b, Đặc điểm kinh tế xã hội,và tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.3.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tíndụng
Trong nền kinh tế thị trường có những đối tượng muốn giữ tiền để tích luỹ tiết kiệm, còn có những đối tượng thì lại muốn vay để có nguồn vốn sản xuất kinh doanh, do đó các tổ chức tín dụng ra đời nhằm thực hiện chức năng trung gian trao đổi này lấy của người này cho người khác vay. Chính vì thế nguồn vốn đầu vào được xem là một yếu tố quan trọng của NH cũng như các tổ chức tín dụng nó không chỉ là một đầu vào đơn thuận mà nó còn là nền tảng cho mọi hoạt động của NH ( tổ chức tín dụng) quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NH (TCTD). Do có ý nghĩa quan trọng như vậy mà các tổ chức tín dụng đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn trong nhân dân. Đối với NHCS thì nguồn vốn của NH chủ yếu từ trên cấp xuống hay là thông qua các dự án, QTDND huy động nguồn vốn chủ yếu thông qua việc huy động tiết kiệm trong nhân dân, và NHNo&PTNT nguồn vốn chủ yếu là từ tiết kiệm trong nhân dân. Xác định ý nghĩa quan trọng của vốn và nguồn huy động chủ yếu của mình mà NHNo&PTNT đã có nhiều hình thức huy động tiết kiệm trong nhân dân rất có hiệu quả. Như giao khpán các chỉ tiêu cho các cán bộ NH đặc biệt là cán bộ tín dụng từ đó tạo nên động lực cho các cán bộ huy động tiết kiệm, đẩy mạnh và thực hiện tốt các biện pháp huy động tiết kiệm cả nội và ngoại tệ. Do đó bước đầu đã đem lại hiệu quả cho các NH làm cho nguồn vốn huy động được của NH qua các năm tăng lên một cách đáng kể. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO do đó việc cạnh tranh giữ các NH ngày càng tăng cao hơn nữa, đặc biệt là lãi suất tiền giữ tiết kiệm của NH là 1,45% và lạm phát kinh tế quá cao làm cho người giữ tiết kiệm sợ khi giữ một thời gian quá dài mà họ chỉ dám giữ với thời gian ngắn hạn rồi lại rút ra giữ lại.
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng nông nghiệp chủ yếu ở huyện Can Lộc, đặc biệt là tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT ta quan sát hai bảng 3,4 sau:
Năm 2007 tổng nguồn vốn của các TCTD là: NHNo&PTNT có 164.354 triệu đồng, chiếm 53,94%, NHCS đạt 134.592 chiếm 43,19%. Quỹ TDND là do các thành viên góp vốn lại để cùng nhau phát triển, năm 2007 TDND có 8.749 triệu đồng,chiếm 2,87%. Đây là một tỉ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn đối với những thành viên tham gia
lên một cách đáng kể. NHNo&PTNT tăng 37.419 triệu đồng, tức tăng 22,76 % so với năm 2007, NHCS tăng 7.247 triệu đồng, tức tăng 5,38 %. Quỹ TDND cũng tăng tới 21,47%, tương ứng với tăng lên 1.879 triệu đồng. Nguồn vốn của NHNo&PTNT trong năm 2008 chiếm một tỉ trọng cao hơn năm trước, đó là 56,95% còn NHCS lại giảm xuống còn 40,05 %. Điều này cũng một phần phản ánh lên xu hướng gởi tiết kiệm của người dân vào NH đang ngày càng tăng cao hơn. Năm 2009 so với năm 2008 tổng nguồn vốn tăng thêm 66.591 triệu đồng tức tăng thêm 18,79 %. Trong đó NHNo&PTNT tăng 42.824 triệu đồng tức là tăng 21,22 %. Đạt được thành công này thể hiện được những chính sách đúng đắn mà ban lãnh đạo đã đặt ra trong giai đoạn khó khăn hiện nay khi mà những tháng đầu năm 2008 nền kinh tế đang rơi vào thời kì khủng hoảng lớn. NHCS tăng 22.080 triệu đồng, tăng 18,79 %. Nguồn vốn của NHCS năm 2009 giảm xuống 38,96% ,trong lúc NHNo&PTNT tiếp tục tăng lên tới 58,12% tổng nguồn vốn.Theo đó quỹ tín dụng nhân dân cũng tăng lên đó là tăng 12.315 triệu nhưng so với tổng nguồn vốn thì lại giảm xuống so với năm 2008.