Tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

c, Tình hình cho vay của NHNo&PTNT theo thành phần kinh tế

2.3.3.2 Tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hộ

Ngân hàng chính sách là NH được hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu xoá đói giảm nghèo do đó lãi suất cho vay thường rất thấp, nó giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo trong địa bàn có thêm điều kiện để phát triển đi lên xoá đói giảm nghèo. Thành lập từ năm 2003 cho tới nay, NHCSXH đã luôn đảm đương tốt là kênh phân phối đối với hộ nghèo và gia đình chính sách góp phần giúp cho 90% người dân nghèo và gia đình chính sách được vay vốn, là người bạn tin cậy của nhà nông trên con đường thoát nghèo làm giàu.

Trước kia khi mới thành lập thì NH chỉ mới dừng lại ở những hộ nghèo, giải quyết việc làm, nhưng cho tới nay, NH đã cho vay ở nhiều hình thức khác nhau: hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách đi lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

Hàng năm DVCV đối với các đối tượng vẫn tăng lên nhanh chóng. Hộ nghèo là đối tượng vay vốn chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở NHCSXH. Năm 2008 DSCV hộ nghèo là 50.467 triệu đồng chiếm tới 55,84% tăng so với năm 2007 là 2.602 triệu đồng tức tăng 5,43 %. Năm 2009 con số này tăng lên nhiều hơn nữa DSCV đạt tới 68325 triệu đồng, chiếm 48,76% tổng DSCV của cả năm nhưng tăng so với năm trước 17.858 triệu đồng tức tăng 35,38%. Bên cạnh đó DSCV đối với đối tượng chính sách đi lao động có tăng lên nhưng tỉ lệ DSCV chung của toàn NH thì không đáng kể, năm 2007 DSCV là 1.601 triệu đồng chiếm 2,31%, năm 2008 tăng lên 1.852, tăng so với năm trước 251triệu đồng tức là 15,67%. Đến năm 2009 con số này là 1891 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 2,1% tức là 39 triệu. Nói chung DSCV của đối tượng này tăng ở mức thấp nghĩa là vốn cấp cho đối tượng được cố định trong một khoảng nào đó.

Bắt đầu từ năm 2007 HSSV có hoàn cảnh khó khăn không còn phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí nữa, họ đã được cho vay vốn ưu đãi tại NHCSXH với mức vay ban đầu là 6 triệu đồng trên năm nhưng tới nay đã tăng lên 8,6 triệu đồng trên năm. Chính điều này đã giúp cho nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đi học để theo đuổi ước mơ của mình. Năm đầu tiên thì DSCV đối với HSSV có hoàn cảnh khó

năm 2008 đã có nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn này hơn nên DSCV tăng lên đáng kể là 19.389 triệu đồng, chiếm 21,45% tăng so với năm 2007 là 13.132 triệu đồng tức tăng tới 209,87%. Đến năm 2009 con số này tăng lên rất lớn nữa là 41.309 triệu đồng, chiếm 29,48% tổng DSCV. Đã tăng so với năm 2008 là 21.920 triệu đồng tức tăng 113,05%. Qua đó cho ta thấy được nhà nước và xã hội luôn coi đào tạo nguồn lực lao động, tri thức trong tương lai là những mục tiêu quan trọng để tất cả đối tượng HSSV được học tập trong điều kiện tốt nhất. Đối tượng giải quyết việc làm muốn được vay vốn cũng có thể được vay ở NHCSXH tuy nhiên DSCV về đối tượng này là không cao. Năm 2007 là 588 triệu đồng, chiếm 0,85% tổng DSCV, nhưng sang năm 2008 đã tăng lên 8.053 triệu đồng, tăng 7.465 triệu đồng so với năm 2007 tức là 1269,55%. Đến năm 2009 DSCV cho đối tượng này tiếp tục tăng tới 8.729 triệu đồng chiếm 6,23% trong tổng DSCV của cả NH, là tăng 676 triệu đồng tức 8,39% so với năm 2008. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn cũng là đối tượng vay vốn khá nhiều ở NHCSXH. Năm 2008 có DSCV là 7.446 triệu đồng giảm hơn năm 2007 có DSCV là 10.727 triệu đồng, chiếm 15,48%. Vậy so với 2007 thì năm 2008 giảm đi 3.281 triệu đồng tức 69,42%, nhưng sang năm 2009 DSCV đối tượng này lại tăng lên là 14.517 triệu đồng, chiếm 10,36% tổng DSCV cả NH. Nó tăng lên so với năm 2008 là 7.071 triệu đồng tức 94,96%.

Gần đây theo chính sách mới của nhà nước NHCSXH tiếp tục cho người nông dân được vay vốn để xây dựng các công trình vệ sinh nước sạch, giúp đem nước sạch về với mọi người dân, giúp cho nhiều người nghèo có công trình phụ đảm bảo vệ sinh giảm bớt khó khăn trong đời sống hàng ngày, và những dịch bệnh đe doạ tới họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)