quá trình thực hiện đề tài phải vận dụng phương pháp này. - Phương pháp điều tra, tổng hợp tài liệu: tiến hành phân tổ theo nghành kinh tế của các hộ trên địa bàn, phân theo địa bàn xã. - Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp thứ cấp và phương pháp sơ cấp. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến của thầy cô, cán bộ ngân hàng, kinh nghiệm của một số bà con nông dân làm ăn giỏi của địa phương để làm căn cứ đưa ra kết luận một cách chính xác, khách quan. - Phương pháp thống kê miêu tả: các số liệu thu thập từ thực tế được xử lý qua các chương trình thống kê miêu tả. Khoá luận hoàn thành là kết quả của quá trình học tập trên giảng đường và thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo &PTNT huyện Can Lộc.Do có nhiều hạn chế về kinh nghiệm và thực tiễn cũng như thời gian nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè. 3 PHẦN II CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1.1.1 Một số vấn đề về tín dụng 1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau: Cho vay vốn chủ thể cho vay chủ thể đi vay hoàn trả vốn và lãi Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với phát triển kinh tế hàng hoá. Lúc đầu các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển. Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng sau đây: -Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. - Gía trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. 1.1.1.2. Bản chất của tín dụng Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”. - Bản chất của tín dụng được hiểu theo hai cách: 4 Thứ nhất: Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. Thứ hai: Tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim vật vận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng. 1.1.1.3. Phân loại tín dụng: Căn cứ vào thời gian hoàn trả vốn vay: -Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới 12 tháng hay một năm. Cung cấp tạm thời lượng vốn thiếu hụt của doanh nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của dân cư. -Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. -Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 60 tháng trở lên Căn cứ vào đối tượng tín dụng: -Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoá đối với các xí nghiệp thương nghiệp, cho vay để phục vụ sản xuất… -Tín dụng vốn cố định: là tín dụng được cấp phát để hình thành các tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình. Thời hạn cho vay của loại tín dụng này là trung và dài hạn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: -Tín dụng sản xuất kinh doanh -Tín dụng tiêu dùng Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể trong tín dụng -Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các công ty, các xí nghiệp,các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá cho nhau. -Tín dụng nhà nước: là tín dụng do Nhà Nước vay của dân dưới hình thức công trái, tín phiếu kho bạc,… để bù đắp thiếu hụt ngân sách hay lập quỹ đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. -Tín dụng ngân hàng: thể hiện rõ chức năng định chế tài chính trung gian của ngân hàng. Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay “đi vay để cho vay”. 5 Ngân hàng tiếp nhận các nguồn vốn như TW, vốn uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi tiết kiệm và dùng nguồn vốn này cấp phát cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn. 1.1.1.4. Vai trò của tín dụng: Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng với nền kinh tế - xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực, mặt tiêu cực.Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn có thể làm cho lạm phát gia tăng gây ảnh hưởng đời sống kinh tế xã hội. Mặt tích cực tín dụng có vai trò to lớn sau đây: Một là : tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển - Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế - Là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế. - Còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. Hai là: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền từ tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ, mặt khác, do cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hình thành kế hoạch sản xuất kinh doanh…làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước… Ba là: tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Một mặt,do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của người l23ao động, mặt khác do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra tiềm năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội và thiên nhiên do đó có thể thu hút nhiều lực lượng sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bốn là: Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. 6 Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. 1.1.1.5 Quy trình thực hiện tín dụng - Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH,TCTD trong chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp TD. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt và gắn bó với nhau. . Bảng 1: Quy trình thực hiện tín dụng Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của mỗi NH ở mỗi giai đoạn Kết quả sau khi kết thúc một giai đoạn 1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng + Khách hàng đi vay cung cấp + Tiếp xúc, phổ biến, và hướng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng + Hoàn thành bộ để chuyển sang phân tích 2. Phân tích tín dụng + Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn 1 chuyển sang + Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ + Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện. +Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền quyết định cho vay 3. Quyết định tín dụng + Các tư liệu thông tin từ giai đoạn 2 chuyển sang báo cáo kết quả thẩm định + Các thông tin bổ sung + Quyết định cho vay hoặc từ chối của cá nhân hoặc hộ được giao quyền phán quyết. + Quyết định cho vay hoặc từ chối + Tiến hành các thủ tục pháp lí như kí hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác 4. Giải ngân Quyết định cho vay từ các hợp đồng liên + Thẩm định các chứng từ liên quan + Chuyển tiền vào tài khoản tiền gởi 7 quan theo các hợp đồng TD cho KH hoặc chuyển trả đơn vị cung cấp 5.Giám sát nợ và thanh lí TD + Các thông tin từ nội bộ NH + Các báo cáo tài chính theo định kì + Các thông tin khác + Phân tích hoạt động tiết kiệm,tục báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của KH + Thu nợ + Tái xét và xếp hạng + Thanh lí tín dụng + Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lí + Lập các thủ tục để thanh lí TD (Nguồn từ sách: Mô hình phát triển NHNo&PTNT) Về nguyên tắc các quy trình TD của các NH có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết có nhiều khác biệt. Điều này phụ thuộc vào quy mô của NH, cấu trúc các loại cho vay, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ sử dụng công nghệ thông tin Cách phân loại như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhiệm vụ thực hiện. Thấy được mối quan hệ qua lại hỗ trợ nhau của các giai đoạn. