BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤN GỞ HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) ĐVT: triệu đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)

b, Đặc điểm kinh tế xã hội,và tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤN GỞ HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM (2007-2009) ĐVT: triệu đồng

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 304.695 100 354.240 100 420.831 100 49.545 16,26 66.591 18,79 NHNo&PTNT 164.354 53,94 201.773 56,95 244.597 58,12 37.419 22,76 42.824 21,22 NHCSXH 134.592 43,19 141.839 40,05 163.919 38,96 7.247 5,38 22.080 15,56 QTDND 8.749 2,87 10.628 3,00 12.315 2,92 1.879 21,47 1.687 15,87

Ở bảng 4 ta thấy rõ hơn tình hình vốn của NHNo&PTNT của Can Lộc một cách cụ thể hơn. NHNo&PTNT đã tiến hành huy động nguồn vốn từ nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau từ đó đã giúp cho NH có thêm nhiều nguồn vốn để kinh doanh.

Phân theo loại tiền giữ thì có năm loại tiền giữ tiết kiệm của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, từ kho bạc, từ tiền gởi trái phiếu. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là loại chiếm tỉ lệ cao nhất và nó liên tục tăng cao qua các năm. Năm 2007 tiền giữ tiết kiệm chiếm 77,46% đạt 127.316 triệu đồng. Sang năm 2008 tiền tiết kiệm tăng lên 156.379 triệu đồng, chiếm 77,50% như vậy năm 2008 tăng lên so với 2007 là 29.063 triệu đồng, là tăng 22,83%. Tiền giữ tiết kiệm tiếp tục tăng lên một cách đáng kể, năm 2009/2008 đã tăng lên 33.917 triệu đồng, tức tăng 21,68% so với tỷ lệ 2008/2007 đã giảm hơn nhưng tỉ trọng của nó là 77,8% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó các loại tiền giữ khác của NH cũng tăng lên. Sự tăng lên này của NH phản ánh những chính sách đúng đắn và những công tác tiết kiệm, huy động vốn vay của NH đã hoạt động một cách sôi nổi và có hiệu quả cao. Đặc biệt là việc khoán các sản phẩm tiết kiệm cho các cán bộ TD. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, kho bạc, trái phiếu cũng tăng lên, điều này chứng tỏ NH đã phục vụ một cách tốt sản phẩm của mình với các tổ chức trên tạo được niềm tin nơi người gửi.

Đây là những mặt mạnh của NH do đó cần phải phát huy tốt hơn nữa điều này. Tiền gửi trái phiếu có phần tăng lên nhiều. Ở năm 2009 đạt được 14.924 triệu đồng, chiếm 6,1% tổng nguồn vốn.

Còn NHCS là NH có nguồn vốn chủ yếu từ trên cấp xuống và được NH cho vay vốn tới từng đối tượng một cách hợp lí.

Như vậy, nhìn chung trong 3 năm qua nguồn vốn của NH liên tục tăng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thể hiện ở chỗ nguồn huy động ngày càng đa dạng và tổng lượng vốn huy động ngày càng tăng lên qua các năm. Tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng lên, nó cũng phần nào phản ánh đời sống của người dân địa phương đang được nâng lên một cách đáng kể, và niềm tin của người dân nơi ngân hàng đang dần được tăng lên, người dân có xu hướng gởi tiền vào NH nhiều hơn là gởi ở những nơi khác hay mua vàng và tự cất trong nhà như trước kia. Tuy nhiên nguồn nào cũng đạt yêu cầu như tiền tổ chức kinh tế. Do đó NH cần tiếp tục phát huy hơn nữa những điều đã đạt được và tìm kiếm thêm nguồn vốn từ những nguồn khác.

