1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Can Lộc tôi đã rút ra được một số kết luận: các tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện hiện nay có ba tổ chức đó là NHNo&PTNT, NHCSXH, QTDND nhưng chủ yếu là NHNo&PTNT và NHCSXH, vì QTDND mới phát triển ở một số xã trong huyện nên hiệu quả mang lại của nó chưa cao.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng khác nhau vì tuy là NHNo&PTNT và NHCSXH đều là các tổ chức tín dụng nông nghiệp nông thôn nhưng hai NH mang hai đặc điểm và tính chất hoạt động có phần khác nhau. Trong hai tổ chức đó thì NHNN&PTNT là tổ chức có nguồn vốn cao hơn, luôn chiếm tới 50%, với nhiều loại hình hơn. DSCV cũng như DSTN hàng năm của NH đều tăng lên nhanh. Đối tượng cho vay đối với các NH ngày càng được mở rộng. NHCSXH trước kia chỉ mới cho những đối tượng như người nghèo, giải quyết việc làm vay vốn thì tới nay đối tượng cho vay đã bao gồm học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường… đó là một lĩnh vực cho vay mang lại lợi ích rất cao cho người nghèo. NHNo&PTNT tuy là NH hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhưng khách hàng của họ vẫn được coi như thượng đế., chính vì vậy đối tượng vay vốn tại NHNo cũng nhiều và phong phú hơn. Làm cho DSCV trong 3 năm qua luôn cao hơn các tổ chức khác và chiếm tỉ lệ hơn 50%.Năm qua NHNo&PTNT đã cho tới 12.316 hộ vay và NHCSXH là 14.438 hộ.Số hộ vay tại NHNo và NHCS ngày càng tăng lên nhiều hơn, NH đã tạo được lòng tin trong nhân dân Trong 3 năm qua, NH đã giải ngân được một lượng tiền lớn, cùng với NHCS và QTDND giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển sản xuất, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi n nhờ có vốn đàu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều hộ gia đình mở rộng buôn bán nhằm tăng thu nhập cho gia đình, vốn tín dụng góp phần giúp họ khai thác tiềm năng của vùng. Từ đó khẳng định
vai trò của các tổ chức TD trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên các tổ chức tín dụng cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế như: hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động chứa nhiều rủi ro, thu nhập thì lại không cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định làm cho việc đầu tư cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp còn yếu kém. Lượng vay vốn của các hộ gia đình nông nghiệp là một con số lớn, tuy nhiên họ lại chưa đầu tư vào nông nghiệp mà còn sử dụng cho các mục đích khác. Sự kết hợp giữa nguồn vốn mà hộ nông dân vay vốn thực sự chưa được nhiều cấp quan tâm hướng dẫn thực hiện hoạt động sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn vay, vì vậy các hạn chế đó đang được khắc phục một cách hiệu quả hơn.
Thực trạng sử dụng vốn vay của người đi vay trong thời gian qua bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đặc biệt một số hộ đã mạnh dạn vay với số vốn đầu tư sản xuất theo hướng kinh doanh hàng hoá phù hợp với xu hướng thị trường cần và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo mục đích vay vốn trong hợp đồng vay vốn thì vay với mục đích sản xuất nông nghiệp là cao nhất.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cũng như hoàn trả vốn vay của các hộ.
Dịch vụ vay vốn của các tổ chức tín dụng là tương đối tốt, lãi suất vay của NHCS và QTDND là tương đối ổn định. Còn NHNo thì thay đổi nhiều nhưng do điều kiện kinh tế xã hội những năm qua nhiều biến động. Đánh giá chung về mọi mặt thì lãi suất vay vốn của NH tương đối hợp lí, thời hạn vay cũng hợp lí, do người dân được chọn, thủ tục vay vốn cũng đang ngày một đơn giản hơn.
Ý thức hoàn trả vốn vay của các hộ gia đình nhìn chung khá tốt, song các đợt thiên tai, dịch bệnh trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của các hộ.
2. KIẾN NGHỊ