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện và tác động đến chất lượng công việc giai đoạn sau. Việc xây dựng các quy trình TD hợp lí góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giá trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi 1.1.2. Các tổ chức tín dụng 1.1.2.1. Ngân hàng nông nghiệpPhát triển nông thôn Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông NghiệpPhát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%.AGRIBANK hiện có trên 8 22.000 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng rãi khắp trên toàn quốc và gần 30.000 cán bộ công nhân viên. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lí lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lí tại 113 quốc da và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp Hội Tín Dụng Nông Nghiệp Nông Thôn Châu Á Thái Bình Dương (Apraca). Hiệp hội tín dụng Nông Nghiệp Quốc tế (CICA) và hiệp hội ngân hàng châu Á (ABA). Là ngân hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3.6 tỷ USD, số vốn qua NHNN là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, AGRIBANK đã nổ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. 1.1.2.2. Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội có nguồn gốc là ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 8/1995.Mục tiêu chính của ngân hàng là tham gia vào quá trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Việc xây dựng Ngân hàng chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất,kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135). Ngân Hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lí và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11 tháng 03 năm 2003 nhưng đến nay Ngân hàng đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức mạng lưới. Tính đến nay, bộ máy quản trị của Ngân hàng chính sách xã hội bao gồm: hội đồng quản trị trung ương, 64 ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố, và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận huyện. 9 Bộ máy điều hành của Ngân Hàng Chính sách xã hội đựơc thành lập ở cả 3 cấp đang tập trung chỉ đạo triển khai việc huy động vốn và cho vay vốn người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 1.1.2.3. Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là một hệ thống tổ chức tín dụng từ trung ương đến cơ sở với chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng là các đơn vị, tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là huy động vốn và cho vay đối với các hộ gia đình, những người sản xuất, buôn bán nhỏ. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập theo quyết định số 390/TTG ngày 27/7/1993 của thủ tướng chính phủ. Đây là một chủ trương lớn của Đảng về đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới. Tính đến năm 2006 quỹ tín dụng nhân dân gồm quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (1 hội sở và 24 chi nhánh ): quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức kinh tế hợp tác do các cổ đông là các xã viên góp vốn để hoạt động huy động vốn cho vay theo phương châm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người sản xuất nhỏ trong khu vực nông thôn. Hiện nay có tới 938 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 55/64 tỉnh, thành phố. Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động chủ yếu trên địa bàn xã, phường, thị trấn ở nông thôn đã thu hút 1.098.754 thành viên tham gia. Tổng nguồn vốn 9.408.494 triệu đồng (tăng so với năm trước 28,9%) trong đó vốn huy động là 6.256.223 triệu đồng (tăng so với cùng kì năm trước là 31,2%), chiếm 66.5% tổng nguồn vốn. Bên cạnh công tác nguồn vốn, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ngoài việc nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên,còn tư vấn của thành viên mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Tổng dư nợ cho vay đạt 8.209.443 triệu đồng (tăng so với cùng kì năm trước 27.6% và bằng 87.3% nguồn vốn), trong đó dư nợ cho vay trung hạn là 948.431 triệu đồng (tăng 54,4% so với cùng kì năm ngoái). Do đặc điểm hoạt động trên địa bàn nông thôn nên cơ cấu dư nợ tập trung vào cho vay đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đối tượng khác chiếm 14,7%. 1.1.2.4 Các tổ chức tín dụng bán chính thức: 10 . vấn đề phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn tôi đã lựa chọn đề tài: Nghiên cứu phát triển tín dụng Nông nghiệp Nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ,. gia đình ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn chính:NHNo&PTNT

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quy trình thực hiện tíndụng Các giai đoạn - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Quy trình thực hiện tíndụng Các giai đoạn (Trang 7)
Bảng 1: Quy trình thực hiện tín dụng Các giai đoạn - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Quy trình thực hiện tín dụng Các giai đoạn (Trang 7)
Bảng 2: Bảng cơ cấu sản xuất giá trị kinh tế huyện Can Lộc - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Bảng 2 Bảng cơ cấu sản xuất giá trị kinh tế huyện Can Lộc (Trang 29)
Bảng 2: Bảng cơ cấu sản xuất giá trị kinh tế huyện Can Lộc - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Bảng 2 Bảng cơ cấu sản xuất giá trị kinh tế huyện Can Lộc (Trang 29)
Sơ đồ 2: cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH huyện Can Lộc - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Sơ đồ 2 cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH huyện Can Lộc (Trang 34)
2.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
2.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC (Trang 35)
Sơ đồ 3:  Cơ cấu tổ chức bộ máy của quỹ tín dụng nhân dân xã Thiên Lộc - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