BẢNG 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT, NHCSXH HUYỆN CAN LỘC QUA CÁC NĂM(2007-2009) Đơnvị:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Sl % Sl % Sl % +/- % +/- %

NHNo&PTNT 164.354 100 201.773 100 244.597 100 37.419 22,76 42.824 21,22

- Tiền tiết kiệm của dân cư 127.316 77,46 156.379 77,50 190.296 77,80 29.063 22,83 33.917 21,68

- Tổ chức kinh tế 8.369 5,09 15.042 7,45 14.642 5,98 6.673 79,73 -400 -2,66

- Tổ chức tín dụng 103 0,06 139 0,07 220 0,09 36 34,95 81 58,27

- Từ kho bạc 18.877 11,49 23.128 11,46 24.515 10,03 4.251 22,51 1.387 5,95

- Từ tiền gửi trái phiếu 9.689 5,90 7.085 3,52 14.924 6,10 -2.604 -26,88 7.839 110,64

- Nguồn khác 0 - 0 - 0 - 0 - 0 -

NHCSXH 143.592 43,19 141.839 40,05 63.919 38,96 7.242 5,38 22.080 15,56

- trên cấp xuống 143.592 43,19 141.839 40,05 163.919 38,96 7.242 5,38 22.080 15,56

2.3.3.Tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng nông nghịêp chủ yếu ở huyện Can Lộc qua các năm (2007- 2009)

Có thể nói tình hình tín dụng nông nghiệp trong những năm qua tại huyện Can Lộc có nhiều kết quả quan trọng điều đó thể hiện các biện pháp đầu tư tín dụng của các tổ chức luôn được đẩy mạnh. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế như hiện nay khi mà giá cả thị trường luôn thay đổi một cách nhanh chóng, ảnh hưởng đến nhiều nghành kinh tế khác nhau mà trong đó ngành nông nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng , nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng trong thời gian qua đã luôn phấn đấu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có nhiều kết quả cao. Bên cạnh đó thì các tổ chức tín dụng luôn biết áp dụng các thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của các vùng.

Qua bảng số liệu 4 ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng doanh số cho vay năm 2008 là 281.926 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 65.770 triệu đồng.tức là tăng thêm 30,42% và sang năm 2009 thì tổng nguồn vốn cho vay vẫn tăng lên với một con số rất lớn là 538.340 triệu đồng, tăng thêm 47,63% so với năm 2008, tức tăng 256.414 triệu đồng.

NHNo&PTNT là một NH lớn với hệ thống khách hàng lớn và vững chắc nên nó luôn là NH dẫn đầu và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng DSCV của toàn huyện. Năm 2007 DSCV của NHNo&PTNT huyện Can Lộc là 135.978 triệu đồng, chiếm 62,91% sang năm 2008 đạt 176.327 triệu đồng tăng 29,67% so với năm 2007,tức tăng 40.394 triệu. Đến năm 2009 là 380.076 triệu đồng tăng 115,55% so với năm 2008 tức tăng 203.749 triệu đồng.

Bên cạnh đó NHCS tuy mới thành lập còn chưa được phát triển và vững mạnh như NHNo&PTNT nhưng nó cũng đã là một tổ chức TD lớn trên địa bàn, thể hiện được những thế mạnh của mình để từ đó giúp cho doanh số cho vay tăng lên đáng kể trong 3 năm qua. Năm 2008 DSCV của NH là 90.368 triệu đồng chiếm 32,05% tăng so với năm 2007 là 21.050 triệu đồng tức tăng thêm 30,36%. Năm 2009 DSCV của NHCS vẫn tăng thêm 49.758 triệu đồng là tăng 55,06%. Đây là một tỉ lệ tăng lên khá lớn, năm 2009 NHCS có 140.126 triệu chiếm 26,03% so với tổng DSCV, giảm hơn so với năm 2008 chiếm 32,05% vì năm 2009 việc thực hiện cho vay đối với đối tượng là sinh viên kiểm

soát chặt chẽ hơn năm 2008. Còn quỹ TDND cũng mới thành lập được ít năm nhưng cũng đã có nguồn vốn để cho các thành viên vay, các DSCV cũng tăng lên theo thời gian, đó là: năm 2008 đạt 15.231 chiếm 5,41% tổng doanh số, cao hơn so với năm 2007 và 2009, so với năm 2007 tăng 4.371 triệu đồng tương ứng là tăng 40,25%. Năm 2009 so với tổng doanh số cho vay chỉ đạt 3,37% nhưng lại tăng so với năm 2008 là 19,08% tức 2.907 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)