Thực trạng sử dụng vốn vay theo mục đích vay vốn của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)

vốn được người dân thực sự sử dụng ở các xã là khác nhau. Như đối với lĩnh vực trồng trọt thì xã Thiên Lộc là xã có số hộ dùng tiền vay vốn với mục đích này nhiều nhất với số tiền 74,5 triệu của 14 hộ. Vì xã này có diện tích đất nông nghiệp lớn, phù hợp với việc phát triển các loại cây rau màu, cây ăn quả nên họ đầu tư để mua giống và phân bón cho cây. Nhưng vay lượng tiền về họ không sử dụng hoàn toàn vào một mục đích mà thường được chia làm vào các mục đích khác nữa. Xã Thuần Thiện có tới 17 hộ vay để sử dụng vào trồng trọt, tổng số tiền là 71,6 triệu. Xã Thuần Thiện thuộc vùng đồng bằng người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng cây lương thực như lúa, khoai, lạc…là chính. Xã Mỹ Lộc cũng có tới 9 hộ vay nhưng với số tiền là 37 triệu đồng. Đây là xã miền núi nên việc trồng trọt không phát triển lắm. Các cây trồng đầu tư không nhiều, thậm chí nhiều gia đình ghi mục đích vay vốn trong hợp đồng là trồng trọt nhưng họ không hề sử dụng cho mục đích đó. Nhìn chung thì trồng trọt có khá nhiều hộ đã sử dụng vốn vay vào đó nhưng bình quân mỗi hộ sử dụng là không nhiều vì những cây trồng đó đưa lại hiệu quả chưa cao, và giống hay phân bón thì người dân tự túc được.

Song song với ngành trồng trọt là chăn nuôi nhưng nguồn vốn vay vào mục đích này nhiều hơn trồng trọt. Vì chăn nuôi cần có vốn đầu tư nhiều hơn, từ giống vật nuôi cho tới thức ăn. Xã Mỹ Lộc trên vùng đồi có thể thả rong trâu bò nên mang lại hiệu quả cao, có số hộ vay lớn nhất trong 3 xã là 13 hộ với 117,5 triệu đồng. Tiếp theo là xã là Thuần Thiện 12 hộ trong tổng 30 hộ với số tiền là 107,5 triệu, cuối cùng là Thiên Lộc với số tiền 83 triệu đồng. Người dân ở đây vay để mở rộng quy mô chăn nuôi như làm trang trại hay nuôi với lượng lớn.

Bảng dưới đây ta thấy dịch vụ và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng khá lớn ở tất cả các xã. Nhất là xã Thuần Thiện , trong khế ước cũng có tới 10 hộ vay dịch vụ, và ngoài vay để trồng trọt và chăn nuôi họ còn vay để phục vụ cho các việc khác như đi lao động, buôn bán nhỏ, mua các công cụ như máy cày, bừa….Điều tra 30 hộ thì có 13 hộ sử dụng vào dịch vụ với 410 triệu đồng. Đặc biệt là mục đích tiêu dùng. Vì điều kiện vay ngân hàng mục đích tiêu dùng đối với những hộ nông dân là khó hơn nên họ không hề ghi trong hợp đồng là tiêu dùng nhưng khi vay tiền về họ đã dùng lượng tiền lớn vào đó như để cưới hỏi, mua xe, làm nhà hay các việc khác, cho con đi học, đi làm… Thuần Thiện

có 18 hộ vay cho tiêu dùng với số tiền là 145,9 triệu đồng. Tương tự với xã Thiên Lộc có 15 hộ vay với mục đích dịch vụ số tiền là 289,5 triệu. Có 13 hộ vay tiêu dùng với số tiền 216 triệu đồng. Xã Mĩ Lộc còn nghèo nên sử dụng cho mục đích tiêu dùng là rất lớn. Có 20 trong tổng 25 hộ điều tra với số tiền 119,3 triệu, còn dịch vụ có 17 hộ với 202,2 triệu đồng.

BẢNG 15: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦACÁC HỘ GIA ĐÌNH CÁC HỘ GIA ĐÌNH

ĐVT: Triệu đồng

Diễn giải Thuần

Thiện

Thiên

Lộc Mỹ Lộc Tổng

Trồng trọt số tiềnsố hộ 71,617 74,514 379 183,140

Chăn nuôi số tiền 107,5 83 117,5 308

số hộ 12 7 13 32 Dịch vụ số tiềnsố hộ 41013 289,515 198,217 897,745 Tiêu dùng số tiềnsố hộ 145,918 21613 119,320 481,251 Sử dụng sai mục đích số tiền SL 144,6 112,5 96,2 353,3 % 19,64 16,96 22,06 58,66 Số hộ SL% 33,3310 287 246 97,3323 Sử dụng đúng mục đích số tiền SL 591,4 540,5 339,8 1.471,7 % 81,46 84,04 77,94 243,44 Số hộ SL 20 18 19 57 % 66,67 72 76 214,67