Sơ đồ 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của quỹ tín dụng nhân dân xã Thiên Lộc (Trang 35)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤN GỞ HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009). - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 3 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤN GỞ HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 38)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009). - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 3 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 38)
BẢNG 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT, NHCSXH HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM(2007-2009)                                                                                                                   Đơnvị:Triệu đồng - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 4 CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT, NHCSXH HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM(2007-2009) Đơnvị:Triệu đồng (Trang 40)
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DSCV CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM(2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 5 TÌNH HÌNH DSCV CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM(2007-2009) (Trang 43)
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DSCV CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 5 TÌNH HÌNH DSCV CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 43)
BẢNG 6: DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA CÁC NĂM(2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 6 DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA CÁC NĂM(2007-2009) (Trang 46)
BẢNG 6: DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA  CÁC NĂM (2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 6 DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 46)
BẢNG 7: DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM(2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 7 DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM(2007-2009) (Trang 49)
BẢNG  7: DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM ( 2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
7 DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM ( 2007-2009) (Trang 49)
BẢNG 8: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEOTHÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM(2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 8 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEOTHÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM(2007-2009) (Trang 51)
BẢNG 8: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEOTHÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM (2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 8 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEOTHÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 51)
BẢNG 9:  DSCV  CỦA NHCSXH HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM ( 2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 9 DSCV CỦA NHCSXH HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM ( 2007-2009) (Trang 54)
Qua bảng 10 dưới đây ta thấy rõ ràng mức vay vốn cũng như lãi suất cho vay đối với từng đối tượng của NHCSXH là khác nhau vì nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu là trên cấp xuống  nên NHCSXH phải có các quy định rõ ràng về cho vay để tránh hiện tượng vốn dồn về  - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
ua bảng 10 dưới đây ta thấy rõ ràng mức vay vốn cũng như lãi suất cho vay đối với từng đối tượng của NHCSXH là khác nhau vì nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu là trên cấp xuống nên NHCSXH phải có các quy định rõ ràng về cho vay để tránh hiện tượng vốn dồn về (Trang 55)
BẢNG 10: TÌNH HÌNH LÃI SUẤT VÀ MỨC CHO VAY CỦA NHCSXH - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 10 TÌNH HÌNH LÃI SUẤT VÀ MỨC CHO VAY CỦA NHCSXH (Trang 55)
. BẢNG 11: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢQUÁ HẠN, TỈ LỆ NỢQUÁ HẠN, NỢ XẤU, TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU Ở HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 11 TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢQUÁ HẠN, TỈ LỆ NỢQUÁ HẠN, NỢ XẤU, TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU Ở HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) (Trang 58)
2.4. TÌNH HÌNH TÍNDỤNG THỰC TẾ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.4.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
2.4. TÌNH HÌNH TÍNDỤNG THỰC TẾ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.4.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra (Trang 62)
BẢNG 14: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 14 TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 65)
BẢNG 14: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 14 TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 65)
BẢNG 15: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 15 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH (Trang 68)
BẢNG 15: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 15 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH (Trang 68)
BẢNG 16:HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 16 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 71)
BẢNG 16:HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 16 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (Trang 71)
Qua bảng sau ta thấy được nhu cầu vay và mức được vay của các hộ rõ hơn. Hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay lớn nhưng được đáp ứng không được hoàn toàn, tuy nhiên với tỷ lệ vay được là rất cao - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
ua bảng sau ta thấy được nhu cầu vay và mức được vay của các hộ rõ hơn. Hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay lớn nhưng được đáp ứng không được hoàn toàn, tuy nhiên với tỷ lệ vay được là rất cao (Trang 72)
BẢNG 18: Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 18 Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH (Trang 74)
BẢNG 18: Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 18 Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH (Trang 74)
BẢNG 19: TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ĐVT: TR.Đ Chỉ tiêu - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 19 TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ĐVT: TR.Đ Chỉ tiêu (Trang 76)
BẢNG 19: TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA                                 ĐVT: TR.Đ Chỉ tiêu - Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh
BẢNG 19 TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ĐVT: TR.Đ Chỉ tiêu (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w