( Nguồn từ số liệu điều tra) Do đó có thể nói rằng tỷ lệ số hộ sử dụng sai mục đích vay vốn là còn nhiều. Việc sử dụng đúng mục đích 100% là rất khó nên nếu hộ sử dụng trên 50 % số vốn vào mục đích xin vay vốn trong hợp đồng coi như là sử dụng đúng mục đích. Như vậy qua điều tra ta thấy được rằng: Xã Mỹ Lộc có 6 trong tổng số 25 hộ điều tra sử dụng sai mục đích, có tới 96,2 triệu đồng chiếm 22,06% là sử dụng sai mục đích. Xã Thuần Thiện sử dụng sai mục đích nhiều nhất, trong 30 hộ thì có 33,33% hộ sử dụng sai, với số tiền thì lại vẫn lớn là 144,6 triệu chiếm 19,64%. Xã Thiên Lộc cũng có tới 28% hộ sử dụng sai

như vậy vì các hộ khi vay vốn về thì việc sử dụng là từng hộ sử dụng với các mục đích khác nhau và không hợp lí còn nhiều. Tuy nhiên việc sử dụng sai mục đích không phải là hoàn toàn xấu.

* Một số nguyên nhân sử dụng sai mục đích

- NHNo&PTNT và NHCSXH là những tổ chức tín dụng nông nghiệp, do đó mà mục đích vay vốn của người dân phải thường là mục đích trồng trọt, chăn nuôi dễ dàng hơn các mục đích khác. Do đó khi người dân cần vay để cho con đi học, mua xe, làm nhà… đó là nhu cầu vay vốn trong tiêu dùng. Nhưng những nhu cầu đó chỉ có những người có sổ hưu thế chấp mới được vay. Chính vì vậy mà người dân vay với mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng thực chất là tiêu dùng. NHNo&PTNT, NHCS là những NH có nông dân vay vốn, nên khi cần có thể vay với số tiền khoảng 10-20 triệu một cách dễ dàng ở những tổ chức này.

- Đất đai nông nghiệp còn manh mún, cây trồng chủ yếu là lúa, khoai, lạc đây là những cây trồng không cần nhiều vốn đầu tư, người dân có thể tự túc được vốn đầu tư đó, do đó mà vốn vay tham gia vào các nghành sản xuất này là ít.

- Chính quyền địa phương các xã chưa đẩy mạnh phát triển, giúp cho người dân có hướng sản xuất nông nghiệp một cách thật sự hiệu quả khi người dân có vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên.

- Sản phẩm được sản xuất ra chưa được thị trường tiêu thụ nhiều, hầu như người dân tự tìm lấy thị trường tiêu thụ, chính điều này tạo tâm lí sợ không dám đầu tư của người dân sản xuất.

Việc sử dụng sai mục đích của người dân nông thôn tuy chưa đưa lại được hiệu quả như mong muốn, và ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của vùng nhưng đó là những đồng tiền người dân vay từ các tổ chức tín dụng nông thôn nên hầu như họ đều sẽ tìm cách sử dụng sao cho thật hiệu quả, để có thể hoàn trả vốn vay cho NH đúng thời hạn nhất.

Với việc sử dụng sai mục đích như vậy thì các cán bộ tín dụng vẫn biết các vấn đề sai mục đích đó nhưng do công tác kiểm tra, các tổ chức tăng cường kiểm tra kiểm soát còn sai sót trong hồ sơ, thủ tục tín dụng công tác kiểm tra còn hạn chế. Năng lực của cán bộ tín dụng tuy đã nâng cao qua thi tay nghề, thi cán bộ tín dụng giỏi, tập huấn nghiệp vụ nhưng chưa đáp ứng thoả đáng với yêu cầu hiện tại và tương lai của nền kinh tế thị trường, trong hoạt động tín dụng còn thiếu chủ động về nhân lực, nắm bắt thông tin về khách hàng còn

nhiều hạn chế nên viêc đánh giá năng lực tài chính, năng lực quản lí đồng vốn, mức rủi ro của khách hàng không chính xác, cho vay chất lượng tín dụng không cao. Vì vậy các cán bộ tín dụng phải được bố trí sắp xếp, đào tạo về mặt nghiệp vụ , am hiểu và có kiến thức về mặt thị trường, đặc biệt gần với nhân dân. Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ vay sản xuất, các tổ chức cần sàng lọc đội ngũ cán bộ, cần phối hợp chặt chẽ với cấp chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w